Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.04 KB, 14 trang )

Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số - Người thực hiện Huỳnh Thị Biên

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC DUY TRÌ SĨ SỐ
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành
giáo dục, của mỗi địa phương, mỗi đơn vị trường học đó là công tác duy trì sĩ số học sinh,
chống học sinh bỏ học. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Chỉ thị số 61/CT-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nêu “Bước vào thế
kỉ XXI, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát huy nội lực, phát
triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế. Vì thế việc thực hiện phổ
cập giáo dục tiểu học (PCGDTH) và PCGDTH đúng độ tuổi nhằm góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện sự điều động cán bộ quản lí, tháng 9 năm 2008 tôi về công tác tại trường
TH Nguyễn Viết Xuân, trong hoàn cảnh nhà trường vừa đón nhận bằng công nhận chuẩn
quốc gia mức độ 1. Trường gồm hai phân hiệu cách xa nhau 2,5 km, hầu hết là người kinh
sinh sống tại địa phương. Đa số thanh niên xây dựng gia đình xong đều đi mua đất làm ăn xa
ở Đak Nông, Gia Lai, Bình Phước…nên toàn là gửi con cho ông bà và người thân trông coi.
Nhiều gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo chỉ lo làm thuê kiếm tiền sinh sống, một số
bộ phận gia đình không hạnh phúc, li hôn, li thân…đã ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ, không
ai quan tâm đến nơi đến chốn, việc học hành được sao hay vậy, khi đi học, khi bỏ học gia
đình không hay biết. Đó là những vấn đề thực tế xảy ra tại trường TH Nguyễn Viết Xuân
trong những năm qua. Vậy làm thế nào để đảm bảo duy trì sĩ số học sinh 100%, là người làm
công tác quản lí nhiều năm, trăn trở với việc học sinh có nguy cơ bỏ học, mong góp một
phần công sức nhỏ vào việc duy trì sĩ số học sinh, nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ
đạo công tác duy trì sĩ số”.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Làm thế nào để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học để đảm bảo duy trì sĩ số hàng
năm. Giải quyết được công tác duy trì sĩ số nhà trường sẽ thực hiện đúng mục tiêu PCGDTH


1


Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số - Người thực hiện Huỳnh Thị Biên

và PCGDTH đúng độ tuổi, đó là vấn đề đặt ra cho người quản lí nhà trường. Bất kì người
quản lí nào cũng mong muốn học sinh mình từ đầu năm học đến cuối năm học đều đảm bảo
tốt về mặt duy trì sĩ số, chất lượng học tập cũng như các hoạt động giáo dục khác được nâng
cao. Nhưng thực tế không đơn giản như mong muốn của chúng ta, vì quản lí về con người
rất phức tạp, mà đối tượng cụ thể là học sinh tiểu học, các em còn nhỏ tuổi, chưa có nhận
thức cao, mỗi em có mỗi hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau., nếu không có cách làm
khéo léo, tận tụy thì sẽ không đảm bảo được duy trì sĩ số như mong muốn.
Nhiệm vụ của đề tài này tôi tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Nắm rõ thông tin
về học sinh – Hoàn cảnh gia đình – các điều kiện cần giúp đỡ học sinh – Một số hoạt động
để thu hút học sinh đế trường “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Là học sinh trường TH Nguyễn Viết Xuân trong 5 năm học.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Từ năm học 2010 – 2011 đến học kì I năm học 2014 – 2015 trên địa bàn ba thôn
Quỳnh Ngọc. Cụ thể
Năm học
2010 – 2011
2011 – 2012
2012 – 2013
2013 – 2014
2014 - 2015 (Kì I)

TSHS
304
303

300
284
287

Dân tộc
11
13
15
13
15

Hộ nghèo
63
58
55
40
38

I.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp phối kết hợp
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các cấp các ngành
ở địa phương, sự qua tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và đào tạo về công tác phổ cập
giáo dục tiểu học. Nhưng tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn xảy ra ở một số trường tiểu học,
dẫn đế công tác duy trì sĩ số không đảm bảo là nổi lo của nhà trường, của các bậc phụ huynh
2



Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số - Người thực hiện Huỳnh Thị Biên

và ảnh hưởng đến chất lượng phổ cập chung của toàn ngành. Nguyên nhân của tình hình trên
xuất phát từ nhiều phía đó là gia đình – nhà trường – xã hội – bạn bè. Tuy nhiên với chức
năng là cơ quan quản lí giáo dục, nhà trường vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp
các em học tập tốt, duy trì tốt sĩ số hàng ngày, hàng năm, cũng như vận động, thuyết phục
đối tượng học sinh bỏ học trở lại trường thì mới đảm bảo được công tác duy trì sĩ số.
II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi: Trường TH Nguyễn Viết Xuân tôi đang công tác đã được công nhận
chuẩn từ tháng 4 năm 2008. Cơ sở vật chất đảm bảo đủ cho công tác dạy học. Đa số học sinh
của trường là người kinh, không có học sinh là người dân tộc tại chỗ. Đời sống của một số
bộ phận gia đình học sinh có điều kiện quan tâm đến con cái. Đội ngũ giáo viên trẻ, có tinh
thần trách nhiệm với công việc được giao.
* Khó khăn
Mặt dù trường mới đạt chuẩn nhưng cơ sở vất chất cũ kĩ đã xuống cấp trầm trọng
chưa được các cấp đầu tư sửa chữa. Địa bàn dân cư rộng nhất xã (gồm 3 thôn Quỳnh Ngọc).
Đời sống của nhân dân khó khăn, hàng năm tỉ lệ hộ nghèo giảm không đáng kể. Đối tượng
thanh niên trong thôn xây dựng gia đình xong đi nơi khác mua đất làm ăn sinh sống ngày
càng nhiều. Còn lại trong thôn chủ yếu là người lớn tuối, những người có hoàn cảnh khó
khăn. Chính vì vậy nên việc gửi con cho ông bà và người thân trông nom, chăm sóc rất
nhiều, bố mẹ không gần gũi con cái, được sao hay vậy. Bên cạnh đó còn có một số em học
sinh ở bên kia sông ( khu vực Buôn Choăch, Krông Nô) vì điều kiện ở đó quá xa trường, nên
sang bên này xin học tại trường, điều kiện học sinh hàng ngày phải đi qua đò, mang theo
cơm trưa ăn ở lại tại trường rất vất vả. Đó là những vấn đề nan giải mà nhà trường phải đối
mặt.
b. Thành công – Hạn chế
Trong những năm học vừa qua với kinh nghiệm của bản thân, sự chỉ đạo thực hiện tốt
công tác chủ nhiệm lớp, công tác PCGDTH về việc điều tra nắm số liệu trên địa bàn và thực

hiện tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, cùng với việc vận động quyên góp giúp đỡ bạn
nghèo và có hoàn cảnh khó khăn trong trường để động viên kịp thời các trường hợp học sinh
có nguy cơ bỏ học, tạo mọi điều kiện để các em đến trường. Chính vì vậy, với các việc làm
3


Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số - Người thực hiện Huỳnh Thị Biên

thiết thực từ công tác chỉ đạo đến khâu thực hiện công tác duy trì sĩ số của nhà trường trong
những năm qua đã đem lại thành công tốt đẹp, 5 năm liền không có học sinh bỏ học, sĩ số
hàng năm duy trì đầy đủ theo đúng chỉ tiêu đề ra.
Việc thực hiện công tác vận động học sinh để đảm bảo duy trì sĩ số không phải một
sớm một chiều mà mất rất nhiều thời gian, công sức. Mặt khác, trình độ dân trí thấp, không
phải ai cũng hiểu rõ về mục tiêu giáo dục, khi gặp gỡ để tư vấn, hợp tác họ thờ ơ, không cần
thiết, nên đôi khi còn gặp trở ngại.
c. Mặt mạnh – Mặt yếu
Làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh là hoàn thành mục tiêu giáo dục, trong đó hoàn
thành công tác PCGDTH và PCGDTH đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh. Đưa công tác này vào thi đua khen thưởng nên toàn thể cán bộ giáo viên đều
nêu cao ý thức trách nhiệm với việc tuyên truyền, vận động, động viên đã làm tốt công tác
duy trì sĩ số, có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Kịp thời phản ánh
đến tất cả phụ huynh có con em với các biểu hiện bất thường xảy ra ở trường, ở lớp. Có hệ
thống thông tin liên lạc bằng điện thoại nhanh, tiện lợi nên kịp thời phát hiện trao đổi để kết
hợp ngăn chặn và giáo dục học sinh đúng cách. Mặt khác, được sự quan tâm của các cấp
chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn để kịp thời giúp đỡ học
sinh có hoàn cảnh khó khăn. Một số gia đình phụ huynh đã quan tâm đến việc học hành, dạy
dỗ con cái, hàng ngày đưa đón con em đến nơi đến chốn, luôn nắm bắt tình hình của con em
mình để kịp thời nhắc nhở.
Bên cạnh mặt mạnh, còn thể hiện mặt yếu là một số gia đình phụ huynh không quan
tâm, dạy dỗ con cái không đến nơi đến chốn, có khi quá cưng chiều con hoặc chiều con

không đúng cách, có người con cái học hành ra sao, đi đâu, làm gì cũng không hay biết, khi
sự việc xảy ra thì mới vỡ lẽ. Nếu không làm tốt công tác duy trì sĩ số thì công tác PCGDTH
và PCGDTH đúng độ tuổi sẽ không đạt, kéo theo không đạt các tiêu chí của trường đạt mức
chất lượng tối thiểu, tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục và trường đạt chuẩn quốc gia.
Không đảm bảo duy trì sĩ số sẽ kéo theo hệ quả của các tệ nạn xã hội, chơi game, chất lượng
giáo dục không đạt chỉ tiêu…
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

4


Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số - Người thực hiện Huỳnh Thị Biên

Học sinh bỏ học thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như: cha mẹ bỏ nhau, gia
đình không hạnh phúc, gia đình bố mẹ đi làm ăn xa gửi con cho ông bà và người thân nuôi
dưỡng, bố rượu chè cờ bạc; học lực yếu không theo kịp bạn bè, nghiện chơi game…Việc tìm
hiểu học sinh nghỉ học phải dựa trên nhiều nguồn thông tin, không chủ quan nóng vội tin
ngay thông tin đầu tiên từ phía gia đình, mà cần phải tìm hiểu từ phía học sinh, giáo viên
trong trường, cộng đồng xóm làng. Đặc biệt từ đối tượng học sinh về biểu hiện, cử chỉ, lời
nói, thái độ của các em, để từ đó sàng lọc nắm bắt nguyên nhân chính. Khi đã xác định đúng
nguyên nhân rồi ta mới có biện pháp tháo gỡ, giúp đỡ phù hợp, kịp thời đem lại hiệu quả.
Một số học sinh ở trường tôi trong những năm qua có những yếu tố tác động ảnh hưởng đến
công tác vận động để duy trì sĩ số, cụ thể năm học 2010-2011 có em Lưu Thị Linh (1B), Lưu
Thị Ánh (2C) là hai chị em ruột; năm học 2011-2012 có em Bùi Công Quý (3B), em Trần
Đức Lương (2A); năm học 2012-2013 có em Nguyễn Văn Lam (5A); năm học 2013-2014
có em Nguyễn Văn Tình (3A), Nguyễn Văn Quốc (1A) là hai anh em ruột; học kì I năm học
2014-2015 có em Nguyễn Đình Quyết (3B), em Nguyễn Đắc Tình (4A). Các yếu tố tác động
là gia đình không quan tâm, bị bạn bè và các đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo, đua đòi ăn chơi,
nghiện chơi game và cuộc sống xung quanh tác động đến sự nhận thức non nớt của các
em…

e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Như phần thuận lợi tôi đã trình bày ở trên, trường Nguyễn Viết Xuân đóng trên địa
bàn dân cư là người kinh, một số bộ phận nhân dân kinh tế ổn định có điều kiện quan tâm
đến đời sống và việc học hành của con cái. Cụ thể số lượng học sinh của trường theo từng
năm học tôi đã thống kê (ở mục phạm vi nghiên cứu), cho thấy số lượng học sinh thuộc diện
hộ nghèo hàng năm như sau: Năm học 2010-2011 là 63 em, chiếm 20,7%; Năm 2011-2012
là 58 em, chiếm 19,1%; Năm 2012-2013 là 55 em, chiếm 18,3%; Năm 2013-2014 là 40 em,
chiếm 14,8%; Học kì I năm học 2014-2015 là 38 em, chiếm 13,2%. Như vậy tỉ lệ thoát
nghèo trên địa bàn có giảm nhưng không đáng kể, có một số gia đình thoát nghèo vừa xong
lại tái nghèo, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc
học hành của con cái là điều rất rõ.
Phân tích về thực trạng cho thấy vấn đề một số gia đình đi làm ăn xa, gửi con cho
người thân: Tôi cũng đã trao đổi trực tiếp với một số phụ huynh khi đến xin cho con nhập
5


Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số - Người thực hiện Huỳnh Thị Biên

học, họ đã rơi nước mắt vì hoàn cảnh mưu sinh bắt buột phải gửi con, họ cũng không yên
tâm và đoán trước được phần nào con cái xa bố mẹ, sẽ có ngày xảy ra một số việc mà không
lường trước được, tất cả đều nhờ thầy cô. Có người còn nói rằng, nếu để con ở với bố mẹ thì
bố mẹ không làm được việc gì, phải có một người luôn đưa đón con đi học vì nhà xa trường,
đường sá đi lại khó khăn, thôi thì cứ nhắm mắt gửi cho ông bà, chú bác nhà ở gần trường nó
tự đi về được. Từ nguyên nhân đó mà họ quyết định gửi con cho người thân, rồi dẫn đến hậu
quả là không ai kèm cặp, tự do đi lại, thích làm gì thì làm không ai biết. Phân tích về gia
đình nghèo, khó khăn nhiều mặt, bố mẹ bỏ nhau: gia đình nghèo không phải là họ không
quan tâm đến con cái, thực tế cho thấy có người đi làm thuê kiếm tiền sinh nhai, nhưng họ
đóng góp cho con cái học hành đầy đủ, không để con thua kém bạn bè. Nhưng cũng có
người nghèo đông con đi làm thuê từ sáng đến chiều mới về, nên không biết con mình ngày
hôm đó làm gì, tối về bận việc cơm nước, giặt giũ, khi xong việc là con đã đi ngũ rồi (có phụ

huynh đã tâm sự như thế). Đúng vậy, nên con họ có đi học đều, hay thường nghỉ học họ
cũng không biết được. Việc gia đình bố mẹ không hạnh phúc, hay cãi nhau hàng ngày cũng
ảnh hưởng nhiều đến con cái, các em học hành sa sút, chán nãn thích tụ tập bạn bè đi chơi,
không đến lớp, có em học sinh lớp 5 nói rằng: “Bố mẹ cháu ngày nào cũng cãi nhau, cũng
tiền bạc, cháu nghe chán lắm”. Đấy là những việc của người lớn “đầu độc” trẻ con mà họ
không hay biết.
Với những vấn đề nêu trên không phải thành công dễ dàng mà cần có một quá trình
kiên trì, chịu khó, nhiều khi đấu tranh với tư tưởng của bản thân, tác động tích cực đến đội
ngũ tập thể, với các tổ chức đoàn thể ở thôn để cùng đồng sức, đồng lòng thì mới giải quyết
được các vấn đề của học sinh. Vậy để khắc phục tình trạng học sinh hay nghỉ học, đảm bảo
nhà trường duy trì sĩ số tốt trong nhiều năm qua, tôi đã tiến hành các biện pháp như sau:
II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Nhằm giúp học sinh có đủ điều kiện đến
trường, tạo sự tự tin để các em không mặc cảm với bạn bè xung quanh, không lang thang bỏ
học, để gia đình học sinh thấy được sự quan tâm của nhà trường đối với con em họ, giúp họ
lúc gặp khó khăn thể hiện tính nhân văn cao quý. Duy trì tốt sĩ số học sinh là đã làm tốt công
tác PCGDTH.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
6


Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số - Người thực hiện Huỳnh Thị Biên

- Biện pháp duy trì sĩ số từ việc khắc phục tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học do
hoàn cảnh gia đình bố mẹ đi làm ăn xa:
Đa số thanh niên trong thôn xây dựng gia đình đều đi làm ăn xa, gửi lại con cái cho
ông bà, chú bác trông nom (vì nơi đến định cư xa trường, không có người đưa đón). Cụ thể
có em Bùi Công Quý (lớp 3B), bố mẹ đi làm ăn ở Đak Song, gửi em cho bác ruột trông nom
để đi học tại trường cho gần. Thời gian đầu em học rất tốt, đi học đều, dần về sau giáo viên
chủ nhiệm báo cáo học lực em giảm sút, trạng thái chán học, thỉnh thoảng hay nghỉ học.

Giáo viên chủ nhiệm đến nhà bác em là ông Bùi Công Khánh ở thôn Quỳnh Ngọc 2 để trao
đổi, nắm tình hình thì được biết là ngày nào em cũng đi học thường xuyên, để gia đình sẽ
nhắc nhở. Chỉ được một thời gian, sau đó hàng ngày em không đến lớp, giáo viên chủ nhiệm
báo cáo tình hình em nghỉ học. Tôi chỉ đạo cô Hòa Thị Thúy giáo viên TPT Đội điều tra hỏi
hai em học sinh ở gần nhà bạn Quý, thì mới biết được là em Quý theo các bạn học sinh lớp 6
đã bỏ học đi chơi game ở thôn Tân Tiến. Biết rõ lí do như trên tôi cho mời gia đình đưa em
đến văn phòng trao đổi, hỏi rõ sự việc, em khóc và nói là nhớ bố mẹ, không thích đi học nữa.
Tôi và GVCN phân tích, động viên tác động vào tình cảm thương bố mẹ thì phải cố gắng
học hành, ngoan để bố mẹ vui, vơi đi nổi nhớ con, em hứa sẽ không vi phạm nữa, bác của
em cũng nhận lỗi và hứa sẽ quan tâm theo dõi sát việc học hành, đi lại của cháu. Để chắc
chắn hơn tôi yêu cầu GVCN phân công hai em học sinh ở gần nhà bạn Quý hàng ngày rủ
bạn đi học và về cùng bạn, giúp đỡ bạn cùng học, việc làm này có kết quả em Quý đã đi học
đều, chăm chỉ hơn, hòa đồng cùng các bạn. Trường hợp thứ hai là em Nguyễn Văn Lam (lớp
5A) cũng như thế, ở với bà, nghiện chơi game, bạn bè rủ rê mà bỏ học. Trường hợp em Lam
lại khác em Quý ở chỗ bố mẹ bỏ nhau, em ở với bà, nhà nghèo, cũng hay nghỉ học, sau đó
bỏ học không đến lớp. Nhiều lần giáo viên chủ nhiệm đến gặp bà em, bà cũng không biết em
đi đâu. Bà nói “Tôi cứ nghỉ là nó đi học”, “Có hôm nó không về nhà”; tôi già không quản
được nó, nhờ các thầy cô, nhờ nhà trường. Lại một việc nan giải nữa; Tôi phân công thầy
Nguyễn Trí Nghĩa ở gần nhà và có con thầy Nghĩa lại học cùng lớp với em Lam, điều tra tìm
hiểu những người xung quanh xóm, phụ nữ thôn và qua các em học sinh ở gần thì mới biết
em Lam theo bạn đi chơi game. Nhờ thầy Nghĩa khéo léo gọi em đến nhà thầy, tôi đã ở đó
trước, khi em đến thấy tôi mặt em biến sắc, tôi nhẹ nhàng gọi em vào hỏi han sự việc, từ xa
đến gần, lúc đầu em chối, sau một lúc tôi đưa ra các chứng cứ em đi chơi với ai, chơi ở quán
7


Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số - Người thực hiện Huỳnh Thị Biên

net nào, thì em im lặng. Tôi và thầy Nghĩa phân tích một lúc, dần sau đó em nhận lỗi. Tôi
hỏi em có nguyện vọng gì thì nói với cô, cô sẽ giúp đỡ, em bảo là xin áo trắng và đôi dép để

đi học, tôi chấp nhận và nói hôm sau cô sẽ mua, nhưng em hứa với cô là không được nghỉ
học, không được đến quán net nữa, phải thương bà, không được làm cho bà buồn, nói đến
đây em rưng rưng nước mắt. Hôm sau tôi mua 1 chiếc áo trắng giá 60.000đ và một đôi dép
quay hậu giá 55.000đ, tôi gọi em vào phòng đưa cho em, nhìn nét mặt em rất vui và em cảm
ơn tôi. Tôi nói với em, từ nay cô phân công bạn Dũng (con thầy Nghĩa) giúp đỡ em học đấy
nhé, gắng chăm học nghe không, em cười bẻn lẽn và chào tôi. Từ đó em đi học đều nhờ sự
kèm cặp và đã tiến bộ hẵn vào cuối năm học.
Với những thuận lợi – Khó khăn; Thành công – Hạn chế; Mặt mạnh – Mặt yếu tôi đã
nêu, tất cả các nguyên nhân xảy ra xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, nhà trường là nơi trực
tiếp giải quyết sự việc xảy ra với tất cả tình thương yêu học sinh, không thể để các em bỏ
học giữa chừng, không phải vì thành tích. Chính là vì lương tâm nghề nghiệp, coi học sinh
như con em mình, vì thế phải làm hết sức và bằng nhiều cách để huy động đưa các em trở lại
trường học. Việc làm đó đã hoàn thành công tác duy trì sĩ số, PCGDTH mà các cấp các
ngành quan tâm. Chính vì vậy trong nhiều năm qua tỉ lệ đạt phổ cập giáo dục tiểu học và phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của trường TH Nguyễn Viết Xuân luôn vượt chỉ tiêu quy
định theo Thông tư 36/2009/TT-BGDĐT và luôn dẫn đầu công tác phổ cập trong xã.
- Biện pháp duy trì sĩ số từ việc khắc phục tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học do
hoàn cảnh gia đình nghèo, kinh tế khó khăn:
Trong những năm qua, nhà trường có tiếng là ở vùng thuận lợi, học sinh người kinh,
nhưng thực tế đi sâu vào trong dân với thấy nhiều nổi khổ. Trường hợp này có em Lưu Thị
Ánh, Lưu Thị Linh nhà quá nghèo, gia đình có ba mẹ con, không có bố. Mẹ em luôn đi làm
thuê để nuôi cả gia đình, nhà không có ở, phải ở nhờ chòi rẫy của người ta, xa trường, nên
việc đi học của hai em không đều, có lúc tưởng như hai em đã bỏ học. Tôi trực tiếp chỉ đạo
GVCN, Đội thiếu niên phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường đến
nơi em ở. Thật tội nghiệp, cái lán vừa đủ chỗ chui ra, chui vào, cái bếp củi, chiếc chiếu, vài
cái nồi, chén, ngoài ra không còn có gì. Sau đó tôi phát động kêu goi tùy lòng hảo tâm của
cán bộ giáo viên và học sinh, phụ huynh quyên góp mua gạo, mì tôm, quần áo giúp đỡ gia
đình em, trích từ quỹ tiết kiệm heo đất, bán phế liệu mua tặng hai chị em 1 chiếc xe đạp trị
8



Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số - Người thực hiện Huỳnh Thị Biên

giá 1.200.000 đồng để hai chị em có phương tiện chở nhau đi học. Từ ngày có chiếc xe đạp
hai chị em đi học chuyên cần, không hay nghỉ học nữa, mẹ em rất mừng, cảm động và cảm
ơn tất cả các thầy cô, mọi người xung quanh đã quan tâm, giúp đỡ. Giữa học kì I năm học
2014 – 2015 có em Nguyễn Đình Quyết học sinh lớp 3B, gia đình em có hai mẹ con, gia
đình thuộc diện hộ nghèo, em rất ngoan, học giỏi, nguyện vọng của em nói với mẹ là cố
gắng học giỏi để được tiền thưởng mua một chiếc xe đạp. Nhưng không may tháng 11/2014
mẹ em đi mua phế liệu bị tai nạn giao thông rất nặng, phải nằm viện điều trị gần hai tháng.
Em một mình bơ vơ không ai chăm sóc, phải gửi cho người dì để ở nhờ (nhà dì cũng nghèo).
Từ ngày đó em thường hay nghỉ học, GVCN hỏi han em bảo là nhớ mẹ, khi nào mẹ về mới
đi học. Nắm được nguyên nhân tôi đã triển khai trong cuộc họp chi bộ, họp hội đồng kêu gọi
cán bộ viên chức, học sinh tùy tâm ủng hộ để giúp đỡ em và mẹ em vượt qua khó khăn hoạn
nạn, bên cạnh đó cũng kêu gọi đến người thân của cán bộ giáo viên phát tâm ủng hộ giúp đỡ,
tổng số tiền quyên góp được gần bốn triệu đồng; nói chuyện với mẹ em trên giường bệnh là
sẽ mua cho em 1 chiếc xe đạp, số tiền còn lại phụ tiền thuốc men. Mẹ em cảm động khóc rất
nhiều, từ ngày có chiếc xe đạp em phấn khởi đi học đều. Như vậy, năm học nào cũng có một
vài trường hợp học sinh có nguy cơ bỏ học.
- Biện pháp duy trì sĩ số từ việc khắc phục tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học do
hoàn cảnh gia đình bố mẹ không hạnh phúc, li hôn:
Bên cạnh những gia đình học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn như đã nêu ở trên,
nhà trường còn có những em học sinh có hoàn cảnh phức tạp như bố mẹ bỏ nhau hoặc bố có
người phụ nữ khác…nhà trường gặp một số trường hợp mà phải tốn nhiều công sức để vận
động, giúp đỡ các em. Sau đây là trường hợp của hai em Nguyễn Văn Tình và Nguyễn Văn
Quốc (hai anh em ruột); gia đình bố mẹ em bỏ nhau, bố đi biệt tích, mẹ em lại hai lần nữa đi
lấy chồng khác. Hai anh em Quốc và Tình phải về ở với bà ngoại ở thôn Quỳnh Ngọc I. Bà
ngoại em lại làm rẫy cà phê ở Buôn Kốp, có ngày sáng đi làm, tối lại về. Khi đến mùa tưới,
mùa thu hoạch thì ba hoặc bốn ngày mới về một lần, bà chuẩn bị thức ăn cho hai anh em tự
nấu ăn trong mấy ngày, khi hết lại tự ăn mì tôm. Đi học quần áo nhem nhuốt, ham chơi rủ

nhau đi bắt cá, mò ốc…dần dần thường vắng học, giáo viên đến nhà thì không gặp bà (nghe
hàng xóm nói bà đi làm mấy ngày mới về một lần). Tình hình này không ổn, phải có biện
pháp ngăn chặn. Tôi đã chỉ đạo cô Vũ Thị Chín nhà ở Buôn Kốp chịu trách nhiệm điều tra,
9


Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số - Người thực hiện Huỳnh Thị Biên

hỏi thăm dò chỗ làm rẫy của bà Đỗ Thị Dựng (bà ngoại của hai em), trực tiếp gặp bà và trao
đổi tình hình hai cháu của bà có nguy cơ bỏ học, thì bà mới vỡ lẽ “Thôi chết rồi”, thỉnh
thoảng tôi về nghe người ta nói, tôi có hỏi chúng nó, nhưng chúng nó chối là không có, nay
cô nói thì tôi mới biết, để tôi về rồi lên gặp nhà trường. Mấy hôm sau, bà đến trường dẫn
theo hai em lên gặp tôi và cô Chín, tôi gọi hai GVCN của hai em lên, giáo viên trình bày tình
hình hai em trong thời gian qua. Bà bảo hai em kể ra các việc làm của mình đã bỏ học đi
chơi lang thang; hai em tự nhận lỗi, bà nhận lỗi. Tôi đã tha thứ và động viên hai em cố gắng
đi học đều, chỉ đạo Đội thiếu niên quyên góp mua hai bộ quần áo trắng tặng cho hai em.
Phân công cho cô Nguyễn Thị Luyến nhà ở gần đó cùng với GVCN chịu trách nhiệm theo
dõi, giúp đỡ, nhắc nhở và báo cáo về nhà trường tình hình hai em. Từ đó hai em đã ngoan,
có tiến bộ đi học đều, nhưng việc tiếp thu bài còn chậm.
- Biện pháp duy trì sĩ số khắc phục tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học với các hoạt
động ngoài giờ lên lớp
Tổ chức các hội thi như văn nghệ, thi làm lồng đèn, nhiều trò chơi dân gian, kéo co,
nhảy bao bố,…. tất cả các hội thi, các trò chơi thắng đều có thưởng nên đã thu hút học sinh
nhiều nhất, các em vui vẻ, hào hứng tham gia với sự cổ vũ nhiệt tình, sôi nổi của các bạn và
thầy cô. Điều quan trọng mà chúng tôi thấy được ở tất cả các hoạt động này, những em mà
nhà trường đã vận động đi học lại qua các lần nghỉ học lại tham gia tích cực và hăng say
nhất, đó là tín hiệu mừng mà nhà trường đang mong đợi.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Cần phải có thời gian, nắm rõ sự việc cụ thể; có sự phối hợp giữa gia đình, nhà
trường và sự hỗ trợ của cộng đồng. Cần vận động quyên góp có kinh phí để thực hiện biện

pháp nêu trên.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp
Cần phải có mối quan hệ thống nhất, chắt chẽ. Tình huống xảy ra và việc làm phải
hợp tình, hợp lí. Giải quyết các biện pháp nêu trên phải phù hợp với không gian, thời gian,
hoàn cảnh thực tế đạt được hiệu quả như mong muốn.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Trong 5 năm kết quả khảo nghiệm thực tế cho thấy (ở phần nguyên nhân tôi đã nêu)
cụ thể:
10


Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số - Người thực hiện Huỳnh Thị Biên

Vận động học Vận động học sinh có Vận động học sinh có nguy
sinh có nguy cơ nguy cơ bỏ học vì
Năm học

cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia

bỏ học vì hoàn hoàn cảnh kinh tế gia đình không hạnh phúc, li

Ghi chú

cảnh gia đình đi đình khó khăn, hoạn hôn
làm ăn xa

nạn

2010-2011
2011-2012

01
2012-2013
01
2013-2014
2014-2015 (kì I)
Trên đây là những biện pháp giúp

02
01
01
02

01
01
đỡ, khắc phục tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ

học của nhà trường trong nhiều năm qua, nhằm đảm bảo công tác duy trì sĩ số học sinh cuối
mỗi năm học. Ngoài những nguyên nhân học sinh có nguy cơ bỏ học được nêu, trong thực tế
còn nhiều nguyên nhân khác mà nhiệm vụ đề tài không thể nói hết. Nhưng tôi thiết nghĩ, dù
là nguyên nhân nào thì vẫn đòi hỏi sự quản lí chặt chẽ của nhà trường, gia đình đối với học
sinh, sự tận tình có tinh thần trách nhiệm của cả đội ngũ, sự phối hợp tốt giữa ba môi trường
giáo dục thì mới đạt hiệu quả cao.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vẩn đề nghiên cứu
Quá trình thực hiện các biện pháp quản lí chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà
trường nhiều năm liền, với sự tâm huyết của cả tập thể từ lãnh đạo đến giáo viên, nhân viên
“Tất cả vì học sinh thân yêu” đã khắc phục được tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học, các
em đi học đầy đủ, có tiến bộ rõ rệt (phần biện pháp đã nêu). Nhà trường đã tạo môi trường
giáo dục thân thiện, gần gũi, lành mạnh thu hút học sinh, tạo niềm tin đối với phụ huynh.
Điều quan trọng chính là giúp học sinh hình thành những kĩ năng sống cần thiết, các em có
nhận thức về bổn phận, biết chia sẻ, đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ bạn

vượt qua khó khăn, ham thích đến trường với lòng hăng say, tích cực học tập và tham gia
các hoạt động giáo dục khác. Chấm dứt không có học sinh bỏ học giữa chừng; hàng năm
trường duy trì sĩ số luôn đạt 100%.
Sau đây là kết quả cụ thể thu được qua khảo nghiệm trong 5 năm học về công tác duy
trì sĩ số của nhà trường:
TSHS đầu

TSHS cuối

Kết quả vận
11

Kết quả duy trì


Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số - Người thực hiện Huỳnh Thị Biên

Năm học

năm

năm

động để duy

sĩ số

Ghi chú

trì sĩ số

2010-2011
304
304
02
100%
2011-2012
303
303
02
100%
2012-2013
300
300
02
100%
2013-2014
284
284
03
100%
2014-2015(kì I)
287
01
100%
Kinh nghiệm này đã được thực hiện thành công ở trường TH Nguyễn Viết Xuân, với
những biện pháp đã làm tôi mong các trường bạn chia sẻ và vận dụng vào tình hình thực tế
của đơn vị mình.
III. Phần kết luận, kiến nghị
III.1. Kết luận: Để thực hiện tốt Chỉ thị, nhiệm vụ của từng năm học, người cán bộ
quản lí lãnh đạo tập thể thực hiện tốt nhiều mặt, nhiều phong trào. Trong đó việc làm tốt

công tác duy trì sĩ số, không có học sinh bỏ học là một trong những nhiệm vụ cấp thiết.
Muốn làm tốt công tác này người quản lí cần phải quản lí chặt chẽ học sinh, chỉ đạo giáo
viên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, kịp thời liên hệ với gia đình khi học sinh nghỉ học không
có lí do, tìm hiểu nguyên nhân học sinh nghỉ học…Mỗi cán bộ giáo viên là một cộng tác
viên “dân vận khéo”.
Kết hợp với ba môi trường giáo dục để kịp thời chấn chỉnh tình trạng học sinh có
nguy cơ bỏ học.
Tổ chức tốt, có hiệu quả các hoạt động vui chơi để các em có cơ hội tham gia.
Mỗi giáo viên phải thực sự gần gũi, chia sẻ, thương yêu học sinh như con em mình.
Tuyên truyền, vân động tập thể giáo viên, học sinh, cộng đồng tham gia hỗ trợ, giúp
đỡ về vật chất, tinh thần cho các em có hoàn cảnh khó khăn, thua thiệt bạn bè để các em có
điều kiện đến trường.
Giải quyết sự việc phải bình tĩnh, hợp tình hợp lí, làm đến nơi đến chốn, không nãn
chí.
Là nhà quản lí giáo dục, người Hiệu trưởng phải luôn tâm huyết, trăn trở, luôn sẵn
sàng hi sinh thời gian, công sức trong công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục học sinh
thì kết quả sẽ đạt được như mong đợi.
III.2. Kiến Nghị:

Không

12


Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số - Người thực hiện Huỳnh Thị Biên

Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số mà bản thân tôi đã thực
hiện trong quá trình chỉ đạo công tác duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường. Tuy nhiên đây
là đề tài không mới, có những kinh nghiệm đã đi vào lối mòn thời gian, nhưng nó vẫn cứ lặp
đi lặp lại mà người cán bộ quản lí, người giáo viên khi vận động thuyết phục học sinh có

nguy cơ bỏ học cũng phải sử dụng lối mòn này để đi thì mới đến được đích của phổ cập
GDTH.
Với kinh nghiệm tích lũy cuả bản thân và vấn đề là người thật, việc thật trong nhiều
năm học ở tại trường, tôi đã viết đề tài này. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để
đề tài được hoàn hảo hơn./.
Eana, ngày 04 tháng 02 năm 2015
Người viết

Huỳnh Thị Biên

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
13


Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số - Người thực hiện Huỳnh Thị Biên

…………………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Kí tên, đóng dấu)

'

14




×