Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tìm hiểu về IMF và mối liên hệ với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.21 KB, 14 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

BỘ MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ IMF VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Vương Hồng Quân
Nhóm thực hiện: Nhóm 9

1


DANH SÁCH NHÓM:
STT

Họ và tên

MSSV

Công việc
Các vấn đề nảy
sinh trong mối
quan hệ với IMF
Tổng quan mối
quan hệ giữa
Việt Nam và
IMF
Hợp tác giữa
Việt Nam và
IFM


Tổng quan về
quỹ tiền tệ quỹ
quốc tế
Tổng quan về
quỹ tiền tệ IMF
Các vấn đề nảy
sinh trong mỗi
quan hệ với IMF
Hợp tác giữa
Việt Nam và
IMF

1

Trà Thị Lợi

2013 110 368

2

Nguyễn Thị
Minh Liền

2013 110 412

3

Võ Thị
Anh Quyên


2013 110 250

4

Ngô Thị
Thu Sương

2013 110 346

5

Vương Hoàng
Phương Thảo
Võ Trương
Miên Thảo

2013 110 425

Trần Thị Uyên

2013 110 346

6
7

2013 110 359

Mức độ
hoàn
thành


Ghi chú

2


MỤC LỤC:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ IMF………………………4
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Giới thiệu về IMF…………………………………………………………………4
Quá trình hình thành và phát triển của IMF………………………………………4
Cơ cấu tổ chức…………………………………………………………………….4
Mục đích của IMF…………………………………………………………………5
Chức năng cơ bản của IMF………………………………………………………..5
Hoạt động………………………………………………………………………….5
Nguồn tài chính……………………………………………………………………9
Các mục tiêu……………………………………………………………………….9

CHƯƠNG 2: MỐI LIÊN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ IMF……………………………..10
1. Tổng quan mối quan hệ giữa Việt Nam và IMF………………………………….10
a) Lịch sử quan hệ giữa Việt Nam- IMF………………………………………...10
b) Điều kiện và nghĩa vụ gia nhập……………………………………………….10

2. Hợp tác giữa Việt Nam và IMF…………………………………………………..12
a) Cổ phần và đại diện…………………………………………………………...12
b) Sự tác động của IMF đến nền kinh tế Việt Nam……………………………...12
3. Các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với IMF…………………………………14
a) Cơ hội…………………………………………………………………………14
b) Thách thức…………………………………………………………………….14

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ IMF
1. GIỚI THIỆU VỀ IMF:

Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) là một tổ chức về tài chính tiền tệ, mà các thành viên là
chính phủ các nước. Buổi đầu thành lập, IMF giám sát hoạt động của hệ thống tiền
tệ quốc tế và cho các nước thành viên vay tiền.
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA IMF:
Vào thập kỉ 30, trên thế giới xảy ra nhiều vấn đề về tiền tệ, nhưng chưa có được sự
thống nhất giải quyết từ các quốc gia.
Mùa hè năm 1940, một sự trùng hợp kỳ lạ đã xảy ra. Hai tư tưởng độc đáo và táo
bạo của Harry Dester White - Người Mỹ và John Maynard Keynes - Người Anh đã
đưa ra dự thảo xây dựng một tổ chức tiền tệ quốc tế được giám sát thường xuyên
bởi một tổ chức hợp tác. Tuy nhiên, phải sau nhiều lần thương thuyết trong điều
kiện khó khăn của thời chiến, cộng đồng quốc tế mới chấp nhận một hệ thống tiền
tệ mới và một tổ chức để giám sát nó. Những thương thuyết cuối cùng về thành
lập Quỹ tiền tệ quốc tế (viết tắt là IMF) đã diễn ra ở Bretton Woods,
NewHamsphire, Hoa kỳ vào tháng 7/1944 giữa 44 quốc gia. Bắt đầu từ 1-3-1947
tổ chức IMF chính thức đi vào hoạt động như một cơ quan chuyên môn của Liên
Hợp Quốc. Khi đó IMF có 49 thành viên.
Trụ sở chính của IMF ở Washington D.C và có hai chi nhánh tại Paris và Geneve.

Một nước có thể trở thành thành viên của IMF nếu nó sẵn sàng gắn bó, trung thành
với các chức năng và nguyên tắc chủ đạo của IMF.
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
• Hội đồng quản trị: là cơ quan quyền lực cao nhất của tổ chức IMF. Mỗi năm
họp 1 lần. Hội đồng quản trị phê chuẩn báo cáo hàng năm về hoạt động của
IMF, xem xét việc kết nạp thành viên mới và khai trừ thành viên ra khỏi tổ
chức, xem xét việc thay đổi vốn pháp định...
• Hội đồng giám đốc ( hay Hội đồng điều hành): Là cơ quan chấp hành của IMF.
Hội đồng giám đốc gồm 22 giám đốc chấp hành trong đó 6 giám đốc do 5 nước
có mức đóng góp lớn nhất và Arập xêút bổ nhiệm; 16 giám đốc do Hội nghị
toàn thể bầu ra có tính đến khu vực địa lý.
• Uỷ ban lâm thời hội đồng quản trị của IMF: là cơ quan tư vấn về các vấn đề
quan hệ tiền tệ được thành lập tháng 10 năm 1974. Nhiệm vụ chính của Ủy ban
lâm thời là kiểm tra việc quản lý hệ thống tiền tệ thế giới và kiến nghị với Hội
đồng quản trị. Nếu Hội đồng quản trị thấy cần thiết, có thể cải tổ Ủy ban lâm
thời thành cơ quan thường trực có quyền thông qua nghị quyết.
• Uỷ ban phát triển: phối hợp giữa IMF và ngân hàng thế giới, cố vấn cho Hội
đồng quản trị về nhu cầu đặc biệt của những nước nghèo.
4. MỤC ĐÍCH CỦA IMF:
4


Hỗ trợ tín dụng cho các nước thành viên để triển khai các dự án phát triển kinh
tế - xã hội, khắc phục thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế.
- IMF chỉ cho các nước có chương trình sử dụng vốn vay hiệu quả và có khả
năng trả nợ vay vốn.
5. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA IMF:
• Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỉ giá hối đoái giữa các nước thành viên:
- Theo quy định của văn bản hiệp định đầu, các nước thành viên đều áp dụng hệ
thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái cố định.

- Hệ thống tiền tệ mà IMF quản lý từ 1978 đến nay được gọi là hệ thống tỷ giá
thả nổi có quản lý (hệ thống Jamaica). Nhiều cường quốc ấn định tỷ giá của
mình theo cơ chế thả nổi có quản lý. Theo cơ chế này IMF có vai trò lớn và
thường kiến nghị, tác động đến chính sách quản lý tỷ giá của các nước thông
qua các điều kiện tín dụng. Tuy tác động, quản lý hệ thống tiền tệ quốc tế theo
nhiều cách gián tiếp nhưng IMF đã thực hiện chức năng duy trì ổn định hệ
thống tỷ giá hối đoái cố định tương đối l cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc
thực hiện chức năng này còn được hỗ trợ bởi các hoạt động thực hiện các chức
năng khác.
• Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh
toán:
- Nếu gặp khó khăn về cán cân thanh toán, một nước thành viên có thể rút lại
-

ngay lập tức 25% quota đã góp bằng vàng hoặc ngoại tệ có thể chuyển đổi
.Trước 1980, IMF quy định thành viên hàng năm chỉ được vay tối đa 25% và
tổng các khoản vay không được quá 125% quota.
• Theo dõi tình hình của hệ thống quốc tế và chính sách kinh tế của các nước
-

thành viên.
Theo Ðiều 4 về quan hệ hợp tác giữa IMF và thành viên, IMF được phép xem
xét một cách có hệ thống sự phát triển kinh tế và chính sách kinh tế của thành
viên, đánh giá tác động của các chính sách đối với tỷ giá hối đoái và cán cân

thanh toán.
6. HOẠT ĐỘNG:
a) Vốn hoạt động của quỹ và quyền rút vốn đặc biệt ( SDR):
Vốn hoạt động: Khi gia nhập IMF, mỗi nước thành viên đều phải đóng một khoản
tiền nhất định được coi là một khoản lệ phí hội viên. Tuy nhiên khoản đóng này chỉ thực

hiện khi quỹ có nhu cầu: khi có ai cần vay tiền của quốc gia đó thì quốc gia đó mới phải
đóng. Số tiền này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:
5


+ Thứ nhất, nó tạo thành một khoản vốn IMF có thể trích ra cho các thành viên
vay mỗi khi họ gặp khó khăn về tài chính.
+ Thứ hai, nó là căn cứ để quyết định số lượng tiền mà nước thành viên được vay
và là cơ sở để phân bổ rút vốn lớn đặc biệt (SDR) theo từng thời kỳ cho các nước
thành viên. Nước thành viên nào càng đóng góp nhiều thì khi cần nó càng được
vay nhiều.
+ Thứ ba, số tiền ký quỹ này còn có vai trò quyết định quyền bỏ phiếu của nước
thành viên.
Bản thân IMF là người quyết định số tiền mỗi nước thành viên phải nộp vào quỹ
sau khi phân tích đánh giá mức độ giàu có và tình hình kinh tế của nước đó. Nước càng
giàu, lệ phí càng cao. Mức đóng góp của mỗi nước thành viên vào IMF rất khác nhau.
-

Tổng số tiền đóng góp các nước thành viên cho đến nay khoảng 210 tỷ USD,
mặc dù trên thực tế số tiền sử dụng được không thể coi là lớn vì các nước
thành viên nộp 75% số lệ phí của họ bằng tiền nội địa và vì hầu hết đồng tiền

quốc gia của nhiều nước không phổ biến trong thanh toán quốc tế.
• Quyền rút vốn đặc biệt:
- Ðó là loại tiền đặc biệt mà IMF tạo ra để bổ sung vào tài sản dự trữ mà hầu hết
các nước thành viên dùng để đảm bảo nhu cầu thanh toán ngoại tệ và giao dịch
với nước ngoài. Việc này đã giải quyết được nguy cơ khan hiếm những phương
-

tiện thanh toán quốc tế.

Giá trị của mỗi đơn vị SDR lúc đầu được ấn định là 0,888671 gr vàng tương
đương với hàm lượng vàng của l USD. Năm 1973, do sự thả nổi của đồng
USD, giá trị của 16 loại tiền tệ có cân nhắc tỷ trọng tuỳ theo tầm quan trọng
của mỗi đơn vị tiền tệ thể hiện qua phần giá trị xuất khẩu của mỗi quốc gia Hội
viên trong tổng giá trị xuất khẩu của thế giới. Năm 1981 giá trị tổng hợp đó chỉ
còn căn cứ vào 5 đơn vị tiền tệ của 5 nước có khối lượng xuất khẩu lớn nhất
thế giới từ 1975 - 1979 là USD 40; FRF 11%; GDB 11%; JPY 17%; DEM 21%
(xem biểu đồ ) ; Cứ 5 năm duyệt lại một lần: một lần vào đầu năm 1986, một

-

lần vào đầu năm 1991.
Biểu đồ :
6


-

-

-

Sự định giá đồng SDR (tính theo phần trăm)

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế là gì, Viện nghiện cứu IMF, Trang 12.
Quyền vay đặc biệt này có 2 điểm cần chú ý. Thứ nhất, vay đặc biệt cũng cần
lý do cán cân thanh toán thiếu hụt như vay thông thường. Tuy nhiên trong khi
vay thông thường phải làm đơn và IMF cử phái đoàn tới kiểm tra, nếu được
vay thì phải thực hiện những biện pháp mà IMF yêu cầu, còn vay đặc biệt
không cần phải có phái đoàn IMF tới nghiên cứu mới cho vay. Thứ hai, vay

thông thường chịu lãi suất 3% còn vay đặc biệt chỉ chịu lãi suất 15%.
Hội nghị thường niên IMF ngày 3/10/1969 đã biểu quyết chấp thuận dự án cấu
tạo 9,5 tỷ SDR, lần phân phối SDR đầu tiên là 3,5 tỷ SDR thi hành ngày
l/1/1970, hai lần phân phối sau đó mỗi lần 3 tỷ vào đầu năm 1971 và 1972.
Ðến năm 1979 thêm 3 đợt phân phối nữa vào đầu năm 1979, 1980, 1981. Tính
chung, từ 1970 đến 1986 Quỹ đã tạo ra và phân phối tổng cộng 21,4 tỷ SDR,

-

trị giá gần 29 tỷ USD, chiếm khoảng 2% tổng dự trữ thế giới.
b) Những thỏa thuận về trao đổi các đồng tiền:
Theo quy định của ban điều lệ đầu tiên của IMF, các nước thành viên đều áp
dụng hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái cố định.
Khi hệ thống ngang giá hối đoái chấm dứt, theo điều khoản IV của điều lệ mới
của IMF, toàn thể hội viên của IMF đã đồng ý cho mỗi nước thành viên được
lựa chọn phương pháp xác định giá trị đồng tiền của mình. Chỉ có một yêu cầu
duy nhất, đặt ra cho họ là không được tiếp tục lấy vàng làm thước đo giá trị
đồng tiền của mình nữa và phải thông báo một cách xác thực phương pháp
định giá cho đồng tiền của mình.
c) Việc giám sát:
IMF thực hiện các mục giám sát của mình thông qua các cuộc hội thảo song
phương với từng nước được tổ chức hàng năm theo điều khoản IV và giám
sát đa phương một năm 2 lần trên cơ sở hoạt động xuất bản ấn phẩm ''triển
vọng kinh tế thế giới'' (World Economic Outlook - WEO). Bên cạnh đó
7


IMF còn tiến hành các kế hoạch thận trọng, theo dõi và giám sát chặt chẽ
chương trình đối với các nước thành viên sử dụng nguồn tín dụng của IMF.
Các kế hoạch thận trọng này nhằm nâng cao lòng tin của cộng đồng quốc tế

đổi mới chính sách của nước thành viên. Công tác theo dõi chương trình có
thể bao gồm việc đề ra các tiêu chuẩn đã được xây dựng sẵn chứ có không
thành lập nên quy định chính thức của IMF.
d) Các cuộc hội thảo:
Bên cạnh các cuộc thảo luận định kỳ, IMF cũng tổ chức các cuộc hội thảo
với những nước có chính sách ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới. Các cuộc
hội thảo đặc biệt này đánh giá tình hình kinh tế thế giới và những bước phát
triển sắp tới: IMF công bố kết quả đánh giá này l năm 2 lần trong tạp chí
''Triển vọng kinh tế thế giới''. Ấn phẩm này bao gồm nhiều thông tin có giá
trị và nhiều dự đoán về kinh tế thế giới. Hơn nữa, bằng cách nhấn mạnh tới
các khả năng lựa chọn chính sách khác nhau ấn phẩm này còn giúp cho các
nước thành viên kết hợp các chính sách kinh tế của chính nước mình với
những thay đổi chính sách ở các nước thành viên khác.
e) Trợ giúp tài chính và trợ giúp kỹ thuật:
+ Trợ giúp tài chính:
IMF chỉ cho vay đối với các nước thành viên gặp vấn đề về thanh
toán ( Tức là các nước không có đủ ngoại tệ để trả cho số hàng nhập khẩu,
khi đó các nước phải đối mặt với nhiều thực tế khó khăn).
Một nước thành viên gặp khó khăn trong việc thanh toán có thể ngay
lập tức rút từ IMF 25% lượng mà nước này đóng góp bằng vàng hoặc bằng
tiền có thể chuyển đổi. Nếu 25% này không đủ cho nhu cầu của nước đó,
nước đó có thể yêu cầu IMF cho vay thêm, nhưng phải đảm bảo 2 nguyên
tắc:
Thứ nhất: khoản tiền mà các nước đóng cho IMF sử dụng phải tồn
tại phục vụ cho lợi ích của tất cả các thành viên. Mỗi nước thành viên khi
vay đồng tiền của thành viên khác từ Qũy phải trả lại ngay sau khi khó
khăn về thanh toán của nước mình được giả quyết.
Thứ hai: Trước khi IMF rút tiền ra khỏi Qũy, thành viên muốn vay
cần phải cho biết kế hoạch giải quyết vấn đề thanh toán để có thể trả lại
IMF trong thời hạn thông thường là 3 đến 5 năm. Tuy nhiên trong một số

trường hợp nhất định, thời hạn này được kéo dài đến 10 năm.
IMF cho các nước gặp khó khăn về thanh toán vay tiền dưới nhiều
cơ chế khác nhau tùy theo những vấn đề cụ thể được báo cáo. IMF có 8 loại
tín dụng cho vay bằng tiền mặt với các điều kiện khác nhau:
1: Tín dụng thông thường.
2: Tín dụng tài chính bổ sung.
8


3: Tín dụng chuyển đổi hệ thống.
4: Tín dụng điều chỉnh mở rộng.
5: Tín dụng bù đắp thất thu xuất khẩu.
6: Tín dụng duy trì dự trữ điều hòa ( còn gọi là Tín dụng kho đệm).
7: Tín dụng điều chỉnh cơ cấu.
8: Tín dụng điều chỉnh cơ cấu mở rộng.
7. NGUỒN TÀI CHÍNH:
Nguồn vốn của IMF là do các nước đóng góp, các nước thành viên
có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật
Bản (6,26%), Anh(5,05%) và Pháp (5,05%).
Tổng vốn của IMF là 30 tỷ Dollar Mỹ (1999)
8. CÁC MỤC TIÊU CỦA IMF:
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm
cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm gải quyết các vấn đề tiền tệ
quốc tế.
- Tạo điều kiện mở rộng và tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế và
nhờ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc làm, thu nhập
thực tế và việc phát triển nguồn lực sản xuất của tất cả các thành viên, coi đó là
mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh tế.
- Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì một cách có trật tự hoạt động giao
dịch ngoại hối giữa các thành viên và tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh.

- Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành
viên và xóa bỏ các hạn chế về ngoại hối gây phương hại tới sự tăng trưởng của
mậu dịch quốc tế.
- Tạo niềm tin cho các nước thành viên bằng cách cung cấp cho họ nguồn lực dự
trữ của Qũy được bảo đảm an toàn và tạo cơ hội cho họ sửa chữa mất cân đối
trong cán cân thanh toán quốc tế.
- Rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng trong cán cân thanh toán của
các nước thành viên.
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ IMF
1. TỔNG QUAN MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ IMF
a) Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và IMF:

THỜI GIAN
21-09-1956
Đến năm 1976
1976-1981

SỰ KIỆN
Chính quyền Sài Gòn đã gia nhập vào IMF
CHXHCN Việt Nam chính thức kế tục chân hội viên của
Việt Nam và được hưởng các khảo vay từ IMF.
Việt Nam được vay từ IMF khoảng 200 triệu USD để
giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán.
9


1985-1993
Tháng 10-1993
1993-2004
Tháng 4- 2004 đến

nay

Quan hệ với IMF trở nên khó khăn khi Việt Nam bị đình
chỉ quyền vay vốn do các khoản nợ quá hạn.
Quan hệ Việt Nam- IMF được chính thức nối lại, được
duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình
thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô.
IMF đã cung cấp cho Việt Nam 4 khoản vay với tổng
vốn cam kết 1.094 triệu USD, giải ngân được 670,8 triệu
USD.
Quan hệ được duy trì tốt đẹp, dù giữa 2 bên không còn
chương trình vay vốn. Năm 2009: Việt Nam được phân
bổ tổng cộng hơn 267 triệu SDR.

b) Những điều kiện gia nhập và nghĩa vụ của Việt Nam:
• Những điều kiện gia nhập:
- Khi gia nhập IMF, mỗi nước thành viên đều phải đóng một khoản tiền nhất

-

-

-

định được coi là một khoản lệ phí hội viên. Tuy nhiên khoản đóng này chỉ thực
hiện khi quỹ có nhu cầu: khi có ai cần vay tiền của quốc gia đó thì quốc gia đó
mới phải đóng.
Số tiền đóng của mỗi thành viên là khác nhau, do IMF quy định dựa vào khả
năng tài chính của mỗi quốc gia.
Quyền vay đặc biệt có 2 điểm cần chú ý. Thứ nhất, vay đặc biệt cũng cần lý do

cán cân thanh toán thiếu hụt như vay thông thường. Tuy nhiên trong khi vay
thông thường phải làm đơn và IMF cử phái đoàn tới kiểm tra, nếu được vay thì
phải thực hiện những biện pháp mà IMF yêu cầu, còn vay đặc biệt không cần
phải có phái đoàn IMF tới nghiên cứu mới cho vay. Thứ hai, vay thông thường
chịu lãi suất 3% còn vay đặc biệt chỉ chịu lãi suất 15%.
Theo quy định của ban điều lệ đầu tiên của IMF, các nước thành viên đều áp
dụng hệ thống ngang giá tiền tệ và TGHÐ cố định.
Khi hệ thống ngang giá hối đoái chấm dứt, theo điều khoản IV của điều lệ mới
của IMF, toàn thể hội viên của IMF đã đồng ý cho mỗi nước thành viên được
lựa chọn phương pháp xác định giá trị đồng tiền của mình. Chỉ có một yêu cầu
duy nhất, đặt ra cho họ là không được tiếp tục lấy vàng làm thước đo giá trị
đồng tiền của mình nữa và phải thông báo một cách xác thực phương pháp định
giá cho đồng tiền của mình.
Sự chuyển đổi từ hệ thống ngang giá hối đoái sang hệ thống tỷ giá hối đoái
mới hiện nay không làm cho ảnh hưởng của IMF đến hệ thống mất đi mà còn
mạnh lên. Trên thực tế, toàn thể hội viên đã yêu cầu IMF xem xét, nghiên cứu
tỉ mỉ tất cả các khía cạnh của nền kinh tế có ảnh hưởng đến TGHÐ, đánh giá
thành tựu kinh tế của các nước thành viên một cách hữu hiệu.

10


IMF thực hiện các mục giám sát của mình thông qua các cuộc hội thảo song
phương với từng nước được tổ chức hàng năm theo điều khoản IV và giám sát
đa phương một năm 2 lần trên cơ sở hoạt động xuất bản ấn phẩm ''triển vọng
kinh tế thế giới''. Bên cạnh đó IMF còn tiến hành các kế hoạch thận trọng, theo
dõi và giám sát chặt chẽ chương trình đối với các nước thành viên sử dụng
nguồn tín dụng của IMF. Các kế hoạch thận trọng này nhằm nâng cao lòng tin
của cộng đồng quốc tế đổi mới chính sách của nước thành viên. Công tác theo
dõi chương trình có thể bao gồm việc đề ra các tiêu chuẩn đã được xây dựng

sẵn chứ có không thành lập nên quy định chính thức của IMF.
- Bên cạnh các cuộc thảo luận định kỳ, IMF cũng tổ chức các cuộc hội thảo với
những nước có chính sách ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới
• Nghĩa vụ của Việt Nam khi gia nhập vào IMF:
-

- Ngày 5/1/2006, văn phòng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Hà Nội cho biết
Chính phủ Việt Nam đồng ý chấp thuận các nghĩa vụ theo đúng Điều lệ của
IMF đối với các thành viên vay tiền.
-

-

-

Tính từ ngày 8/11/2005, Việt Nam đã bắt đầu chấp thuận các nghĩa vụ ghi tại
Điều VIII, mục 2, 3, và 4 trong bản Điều lệ.
Theo mục 2, 3 và 4 của Điều VIII, các nước thành viên của IMF cam kết
không áp dụng những hạn chế trong thanh toán và chuyển tiền đối với những
giao dịch quốc tế vãng lai và không tiến hành hoặc không cho phép bất kỳ tổ
chức tài chính nào áp dụng bất kỳ hình thức phân biệt đối xử về tiền tệ hoặc
chế độ đa đồng tiền, trừ phi được IMF chấp thuận.
Bằng việc chấp thuận các nghĩa vụ này, Việt Nam gửi tín hiệu đến cộng đồng
quốc tế là Việt Nam sẽ theo đuổi những chính sách kinh tế mà không cần thiết
phải áp dụng những hạn chế về thanh toán hoặc chuyển tiền đối với các giao
dịch quốc tế vãng lai, và sẽ góp phần làm cho hệ thống thanh toán đa phương
hoàn toàn không có bất kỳ hạn chế nào.
Theo Ngân hàng Nhà nước, đối với các giao dịch vãng lai, trước đó, về cơ bản
Việt Nam đã tự do hoá việc chuyển đổi ngoại tệ và thanh toán đối với hầu hết
các giao dịch loại này, nhưng các quy định về hồ sơ, chứng từ trên thực tế còn

rườm rà, khó triển khai, chưa đáp ứng yêu cầu đơn giản hoá. Các giao dịch
hiện đại áp dụng gần đây như thanh toán điện tử, thanh toán thẻ thậm chí chưa
có quy định, hướng dẫn cụ thể nên gây ra khó khăn cho doanh nghiệp và các
ngân hàng thương mại.
Như vậy, hiện đã có 166 nước trong tổng số 184 nước thành viên của IMF đã
chấp thuận nghĩa vụ của Điều VIII, mục 2, 3 và 4.
11


-

Hạn mức đóng góp cổ phần của Việt Nam là 329.1 triệu SDR, trị giá khoảng
475.3 triệu USD. Nghĩa vụ nợ tài chính của Việt Nam đối với IMF tính đến
ngày 30/11/2005 khoảng 148,36 triệu SDR.

2. HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ IMF ( nguồn: Bộ ngoại giao, cập nhật đến

9/2012)
a) Cổ phần và đại diện:
Hiện nay cổ phần của Việt Nam tại IMF bằng 460,7 triệu SDR,
chiếm0,193% tổng khối lượng cổ phần và có tỷ lệ phiếu bầu là 0,212% tổng số
quyền bỏ phiếu. Việt Nam thuộc nhóm Đông Nam Á với 13 nước thành viên.
b) Sự tác động của IMF đến nền kinh tế Việt Nam:
• Hoạt động của IMF tại Việt Nam:
- Năm 1976, CHXHCN Việt Nam chính thức kế tục quy chế hội viên của
Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF. Trong giai
đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải
quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Sau khi Việt Nam phát sinh
nợ quá hạn với IMF vào năm 1984 và IMF đình chỉ quyền vay vốn của
Việt Nam, trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10/1993, quan hệ giữa VN IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham

khảo thường niên về kinh tế vĩ mô.
- Tháng 10/1993, Việt Nam đã nối lại quan hệ tài chính với IMF. Trong giai
đoạn 1993-2004, IMF đã cung cấp cho Việt Nam 4 khoản vay với tổng vốn
cam kết 1.094 triệu USD, giải ngân được 670,8 triệu USD – trong đó 209,2
triệu USD của chương trình Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo PRGF.
- Từ tháng 4/2004 đến nay, quan hệ Việt Nam - IMF tiếp tục được duy trì tốt
đẹp mặc dù giữa hai bên không còn chương trình vay vốn. IMF vẫn rất tích
cực tiến hành nhiều hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho
Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại, cải
cách DNNN, tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng (Đoàn điều
IV: giám sát kinh tế vĩ mô), cải cách thuế (tư vấn cho Bộ Tài chính), xác định
mục tiêu lạm phát, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố v.v. Ngoài
ra, hàng trăm lượt cán bộ NHNN và các bộ ngành liên quan được tạo điều kiện
tham dự các khóa đào tạo, hội thảo ngắn hạn và xuất học bổng dài hạn theo
chương trình do IMF tài trợ tại Singapore, Áo, Mỹ.
• Trao đổi Đoàn cấp cao:
- Hàng năm theo định kỳ, IMF thường xuyên cử hai đoàn công tác: đoàn Điều
IV và đoàn công tác cập nhật đánh giá vào Việt Nam. Ngoài ra, đã có ba Phó
Tổng Giám đốc của IMF đã vào thăm và làm việc tại Việt Nam bao gồm Phó
Tổng Giám đốc thứ nhất của IMF ông John Lipsky, ông Takatoshi Kato
Nguyên Phó Tổng Giám đốc của IMF, ông Naoyuki Shinohara hiện là Phó
Tổng Giám đốc của IMF đã nhiều lần vào Việt Nam tham dự các Hội nghị
Quốc tế cấp cao tại Việt nam.
12


Đoàn cấp cao Việt Nam hàng năm cũng tích cực tham gia Hội nghị Thường
niên IMF/WB để trao đổi và cập nhật tình hình kinh tế thế giới.:
• Các hoạt động trong 3 năm gần đây:
- Tăng vốn cổ phần đặc biệt năm 2008: vốn cổ phần của Việt Nam tại IMF đã

tăng thêm 131,6 triệu SDR từ 329,1 triệu SDR lên 460,7 triệu SDR. Việc góp
vốn của Việt Nam đã hoàn tất và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 27/4/2011.
- Về tăng vốn cổ phần, trong đợt rà soát vốn cổ phần tổng thể lần 14 của IMF,
vốn cổ phần của Việt Nam tại IMF sẽ tiếp tục tăng từ 0,4607 tỷ SDR lên
1,1531 tỷ SDR (tăng thêm 692,4 triệu SDR). Trong đợt tăng vốn lần này, số cổ
phần của Việt Nam tăng khoảng 150% so với mức tăng chung 100%, do ngoài
mức tăng 100% cổ phần như các nước khác, tỷ lệ cổ phần của Việt Nam cũng
được tăng từ 0,193% lên 0,242%. Điều này phản ánh thành tựu kinh tế và vị
thế tiếng nói ngày càng tăng của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.
- Trong thời gian qua, IMF đã cử nhiều Đoàn vào Việt Nam giúp đánh giá, tư
vấn về nhiều lĩnh vực chính sách, nghiệp vụ chuyên môn như, chính sách thuế,
cán cân thanh toán, xây dựng dự thảo luật phòng chống rửa tiền và tổ chức
nhiều khóa đào tạo; tổ chức nhiều buổi tọa đàm đối thoại chính sách với các
cơ quan chức năng.
- Trong giai đoạn vừa qua, IMF đã có nhiều ý kiến tư vấn, khuyến nghị chính
sách cho Chính phủ và các cơ quan Việt Nam trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô,
đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra.
- Để ghi nhận những đóng góp của IMF cho Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã
quyết định trao tặng Huân chương Hữu nghị cho ông Benedict Bingham –
Trưởng đại diện IMF trước khi ông kết thúc nhiệm kì công tác tại Việt Nam
vào tháng 10/2011.
3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
IMF:
a) Cơ hội
- IMF đã cho Việt Nam vay các khoản tiền để giải quyết các khó khăn về kinh
tế.
- Việt Nam nhận được sự hỗ trợ của IMF cung cấp nhiều hỗ trợ kỹ thuật cho
lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng, cải cách thuế,
xác định mục tiêu lạm phát, tính toán cơ bản,v.v. Ngoài ra, các cán bộ Ngân
Hàng Nhà Nước và các bộ liên quan được tạo điề kiện tham dự các khóa đào

tạo, hội thảo ngắn hạn và xuất học bổng dài hạn theo chương trình do IMF tài
trợ.
- Việt Nam đã chính thức gia nhập hệ thống phân phối số liệu chung của Qũy
tiền tệ Quốc tế ( IMF). Đây là cơ hội tốt cho việc cung cấp hình ảnh kinh tế
Việt Nam đến nhà đầu tư toàn cầu, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- IMF thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự hỗ trợ
đối với Việt Nam.
-

13


-

-

-

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa IMF với các bộ, ngành chức năng của Việt
Nam nên các đánh giá hàng năm của IMF về kinh tế vĩ mô của Việt Nam là
khá sát với thực tế, chính điều này đã góp phần tích cực vào công tác chỉ đạo,
điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ Việt Nam.
IMF giúp Việt Nam những hoạt động tư vấn về chính sách trước việc ứng phó
với hậu quả của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
b) Thách thức:
Để nhận được sự hỗ trợ từ IMF, phải chấp nhận biện pháp, quy tắc, trong đó
có những biện pháp nghiệt ngã do IMF áp đặt.
Việt Nam nếu không có sự điều chỉnh phù hợp các chính sách của mình và sự
hỗ trợ của IMF sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào nó.
Nền kinh tế Việt Nam chịu tác động và ảnh hưởng rất lớn từ nền tài chính tiền

tệ quốc tế.
Khi là thành viên của IMF, Việt Nam mở cửa nền tài chính tiền tệ, kinh tế với
thế giới; điều này đồng nghĩa với sự cạnh tranh gay gắt để thu hút đầu tư nước
ngoài , hoạt động sản xuất kinh doanh mọi mặt hàng.

KẾT LUẬN
Gia nhập vào IMF cũng như các tổ chức thế giới khác, đã tạo điều kiện cho Việt
Nam phát triển về kinh tế, giao thương… Bên cạnh đó, cũng tạo ra không ít khó
khăn mà Việt Nam phải đối mặt.

14



×