MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
ĐỀ TÀI: BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
1
Phần 1: giới thiệu về bảo tàng chứng tích chiến tranh
1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BẢO TÀNG:
Vị trí: 28 Võ Văn Tần, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Bảo tàng được thành lập tháng 9 - 1975, tiền thân là nhà trưng bày tội ác
chiến tranh Mỹ - Ngụy. bảo tàng trưng bày một số hiện vật, hình ảnh tội ác
của Mỹ - Ngụy trong chiến tranh với các chủ đề: lính Mỹ tàn sát nhân dân,
rải chất độc hóa học, tra tấn, tù đày, chiến tranh phá hoại miền Bắc. Các hiện
vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và 2 ngăn chuồng cọp được
xây đúng kích thước ở nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra còn có các phòng trưng bày
về chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn
đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch.
Bên cạnh đó còn có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa
dân tộc Việt Nam, phòng rối nước VN.... Hơn 20 năm qua đã có gần 6 triệu
lượt người xem, trong đó có gần 1 triệu lượt khách nước ngoài, đông nhất
vẫn là các du khách người Mỹ.
Những vật trưng bày tại đây đem lại chân dung đau lòng về một đất nước
trong xung đột. Khách có thể học về Hiệp định Geneva 1954 tạm thời phân
đôi một nhà nước Việt Nam độc lập. Khách có thể xem hình ảnh về cuộc
thảm sát ở Sơn Mỹ. Khách có thể xem máy chém hay mô hình “chuồng cọp”
ở Đảo Côn Sơn. Hay khách có thể xem video chiếu cảnh Mỹ sử dụng chất
Da Cam và các hóa chất khác.
2
Tuy nhiên, những nhà tổ chức thể hiện cuộc chiến bằng những vật không chỉ
đại diện cho nỗi đau khổ của người cách mạng Việt Nam. Cũng có những
vật phẩm nói về phong trào phản chiến toàn cầu, về sự hòa giải thời hậu
chiến, và về những phóng viên ảnh – cả người Việt và nước ngoài – bị giết
trong cuộc xung đột. Cũng có cả một phòng dành cho các tác phẩm nghệ
thuật của trẻ em về chủ đề chiến tranh và hòa bình.
Phần 2 : tìm hiểu về chất độc da cam trong chiến tranh
ở Việt Nam
Chất độc da cam (CĐDC), (tiếng Anh: Agent Orange - Tác nhân da cam),
là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội
Hoa Kỳ sử dụng tại ViệtNam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chất này
đã được dùng trong những năm từ 1961 đến 1971 và nhiều người cho rằng
đã làm tổn thương sức khỏe của những người dân thường cũng như binh lính
Việt Nam, lính Mỹ cũng như lính Úc, Hàn Quốc, Canada, New Zealand có
mặt như quân đồng minh của Mỹ mà có tiếp xúc với chất này, cũng như con
cháu họ.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của
CĐDC là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải
phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi trốn tránh. CĐDC là một chất
3
lỏng trong; tên của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các
thùng phuy dùng để vận chuyển nó. Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã
danh khác để chỉ đến các chất được dùng trong thời kỳ này: "chất xanh"
(Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng" (Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-
D và picloram), "chất tím" (Agent Purple) và "chất hồng" (Agent Pink).
Đến năm 1971, CĐDC không còn được dùng để làm rụng lá nữa; 2,4-D vẫn
còn được sử dụng để làm diệt cỏ. 2,4,5-T đã bị cấm dùng tại Hoa Kỳ và
nhiều quốc gia khác
Nói đến sự tàn phá của chất độc màu da cam trước hết là nói đến sự tàn phá
lên bản thân người bị chất độc màu da cam. Thật xót xa cho những đứa trẻ
không có tay, có chân, và những khiếm khuyết về cơ thể khác do chất độc
màu da cam gây ra. Nếu khuyết tật ở tay, em không thể cầm nắm những thứ
em muốn, khuyết tật chân em không thể đi đến những nơi vui chơi mà đáng
lẽ ra những đứa trẻ như em có thể đến, khiếm khuyết mắt không thể làm cho
em thấy được thế giới xung quanh em đẹp thế nào ... Không chỉ dừng lại ở
khiếm khuyết bộ phận của cơ thể mà chất độc màu da cam còn gây ra những
cơ thể dị dạng. Chỉ cần thấy được những hình ảnh dị dạng đó, như tôi, chúng
ta sẽ thốt lên “thật đáng sợ”. Điều đó cho ta thấy sự tàn phá của chất độc
màu da cam như thế nào, nó như một thứ thuốc độc giết chết những đứa trẻ
ấy từng giờ từng phút. Dường như để quốc Mỹ đã quên đi câu mà chính
chúng đã nói trong bản tuyên ngôn “mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng, tạo hóa đã cho họ những quyền không ai xâm phạm được, trong những
quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
4
Chúng đúng là những con quỷ dữ đã cướp đi sinh mạng và cuộc sống của
biết bao đứa trẻ bất hạnh
Khi một đứa bé sinh ra không lành lặn, thì người đầu tiên đau khổ chính là
người mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, ngay sau khi bé
chào đời, điều đầu tiên mẹ muốn đó là được thấy con, mong cho con sinh ra
thật khỏe mạnh. Mẹ mong khi con lớn lên con là một người tốt trong xã hội,
giúp ích cho đất. Nhưng thật đau lòng, những ước ao được thắp sáng của
người mẹ đã tắt khi thấy đứa con mình không được như những đứa trẻ khác
sinh ra. Điều đó có thể báo cho người mẹ biết rắng mẹ sẽ cực khổ trong suốt
quãng đời của con và cũng có thể báo cho người mẹ biết rằng mẹ sẽ mất con
vào bất cứ lúc nào. Dẫu thế nào đi chăng nữa, mẹ không bỏ con, vẫn nuôi
con cho đến ngày mai...
Sự tàn phá của chất độc màu da cam là sự tàn phá của cả một thế hệ. Có
những gia đình nhiều thế hệ bị chất độc màu da cam, có những gia đình tất
cả đứa con đều bị nhiễm chất độc màu da cam. Có những di chứng của chất
độc màu da cam truyền từ đời này sang đời khác.
Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, hai thành phần được công nhận là
chịu ít nhiều ảnh hưởng của dioxin: đồng bào Việt Nam sống trong các vùng
bị rải AO, và cựu quân nhân Mĩ, những người trực tiếp rải hóa chất này. Sau
năm 1975, một số cựu chiến binh Mĩ và thân nhân của họ bắt đầu phàn nàn
tình trạng suy đồi sức khỏe, đặc biệt là ung thư, và tình trạng khuyết tật
trong con cái của họ. Những cựu chiến binh này nghi ngờ rằng dioxin (mà
họ từng tiếp xúc trong thời chiến) là thủ phạm của những bệnh tật như thế.
Họ vận động với chính phủ, và một số thượng nghị sĩ cũng khẳng định rằng
AO, hay dioxin, là độc chất gây ra bệnh tật cho giới cựu chiến binh, và kêu
gọi chính phủ phải bồi thường cho những thiệt hại này. Tiếp theo đó, Bộ
cựu chiến binh (Department of Veterans Affairs) bắt đầu tiến hành thủ thục
bồi thường cho những cựu chiến binh mắc bệnh những bệnh mà họ cho là có
liên quan đến dioxin .
5