Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Vai trò của những quan điểm CT – XH của triết học Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.64 KB, 27 trang )

Mục lục
A- Lời mở đầu.......................................................................................................................................2
B- Nội dung...........................................................................................................................................4
І- Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của triết học Nho giáo...............................................4
1, Nho giáo nguyên thủy:..............................................................................................................5
2, Hán Nho:...................................................................................................................................5
3, Tống Nho:..................................................................................................................................6
II - Nội dung của triết học Nho giáo.................................................................................................6
1, Những tác phẩm kinh điển của Nho giáo: ...............................................................................6
1.1.Ngũ Kinh:................................................................................................................................6
1.2, Tứ thư:....................................................................................................................................7
2, Nội dung cơ bản của Nho giáo:...............................................................................................9
2.1. Tu thân: ................................................................................................................................10
2.2. Hành đạo: ............................................................................................................................12
3, Quan điểm chính trị - xã hội của triết học Nho giáo:.............................................................13
III - Vai trò của những quan điểm CT – XH của triết học Nho giáo trong đời sống xã hội Việt
Nam hiện nay:..................................................................................................................................16
1, Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam:...............................................................................16
2, Ảnh hưởng của những quan điểm chính trị - xã hội của triết học Nho giáo trong đời sống xã
hội Việt Nam: .............................................................................................................................18
2.1. Trong xã hội Việt Nam cổ đại: ...........................................................................................18
2.2. Trong xã hội Việt Nam hiện đại:.........................................................................................20
IV - Ảnh hưởng của triết học Nho giáo trong văn hóa kinh doanh:..............................................22
1, Về kích thước văn hóa trong XH Khổng giáo:.......................................................................23
2, Với cấu trúc xã hội và lực lượng kinh doanh:........................................................................23
Kinh doanh luôn ở vị trí thấp kém trong xã hội chiến tranh liên miên. Lã Bất Vi là một ví
dụ điển hình. Tuy rất giàu có và như dân gian vẫn nói là có thể "buôn Vua, bán Chúa" nhưng
lại không thể gạt bỏ được hình ảnh một tên "buôn" trong xã hội Trung Hoa cổ.......................23
Bản thân Khổng Tử cũng chưa bao giờ cổ vũ việc kinh doanh. Hơn thế nữa, các nhà Nho
sau này thêm vào những tư tưởng như an nhàn là nhất, ngheo nhưng sạch là tốt và coi rẻ
thành phần kinh doanh buôn bán. Về thực chất cả hệ thống Nho giáo đều không ủng hộ việc


kinh doanh buôn bán. Rất nhiều chế độ phong kiến sau này cũng hạn chế việ giao thương
quốc tế ........................................................................................................................................24
Ngoài ra, quan niệm "sự vững chắc ổn định" là việc quân tư luôn tìm kiếm. Tinh thần này
không kích thích bản thân khởi nghiệp. Những giá trị văn hóa này đã tác động đến xã hội
Đông Á và ảnh hưởng đến tận ngày nay. Nói chung năng lực sáng tạo, chấp nhận rủi ro và sự
thay đổi của xã hội chứa hệ thống giá trị Khổng giáo thấp khiến cho quá trình khởi nghiệp của
doanh nhân Đông Á bị chậm lại và ít kết quả. ..........................................................................24
Ngoài ra yếu tố thể diện trong triết học Nho giáo cũng ảnh hường nặng nề đến doanh nhân
Đông Á và làm tăng mức độ phá sản của các doanh nghiệp khi gặp rủi ro và những yếu tố liên
quan đến thể diện........................................................................................................................24
Nho giáo còn rất nhiều những ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh đối với những nước
Đông Á trong đó có Việt Nam. Có thể nói rằng, những ảnh hưởng đó của Nho giáo cũng là
một nguyên nhân không nhỏ của sự thua kém trong phát triển kinh tế ở các nước Đông Á....24
C. Kết luận:..........................................................................................................................................25
Danh mục tài liệu tham khảo ..............................................................................................................27

Bùi Thị Hồng Phương – CQ502100 – Quản trị quảng cáo K50
1
A- Lời mở đầu
Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất
trên thế giới với hơn 4000 năm phát triển liên tục, với nhiều phát minh vĩ đại trong
lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học. Có thể nói, văn minh Trung Hoa là một trong
những cái nôi của văn minh nhân loại. Bên cạnh những phát minh, phát kiến về
khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn
có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới.
Trong số các học thuyết triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho
giáo. Nho gia, Nho giáo là những thuật ngữ bắt nguồn từ chữ “nhân” (người), đứng
cạnh chữ “nhu” (cần, chờ, đợi). Nho gia còn được gọi là nhà nho, người đã đọc
thấu sách thánh hiền được thiên hạ trọng dụng dạy bảo cho mọi người sống hợp với
luân thường đạo lý. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng

hoặc trí thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời
Khổng tử đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết,
gọi là nho học hay “Khổng học” - gắn với tên người sáng lập ra nó.
Ngày nay, chúng ta thường nghe nói “nước có quốc pháp, nhà có gia phong”
là những câu nói răn dạy để giáo dục con người Việt Nam sống có phép tắc, khuôn
mẫu đạo đức nhất định theo tinh thần “Nho giáo”, đồng thời còn là biểu tưởng tự
hào về truyền thống văn hoá dân tộc, là nguyên khí tinh thần độc lập, từ cường của
một dân tộc, là bản sắc riêng về truyền thống văn hoá.
Tìm hiểu về triết học Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội Việt
Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc vận dụng vào thực tiễn nhất là trong
văn hóa ứng xử trong đời sống xã hội cũng như trong kinh doanh trong bối cảnh
hội nhập kinh tế của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Từ những ý nghĩa lí luận cũng như ý nghĩa thực tiễn to lớn của triết học Nho
giáo, em xin mạnh dạn đưa ra những nhận định của mình về đề tài: “Những quan
Bùi Thị Hồng Phương – CQ502100 – Quản trị quảng cáo K50
2
điểm chính trị - xã hội của triết học Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong đời
sống xã hội Việt Nam”
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian có hạn, chưa quen với cách viết tiểu luận
nên bài viết khó tránh khỏi những sai sót. Vậy rất mong thầy giáo chỉ bảo đóng góp
để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10/05/09

Bùi Thị Hồng Phương – CQ502100 – Quản trị quảng cáo K50
3
B- Nội dung
І- Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của triết học Nho giáo
Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và
tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát
triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam. Những

người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho.
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời
Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công
Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã
hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước công
nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ
thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó.
Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người
sáng lập ra Nho giáo.
Khổng Tử
Cũng giống như nhiều nhà tư tưởng khác trên thế giới như Thích Ca Mầu Ni,
Giê-xu,... người đời sau không thể nắm bắt các tư tưởng của Khổng tử một cách
trực tiếp mà chỉ được biết các tư tưởng của ông bằng các ghi chép do các học trò
của ông để lại. Khó khăn nữa là thời kỳ "đốt sách, chôn Nho" của nhà Tần, hai trăm
năm sau khi Khổng Tử qua đời khiến việc tìm hiểu tư tưởng gốc của Khổng Tử
càng khó khăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đời sau vẫn cố gắng tìm hiểu và hệ
thống các tư tưởng và cuộc đời của ông.
Bùi Thị Hồng Phương – CQ502100 – Quản trị quảng cáo K50
4
Lịch sử phát triển của Nho giáo được chia thành các thời kì:
1, Nho giáo nguyên thủy:
Thời Xuân Thu , Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh
gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc.
Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ
Kinh.
Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn
Luận Ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử,
dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại Học.
Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn
Trung Dung.

Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông
chép thành sách Mạnh Tử .
Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là
Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ
đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học
thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo.
Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ,
giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành.
2, Hán Nho:
Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa
Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư
tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong
kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán
Nho.
Bùi Thị Hồng Phương – CQ502100 – Quản trị quảng cáo K50
5
Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của
giai cấp thống trị. Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị".
3, Tống Nho:
Đến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với Luận
ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu
giường của các nhà Nho.
Nho giáo thời kỳ nay được gọi là Tống nho, với các tên tuổi như Chu Hy (thường
gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di.
Phương Tây gọi Tống nho là "Tân Khổng giáo". Điểm khác biệt của Tống nho
với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố "tâm linh" (lấy từ Phật giáo) và
các yếu tố "siêu hình" (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị.
II - Nội dung của triết học Nho giáo
1, Những tác phẩm kinh điển của Nho giáo:
Các sách kinh điển của Nho giáo đều hình thành từ thời kỳ Nho giáo nguyên

thủy. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư. Hệ thống kinh điển đó hầu
hết viết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về tự nhiên.
Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị, về đạo đức là
những tư tưởng cốt lõi của Nho gia.
1.1.Ngũ Kinh:
- Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình
yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình
cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng.
Bùi Thị Hồng Phương – CQ502100 – Quản trị quảng cáo K50
6
- Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng
Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân
như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
- Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm
phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì
không biết đi đứng ở đời" (sách Luận ngữ).
- Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các
khái niệm âm dương, bát quái,... Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các
quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng
hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử
giảng giải rộng thêm Hoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và
Hào truyện.
- Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử.
Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên
ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục
các bậc vua chúa. Ông nói, "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách
ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất. (Xuân
thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.)
- Kinh Nhạc: do Khổng tử hiệu đính nhưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít làm
thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy lục kinh chỉ còn lại ngũ

kinh.
1.2, Tứ thư:
- Đại Học: Sách Đại học dùng để dạy cho học trò từ 15 tuổi trở lên, khi bước vào
bậc đại học, dạy cho biết cách xử sự ở đời để lớn lên ra gánh vác việc nước.
Theo các Nho gia, sách Đại Học do Tăng Tử làm ra để diễn giải các lời nói của
Khổng Tử.
Mục đích và tôn chỉ của sách này là nói về đạo quân tử, trước hết phải sửa cái đức
Bùi Thị Hồng Phương – CQ502100 – Quản trị quảng cáo K50
7
của mình cho sáng tỏ để mọi người noi theo, làm sao cho đến chổ chí thiện. Muốn
được vậy, phải sử dụng Bát điều mục (tám điều) : cánh vật, trí tri, thành ý, chính
tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Cái gốc của đạo quân tử là sự “tu thân”.
Cho nên trong sách Đại học có câu : “Tự thiên tữ dĩ chí ư thứ nhân, nhứt thị giai dĩ
tu thân vi bổn” (Nghĩa là : “từ vua cho đến thường dân, ai ai cũng đều lấy sự sửa
của mình làm gốc”).
- Trung Dung: Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra. Tử Tư là học trò của Tăng Tử,
cháu nội của Khổng Tử, thọ được cái học tâm truyền của Tăng Tử.
Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Không Tử nói về đạo “trung
dung”, tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa,
không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,
cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân.
(Cả hai quyển sách Đại Học và Trung Dung trước đây là những thiên trong Kinh
Lễ, sau các Nho gia đời Tống tách riêng ra làm hai quyển để hợp với sách Luận Ngữ
và Mạnh Tử thành bộ Tứ Thư.)
- Luận Ngữ : là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Không Tử và những
lời nói của người đương thời.
Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên
không có liên hệ với nhau. Đọc sách này, người ta hiểu được phẩm chất tư cách và
tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục, ông tỏ ra là người thấu hiểu tâm lý của
từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh

của mỗi người. Như có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi người một
cách.
Luận Ngữ dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng
Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo.
- Mạnh Tử: Sách Mạnh Tử là bộ sách làm ra bởi Mạnh Tử và các môn đệ của ông
như : Nhạc Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chương… ghi chép lại những điều
đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, giữa Mạnh Tử và các học trò cùng với
Bùi Thị Hồng Phương – CQ502100 – Quản trị quảng cáo K50
8
những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác như : học thuyết của Mặc
Tử, Dương Chu.
Sách Mạnh Tử gồm 7 thiên, chia làm 2 phần : Tâm học và Chính trị học.
+ Tâm học : Mạnh Tử cho rằng mỗi người đều có tính thiện do Trời phú cho. Sự
giáo dục phải lấy tính thiện đó làm cơ bản, giữ cho nó không mờ tối, trau dồi nó để
phát triển thành người lương thiện. Tâm là cái thần minh của Trời ban cho người.
Như vậy, tâm của ta với tâm của Trời đều cùng một thể. Học là để giữ cái Tâm,
nuôi cái Tính, biết rõ lẽ Trời mà theo chính mệnh. Nhân và nghĩa vốn có sẳn trong
lương tâm của người. Chỉ vì ta đắm đuối vào vòng vật dục nên lương tâm bị mờ
tối, thành ra bỏ mất nhân nghĩa. Mạnh Tử đề cập đến khí Hạo nhiên, cho rằng nó là
cái tinh thần của người đã hợp nhất với Trời.
+ Chính trị học : Mạnh Tử chủ trương : Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.
Đây là một tư tưởng rất mới và rất táo bạotrong thời quân chủ chuyên chế đang
thịnh hành. Mạnh Tử nhìn nhận chế độ quân chủ, nhưng vua không có quyền lấy
dân làm của riêng cho mình. Phải duy dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật pháp
công bằng, dẫu vua quan cũng không được vượt ra ngoài pháp luật đó. Người trị
dân, trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được
sung túc, phải lo giáo dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa
làm cơ bản để thi hành. Chủ trương về chính trị của Mạnh Tử vô cùng mới mẽ và
táo bạo, nhưng rất hợp lý, làm cho những người chủ trương quân chủ thời đó
không thể nào bắt bẻ được. Có thể đây là lý thuyết khởi đầu để hình thành chế độ

quân chủ lập hiến sau này.
2, Nội dung cơ bản của Nho giáo:
Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã
hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được
người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua,
quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những người
Bùi Thị Hồng Phương – CQ502100 – Quản trị quảng cáo K50
9
thấp kém về điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những
người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người
thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối
tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành
người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu
thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản
chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và
Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó
là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện
ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm
được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con
người sẽ được gọi là Mệnh). Cần phải hiểu cơ sơ triết lí của Nho giáo mới nắm
được logic phát triển và tồn tại của nó.
2.1. Tu thân:
Khổng Tử đặt ra một loạt Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức... để
làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Tam Cương và Ngũ Thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo.
Tam Tòng và Tứ Đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo.
Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được Tam Cương, Ngũ Thường, Tam
Tòng, Tứ Đức thì xã hội được an bình.
a, Tam Cương: Tam là ba; Cương là giềng mối; Tam Cương là ba mối quan hệ:
Quân thần (vua tôi), Phụ tử (cha con), Phu thê (chồng vợ).

- Quân thần: Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt công minh, tôi trung thành
một dạ.
- Phụ tử: Trong quan hệ cha con, cha nuôi dạy con cái, con cái hiếu kính vâng phục
cha và khi cha già thì phải phụng dưỡng.
Bùi Thị Hồng Phương – CQ502100 – Quản trị quảng cáo K50
10

×