Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Báo cáo thu hoạch tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.23 MB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

BÁO CÁO THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG
CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

SVTH
Thành phố Hồ Chí minh, ngày 25 tháng 2 năm 2015

1


Có lẽ trong trái tim mỗi người dân Việt Nam yêu nước hôm nay làm sao có
thể quên đi quá khứ, lịch sử của dân tộc mình. Qua lời hát tiếng ru, những câu
chuyện bà vẫn thường kể, qua những bài học thầy giảng chúng em, và hơn hết
vẫn còn đây những nhân chứng của một thời oanh liệt. Đấy là lịch sữ của dân
tộc Việt Nam ta, trải qua cả ngàn năm đô hộ phương bắc rồi kháng chiến
chống thực dân xâm lược, thế nhưng một dân tộc kiên cường đã vượt lên tất
cả, đã đánh tan tành quân thủ để ngày hôm nay bao em thơ vui cười trên mảnh
đất quê hương yêu dấu không còn chiến tranh phi nghĩa. Biết ơn thay những
anh hùng không tiếc máu xương dâng hiến cho non sông, những bà mẹ có
những đứa con không một lần quay lại, và biết bao nhiêu đồng bào ta đã ngã
xuống cho mảnh đất quê hương. Tôi một con người Việt Nam được sinh ra và
lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình, đồng bào, trên mảnh đất Việt
Nam thanh bình ngày hôm nay, thế nhưng làm sao có thể thờ ơ mà quên đi
quá khứ dân tộc , lịch sử oai hùng trấn động một thời oanh liệt. Ấy là chiến
tranh, những cuộc chiến tranh phi nghĩa gieo bao đau thương cho nhân loại.
Một đất nước nhỏ bé hình chữ S nằm ven vùng địa trung hải đã phải hứng
chịu bao bom đạn của quân xâm lược tàn ác. Chiến tranh đã lùi xa hơn 30


năm, hơn 30 năm một khoảng thời gian tưởng chừng có thể xóa mờ tất cả
những nỗi đau trong quá khứ, những mất mát hi sinh nhưng làm sao, làm sao
có thể khi mà vẫn còn đó những nhân chứng một thời của tội ác chiến tranh
họ vẫn còn đây cơ mà, con cháu họ vẫn còn đây cơ mà. Những chứng tích
không bị thời gian xoá nhoà vẫn hiện hữu trong cuộc sống cùa chúng ta ngày
hôm nay và mai sau để nhắc nhở mỗi thế hệ con cháu về lịch sử cha ông, về
cội nguồn dân tộc. Làm sao có thể phơi bày cho hết tội ác xâm lược man rợ,
những sự hi sinh oanh liệt và thầm lặng. Ngày hôm nay một lần nữa lịch sử
được sống lại nơi đây “ Bảo tàng chứng tích chiến tranh thành phố Hồ Chí
Minh” :
Không một nơi nào có thể phơi bày một cách chân thật nhất, sống động nhất
về toàn bộ quá trình xâm lược của thực dân Mỹ, cuộc chiến tranh cuối cùng
trên quê hương Việt Nam anh hùng, chúng ta có quyền tự hào rằng dù cho kẻ
thù có hung ác, tàn bạo nhưng cuối cùng chiến thắng vẫn thuộc về chính
nghĩa, về những con người quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
2


Tọa lạc tại số 28 Võ Văn
Tần, quận 3, thành phố Hồ
Chí Minh, bảo tàng được
thành lập ngày 4/9/1975 với
tên gọi “ nhà trưng bày tội
ác Mỹ-Ngụy”. Năm 1990
đổi tên thành “ Nhà trưng
bày tội ác chiến tranh xâm
lược”. Đến ngày4/7/1995
( một tuần trước khi Tổng
thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với
Việt Nam) bảo tàng lại đổi tên thành “ bảo tàng chứng tích chiến tranh” như

ngày nay.
Bảo tàng diện tích rộng khoảng 7.300m2, trưng bày các hiện vật và chứng
tích chiến tranh. Ngoài ra còn có các vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ
đã sử dụng ở VN như máy bay, xe tăng, đại bác, bom đạn.... Bên cạnhđó,bảo
tàng còn có các phòng trưng bày về: Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến
tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa...Bên ngoài, bảo
tàng có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hoá dân tộc
Việt Nam, phòng rối nước Việt Nam. Hơn 20 năm qua đã có gần 6 triệu lượt
người xem, trong đó có gần 1 triệu lượt khách nước ngoài, đông nhất vẫn là
du khách người Mỹ. Họ đến đâyđể chiêm nghiệm về quá khứ, để tìm hiểu về
một sự thật đau lòng đã qua trong lịch sử và đồng thời để hiểu rõ và yêu mến
thêm về đất nước và conngười Việt Nam. Xưa khu vực này là phần đất của
chùa Khải Tường, nơi sinh ra vua Minh Mạng năm 1791 và được ông cho sửa
sang lại năm1832.Trước 30/4/1975, đây là nơi bảo trì điện tử của quân đội
Mỹ cho 4 cơ quan: Đại sứ quán Mỹ, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, Phủ Tổng
Thống và Phủ thủ tướng chính quyền Sài Gòn. Bảo tàng có 8 chuyên đề
trưng bày:
1. Những sự thật lịch sử : Âm mưu và quá trình các thế lực thù địch tiến hành
chiến tranh xâm lược Việt Nam
2. Bộ sưu tập ảnh phóng sự "Hồi Niệm" của 134 phóng viên thuộc 11 quốc
tịch đã chết trong khi làm nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương
3


3. Chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược (về mặt quân sự, kinh
tế, vănhoá, xã hội, hậu quả với con người, thiên nhiên và môi trường)
4. Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược với hệ thống các nhà tù,trại tập
trung tiêu biểu,các phương thức tra tấn,hành hạ,huỷ diệt tù chính trị về thể xác
lẫn tinh thần
5. Bộ sưu tập ảnh phóng sự của phóng viên Nhật Ishikawa Bunyo và

Nakamura Goro "Việt Nam-Chiến tranh và Hoà Bình"
6. Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến
7. Tranh thiếu nhi " Chiến tranh và hoà bình "
8. Các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh xâm lược VN
Tại nơi đây những sự thật trần trụi nhất về tội ác xâm lược thực dân được
tái hiện thông qua những hình ảnh, tư liệu, hiện vật. Chỉ có đến với Bảo tàng
chứng tích chiến tranh chúng ta, những người con sinh ra và lớn lên trong hoà
bình đất nước mới thấu hiểu nỗi đau quê hương. Nỗi đau mà không ai trong
chúng ta được phép quên đi, thờ ơ với những gì tưởng chừng đã là quá khứ, dĩ
vãng nhưng không đâu vẫn còn đó những anh lính cụ Hồ năm xưa mà trên
thân thể hằn bao vết thương của chiến tranh để mỗi khi trái gió trở trời những
cơn đau nhức cứ vậy ùa về từng cơn như giày xéo thân thể đã già yếu của các
chú, các bác, các anh, các cô, các bà. Nỗi đau thân thể có là chi khi vết
thương tinh thần nhói đau tận sâu nơi trái tim khi chứng kiến biết bao đồng
đội đã ngã xuống, những sự ra đi là mãi mãi.
(Nghiã trang ở tỉnh Quảng trị
1991)
Chúng ta hôm nay một lần nữa
nhìn về quá khứ, để không hổ thẹn
với đồng bào và xứng đáng là con
cháu Bác Hồ kính yêu. Tôi chúng
ta hãy một lần thả hồn ngược dòng thời gian cùng cảm nhận vẻ đẹp ẩn trong
giữa vần thơ trong tác phẩm “Quê hương” của Giang Nam:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
4


"Ai bảo chăn trâu là khổ ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Nhớ những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích...
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
Giữa cuộc hành quân không nói được
một lời...
Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi
Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
- Chuyện chồng con... (khó nói lắm anh ơi)!
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn, ngậm ngùi
Em để yên trong tay tôi nóng bỏng
5


Hôm nay nhận được tin em

Không tin được dù đó là sự thật:
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng anh chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
1960:
Thế đó Quê hương mình thật đẹp, thanh bình biết mấy nhưng có ai ngờ một
ngày tai hoạ giáng xuống . Sau tháng 7/1954, lợi dụng sự thất bại và khó
khăn của Pháp tại Việt Nam đế quốc Mỹ đã nhảy vào thay chân Pháp chính
thức biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Lợi dụng
tiềm lực kinh tế quân sự hùng mạnh, với tham vọng làm bá chủ thế giới, biến
miền nam Việt Nam làm căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương . Ra sức chi
tiền của, sức người, vũ khí tối tân...
nhìn vào bảng thống kê
chúng ta cũng phần nào
hình dung được sự tàn khốc
của nó là thế nào. Thế
nhưng Mỹ đã không ngờ
rằng có một ngày chúng lại
thất bại đau đớn trước một
dân tộc với vóc dáng nhỏ
bé nhưng đầy bản lĩnh!. Để
khi nhìn lại cựu Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Robert.Mc
Namara thú nhận trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ: tấn thảm kịch và
6



những bài học về Việt Nam”:
“Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp .
Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao lại sai lầm
như vậy”
(Yet we were wrong , terribly wrong.
we owe it to future generrations to explain why).
Khi bước chân vào miền Nam Việt Nam, Mỹ điên cuồng như những con thú
hoang , chúng ra sức đàn áp các cuộc khởi nghĩa của dân ta khiến đồng bào ta
tan cửa nát nhà, mẹ mất con, anh mất em, biết bao đồng bào ta đã ngã xuống
dưới vòng tay của những kẻ vô nhân đạo. Thật đau đớn và xót xa làm sao
cùng là con người với nhau mà chúng lại đối sử với dân tộc ta như vậy, con

vật nó còn
biết đến đồng loại huống chi là con người. Sẽ
không ai nếu bạn là
người có trái tim bỏ
qua những hình ảnh
thảm sát điên cuồng
của quân đội Mỹ, và
đau hơn đó chính là
những người Việt
Nam lầm đường lạc
lối bán linh hồn cho kẻ
thù tàn sát đồng bào mình những tên tay sai “trung thành

7


Bên trái số 1 là hình ảnh lính Mỹ cột người bị bắt sau xe tăng và kéo lê cho

đến chết. Bên phải số 1 là hình ảnh lính Mỹ lôi người nông dân Việt Nam từ
trong hầm ra. Bên trái số 2 là hình ảnh một nông dân ở tỉnh Bạc Liêu bị lính
Mỹ tra tấn, bên phải số 2 là hình ảnh lính Mỹ gọi trực thăng đến và người
đàn ông này là chiến công của họ. Coi mạng người như cỏ rác , chúng đâu có
tính người miễn sao thoả mãn thú tính như những con sói hoang lâu ngày bỏ
đói.
Chiến tranh là gì, là chết chóc, tàn sát, máu
tươi thấm đất, mỗi ngày qua đi không biết
bao nhiêu con người nằm xuống mà thân thể
cuả họ có khi cũng chẳng được yên mỗi
mảnh một nơi, người ta vẫn thường nói “chết
không toàn thay” .
(Hình ảnh Lính Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh số
25 xách mảnh xác một chiến sĩ giải phóng
vừa bị trúng đạn súng phóng lựu, Tây Ninh
năm 1967 ).
Ta không khỏi nghẹn ngào, xót xa, căm phẫn
trước những hành động tồi tệ của quân Mỹ,
chúng lấy chết chóc làm niềm vui, chiến công của chúng là xác đồng bào ta,
chúng đếm xác như thành quả vẻ vang vậy, khuôn mặt chúng rạng rỡ tươi
cười, có tên còn chụp cả hình lưu niệm bên xác những con người yêu nước
đã ngã xuống, thật đáng khinh bỉ. Vậy mà không hiếu tuyên ngôn của Mỹ lại
có câu: “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã ban cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có
quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hánh phúc” , Mỹ đã quên hay
chỉ là những lời hoa mỹ che đậy dư luận.
Bởi lẽ làm gì có điều này trên con đường
xâm lược, cướp bóc cuả chúng.
(Em bé Nepal, hình ảnh do Nick Ut,

phóng viên của hãng AP, chụp ngày
8/6/1972 . Nó đã giúp ông giành giải thưởng pulitzer năm 1973. Newstesman
8


đánh giá là bức ảnh đứng đầu trong top 10 bức ảnh chính trị vĩ đại nhất thế
giới)
Càng nhìn bức ảnh càng lâu, hình ảnh những em bé vô tội, như muốn chạy ra
khỏi bức ảnh, điều gì tác giả muốn chuyển đến người xem? Bạn sẽ thấy như
chính mình trong bức ảnh, sự sợ hãi bao quanh, cận kề cái chết nhưng tâm
hồn các em còn ngây thơ lắm như thốt lên các chú đừng bắn con! Nhưng
chúng làm gì có lương tâm, tình thương cuả chúng bị chết mất lúc nào không
hay, nếu là con cháu họ rơi vào trường hợp tương tự không biết họ nghĩ gì.
Vụ thảm sát tai tiếng và đáng xấu hồ của đế quốc Mỹ đó là vụ thảm sát ở Sơn
Mỹ (Mỹ Lai, Quảng Ngãi). Vào ngày 16/3/1968, 504 thường dân đã chết
trong một buổi sáng , trong đó có 182 phụ nữ với 17 người đang mang thai,
173 trẻ em với 56 trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi ,60 cụ già trên 60 tuổi. Cái cớ mà
các binh sĩ bịa ra trước toà án binh chính là việc do bị tiêu hao lực lượng nặng
do quân Việt Nam gây ra, mốt số binh lính không giữ được bình tĩnh nên đã
gây ra hành động không thể tha thứ này. Đúng là một cái cớ thật hay, chúng
định lừa cả thế giới bằng những lời dối trá không thể dối trá hơn được nữa, trò
hề cho cả thế giới, thật đáng xem thường. Chiến tranh đúng là dối trá cho
những gì mà chúng gọi là “khai sáng”, là tội ác nhân loại diệt chủng. Không
có sự thật nào có thể che đậy, và tất cả đều có giá của nó. Hàng loạt những
bức ảnh về tội ác chiến tranh, mỗi bức mang một ý nghĩa riêng tất cả như thay
những người đã ngã xuống tố cáo kẻ đã gieo giắc chết chóc.
Bọn xâm lược tìm mọi thủ đoạn, mọi thứ có thể để hòng tiêu diệt quân ta.
Chắc hẳn chúng ta ít nhất một lần nghe về chất độc da cam/dioxin, đế quốc
Mỹ dùng chúng với mục đích quân sự chính thức là làm rụng lá cây rừng để
quân đội du kích Mặt trận Dân Tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam không

còn nơi trốn tránh.
(Hình ảnh rừng ngập mặn bị chất
độc da cam phá huỷ. Không còn
một tiếng chim hót hay tiếng lay
động của lá. Thế giới chết chóc
không còn gì là một khu rừng rậm
mà thay vào đó cảnh bất tận toàn
xác khô cuả những cây thân đổ
9


nát. Tôi đã gặp một cậu bé Việt Nam tên là Hùng (7 tuổi) cởi trần đi chân đất
giữa cánh rừng đó. Chỗ này chiến tranh đã qua đi hơn một năm rồi nhưng
đất vẫn còn chưá Dioxin, Cà Mau , 1976 ) đó là những gì ghi chú cho bức
ảnh. Khoa học đã khẳng định: Dioxin là hoá chất đốc hại nhất mà loài người
tìm ra được cho tới ngày nay, chỉ cần 85g Dioxin có thể giết cư dân thành phố
khoảng 8 triệu người. Trong suốt chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải
hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn
10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam. Thật là khủng khiếp, không những
đã hủy diệt môi trường sinh thái, gây ô nhiễm trầm trọng , cướp đi sinh mạng
con người , Dioxin còn đeo bám cả những thế hệ con em mà cha mẹ chúng
không may là nạn nhân của chiến tranh của cái chất độc quái đảng mà bọn
xâm lược đã rải xuống đất nước ta. Để rồi các em bé vô tội được sinh ra,
những quái thai dị dạng. Nhìn những hình ảnh ấy làm sao không đau cho
được, nỗi đau chỉ của riêng ai, nỗi đau dân tộc,tàn ác thay.
Bên trái là hình ảnh Phạm Viết Tường, sinh
năm 1990 xã Tiên Sơn, Huyện Tiên Phước,

tỉnh Quảng Nam. Từng đạt học sinh giỏi nhiều năm liền và từng đạt huy
chương bạc môn cờ vua tỉnh Quảng Nam. Bên phải là hình ảnh thai nhi dị

dạng được bảo quản trong formaldehyt
tại bệnh viện Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh
(
ảnh chụp năm1980)Còn đây hình ảnh
hai anh em Nguyễn Văn Tường 20 tuổi
và Nguyễn Văn Lành 18 tuổi, ở Cam Lộ
tỉnh Quảng Trị.Cả ngày họ la hét ú ớ
10


trong căn nhà ẩm mốc, rách nát. Giây phút “người” nhất của hai anh em là
khi hhọ ôm quấn lấy nhau như tìm hơi ấm.
Và còn biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh ngoài kia, còn biết bao nhiêu tiếng
than khóc, nỗi buồn đau xé tim gan của những bậc cha mẹ chứng kiến con
mình không nguyên vẹn hình hài một con người, nỗi bất công cùng nỗi bất
hạnh, khi quan sát những hình ảnh ấy
tôi càng cảm nhận rõ hơn hết mình quả
thật rất rất may mắn hơn nhiều mảnh
đời không nguyên vẹn ấy. Mỹ phải
chịu trách nhiệm cho những gì mà họ
đã gây ra, chúng ta tất cả những ngưởi
con Việt Nam hãy lên tiếng bảo vệ
chính nghĩa cho đến chừng nào
họ thực sự thừa nhận tội ác diệt
chủng của mình, và có những
hành động tiên quyết khắc phục
hậu quả Dioxin.
Gieo giắc sự chết chóc tất cả mọi
nơi chúng đi qua, tàn nhẫn đến
giã man, hình ảnh những cái chết

thương tâm sẽ ám ảnh tất cả
chúng ta để không thể quên được
tội ác quân xâm lược, sự phi lí của chiến tranh , và yêu chuộng hoà bình.
(khu tập thể Trương Định (Hà Nội) sau khi bị máy bay Mỹ ném bom ngày
27/6/1972).
Và không thể không nhắc đến hệ thống nhà tù, chốn địa ngục trần gian, nơi
tồn tại những hình thức tra tấn, nhục hình man rợ tưởng chừng chỉ có dưới
thời trung cổ giai đoạn mà trình độ trí tuệ con ngưừi con thấp kém. Những
hình thức tra khảo tưởng chừng quá sức chịu đứng con người, nào là đục
răng, rút móng tay móng chân, đóng đinh vào người tù, đục lấy xương bánh
chè, dìm người tù vào chảo nước sôi, nướng tù, dùng ván đóng ngực, chôn
sống tù nhân, .....Nước nhỏ giọt: người tù bị chói chặt ngay dưới vòi nước vặn
nhỏ giọt lên một chỗ cố định đã cạo sẵn một mảng tóc trên đầu. Độ hai giờ
11


sau thì mỗi giọt nước là một thanh sắt giáng xuống đầu người tùlàm nhức
nhối khủng khiếp. Hậu quả gây loạn thần kinh. Hay những đòn tra rắn lên bộ
phận sinh dục phụ nữ, tra nước, đi tàu bay, đâm kim vào tay, thật khâm phục
bọn Mỹ Ngụy, Đầu óc của chúng phải tầm cỡ lắm mới có thể nghĩ ra những
trò hành hạ người khác đến sống dở chết dở như vậy. Và Côn Đảo, nơi mà
mỗi viên đá là một mạng người, những khu biệt giam và cả chuồng cọp,
nhưng không phải để nhốt cọp hay loài gì cả mà chính con người!
Trải qua những năm tháng tù đày, có những chiến sỹ yêu nước đã không thể
qua được vĩnh viễn không còn cơ hội chứng kiến ngày đất nước giải phóng,
có những chiến sỹ, thân thể không còn lành lặn bởi những đòn tra khảo của
bọn vô lại, vô nhân đạo.

Hình bên trái là ông Lê Văn Trí, tuổi sau
nhiều năm bị giam cầm nghiệt ngã tạt Côn

Đảo
sau khi trở về chỉ còn da bọc xương. Hình bên phải là các chiến sỹ do ăn
uống , thuốc men thiếu thốn, không được vận động lại còn bị hành hạ tinh
thần lẫn thể xác nên các cjiến sỹ yâu nước khi thoát khỏi ngục tù đã không
còn đi được nữa.
Làm sao chỉ vài trang giấy có thể nói hết cho được tội ác mà bọn xâm lược
cùng lũ bán nước đã gây ra cho dân ta, chỉ là những ví dụ nhỏ trong hàng
12


ngàn những minh chứng hùng hồn không thể chối cãi dù cho năm tháng có
qua đi bao lâu chăng nữa. Chúng đến cướp bóc của ta, rồi còn dày mặt tuyên
bố “Khai sáng” kẻ cần khai sáng là những kẻ lòng tham không đáy, những kẻ
tình người đã chết, những kẻ vô đạo đức cùng những kẻ đạo đức giả. Yêu thay
mảnh đất Việt Nam nơi máu biết bao đồng bào ta đã chảy để ngày hôm nay
nhìn lại không thể không đau nỗi đau dân tộc nhưng đồng thời chúng ta có
quyền tự hào và tuyên bố với toàn Thế giới, Việt Nam đã thắng bằng tất cả
tình yêu thiêng liêng nhất, bằng những sự hi sinh oanh liệt nhất. Non sông
gấm vóc dân tộc, chúng ta những người con của đất nước anh hùng hãy luôn
ghi lòng tạc dạ những gì quê hương ta đã phải đánh đổi bằng máu xương để
ngày hôm nay thanh bình không để bất kể kẻ thù nào có cơ hội giòm ngó
cướp bóc đất nước ta một lần nữa.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát

Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
(Trích đoạn: Đất nước – Nguyễn Đình Thi

13



×