Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Nhóm tân dân trong đời sống văn học việt nam trước 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.68 KB, 120 trang )

MỤC LỤC

A.Phần mở đầu
1.Lí do chọn đề tài
Giai đoạn trước 1945 và nhất là từ khoảng 1930 đến 1945 được nhiều nhà nghiên
cứu đánh giá là giai đoạn hoàng kim của văn học Việt Nam. Xét về thời gian chỉ hơn một
thập kỷ nhưng xét về tốc độ phát triển thì văn học Việt Nam đã tiến xa hàng trăm năm để
hòa vào quỹ đạo thế giới hiện đại.
Thật khó thống kê được chính xác có bao nhiêu công trình khoa học nghiên cứu về
văn học Việt Nam giai đoạn trước 1945. Tựu chung lại có thể thấy nghiên cứu về giai
đoạn này có một số cách tiếp cận nổi lên như sau. Trước hết, các nhà nghiên cứu tập
trung vào những gương mặt tiêu biểu nhất cho văn học giai đoạn này. Đó là những công
trình nghiên cứu về các tác gia – những người có sự nghiệp sáng tác đồ sộ, có phong cách
nghệ thuật độc đáo hoặc đại diện cho một khuynh hướng sáng tác nào đó. Thành tựu của
hướng nghiên cứu này là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về Nguyễn Công
Hoan, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Ngọc Giao.... Cách tiếp cận này có ưu
điểm là giúp nhận diện được những đặc điểm lớn nhất của một giai đoạn văn học thể hiện
trong một hoặc vài hiện tượng tiêu biểu, song cũng là thiếu sót do không thấy được sự
vận động đa chiều và cực kì phức tạp của của một tiến trình văn học, dễ bỏ qua nhiều
hiện tượng văn học độc đáo khác. Hướng tiếp cận thứ hai là dùng mô hình phương pháp
sáng tác. Với hướng tiếp cận này, các nhà nghiên cứu hình dung văn học Việt Nam trước
1945, đặc biệt là giai đoạn 1932 – 1945 như là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa hiện thực
và chủ nghĩa lãng mạn. Mô hình này có một số hạn chế vì phương pháp sáng tác ở Việt
Nam là không thuần nhất. Trong cùng một nhà văn có thể vừa tìm thấy tác phẩm theo
khuynh hướng hiện thực và cả tác phẩm theo khuynh hướng lãng mạn. Thậm chí hai
1


khuynh hướng này nhiều khi còn tồn tại trong cùng một tác phẩm. Hơn nữa, các phương
pháp sáng tác có nguồn gốc nước ngoài, khi vào Việt Nam không theo một con đường
chính thống, có hệ thống và chủ soái, và tất yếu phải bị biến đổi rất nhiều. Ở hướng tiếp


cận thứ ba là dùng mô hình thể loại, coi lịch sử văn học như là sự vận động của các thể
loại. Điển hình cho thành tựu của hướng nghiên cứu này là những công trình của
GS.Phan Cự Đệ như Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Văn học Việt Nam thế kỉ XX
(GS.Phan Cự Đệ chủ biên)... Xem xét tiến trình vận động của một nền văn học mặc dù
không thể bỏ qua sự vận động, phát triển của các thể loại song cũng là thiếu sót nếu cho
rằng thể loại là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động của đời sống văn học.
Những cách tiếp cận trên với những ưu và nhược điểm của nó cho thấy, để có thể
hình dung về sự vận động của văn học với tư cách là một thực thể sống động thì cần thiết
phải nghiên cứu đồng thời nhiều yếu tố cấu thành nên văn học, hơn thế nữa phải đặt văn
học trong bối cảnh xã hội rộng lớn mà trong đó văn học tồn tại và vận động. Chúng tôi
muốn nói tới phương pháp tiếp cận xã hội học trong nghiên cứu văn học. Trong nghiên
cứu xã hội học văn học, trước đây, giới nghiên cứu chỉ tập trung vào các yếu tố nh ư ý
thức giai cấp, tác động của các sự kiện chính trị đến đời sống văn học... nhiều khi bị đẩy
tới cực đoan trở thành xã hội học dung tục. Việc đề cập đến những vấn đề chính trị, tư
tưởng, giai cấp ảnh hưởng trong văn học là cần thiết nhưng không phải là yếu tố quyết
định và sẽ là không đủ. Hướng nghiên cứu xã hội học văn học hiện đại chú ý nhiều tới
các yếu tố nội tại của văn học như các hoạt động: báo chí, xuất bản, các nhóm văn học,
phương thức tổ chức đời sống văn học (hội nhóm, mối quan hệ giữa các hội nhóm, nhà văn,
nhà phê bình, nhà sách, việc bán sách, quan hệ độc giả – người viết văn...). Trong các yếu tố
kể trên thì mối quan hệ giữa báo chí và văn học đã được nghiên cứu kỹ, nhiều nhất.
Giới nghiên cứu văn học ở Việt Nam gần đây đã có những động thái đúng đắn và
tích cực trong việc tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng vai trò của báo chí trong tiến trình hiện
đại hóa văn học dân tộc nửa đầu thế kỉ XX. Các báo Nam Phong, Hà thành ngọ báo,
Đông Dương tạp chí, Tiểu thuyết thứ năm, Thanh Nghị, Phụ nữ tân văn, Đông Tây... đã
2


được nghiên cứu, khảo sát. Vậy việc nghiên cứu sự tồn tại và các mối quan hệ giữa các
nhóm văn học là cần thiết và không thể bỏ qua. Mỗi một nhóm văn học thường có những
nhà xuất bản và tờ báo để nói lên tiếng nói của mình. Nhóm Tự lực văn đoàn, Tri Tân đã

có nhiều công trình nghiên cứu kĩ lưỡng. Tuy nhiên, nhóm Tân Dân – một đối chọi với
Tự lực văn đoàn vào đương thời lại ít được đề cập. Trong các bộ giáo trình văn học Việt
Nam viết về giai đoạn trước 1945 hầu như không có một dòng nào đề cập tới Tân Dân.
Chúng tôi nhận thấy đó là một thiếu sót lớn.
Nhóm Tân Dân với Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu, Tao
Đàn, Truyền bá và hai tủ sách Tủ sách Tao Đàn, Tủ sách Những tác phẩm hay hoạt động
rất mạnh từ giữa thập niên 30 đến đầu những năm 40 của thế kỉ XX. Trên các tờ báo và
tạp chí đó hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng đã ra đời và cũng là một mảnh đất tốt ươm tạo
cho nhiều tài năng văn chương đương thời.
Với cách tiếp cận xã hội học văn học chúng tôi muốn nhìn nhận thực thể nhóm
Tân Dân trong bối cảnh văn hóa, xã hội và chính trị ở Việt Nam trước 1945 nói chung và
trong riêng lĩnh vực văn học nói riêng ở các bình diện hoạt động văn chương, hoạt động
xuất bản, hoạt động báo chí, quan hệ nội bộ trong nhóm và sự tương tác giữa nhóm với
các nhóm, trường phái văn học khác... Trên cơ sở đó chúng tôi đánh giá Tân Dân đã có
những đóng góp gì cho văn học giai đoạn trước 1945? Đặc điểm thi pháp cũng như tư
tưởng, quan điểm về nghệ thuật của nhóm Tân Dân là gì? Với tất cả những thành công và
hạn chế (cả khách quan và chủ quan) của mình, Tân Dân có vị thế như thế nào đối với
tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam trước 1945? Nhằm mục đích trả lời cho những
câu hỏi trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Nhóm Tân Dân trong đời sống văn học Việt Nam
trước 1945.
2. Lịch sử vấn đề
Như ở phần trên vừa trình bày, nhiều nhóm văn học và báo, tạp chí trước 1945 đã
được giới nghiên cứu lưu tâm và có những kết quả ban đầu khá tốt. Có thể kể đến đó là
3


các công trình nghiên cứu về nhóm Nam Phong, nhóm Đông Dương tạp chí, Thanh Nghị,
nhóm Tự lực văn đoàn...
Riêng về nhóm Tân Dân, phần lớn các nghiên cứu mới chỉ chuyên sâu về các tác
giả mà chưa nhìn nhận thành một chỉnh thế thống nhất môi trường hoạt động của các nhà

văn. Tuy nhiên rải rác đây đó cũng có những ý kiến, quan điểm đề cập tới Tân Dân như
là một nhóm văn học. Có thể kể tới đó là:
Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên – Quyển 3: Văn học
hiện đại 1862 – 1945 có hẳn một chương viết về Tân Dân trong phần Giai đoạn 1932 1945: Chương III: Những tiểu thuyết gia viết cho nhà Tân Dân. Tác giả cho rằng “về các
nhà tiểu thuyết sau 1932, bên cạnh Tự lực văn đoàn, cũng nên xét nhóm nhà văn quy tụ
chung quanh nhà xuất bản Tân Dân của Vũ Đình Long” (chỗ in đậm là chúng tôi nhấn
mạnh). Phạm Thế Ngũ điểm lại sự ra đời và phát triển của nhà xuất bản Tân Dân với sự
ra đời của các tờ báo, tạp chí. Trước khi điểm mặt những cây bút tiêu biểu nhất của nhóm
nhà văn này Phạm Thế Ngũ đã có kết luận như sau: “Người viết văn học sử xét về những
hoạt động của nhà Tân Dân không thể không thừa nhận một sự thật khác, ấy là công đóng
góp của nhà ấy cho văn học. Những cơ quan của nhà Tân Dân cũng đã là nơi xuất phát và
gầy nuôi lắm cây bút có ít nhiều giá trị. Nhất là sự phát đạt của công việc chứng tỏ nhà
xuất bản đã biết đem lại cho công chúng những thức ăn mà họ mong ước. Tiểu Thuyết
Thứ Bảy liền trong 10 năm, in mỗi số hàng chục ngàn, phát hành khắp Bắc Trung Nam,
được độc giả ở Nam Kỳ đặc biệt hâm mộ. Tờ Phổ Thông Bán Nguyệt San cho đến năm
tiền chiến, tổng kết in ra hàng trăm tác phẩm. Nhà Tân Dân nói chung đã có công làm
phát triển thể tiểu thuyết và quảng bá thể ấy vào những tầng lớp trung lưu và đại chúng”.
[31, tr.503]
Trong Từ điển Văn học Bộ mới (NXB Thế giới)Nguyễn Hoành Khung trong mục
Nhóm Tân Dân đã có những nhận xét như sau: “Thực ra, đây không hẳn là một nhóm văn
học có tổ chức chặt chẽ, tôn chỉ mục đích rõ ràng. Tân Dân thực chất chỉ là một cơ sở
kinh doanh văn chương, trong đó các nhà văn là những người làm thuê theo hợp đồng”
4


và “(Tân Dân) Không phải là một tổ chức văn học tập hợp các nhà văn gần gũi nhau về
lập trường xã hội và khuynh hướng nghệ thuật, Nhóm Tân Dân bao gồm các cây bút có
màu sắc khác biệt nhau”. Tuy nhiên Nguyễn Hoành Khung cũng phải thừa nhận: “Nhìn
bao quát cũng có thể thấy được vài nét chung nhất khiến họ có ít nhiều gần gũi, nhất là
đặt họ trong sự phân biệt với nhóm Tự lực văn đoàn” (chúng tôi nhấn mạnh). Tác giả

đã có những nhận định về cơ bản là đúng khi đặt Tân Dân đối lập với Tự lực văn đoàn.
Nguyễn Hoành Khung viết: “Nếu tác phẩm của mấy cây bút chủ chốt của Tự lực văn
đoàn là tiếng nói của tầng lớp trí thức “thượng lưu” Âu hóa với môi trường, nhân vật, vấn
đề, tâm lý của tầng lớp đó; thì sáng tác Tân Dân phần lớn là tiếng nói của loại trí thức lớp
dưới, phản ánh cuộc sống của hạng trung lưu và dân nghèo. Văn chương của Tự lực văn
đoàn sạch sẽ, cao cấp bao nhiêu, thì văn chương Tân Dân “bình dân” bấy nhiêu” ;
“Không ít những tác phẩm thuộc loại hay nhất của văn xuôi quốc ngữ hiện đại trước
1945, là do nhà Tân Dân xuất bản hoặc đăng tải”. Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến nhận xét
mang tính tổng kết sau của Nguyễn Hoành Khung: “Tân Dân đã tạo điều kiện tập hợp
được một đội ngũ văn nghệ sĩ đông đảo để ra sức sáng tác. Trong điều kiện “sống và
viết” khó khăn đương thời, các nhà văn đã lấy đó làm nơi “hành nghề”, trau dồi ngòi bút.
Nhiều cây bút đã ra mắt, trưởng thành, và nổi tiếng ở đây. Trên mười năm hoạt động liên
tục, với nhiều hình thức phong phú, nhà Tân Dân đã giới thiệu cho độc giả cả nước hàng
trăm cuốn tiểu thuyết, hàng ngàn truyện ngắn, của mấy chục nhà văn đương thời. Đặt
trong hoàn cảnh xã hội thuộc địa khi đó, hoạt động của nhà Tân Dân đã có tác dụng
khách quan, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của văn học dân tộc, góp phần làm cho đời
sống văn học phong phú, sôi động và diện mạo văn học, nhất là văn xuôi, thêm đa dạng”.
Trong giáo trình Văn học Việt Nam 1900 – 1945 (NXB Giáo dục, 2003), GS.Phan
Cự Đệ trong Chương XVIII – Tình hình chung văn học lãng mạn 1932 – 1945, ngay ở
phần mở đầu khi điểm về các nhóm văn học trước 1945 ông cũng nhắc tới nhóm Tân Dân
nhưng với một danh xưng khác là nhóm Tiểu Thuyết Thứ Bảy, nhóm Tao Đàn. Ông viết:
“Tất nhiên ngoài nhóm Phong hóa, Ngày nay còn phải kể đến các nhóm Hà Nội báo
(Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Thái Can, Nguyễn Nhược Pháp), Tiểu Thuyết Thứ Bảy
5


(Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Leiba, Ngọc Giao, Thanh Châu), Tao đàn (Nguyễn Tuân,
Phạm Hầu, Lưu Kỳ Linh)...” [5, tr.523]. GS.Phan Cự Đệ xếp các nhóm vừa nhắc trong đó
có Tiểu Thuyết Thứ Bảy và Tao Đàn vào trào lưu văn học lãng mạn ở Việt Nam giai
đoạn 1932 – 1945. Ở phần cuối cùng của chương này, GS.Đệ có một kết luận như sau,

cũng nhắc đến tên của Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Tao Đàn...
như là các nhóm văn chương. Ông viết: “Mặt khác, nói đến công cuộc đởi mới nền văn
học những năm 30, ngoài Tự Lực văn đoàn còn phải nhắc đến các nhóm khác như Hà
Nội báo, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Tao đàn, Thanh nghị... ” [5,
tr.556] [những chỗ in đậm là chúng tôi nhấn mạnh – VĐH].
TS.Phạm Xuân Thạch trong bài Ba thập niên đầu thế kỉ XX và sự hình thành
trường văn học ở Việt Nam cũng đã có những nhận định sơ lược về đặc điểm của nhóm
Tân Dân như sau: “Nếu như Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn chương tự nguyện có
tuyên ngôn, tôn chỉ, có tổ chức cơ cấu chặt chẽ thì nhóm Tân Dân là một tổ chức tương
đối lỏng lẻo. Linh hồn của nhóm sau là Vũ Đình Long, một chủ xuất bản, một chủ báo
đặc biệt thành công trong kinh doanh văn hóa. Ông là chủ của một tờ báo có số lượng ấn
bản lớn như Phổ thông bán nguyệt san, Tiểu thuyết thứ bảy, Ích hữu, Tao đàn và nhà xuất
bản Tân Dân. Các nhà văn cộng tác với những cơ qua xuất bản này cũng hết sức “co dãn”
và ít tính ràng buộc. Hơn nữa, quan hệ giữa họ và ông chủ bút cũng nhiều phen “cơm
không lành canh không ngọt” với nhiều vụ “đình công” do bất đồng quan điểm về nhuận
bút. Tất nhiên cũng có thể kể đến một số nhân vật chủ chốt của nhóm Tân Dân như
Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng, Lan Khai, Lê Văn Trương... Ngay cả Nguyễn Tuân cũng
từng có giai đoạn cộng tác với nhóm này”[41, tr.329].
Tóm lại có thể thấy, Tân Dân như là một đối tượng nghiên cứu đã được thừa nhận
nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu văn học sử Việt Nam chưa có những cái nhìn kĩ
lưỡng và chuẩn xác về vai trò, vị trí của nhóm trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam.
Về cơ bản đó chỉ là những nhận định mang tính “điểm danh”, sơ lược và nhiều khi còn
khá chủ quan. Luận văn của chúng tôi hướng đến một cái nhìn cụ thể và rõ ràng về nhóm
Tân Dân dưới các góc độ: Quá trình hình thành và phát triển – Nhân vật chủ chốt – Chủ
6


trương quan điểm – Đóng góp cho lịch sử văn học – Những ưu và nhược điểm của
nhóm...
3. Nhiệm vụ của đề tài

Luận văn của chúng tôi hướng đến làm rõ các vấn đề sau:
- Tái hiện lại một cách chính xác và sinh động nhất toàn bộ hoạt động của nhà xuất
bản Tân Dân trước 1945 trên các khía cạnh hình thành và phát triển, quản lí, mối quan hệ
giữa Vũ Đình Long với đội ngũ các nhà văn, giữa các nhà văn với nhau và giữa Tân Dân
với các nhóm, tờ báo, nhà xuất bản khác đương thời...
- Định vị nhóm Tân Dân trong đời sống văn hóa, văn học Việt Nam trước 1945
trên những mặt: đóng góp cho sự phát triển văn hóa, học thuật, hoạt động báo chí, xuất
bản; đóng góp cho tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam trong sự thúc đẩy và phát
triển các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, lí luận...
- Xác định đặc trưng về mặt thi pháp, quan điểm sáng tác... của nhóm Tân Dân
- Xác lập và khẳng định vị trí và vai trò của Nhóm Tân Dân trong đời sống văn
học Việt Nam trước 1945.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chúng tôi tập trung chủ yếu vào các tư liệu hiện còn lưu giữ được ở Thư viện quốc
gia Việt Nam, trong các tủ sách gia đình về các ấn phẩm của nhà xuất bản Tân Dân; các
hồi kí của các nhà văn từng hoạt động trong nhóm Tân Dân; các tài liệu của các học giả,
nhà văn đương thời với Tân Dân và hiện nay viết về văn học, văn hóa Việt Nam trước
1945.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp chính là phương pháp xã hội
học văn học. Bên cạnh đó chúng tôi cũng kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu
7


quen thuộc trong khoa văn học như phương pháp so sánh, phương pháp tiểu sử, phương
pháp văn hóa học, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp...
6. Đóng góp của luận văn
Với luận văn này chúng tôi mong muốn sẽ là một trong những tiếng nói đầu tiên
về một nhóm văn học lớn: nhóm Tân Dân, trong đời sống văn hóa, văn học Việt Nam
trước 1945; trả lại vị trí cần phải được ghi nhận trong lịch sử văn học dân tộc mà Tân

Dân đã có những đóng góp rất lớn mà bấy lâu nay chúng ta bỏ quên.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tôi gồm 3 chương chính với các nội dung cụ thể sẽ được trình
bày như ở dưới đây.

B. Phần nội dung

8


Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN – ĐỘI NGŨ NHÀ VĂN VÀ CÁC CƠ QUAN
NGÔN LUẬN CỦA NHÓM TÂN DÂN

1.1 Sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của nhóm Tân Dân
1.1.1 Khái niệm Nhóm văn học
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng Nhóm văn học là sự tập hợp một số các nhà
văn, nhà thơ, phê bình, khảo cứu... hoạt động trong lĩnh vực văn chương cùng làm việc
với nhau nhằm một mục đích truyền bá tư tưởng, cải tạo xã hội; hoặc cũng có thể nhằm
tìm tòi những hướng đi mới trong văn học nghệ thuật hay đơn giản hơn chỉ là sự bộc lộ
cảm xúc cá nhân, ca ngợi cảnh vật, non sông đất nước...
Sự xuất hiện nhóm văn học trong lịch sử Việt Nam sớm nhất có lẽ là nhóm (hội)
Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông thành lập năm Ất Mão (1495). Vào đầu thế kỉ 18 ở miền
Nam, tại Hà Tiên cũng xuất hiện một nhóm văn học có tổ chức gần như nhóm Tao Đàn ở
thời Hồng Đức, đó là nhóm Tao Đàn chiêu anh các do Mạc Thiên Tích thành lập. Qua
thời trung đại, bước sang thời hiện đại do những điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, văn
hóa và khoa học thay đổi, ở Việt Nam xuất hiện một loạt các nhóm văn học có những đặc
thù riêng biệt, khác hẳn với các nhóm văn học ở giai đoạn trung đại. Xét trước năm có thể
kể đến các nhóm như Nhóm Đông Dương tạp chí, Nhóm Nam Phong. Sau năm 1932,
một loạt các nhóm văn học được thành lập có thể kế đến như nhóm Tự lực văn đoàn

(1933), nhóm Xuân Thu nhã tập (1939), nhóm Hàn Thuyên (1941), nhóm Thanh Nghị
(1941), nhóm Tri Tân (1941)... và nhóm Tân Dân (1934). Các nhóm này mang đặc điểm
và dấu ấn của thời hiện đại, phát huy được vai trò của mình trong việc tác động đến tư
tưởng, văn hóa xã hội do gắn liền với sự tiến bộ về mặt khoa học: có nhà in và nhất là
xuất bản được sách, báo.

9


Trên Tạp chí nghiên cứu văn học số 2/2008, trong bài Một tờ tuần báo mấy nhóm
thơ văn, ở phần đầu bài viết của mình, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng nhóm
văn học là :“sự kiện một số nhà văn nhất định nhóm lại với nhau, dù nhất thời hay lâu dài,
quanh một công việc gì đó, thường thường là một tờ báo hay tạp chí, để hình dung diện
mạo của cái gọi là nhóm phái trong đời sống văn nghệ”. Chúng tôi đồng ý với quan điểm
này của Lại Nguyên Ân. Nhìn lại sự hình thành và vận động của các nhóm văn học này
chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng Nhóm Đông Dương tạp chí thì gắn liền với tờ Đông
Dương tạp chí, nhóm Nam Phong thì cơ quan ngôn luận của họ chính là tạp chí Nam
Phong, nhóm Tri Tân thì có tuần báo Tri Tân, nhóm Tự lực văn đoàn thì gắn với báo
Phong Hóa và sau là Ngày nay, nhóm Thanh Nghị gắn với báo Thanh Nghị....
Như vậy, có thể thấy các nhóm văn học đều gắn liền với một tờ báo, hoặc tạp chí
nào đó. Thông qua các tờ báo, tạp chí các nhóm văn học đưa ra các tuyên ngôn, tôn chỉ
của mình được thể hiện qua các phát biểu, tranh luận và các tác phẩm văn học.

1.1.2. Sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của nhóm Tân Dân
1.1.2.1 Nhóm Tân Dân
Như ở phần trên, chúng tôi có đưa ra giới thuyết của mình về cách hiểu thế nào là
một nhóm văn chương. Vậy Nhóm Tân Dân là một nhóm văn học gồm các nhà văn, nhà
thơ, phê bình hoạt động văn hóa nghệ thuật tập hợp xung quanh nhà xuất bản Tân Dân
với các báo và tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu, Tao Đàn,
Truyền bá. Ngoài ra họ còn có Tủ sách Tao Đàn và Tủ sách những tác phẩm hay. Khái

niệm “Nhóm Tân Dân” trước đây đã được giới nghiên cứu đề cập hoặc được nhắc đến
trong các hồi ký của các nhà văn nhưng thường là sự xé lẻ thành các nhóm nhỏ hơn. Việc
này làm cho sự hình dung về hoạt động của các nhóm văn học trở nên rắc rối và không có
10


sự thống nhất. Ví dụ Nguyễn Vỹ trong cuốn hồi ký văn học Văn thi sĩ tiền chiến có nói
đến nhóm Tân Dân nhưng dưới một định danh khác là “nhóm Tiểu Thuyết Thứ Bảy và
Tạp chí Tao Đàn”, rồi “nhóm Ích Hữu”[58]. Trong giáo trình Văn học Việt Nam 1900 –
1945, tại chương XVIII viết về Tình hình chung văn học lãng mạn 1932 – 1945 GS.Phan
Cự Đệ có đưa ra danh sách của các nhóm văn học trước 1945 trong đó có nói tới nhóm
Tiểu Thuyết Thứ Bảy gồm Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Leiba, Ngọc Giao, Thanh
Châu, nhóm Tao Đàn gồm Nguyễn Tuân, Phạm Hầu, Lưu Kỳ Linh [5, tr.523]. Ở cuối
chương sách này GS.Phan Cự Đệ còn nhắc đến nhóm Phổ Thông Bán Nguyệt San. Như
vậy có thể thấy, dù có nhiều tên gọi khác nhau như nhóm Tao Đàn, nhóm Tiếu Thuyết
Thứ Bảy, nhóm Ích Hữu, nhóm Phổ Thông Bán Nguyệt San.... thì chung quy đó cũng chỉ
là những sự nhận diện đơn điệu, chưa thấy hết sự quan hệ giữa các nhóm của các nhà
nghiên cứu trước đây. Thực chất, tất cả những tên gọi nhóm đó đều có thể quy chung về
một tên gọi bao quát nhất, chính xác nhất là nhóm Tân Dân.
Trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên tập 3, Phạm Thế Ngũ đã có
những nhận xét về nhóm Tân Dân như sau: “ (Nhóm Tân Dân) từ ngoài nhìn vào, từ thời
sau nhìn lại, thì thấy họ có những tánh chất rất tương cận, ở con người, ở sáng tác, ở văn,
ở khách hàng, nhất là nếu ta đặt họ vào cái vị trí đối lập với các nhà bên Tự lực”. [31,
tr.503-504]. Có thể nói đây là một nhóm văn chương khá đặc biệt. Nếu Nhóm Tự lực văn
đoàn gắn liền tên tuổi chỉ với hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay và một nhóm nhà văn
nhất định có quan điểm và tư tưởng nhất quán thì nhóm Tân Dân lại mở rộng sự phát
triển của mình qua rất nhiều các cơ quan ngôn luận nổi tiếng trong đó phải kể đến tờ Tiểu
Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San và tạp chí Tao Đàn. Hơn thế nữa, nhóm
Tân Dân quy tụ được một đội ngũ các cây bút rất hùng hậu, thuộc đủ mọi phong cách,
quan điểm và tư tưởng khác nhau. Vấn đề này chúng tôi xin được trình bày kĩ lưỡng ở

các phần tiếp theo của luận văn.
1.1.2.2 Vũ Đình Long – sáng lập viên nhà xuất bản Tân Dân và vai trò
của ông trong sự hình thành và phát triển của nhóm Tân Dân

11


Vũ Đình Long (19/12/1986 – 14/8/1960) cho đến nay chủ yếu vẫn được ghi nhận
trong văn học sử là kịch tác gia đầu tiên của Việt Nam hơn là một nhà hoạt động xuất
bản, văn hóa lớn đầu thế kỉ XX cũng như vai trò của ông đối với quá trình hình thành nên
một môi trường văn học chuyên nghiệp trong quá trình hiện đại hóa. Phần dưới đây
chúng tôi muốn nói tới một Vũ Đình Long với tư cách là một nhà hoạt động xuất bản lớn
của Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Con đường để Vũ Đình Long trở thành một ông chủ xuất bản lớn ở nửa đầu thế kỉ
XX cũng khá gian nan. Đến thời điểm 1934, tức khi đã 38 tuổi ông mới ra được tờ báo
đầu tiên của mình, tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Với sự khôn khéo trong kinh doanh và sự
chân tình trong tạo dựng mối quan hệ với các nhà văn, tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy đã đứng
vững và phát triển một cách rất mạnh mẽ, thậm chí cạnh tranh ngang ngửa được cả tờ
Phong Hóa của Tự Lực Văn Đoàn đang rất nổi tiếng và ra đời trước 2 năm. Nhìn lại
quãng đường trước khi hình thành nhà xuất bản Tân Dân ta thấy Vũ Đình Long đã có một
quá trình hoạt động gắn bó chặt chẽ với văn học nghệ thuật. Về gia đình, thân sinh của
ông cũng là một người ham thích ca kịch truyền thống dân tộc. Vũ Đình Long lớn lên
được đào tạo cả Hán học và tiếng Pháp. Ông đã theo học tại Trường tiểu học Pháp – Việt,
Trường trung học Paul Bert, rồi trường thuốc nhưng sau đó chuyển sang nghề dạy học.
Trong thời gian làm giáo học ông thường xuyên tham dự những buổi bàn luận văn
chương tại phòng khách Hồng Hoa – biệt thự Nguyễn Đình Thông. Chính những sinh
hoạt văn chương này đã có tác động đến sự lựa con đường của ông sau này.
Nói đến Vũ Đình Long không chỉ là nói đến một kịch tác gia nổi tiếng của văn học
Việt Nam đầu thế kỉ XX mà còn là nói đến một trong những đại diện tiêu biểu nhất trong
lĩnh vực hoạt động văn chương, báo chí và xuất bản. Trong bài viết Vũ Đình Long –

người khởi động và thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa của GS.Phong Lê [26] đã khẳng định
hai đóng góp lớn của Vũ Đình Long cho tiến trình hiện đại hóa văn học. Đó là: Tác gia
kịch nói đầu tiên trong lịch sử sân khấu Việt Nam; và là người góp công lớn tổ chức nên
thị trường văn chương..

12


Nhóm Tân Dân gắn liền với các báo và tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông
Bán Nguyệt San, Ích Hữu, Truyền bá, Tao Đàn và hai tủ sách: Tủ sách những tác phẩm
hay và Tủ sách Tao Đàn, đương nhiên để làm nên sự thành công của hàng loạt những sản
phẩm văn hóa ấy là công của đông đảo đội ngũ các nhà văn, nhà báo đương thời trong
đầu tư sản phẩm bài vở, nâng cao chất lượng các ấn phẩm.... nhưng dẫu vậy cũng không
thể không nhắc tới người ở đằng sau đảm bảo cho tất cả sự thành công đó là Vũ Đình
Long. Với tư cách là ông chủ nhà xuất bản, Vũ Đình Long buộc phải là người có tài trong
quản lí và điều hành, sự nhanh nhạy trong nắm bắt xu hướng phát triển của xã hội để có
những ấn phẩm văn hóa văn chương phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của độc giả, phải là
người có tâm mới tập hợp được một đội ngũ đông đảo đến như vậy các nhà văn có tài
đương thời làm việc cho mình.
Những nét tính cách và phẩm chất, tài năng của Vũ Đình Long đều được phản ánh
khá rõ nét qua những trang hồi kí của Ngọc Giao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng... Trước
hết đó là sự chân tình và thái độ “trọng hiền đãi sĩ” đối với các nhà văn, nhà báo tham gia
viết bài vở cho Tân Dân nên hầu hết các nhà văn có tiếng đương thời nếu không ở trong
nhóm Tự Lực Văn Đoàn thì đều được Vũ Đình Long thu nạp hoạt động cho nhà Tân
Dân. Ngọc Giao trong bài viết Chủ nhà in, nhà xuất bản Tân Dân – Ông Vũ Đình Long
cho biết Vũ Đình Long “tính tình điềm đạm, nhiều cơ mưu, giỏi cả Hán văn lẫn Pháp
văn”, nhất là trong giao dịch với các văn sĩ ông trước sau luôn “trang trọng, chân thành”,
“luôn tỏ ra cực kì lịch sự, trọng hiền đãi sĩ” [10, tr.249-250].
Nét tính cách nổi bật thứ hai ở Vũ Đình Long chính là một tinh thần làm việc
nghiêm túc, cần mẫn và hăng say. Vũ Bằng kể lại trong hồi kí của mình rằng Vũ Đình

Long rất chịu khó đọc và tìm tòi những điều hay, mới lạ trên các sách báo của Pháp,
những điều quan trọng được ông ghi ra giấy và nghiên cứu thật kĩ lưỡng. Vũ Đình Long
cũng là người hết sức cẩn thận, có trách nhiệm với những sản phẩm văn hóa do mình làm
ra, hoàn toàn không phải chỉ là làm sao kinh doanh được nhiều sách, thu nhiều tiền. Các
công việc rất kì công như đọc bài vở của độc giả, các cộng tác viên rồi cách xếp đặt trang
báo, trình bày hình vẽ, tuyển chọn tiểu thuyết nước ngoài để dịch đăng... đều do Vũ Đình
13


Long trực tiếp làm [59, tr.361]. Về tinh thần làm việc hăng say, cao độ của Vũ Đình Long
nhà văn Vũ Bằng kể lại câu chuyện về sự ra đời của tờ Truyền Bá. Trước một tháng để
chuẩn bị cho sự ra đời của Truyền Bá trong đầu ông Long lúc nào cũng chỉ có hình ảnh
của tờ báo ấy. Kết quả là một bản kế hoạch rất chi tiết cho Truyền Bá hình thành: ma két
đã dựng sẵn, kế hoạch bán báo như thế nào, trình bày trang báo như thế nào, thậm chí đến
cả chỗ nào thì in loại chữ gì, các mục cho từng trang v.v.... đã được Vũ Đình Long tính
sẵn.
Một đặc điểm quan trọng ở Vũ Đình Long chính là một đầu óc năng động trong
kinh doanh. Khi được phép xuất bản tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Vũ Đình Long đã có
cả một chiến dịch mà ngôn ngữ ngày nay gọi là marketing rầm rộ bằng cách “dán nhan
nhản những quảng cáo báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy in rất mĩ thuật” [16, tr.178]. Sự đầu tư
như thế trong quảng bá cho thấy ông thực sự là một người có đầu óc chiến lược kinh
doanh bởi ông cho rằng: “Quảng cáo của tôi in đẹp, trên giấy quý, thì người đọc xong
không nỡ vứt đi, mà giữ lại, có khi còn bày ở tủ kính như một thứ trang trí. Nó sẽ được
nhiều người đọc chứ không phải một người”[16, tr.179-180]. Qua con mắt của Vũ Bằng,
Vũ Đình Long hiện ra là một người rất có đầu óc kinh doanh, sẵn sàng mạo hiểm để thử
thẩm mỹ của độc giả bằng những lối viết mới. Khi Vũ Bằng đề xuất thí nghiệm một lối
văn mới nhằm tạo sự khác biệt với lối văn đang rất thịnh hành đương thời là “có một cốt
truyện hoặc ly kỳ ít, hoặc ly kỳ nhiều, thí dụ các truyện ngắn nói về những mối tình éo le
làm cho người đọc hồi hộp và than khóc” [59, tr.359] thì Vũ Đình Long đồng ý thử
nghiệm ngay chính trên tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy đang rất nổi tiếng lúc đó. Có thể nói,

nếu không phải là người có tố chất mạo hiểm của một đầu óc kinh doanh và biết nhìn xa
trông rộng chắc chắn Vũ Đình Long sẽ không đồng ý thử nghiệm một lối viết mới khi mà
tờ báo của ông đã đứng vững trên văn đàn. Vũ Đình Long không ngừng suy nghĩ để cải
tiến chất lượng sách báo, ra hình thức nào bổ sung để thu hút độc giả, ra thêm loại ấn
phẩm nào để nhắm đến những đối tượng tiềm năng trong xã hội. Tiểu Thuyết Thứ Bảy
sau một thời gian xuất hiện và trụ vững, Vũ Đình Long quyết định mở rộng phạm vi của
tờ này, ra khổ lớn hơn và nhiều trang hơn kèm theo một loạt chuyên mục mới cũng xuất
14


hiện như “Biết Ai Tâm Sự”, “Để Cười Khi Chung Bóng”, “Ý Nghĩ Của Người Dạo
Phố”... Có một lực lượng đủ lớn để phát triển Tiểu Thuyết Thứ Bảy, đến năm 1935 Vũ
Đình Long quyết định một bước phát triển mới cho nhà Tân Dân bằng cách cho ra thêm
tờ Phổ Thông Bán Nguyệt San mà số đầu tiên ra ngày 1/12/1936. Một chi tiết khác trong
cuốn hồi ký vừa kể trên của Vũ Bằng hé lộ cho ta thấy đầu óc thương mại của Vũ Đình
Long rất năng động. Nhà Tân Dân có đại lý không chỉ ở Việt Nam mà khắp cõi Đông
Dương. Ông Long đã tính toán để làm sao cho các ấn phẩm đến ngày ra sẽ đồng loạt xuất
hiện khắp cõi Đông Dương cùng một ngày, sẽ không có nơi nào bị chậm trễ do sự vận
chuyển bưu điện. Trong tình hình giao thông vận tải lúc ấy ông Long đã có một phương
án rất hay là in báo trước rồi gửi đi khắp các đại lý ở Đông Dương cho kịp ngày phát
hành. Nhà Tân Dân sau khi có Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San thì Vũ
Đình Long tìm cách để tăng số lượng sách bán bằng cách cải cách hình thức và nội dung
của Phổ Thông Bán Nguyệt San. Đó chính là Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu ra số
đầu ngày 16/1/1938. Nhà văn Ngọc Giao cũng đánh giá Vũ Đình Long là người có đầu
óc hơn người ở việc tính toán một cách rất khoa học trong quản lý công việc, tổ chức sản
xuất bài vở và các ấn phẩm báo chí. Xin trích: “Xưởng in tổ chức rất quy củ. Năm 1937,
phá nhà in cũ, xây nhà in lớn, máy in, chữ in đặt mua tại Pháp, loại hiện đại”[10, tr.250].
Ở một đoạn khác Ngọc Giao kể: “Ông Vũ Đình Long có đầu óc làm ăn lớn về ấn loát tối
tân, cũng như tổ chức nhà xuất bản có khoc học. Xu hướng của ông là cố gắng noi theo tổ
chức văn học của Editions Flammarion và Librairie Hachette – hai nhà xuất bản vĩ đại

của Pháp”[10, tr.250]. Vào thời điểm đông nhất nhà in Tân Dân có tới 500 công nhân làm
việc không kể đội ngũ các nhà văn chủ chốt và cộng tác lên đến hàng chục người.
Với sự tính toán cẩn trọng và hơn người ở tầm nhìn cùng với sự ứng xử có văn hóa
Vũ Đình Long đã xây dựng nhà xuất bản Tân Dân thành một tổ chức văn hóa nghệ thuật
lớn mạnh vào bậc nhất ở Việt Nam. Về sự lớn mạnh khổng lồ của nhóm Tân Dân ta có
thể tưởng tượng được qua một đoạn mà Ngọc Giao kể lại như sau: “Trước một địch thủ
“sức mạnh muôn người” như Nhà xuất bản Tân Dân 93 Hàng Bông, các nhà xuất bản
khác trong Hà Nội hoảng sợ, song không có cách gì hạ được họ Vũ” [10, tr.254]. Nhà
15


Tân Dân do Vũ Đình Long đứng đầu đã có một hệ thống phát hành khắp Đông Dương
gồm hàng ngàn đại lý. Trong nước thì từ Lạng Sơn đến Cà Mau, trong xứ Đông Dương
thì tới tận Nam Vang, Viên Chăn... Sau biết bao năm tích góp từ khi còn ở quy mô hiệu
sách nhỏ, với số vốn ban đầu là 800 đồng bằng tài năng của mình Vũ Đình Long đã đưa
Tân Dân thành một tổ hợp xuất bản lớn thuộc loại hạng nhất của Hà Nội lúc bấy giờ với
lực lượng lao động lên đến hơn 500 người và trang thiết bị in ấn hiện đại nhập từ Pháp.
Có thể nói không quá rằng Vũ Đình Long đã gây dựng Tân Dân không chỉ là một nhóm
văn học hoạt động sôi động vào bậc nhất lịch sử văn học Việt Nam trong suốt một thập
niên (từ 1934 đến 1945) mà còn là có người có công rất lớn trong công cuộc tạo dựng
một môi trường hoạt động văn chương chuyên nghiệp, hình thành nên một tầng lớp văn
nghệ sĩ chuyên nghiệp ở Việt Nam. Qua những ấn phẩm của mình nhà Tân Dân mà cụ
thể hơn là Vũ Đình Long đã nâng đỡ, nuôi dưỡng và phát triển biết bao nhà văn mà sau
này đều ghi danh vào lịch sử văn học hiện đại Việt Nam là những nhà văn lớn: Nguyễn
Công Hoan, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Lan
Khai, Vũ Bằng... Có thể nói, trong một thập niên cuối cùng của nửa bán thế kỉ trước của
thế kỉ XX, trong cái “trường văn học” – nói theo ngôn ngữ của nhà xã hội học pháp
Pierre Bourdieu – thì nhóm Tân Dân dưới sự điều hành của Vũ Đình Long thực sự đã tạo
ra một vị trí khổng lồ mà ít có nhóm văn học nào đương thời có thể sánh được.


*
*

*

Với những thông tin mà chúng tôi đã nghiên cứu được về Vũ Đình Long qua khai
thác các tư liệu từ hồi ký của các nhà văn, các nhân vật có liên quan đến cuộc đời Vũ
Đình Long và nhà xuất bản Tân Dân như đã trình bày ở trên, chúng tôi có một số kết luận
quan trọng sau: Trước hết, Vũ Đình Long đã ghi dấu ấn không thể xóa nhòa trong lịch sử
văn học Việt Nam hiện đại với tư cách là một kịch tác gia đầu tiên. Thứ hai, Vũ Đình
Long là người đã gây dựng và phát triển một nhóm văn học với một lực lượng đông đảo
16


và hùng hậu các nhà văn có tiếng đương thời quy tụ chung quanh nhà xuất bản Tân Dân
với các ấn phẩm: Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Ích Hữu, Tao Đàn,
Truyền Bá.... Vũ Đình Long là người đã định ra những bước đi chiến lược, đặc biệt quan
trọng trong việc phát triển nhà xuất bản Tân Dân qua việc chuẩn bị kĩ lưỡng và quyết
định những thời điểm thích hợp để xuất bản các ấn phẩm văn chương phù hợp với thời
thế. Vũ Đình Long đã ứng xử dựa trên Tâm và Tài đối với các nhà văn làm việc chung
quanh mình nên đã quy tụ được một đội ngũ hùng hậu vào bậc nhất các nhà văn danh
tiếng đương thời về với Tân Dân. Thứ ba, Vũ Đình Long đã có công rất lớn trong sự phát
triển văn hóa của dân tộc nói chung và văn học nói riêng qua một khối lượng những tác
phẩm khổng lồ của nhà Tân Dân trong hàng chục năm trước và sau cách mạng, nhất là
giai đoạn trước cách mạng. Dưới sự quản lí và điều hành của ông, nhà Tân Dân đã có
công rất lớn trong việc phát triển và quảng bá văn học trong quảng đại quần chúng, nhất
là thể loại tiểu thuyết. Và điều cuối cùng là Vũ Đình Long từng có khát vọng xây dựng
một “đế chế” văn hóa của riêng mình, làm nên tên tuổi riêng Tân Dân trong dòng chảy
văn hóa dân tộc. Ông muốn nhà Tân Dân trở thành một tổ chức văn học vĩ đại như hai
nhà xuất bản vĩ đại của Pháp là Editions Flammarion và Labrairie Hachette. Với trên 10

năm tồn tại và hoạt động (tính đến thời điểm nổ ra cuộc Cách mạng tháng Tám) Vũ Đình
Long thực sự đã làm nên một Tân Dân khổng lồ trong lịch sử văn hóa, văn học dân tộc.
1.1.2.3 Từ hiệu sách Tân Dân đến nhà xuất bản Tân Dân
Vào năm 1925 Vũ Đình Long mở hiệu sách Tân Dân nhưng vẫn làm việc tại sở
học chính Hà Nội. 1936 ông thôi làm việc tại Sở học chính, dồn mọi tâm huyết mở rộng
quy mô phát triển nhà xuất bản Tân Dân và đưa nhà xuất bản này trở thành một tổ chức
văn hóa hùng mạnh. Trước khi cho ra Tiểu thuyết thứ bảy, khoảng từ 1925 – 1933, tại
hiệu sách Tân Dân, khi đó nhà xuất bản Tân Dân mới là một nhà in, Vũ Đình Long đã
cho in các tiểu thuyết kiếm hiệp, truyện bi tình với phần lớn là dịch của Tàu và sách bói
toán, xem ngày, vận hạn. Khi còn ở giai đoạn Tân Dân thư quán, Vũ Đình Long đã xuất
bản được nhiều tác phẩm của các tác giả sau này cũng vẫn tiếp tục cộng tác viết sách cho
nhà Tân Dân. Riêng Nguyễn Đỗ Mục đã có một loạt tác phẩm ấn hành ở Tân Dân thư
17


quán như Thuyền tình bể ái (sách dịch, 1926), Vợ tôi (dịch của Từ Trẩm Á, 1927), Chiếc
bóng song the (Tây song lệ ảnh) (sách dịch, 1928), Hồng nhan đa truân (sách dịch,
1929), Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải (1929), Sách xem Tết Canh Ngọ (viết cùng Sơn
Phong, Hoàng Quảng Đức, Long Thành, Thiếu Sơn, Tân Lãng Ông; tác giả ký Nguyễn
Văn Tôi - 1930), Thủy hử diễn nghĩa (sách dịch, in trong năm 1934 – 1935, gồm 5 tập)...
Ngoài ra còn có các tác giả khác như Hoàng Tăng Bí (với Nghĩa nặng tình sâu (tuồng Mị
Châu Trọng Thủy) – 1927, Văn ca trích cẩm 200 bài hát ả đào... ); Nguyễn Nam Thông
(Bai Giai (1931), Tú Xuất (1930), Thằng ăn mày giàu nhất tham nhất thế giới (1930), Vợ
lẽ của tôi (dịch của Từ Trẩm Á); Tam Lang Vũ Đình Chí (Đời Hoàng Anh (một cái hại
của tiểu thuyết), (1930), Giọt lệ sông Hương (Minh Châu lệ sử) (1930)...
Năm 1933, khi nhóm Tự lực văn đoàn xuất hiện, Vũ Đình Long đã có một cơ sở
ấn loát và xuất bản lớn, trên cơ sở đó ông mở rộng quy mô và thành lập nhà xuất bản Tân
Dân. Năm 1934 xuất bản ấn phẩm đầu tiên là Tiểu thuyết thứ bảy. Từ đó về sau, một
mình ông điều hành và quản lý nhà xuất bản Tân Dân với 5 tờ báo và tạp chí nổi tiếng
đương thời gồm: Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích Hữu, Tao Đàn,

Truyền bá và hai tủ sách: Tủ sách những tác phẩm hay và Tủ sách Tao Đàn.
Chúng ta có thể hình dung sự phát triển của nhà Tân Dân qua các mốc sau:
1925: Mở hiệu sách Tân Dân tên gọi Tân Dân thư quán
2/6/1934: Xuất bản Tiểu Thuyết Thứ Bảy.
25/2/1936: Xuất bản tuần báo Ích Hữu.
1/12/1936: Xuất bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.
16/1/1938: Xuất bản Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu.
1938: Ra mắt Tủ sách Những tác phẩm hay.
1/3/1939: Xuất bản tạp chí Tao Đàn.
1940: Ra mắt Tủ sách Tao Đàn.

18


7/6/1941: Xuất bản phụ trương Tiểu Thuyết Thứ Bảy (mỗi tuần 1 số, 24 trang)
25/8/1941: Xuất bản báo Truyền Bá.
1/7/1943: Xuất bản Phổ Thông Chuyên San.
1943: Ra mắt báo Phổ Thông Tuổi Trẻ, cùng dạng báo Truyền Bá.
Với sự kiện cho ra đời tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Tân Dân thư quán nâng cấp phát
triển lên thành một nhà xuất bản thực sự. Và từ đó, liên tục phát triển mạnh mẽ và liên
tiếp cho ra rất nhiều các ấn phẩm báo chí, văn chương và sách học thuật, quy tụ được một
đội ngũ đông đảo các nhà văn đủ mọi sở trường cùng hoạt động. Mỗi tờ báo, tạp chí, loại
sách là một sân chơi riêng, do đó nhà Tân Dân đã tạo ra những môi trường vô cùng
phong phú thu hút mọi sở trường các văn nhân thi sĩ, giới nghiên cứu thi thố tài năng
nghệ thuật và học thuật.
1.2 Các tờ báo, tạp chí của Tân Dân
1.2.1 Tiểu thuyết thứ bảy
Tiểu Thuyết Thứ Bảy là ấn phẩm ra đời sớm nhất và tồn tại lâu nhất, đăng tải một
số lượng tác phẩm lớn nhất của nhóm Tân Dân. Nếu tính từ số đầu tiên ra ngày 2/6/1934
đến số cuối cùng ra ngày 31/12/1949, bình quân mỗi tuần ra một số thì tổng Tiểu Thuyết

Thứ Bảy đã được xuất bản là trên dưới 700 số và tương đương là 700 tiểu thuyết và các
truyện ngắn, các bài viết liên quan đến văn chương, học thuật. Xét về mặt số lượng, đó
thực sự là con số không nhỏ ấn phẩm văn hóa của Tiểu Thuyết Thứ Bảy đã góp phần làm
phong phú và đa dạng cho bộ mặt văn học sử Việt Nam trước cách mạng.
Tiểu Thuyết Thứ Bảy ra số đầu tiên ngày 2/6/1934 chuyên đăng tiểu thuyết và
truyện ngắn. Theo Từ điển thư tịch báo chí Việt Nam của tác giả Nguyễn Thành [43] thì
chủ nhiệm là bà Nguyễn Thị Hợi; sau là Vũ Đình Long. Tòa soạn: 93 phố Hàng Bông, in
ở nhà in Tân Dân. Khổ in 250x160 mm (Sở dĩ trong giai đoạn đầu của Tiểu Thuyết Thứ
Bảy đứng tên chủ nhiệm là Nguyễn Thị Hợi, sau mới chuyển lại là Vũ Đình Long do quy
định của chế độ công chức đương thời. Bà Nguyễn Thị Hợi là vợ cả của Vũ Đình Long).
19


Sau 1945 Vũ Đình Long tục bản Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 1 bộ mới ra ngày 1.3.1949; số
cuối cùng là số 40 ra ngày 31.12.1949; xuất bản 10 ngày một kì. Chủ nhiệm: Vũ Đình
Long, in typo khổ 270x195 mm. Tiểu Thuyết Thứ Bảy có hai giai đoạn phát triển khác
nhau là trước và sau 1945. Ở luận văn này chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu Tiểu Thuyết
Thứ Bảy ở giai đoạn từ 1945 về trước, còn giai đoạn sau 1945 Vũ Đình Long có cho tục
bản Tiểu Thuyết Thứ Bảy (Bộ mới) không nằm trong phạm vi khảo sát của chúng tôi.
Tôn chỉ hoạt động của Tiểu Thuyết Thứ Bảy được đăng tải rõ ràng ở số 1. Dựa vào
chương trình hoạt động của Tiểu Thuyết Thứ Bảy chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Trước hết Tiểu Thuyết Thứ Bảy ra đời nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của độc giả
vào cuối tuần, như là một món ăn tinh thần với thành phần chủ đạo là tiểu thuyết, bên
cạnh đó là truyện ngắn, các bài khoa học thường thức về lịch sử, địa lý, xã hội....
Thứ hai, Tiểu Thuyết Thứ Bảy như tên gọi tập trung đăng chủ yếu là các tiểu
thuyết (do người Việt viết hoặc dịch lại của Tây, Tàu), truyện dài, thơ, các bài viết khoa
học thường thức và những tranh luận học thuật, văn chương nghệ thuật.
Thứ ba, Tiểu Thuyết Thứ Bảy nhấn mạnh đến mục đích giáo dục, đạo đức. Tất cả
những tác phẩm đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy đều phải tốt cho đạo đức và sự giáo dục
con người, bảo vệ truyền thống gia đình.

Thứ tư, Tiểu Thuyết Thứ Bảy không chủ trương độc tôn một quan điểm, chủ nghĩa
hay khuynh hướng văn chương nào mà chủ trương đón nhận, thu nạp tất các các phong
cách văn chương, chủ nghĩa và là nơi để các tư tưởng ấy cọ xát, tranh luận với nhau bất
kể Tân học hay cựu học.
Vào thời điểm Vũ Đình Long cho ra đời tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy thì đây là tờ báo
duy nhất trong cả nước chuyên về tiểu thuyết và cũng là tờ báo bán chạy nhất [59,
tr.359]. Về nội dung của Tiểu Thuyết Thứ Bảy ngay từ đầu Vũ Đình Long đã tính toán để
tránh sự đánh thuế của nhà chức trách bằng cách ra dạng báo thay cho sách bởi lẽ không
có báo nào mà lại không đăng các mục tin tức, thời sự, bình luận mà chỉ tập trung vào
tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ... Sở dĩ Vũ Đình Long quyết định Tiểu Thuyết Thứ Bảy chỉ
20


đăng tiểu thuyết mà không có mục tin tức thời sự là vì có như thế ông mới có thể in sớm
để gửi đi khắp các đại lý Đông Dương sao cho sáng thứ bảy nào cũng kịp có báo bán.
Ngay khi ra đời với số lượng in 5000, 6000 hay 7000 bản đều bán hết, rồi dần dần
tăng lên 1 vạn bản và hơn nữa, Tiểu Thuyết Thứ Bảy bỗng chốc trở thành địch thủ lớn
của Phong Hóa. Tiểu Thuyết Thứ Bảy như một trung tâm để thu hút tất cả những cây viết
tiểu thuyết đương thời bởi lẽ nó không phân biệt đề tài hay khuynh hướng như ở Tự lực
văn đoàn. “Tiểu Thuyết Thứ Bảy như một hãng buôn truyện, đã đăng bất cứ một truyện
gì về loại nào, miễn là có truyện và văn viết sạch sẽ” [16, tr.189]. Mặc dù Tiểu Thuyết
Thứ Bảy dung nạp nhiều loại tiểu thuyết như vậy song không phải bất cứ truyện gì cũng
đăng để tranh độc giả bằng mọi cách. Như có người đã ví, Tiểu Thuyết Thứ Bảy là tờ báo
của mọi gia đình lễ giáo, nên tuyệt nhiên những tác phẩm nào có tính lãng mạn cực đoan
hay khiêu dâm đều không được Tiểu Thuyết Thứ Bảy đăng tải. Nguyễn Công Hoan thừa
nhận: “báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy không làm hại độc giả, trong khi một vài tờ báo khác
nữa đi quá mức lãng mạn đến chỗ khiêu dâm để tranh độc giả như Hà Nội báo, Tiểu
Thuyết Thứ Ba, Tiểu Thuyết Thứ Năm v.v...” [16, tr.193]. Vào ngày 7/6/1941 bên cạnh
Tiểu Thuyết Thứ Bảy còn có thêm PHỤ TRƯƠNG TIỂU-THUYẾT THỨ BẢY. Tập phụ
trương này, ra đời nhằm vào ngày kỷ niệm đệ thất chu niên của Tiểu Thuyết Thứ Bảy,

mỗi tuần ra một số 24 trang giá 5 xu. Tiểu Thuyết Thứ Bảy như là một tờ báo trung tâm
của đời sống văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám nhưng nó dần kết thúc vai
trò lịch sử của mình vào thời điểm phát xít Nhật đánh Pháp. Lúc này nhà Tân Dân đóng
cửa Phổ Thông Bán Nguyệt San và Truyền Bá, cơ sở từ 93 Hàng Bông chuyển về Mục
Xá – Hà Đông và chỉ còn lại tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy ra khổ 45x30 rồi lại 7,5x11 nhưng
“cọc cạch” và “ không còn cách nào sống lại được những buổi huy hoàng khi trước nữa”
[59, tr.380].
Tiểu Thuyết Thứ Bảy khi ra đời được Vũ Đình Long giao cho Ngọc Giao rồi về
sau là Vũ Bằng làm thư ký tòa soạn. Các cây bút chủ lực của Tiểu Thuyết Thứ Bảy hầu
hết đều là những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam sau này: Nguyễn Công Hoan, Lê Văn
Trương, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Ngọc Giao, Thanh Châu, Vũ Bằng, Nam Cao, Nguyên
21


Hồng.... Về vai trò và những đóng góp của từng nhà văn này chúng tôi sẽ đề cập kĩ ở mục
Đội ngũ các nhà văn chủ chốt của nhóm Tân Dân ở phần sau của luận văn này.
1.2.2 Phổ thông bán nguyệt san
Số đầu tiên ra ngày 1/12/1936, là tạp chí văn học, mỗi tháng ra 2 kì vào ngày 1 và
15. Mỗi số khoảng 150 trang, đăng trọn vẹn một tiểu thuyết và một vài truyện ngắn cùng
các tranh luận nhỏ về các vấn đề văn hóa, học thuật. Cũng giống như tờ Tiểu Thuyết Thứ
Bảy, mặc dù là bán nguyệt san – tức dạng báo chí, nhưng Phổ Thông Bán Nguyệt San lại
được trình bày dưới dạng một quyển sách hơn là một tờ báo. Số đầu tháng 160 đến 200
trang : 25 xu. Số giữa tháng 110 đến 140 trang: 15 xu. Cũng có khi ra luôn 2 số 25 xu hay
là 2 số 15 xu, nhưng trung bình mỗi năm là 12 số 25 xu và 12 số 15 xu. Nửa năm 12 số
2$30 - Cả năm 24 số 4$50. Ngoại quốc và chính phủ mua giá gấp đôi. Ngày 16/1/1938
Phổ Thông Bán Nguyệt San xuất bản thêm Phụ trương Phổ Thông Bán Nguyệt San còn
gọi là Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu. Ngày 1/7/1943 ra thêm Phổ Thông Chuyên
San, số cuối cùng ra ngày 1/12/1943, mỗi tháng một tập. Mỗi tập là một chuyên san về
văn học, sử học hay triết học. Mục đích là phổ thông trí thức, gây dựng một kho tài liệu
thiết yếu cho tủ sách của người học thức. Số trang mỗi tập không nhất định. Giá bán

không nhất định. Loại “ chuyên san văn học, sử học, triết học” này in trên giấy dó pha,
rất bền. Phổ Thông Bán Nguyệt San lớp cũ (chuyên in tiểu thuyết) vẫn ra, nhưng mỗi
tháng chỉ in một tập, đẹp hơn trước, “tiểu thuyết chọn lọc rất kỹ, toàn là những tác phẩm
hay, có giá trị chắc chắn”. Như vậy có thể hình dung các bước phát triển của tờ Phổ
Thông Bán Nguyệt San này như sau:
1/12/1936: Ra Phổ Thông Bán Nguyệt San số 1
16/1/1938: Ra Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu
1/7/1943: Ra Phổ Thông Chuyên San
1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.

22


Về Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu chúng tôi ghi chép được những thông tin
như sau được đăng trên loại bìa màu số 1: Phổ thông bán nguyệt san BÌA MÀU, số 1 ra
ngày 16 Janvier 1938, là Tạp chí văn chương ra đầu tháng và giữa tháng. Mỗi số 180
trang: 25 xu. Số 1 đăng tiểu thuyết Con đười ươi của Lưu Trọng Lư.
Phổ Thông Bán Nguyệt San không chỉ đăng tác phẩm văn chương mà còn đăng cả
những tranh luận về văn chương, học thuật. Ví dụ ở Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu
số 1 ngoài đăng trọn vẹn tiểu thuyết Con đười ươi của Lưu Trọng Lư còn đăng bài Xung
quanh buổi diễn thuyết của chúng tôi ở Nam Định ngày 14-12-1937: Triết lý sức mạnh
và văn chương tranh đấu – Sự phá hoẵng vô ý thức của Tự lực văn đoàn và bài Một
chuyện rắc rối trong cuộc diễn thuyết về “Triết lý sức mạnh và văn chương đầu độc” ở
hội Trí tri Nam Định...
Phổ Thông Bán Nguyệt San cùng với Tiểu Thuyết Thứ Bảy trở thành hai thế mạnh
của nhà Tân Dân trong thu hút độc giả. “Phổ Thông Bán Nguyệt San: Như tên đề, nửa
tháng in một cuốn, không quá 200 trang, không trên 0,25 đ. In loại đẹp trung bình. Loại
này chạy nhất nhờ những tên sách lịch sử, diễm tình, phần lớn là li kỳ, rùng rợn, độc giả
trẻ nam nữ rất thích. Tất cả các loại trên, không in quá con số 2000 cuốn. Riêng tiểu
thuyết Lê Văn Trương thường được in tới 3000 cuốn” [10, tr.253]. Trong điều kiện đời

sống kinh tế và chính trị Việt Nam đương thời, một cuốn sách in lên đến số lượng 2000,
3000 cuốn không phải là nhỏ khi chúng ta so với điều kiện hiện nay của Việt Nam, thông
thường mỗi cuốn sách tác phẩm văn chương in không quá số lượng 1000 bản. (Cụ thể:
xem 2 tên sách gây được tiếng vang là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh do nhà xuất
bản tên tuổi Văn học năm 2007 ấn hành cũng in số lượng 1000 bản; cuốn Cơ hội của
Chúa của Nguyễn Việt Hà do nhà xuất bản có tiếng Hội nhà Văn ấn hành năm 2007 cũng
chỉ có 1000 bản).
Đội ngũ các cây bút chủ chốt viết cho Phổ Thông Bán Nguyệt San vẫn là những
nhà văn Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Ngọc Giao, Lan Khai, Lưu Trọng Lư...
1.2.3 Ích Hữu
23


Theo Từ điển thư tịch báo chí Việt Nam của tác giả Nguyễn Thành [43] thì báo Ích
Hữu xuất bản hàng tuần tại Hà Nội. Số 1 ra ngày 25.2 - 2.3.1936; số cuối cùng, số 110, ra
vào 3.1938. Chủ nhiệm, quản lí: Vũ Đình Long về sau thêm Vũ Huy Thọ. Từ số 94, ngày
8.12.1937 quản lí là Lê Văn Trương. Tòa soạn báo Ích Hữu đặt tại 93 phố Hàng Bông –
“đại bản doanh” nhóm Tân Dân. Báo in ở nhà in Tân Dân: khổ 300x220mm và
450x300mm. Ở Thư viện quốc gia Việt Nam hiện có Ích hữu 1936: từ số 1 đến số 25 và
Ích hữu 1937 - 1938 từ số 94 đến 110 (thiếu số 96, 99).
Ngoài các thông tin chính trị xã hội thì Ích Hữu dành một dung lượng lớn để đăng
tải các tác phẩm văn chương gồm truyện dài, truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết dịch...
Ngọc Giao kể lại về tờ Ích Hữu như sau: “Ích Hữu: Tuần báo, nội dung tựa báo Văn nghệ
hiện giờ. Không thể thiếu được: một tiểu thuyết dài về tình yêu hấp dẫn tương tự Hồng
lâu mộng, Tây sương ký. Ích Hữu có nhiều độc giả nhờ truyện dài lịch sử Phấn son Phi
Yến do thi sĩ Thanh Tùng Tử viết với thể văn hoa mỹ. Báo in khổ rộng, chữ đẹp, minh
họa đẹp. Sau truyện Phấn son Phi Yến tiếp truyện dài Vết xe phu tử của Vũ Lang (...). Ích
Hữu được hoan nghênh nhờ nội dung đáp ứng thị hiếu người đọc qua những cây biết thật
chắc tay như Trúc Khê, Nguyễn Đỗ Mục, Vũ Lang, J.Leiba Thanh Tùng Tử... Không cần
nhiều. Mỗi tuần chỉ cần 2 hoặc 3 người đặc trách” [10, tr.252].

Qua sự khảo sát trực tiếp trên báo Ích Hữu số 1 lưu tại Thư viện quốc gia Việt
Nam chúng tôi có được mục đích, tôn chỉ hoạt động của tờ báo như sau: Ích Hữu số 1 ra
ngày 25 Février – 2 Mars 1936. Dòng chữ ICH HUU (không có dấu) in hoa đậm màu đen
và có ghi bên dưới: Tuần báo ra ngày thứ ba. Báo quán: 93 phố Hàng Bông – Hanoi –
Nhà in Tân Dân. Trang nhất in hình lớn màu nâu một người công nhân có dáng hình khỏe
mạnh, tay cầm chiếc búa chim đang quai lên rất mạnh mẽ. Ngay phía dưới là một khung
nền đen in nổi bật chữ trắng, ghi rõ giá báo là 5 xu. Ích Hữu số 1 có đăng bài Thay lời phi
lộ trong đó có câu đáng chú ý là Đứng đắn, có ích hoạt động vui vẻ là những tính chất
cốt yếu của Ích Hữu. Tôn chỉ hoạt động của Ích Hữu rất thiết thực và rõ ràng. Trên Ích
Hữu số 3 có bài Cùng bạn đọc với nội dung như sau: “Ngoài phần tiểu thuyết là phần giải
trí báo nào cũng phải có, Ích hữu có nhiều mục lợi ích thiết thực cho bạn trẻ và gia đình:
24


Muốn biết, Lời bác sỹ, Hỏi thuốc, Hỏi luật... Chúng tôi khuynh hướng về thực tế mà
chúng tôi cũng rất chú trọng về văn chương, cho nên những mục Tập ảnh, Trước đèn, Đĩa
mứt gừng, Thơ văn... đều do những cây bút có giá trị chuyên giữ”. Các chuyên mục chính
của Ích Hữu gồm:
Đĩa mứt gừng: là những bài tản văn với giọng châm biếm hài hước phản ánh rất
nhiều khía cạnh của đời sống gia đình, chính trị, lối sống của người Việt... Mục này do
bút danh Ba Phải phụ trách.
Trước đèn: đăng những bài nghị luận xã hội do Lãng Nhân Phùng Tất Đắc phụ trách.
Tập ảnh: do Linh Phượng phụ trách. Mục này chuyên đăng tải những bài viết
theo lối ký chân dung, dựng lại những chân dung nhân vật ở đủ mọi tầng lớp trong xã hội
với tất cả những cái kỳ quái, dị hợm không giống ai.
Thơ (Văn thơ): chuyên đăng tải thơ với chủ yếu là thể loại truyền thống như thất
ngôn, ngũ ngôn, lục bát...
Tiểu thuyết: đăng tiểu thuyết gồm trường thiên tiểu thuyết (đăng làm nhiều số) và
đoản thiên tiểu thuyết. Dung lượng chuyên mục khoảng 6 – 7 trang.
Dịch sách nước ngoài: Do Nguyễn Đỗ Mục phụ trách. Sách được dịch tập trung

vào các chủ đề thuật cai trị quốc của các vua chúa đời xưa bên Tàu, ở ta, luận bàn về các
tôn giáo như Nho giáo, Phật giáo... Có đăng cả nguyên văn của văn bản gốc để độc giả
đối chiếu.
Trang chiếu bóng: Đăng tải các bài viết về nghệ thuật điện ảnh gồm tin tức phim,
bình luận phim, đời tư các diễn viên...
Đó đây: Do Lê Văn Trương phụ trách. Chuyên đăng tải các bài viết kể về những
chuyến đi của tác giả đến các vùng đất xa lạ, gặp gỡ những con người với những phong
tục kì thú.

25


×