Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tường vây tầng hầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 46 trang )

NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM
MỤC LỤC
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ TƯỜNG VÂY -----------------------------------------------------------------3
1. Định nghĩa tường vây: -------------------------------------------------------------------------------------3
2. Phạm vi áp dụng tường vây:------------------------------------------------------------------------------3
3. Phân loại tường vây: ---------------------------------------------------------------------------------------4
3.1 Tường vây bằng cọc hàng theo kiểu dãy cột: -----------------------------------------------------4
3.2 Tường vây bằng cọc hàng liên tục: -----------------------------------------------------------------4
3.3 Tường vây bằng cọc hàng tổ hợp: -------------------------------------------------------------------4
4. Một số công trình thi công tường vây tầng hầm: -----------------------------------------------------5
PHẦN II. THIẾT KẾ TƯỜNG VÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP“TƯỜNG TRONG ĐẤT”--------6
1. Kiểm tra sức chịu tải của đất nền dưới chân tường -------------------------------------------------6
2. Tính toán tường chắn không neo: -----------------------------------------------------------------------7
3. Tính toán tường chắn có một hàng neo: ---------------------------------------------------------------9
4. Tính toán tường chắn có nhều hàng neo: ------------------------------------------------------------ 10
PHẦN III. THIẾT KẾ TƯỜNG VÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ GIA: ------------------------- 13
1. Giới thiệu về phương pháp: ---------------------------------------------------------------------------- 13
2. Lý thuyết tính:--------------------------------------------------------------------------------------------- 14
3. Chứng minh lý luận của phương pháp: -------------------------------------------------------------- 16
PHẦN IV. THI CÔNG TƯỜNG VÂY: -------------------------------------------------------------------- 17
1. Đào hố cho Panel (baret) đầu tiên --------------------------------------------------------------------- 17
2. Hạ lồng cốt thép, hạ gioăng chống thấm và đổ bêtông cho panen (barret) đầu tiên -------- 18
3. Đào hố cho panen (barret) tiếp theo và tháo bộ gá lắp cho gioăng chống thấm ------------- 19
4. Hạ lồng cốt thép, đặt gioăng chống thấm và đổ bêtông cho panen (barret) thứ 2: ---------- 19
5. Hệ thống khớp nối CWS: ------------------------------------------------------------------------------- 20


5.1. Nguyên tắc của khớp nối CWS: ------------------------------------------------------------------ 20
5.2 Lắp dựng và tháo dỡ khớp nối CWS: ------------------------------------------------------------ 20
5.3 Các thuận lợi khi dùng khớp nối CWS: --------------------------------------------------------- 20
6. Hạ mực nước ngầm:-------------------------------------------------------------------------------------- 21
7. Thiết bị thi công: ------------------------------------------------------------------------------------------ 21

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 1


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

PHẦN V. VÍ DỤ TƯỜNG VÂY: ---------------------------------------------------------------------------- 22
1.Giới thiệu công trình: ------------------------------------------------------------------------------------- 22
1.1 Đặc điểm ----------------------------------------------------------------------------------------------- 22
1.2 Vị trí ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 23
1.3 Địa chất công trình ----------------------------------------------------------------------------------- 23
2.Tính theo phương pháp phần tử hữu hạn (dùng phần mềm Plaxis): --------------------------- 25
2.1 Thông số địa chất đầu vào cho phần mềm Plaxis ---------------------------------------------- 25
2.2 Thông số tường vây: --------------------------------------------------------------------------------- 25
2.3 Thông số thanh chống -------------------------------------------------------------------------------- 26
2.4 Phụ tải mặt đất: --------------------------------------------------------------------------------------- 26
2.5 Các bước mô phỏng trong phần mềm Plaxis --------------------------------------------------- 27
2.6 Nội lực trong hệ thanh chống ---------------------------------------------------------------------- 30
2.7 Biểu đồ Nội Lực và Chuyển Vị Ngang Tường Vây -------------------------------------------- 31

3.Tính toán cốt thép tường vây. --------------------------------------------------------------------------- 32
3.1 Tính toán cốt thép dọc chịu lực:--------------------------------------------------------------------- 32
3.2 Tính toán cốt đai: -------------------------------------------------------------------------------------- 33
4. So sánh các phương án tường vây ----------------------------------------------------------------------- 34
5.Kiểm tra ổn định hố đào --------------------------------------------------------------------------------- 38
5.1 Điều kiện chuyển vị tường vây ---------------------------------------------------------------------- 38
5.2 Biến dạng đất nền -------------------------------------------------------------------------------------- 38
5.3 Hệ số an toàn ------------------------------------------------------------------------------------------ 40
6. Quy trình thi công tầng hầm --------------------------------------------------------------------------- 42
6.1 Giai đoạn 1 --------------------------------------------------------------------------------------------- 44
6.2 Giai đoạn 2---------------------------------------------------------------------------------------------- 44
6.3 Giai đoạn 3---------------------------------------------------------------------------------------------- 44
6.4 Giai đoạn 4---------------------------------------------------------------------------------------------- 45
6.5 Giai đoạn 5 --------------------------------------------------------------------------------------------- 45
6.6 Giai đoạn 6 --------------------------------------------------------------------------------------------- 45
6.7 Giai đoạn 7 --------------------------------------------------------------------------------------------- 46
6.8 Giai đoạn 8 --------------------------------------------------------------------------------------------- 46
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------------- 46

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 2


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG


PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ TƯỜNG VÂY
Trong quá trình thi công móng và tầng hầm nhà cao tầng, khi thi công hố đào sâu sẽ làm
thay đổi trạng thái ứng suất, biến dạng trong đất nền xung quanh khu vực hố đào và có thể làm
thay đổi mực nước ngầm dẫn đến nền đất bị dịch chuyển và có thể lún gây hư hỏng công trình
lân cận nếu không có giải pháp thích hợp. Tường vây là giải pháp thích hợp để chống đỡ thành
hố đào, bên cạnh đó có thể tận dụng tường vây làm tường tầng hầm.
Tầng ngầm của những cao ốc là một trong những phần việc rất quan trọng, không chỉ có
vai trò với công trình mà còn với những công trình lân cận. Chính vì vậy, khi tiến hành khảo sát
địa chất cũng như xác lập quy trình kỹ thuật xây dựng tầng ngầm đòi hỏi phải có những yêu cầu
kỹ thuật nghiêm ngặt của lĩnh vực xây dựng ngầm.

1. Định nghĩa tường vây:
Tường trong đất là một bộ phận của kết cấu công trình bằng bêtông cốt thép được đúc tại
chỗ hoặc lắp ghép (bằng các tấm panen đúc sẵn) trong đất. Tường vây có chức năng giữ ổn định
và/hoặc chống thấm và có thể dùng làm tường chống thấm cho các đập nước hoặc các hố đào,
làm móng hoặc tường bao cho các kết cấu.
 Tên của loại kết cấu này thường được gọi như sau:
o Tiếng Việt: Tường trong đất.
o Tiếng Pháp: Paroi moulée dan le sol.
o Tiếng Anh : Diaphragm Wall.
o Tiếng Nga: CTEHA B ΓPYHTE

2. Phạm vi áp dụng tường vây:
 Tường trong đất có thể áp dụng trong các trường hợp sau:
o Làm tường tầng hầm cho nhà cao tầng;
o Làm các công trình ngầm như: đường tàu điện ngầm, đường cầu chui, cống thoát nước lớn,
các gara ôtô ngầm dưới đất v.v…
o Làm kè bờ cảng, làm tường chắn đất …
 Đối với tường vây làm tầng hầm nhà cao tầng thì tường có tác dụng và đảm bảo yêu
cầu :

o Bảo vệ thành hố đào sâu; đồng thời bảo vệ nền móng cho công trình lân cận;
o Bảo vệ cho nước ngầm không vào được tầng hầm trong quá trình thi công cũng như sử
dụng;

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 3


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

o Đảm bảo cho tường trong đất được ổn định, nghĩa là không bị nghiêng, không bị lún quá
giới hạn cho phép.

3. Phân loại tường vây:
3.1 Tường vây bằng cọc hàng theo kiểu dãy cột:
Khi đất quanh hố đào tương đối tốt, mực nước ngầm tương đối thấp, có thể lợi dụng hiện
tượng vòm giữa 2 cọc gần nhau.

Hình I.1

3.2 Tường vây bằng cọc hàng liên tục:
Trong đất yếu thì thường không thể hình thành được vòm đất, cọc chắn giữ phải xếp
thành hàng liên tục. Cọc khoan lỗ dày liên tục có thể chồng tiếp vào nhau, hoặc khi cường độ
bêtông thân cọc còn chưa hình thành thì làm một cọc rễ cây bằng bêtông không có cốt thép ở
giữa hai cây cọc để nối liền cọc hàng khoan lỗ lại (hình I.3). Cũng có thể dùng cọc bản thép, cọc

bản bêtông cốt thép (hình I.4,5)

Hình I.3

Hình I.2

Hình I.4

Hình I.5

3.3 Tường vây bằng cọc hàng tổ hợp:
Trong vùng đất yếu mà có mực nước ngầm tương đối cao có thể dùng cọc khoan nhồi tổ
hợp với tường chống thấm tổ hợp với tường chống thấm bằng cọc ximăng đất.

Hình I.6
NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 4


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

 Căn cứ vào độ sâu hố đào và tình hình chịu lực của kết cấu, chắn giữ bằng cọc hàng
có thể chia:
1. Kết cấu chắn giữ không có chống (conson): Khi độ sâu hố đào không lớn và có thể lợi
dụng được tác dụng conson để chắn giữ được thể đất ở phía sau tường.

2. Kết cấu chắn giữ có chống đơn: Khi độ sâu đào hố lớn hơn, không thể dùng được kiểu
không chống thì có thể dùng một hàng chống đơn ở trên đỉnh của kết cấu chắn giữ.
3. Kết cấu chắn giữ nhiều tầng chống: Khi độ sâu đào hố móng là khá sâu, có thể đặt nhiều
tầng chống, nhằm giảm bớt nội lực của tường chắn.

4. Một số công trình thi công tường vây tầng hầm:
o Công trình có tầng hầm đầu tiên sau năm 1954 được xây dựng chính là tầng hầm của nhà
11 tầng (móng cọc đóng 12m), được Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) thiết
kế và Sở Xây dựng Hà Nội thi công vào năm 1981.
o Công trình đầu tiên sử dụng kỹ thuật neo trong đất đã được Bachy – Soletanche Vietnam
(BSV) thực hiện thành công là Toà tháp VietcomBank tại 184 Trần Quang Khải, Hà Nội
vào năm 1997.
o Dự án Trung tâm điều hành và Thông tin viễn thông Điện lực Việt Nam (TTVTĐL EVN) có diện tích 14 000 m2 tại số 11 phố Cửa Bắc, TP. Hà Nội 2008.
o Tòa tháp Keangnam Landmark Tower cao nhất Việt Nam, tại Lô 6 đường Phạm Hùng,
Hà Nội, do Samwoo Geotech thi công từ tháng 5/2008.

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 5


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

PHẦN II. THIẾT KẾ TƯỜNG VÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP
“TƯỜNG TRONG ĐẤT”:
Trong phần này chỉ trình bày giải pháp thiết kế cho tường trong đất dùng làm tầng hầm cho

nhà cao tầng. Nội dung việc thiết kế như sau:

1. Kiểm tra sức chịu tải của đất nền dưới chân tường
Tường trong đất khi dùng làm tường tầng hầm cho nhà cao
Ntc

tầng, thì có thể hoặc không chiu tải trọng thẳng đứng Ntc do công
trình bên trên gây nên.
Trong trường hợp tổng quát, thì phải đảm bảo cho sức chịu của
đất dưới chân tường lớn hơn tải trọng của công trình cộng với tải

Gtc
h

trọng bản thân của bức tường gây nên tai chân tường, tức là:
N tc  G tc
ptc 
 Rtc
b

Trong đó:

b

b
2

Ptc - áp lực tiêu chuẩn dưới chân tường, T/m ;
Ntc - tải trọng công trình trên mỗi mét dài, T/m;
Gtc - trọng lượng bản thân của, mỗi mét dài tường, T/m;

Rtc - sức chịu tải của đất nền dưới chân tường, xác định theo

t

Hình II.1

công thức
b - chiều rộng của tường trong đất
Rtc = Ab + Bh’ + Dctc
Trong đó :
b – chiều rộng của bức tường (chiều rộng của barét), m;
h – chiều sâu của bức tường, m;
 – dung trọng của lớp đất dưới tường, T/m3;
’ – dung trọng trung bình của cc lớp đất từ chân tường đến mặt đất, T/m3;
ctc – lực dính tiêu chuẩn của lớp đất dưới chân tường, T/m2;
A, B, D – các thông số phụ thuộc góc ma sát trong 0 của lớp đất dưới chân
tường, tra theo bảng sau:

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 6


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

0


A

B

D

0

A

B

D

0

0.00

1.00

3.14

24

0.72

3.78

6.45


2

0.03

1.12

6.32

26

0.84

4.37

6.90

4

0.06

1.25

3.51

28

0.98

4.93


7.40

6

0.10

1.39

3.71

30

1.15

5.59

7.95

8

0.14

1.55

3.93

32

1.34


6.35

8.55

10

0.18

1.73

4.17

34

1.55

7.21

9.21

12

0.23

1.94

4.42

36


1.81

8.25

9.00

14

0.29

2.17

4.69

38

2.11

9.44

10.80

16

0.36

2.43

5.00


40

2.46

10.48

11.73

18

0.43

2.72

5.31

42

2.87

12.50

12.77

20

0.51

3.06


5.66

44

3.37

14.48

13.96

22

0.61

3.44

6.04

46

3.66

15.64

14.6

Ghi chú: tường trong đất bằng bêtông cốt thép là gồm các barét nối liền nhau qua các
giằng chống thấm, cho nên có thể tính cho mỗi mét dài tường hay tính cho mỗi cái barét đều
được.


2. Tính toán tường chắn không neo:
Trường hợp này chỉ áp dụng khi nhà có tầng hầm không sâu hơn 4m.

Q2

Zo

Q1

Zc

h2

h1

Sơ đồ tính được trình bày trong hình dưới đây:

Hình II.2 Sơ đồ tính toán tường tầng hầm không neo
a) Sơ đồ tường

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

b) Sơ đồ áp lực đất

c) Biểu đồ monem

Trang 7



NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

Quan niệm rằng tường bêtông cốt thép là một vật cứng, nên dưới tác dụng của áp lực đất,
thì nó sẽ quay quanh một điểm C, gọi là điểm ngàm, cách đáy hố đào một đoạn Zc=0,8h2
(trong đó h2 là chiều sâu của tường dưới đáy hố đào).
Ở đây phải xác định hai số liệu quan trọng, đó là độ sâu cần thiết của tường và mômen uốn
Mmax để tính cốt thép cho tường. Trình tự được tiến hành như sau:
a) Xác định các hệ số áp lực chủ động và áp lực bị động của đất vào tường


Hệ số áp lực chủ động:
a = tg2 (450 - /2)



Hệ số áp lực bị động
b = tg2 (450 + /2)



Hiệu số của hai áp lực chủ động và bị động là:
 = a -  b

b) Xác định áp lực giới hạn của đất nền dưới chân tường :
qgh = [(h1 – h2) – h2a]
c) Áp lực đất chủ động sau tường:

Q1 

 h12a
2

Q2   Zc a
d) Lực đẩy ngang lớn nhất dưới chân tường vào đất:

q max 

[ h 22  2(Q1  Q2 )]2
  h 2
 h 32  2Q1 (h1  3h 2 )  3Q2 (2h 2  Zc )
Ghi chú: Trong các công thức trên:
 – dung trọng của đất;
 – góc ma sát trong của đất

e) Chiều sâu ngàm của bức tường vào đất cần thiết để cho tường được ổn định khi thỏa điều
kiện:
qmax ≤ qgh
f) Xác định momen uốn lớn nhất Mmax tác dụng vào điểm nằm dưới đáy hố đào một đoạn Zo:

Z 0  h1

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

a





1  1  
a 


Trang 8


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

h
Z2  
Mmax   1  Z0  0   Z30
h1  6
2
Coi tường là một kết cấu công-xôn, từ Mmax tính được cốt thép chủ cho tường theo
phương pháp thông thường của kết cấu bêtông cốt thép.

3. Tính toán tường chắn có một hàng neo:
a

Sơ đồ tính toán được thể hiện trên hình dưới đây :

h1

zo


N

Mmax

(h1+h2)/3

h2

Q1
Q2

Hình II.3 Sơ đồ tính toán tường có 1 hàng neo
a) Sơ đồ tính

b) Biểu đồ momen

Điều kiện cận bằng ổn định của tường như sau :

2
2



Q1  (h1  h 2  a   mQ 2  h1  h 2  a 
3
3




Trong đó :
Q1 - áp lực chủ động của đất
Q2 - áp lực bị động của đất
m - hệ số điều kiện làm việc, m = 0.7 ÷ 1
Phản lực của neo là : N = Q1 – Q2
Điểm tác dụng của mômen uốn lớn nhất vào tường là điểm cách mặt đất một đoạn Z0

Z0 

2N

a

Trong đó:
 – dung trọng của đất
a – hệ số áp lực đất chủ động
Giá trị của momen uốn lớn nhất vào tường Mmax:

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 9


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

M max  N(Z0  a) 

a

6

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

Z30

Từ Mmax tính được cốt thép chủ cho tường chịu uốn theo phương pháp thông thường của
kết cấu bêtông cốt thép.

4. Tính toán tường chắn có nhều hàng neo:
Áp lực đất lên tường cừ được xác định theo phương pháp của K.Terzaghi. Biểu đồ rút
gọn áp lực bên của đất lên tường có nhiều gối (do các thanh chống khi thi công) hoặc có nhiều

0.75Pz

0.55H
0.15H

0.2H

H

0.6H

0.3H

0.2H

neo (tạm thời hay dài lâu) đối với đất rời và đất dính được thể hiện ở hình sau:


yH-4t

Hình II.4 biểu đồ rút gọn áp lực bên của đất lên tường chắn có nhiều hàng neo
a) Đất rời

b) Đất dính

Trị số áp lực ngang của đất tác dụng lên tường chắn
- Đối với đất rời :
Pmax = 0,75Pa
- Đối với đất dính:
Pmax = đH - 
Trong đó :
đ- dung trọng của đất tự nhiên ;
 - kháng lực cắt của đất dính ;
Pa – áp lực chủ động của đất lên tường :

  
Pa   d Ztg 2   
4 2
Trong đó:
Z – khoảng cách từ tiết diện của tường đang xét đến đỉnh tường ;
 – góc ma sát trong của đất
Dùng Pmax để xác định các nội lực trong tường chắn.

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 10



NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

Các mômen uốn trong tường và các phản lực ở gối (hoặc neo) được xác định như trong
dầm một nhịp có chiều dài bằng khoảng cách giữa hai gối (hoặc neo). Phần trên cùng của
tường được tính như dầm công-xôn có chiều dài bằng khoảng cách từ đỉnh tường đến hàng
gối tựa (hoặc neo) thứ nhất. Giối tựa dưới cùng đặt tại hố móng.
Các mômen uốn trong tường và các phản lực ở gối xác định như dầm liên tục.
Sơ đồ tính:

Hình II.5 Sơ đồ tính và biểu đồ moment trong tường nhiều neo
Khi tính toán các tường cừ có neo ứng suất trước, thì phải tính các ứng suất phụ phát sinh
trong tường và neo do việc căng neo.
Khi tính toán các ứng lực do các căng trước neo, để đơn giản tính toán, người ta xem tường
như tuyệt cứng, tức là không xét đến ảnh hưởng của độ võng tường đến sự phân bố của phản lực
đất phát sinh khi căng neo. Còn đất sau tường coi là nền đàn hồi Winkler với hệ số nền thay đổi
tuyến tính theo chiều sâu.

an

Z

Sơ đồ tác dụng vào tường khi có các neo ứng suất trước được trình bày trên hình sau :
Sn
Rn

L


Sn
Rn

Hình II.6: Sơ đồ lực tác dụng vào tường cừ khi có các neo ứng suất trước
Mômen MZa và lực cắt QZa trong tường cừ do căng trước neo được xác định theo công thức
kinh nghịêm của V.M.Zubkov:

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 11


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

𝑍 3

𝑀𝑍𝑎 = ∑𝐾
𝑛=1 𝑆𝑛 𝜃 − {𝐿 } {2𝑄𝑆 𝐿 [1,5 −

𝑍
𝐿

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

] − 3𝑀𝑆 [1,33 −

𝑍

𝐿

]} (4.1)

𝐾

𝑄𝑍𝑎

𝑍 2
𝑍
𝑀𝑆
𝑍
= ∑ 𝜂𝑆𝑛 𝜃 − { } {8𝑄𝑆 [1,25 − ] − 12 ( ) [1 − ]} (4.2)
𝐿
𝐿
𝐿
𝐿
𝑛=1

Trong đó :
Sn – thành phần nằm ngang của lực căng neo ở hàng thứ n trên một mét dài tường, N/m;
Z – khoảng cách từ đỉnh tường đến tiết diện đang xét, m;
K – số lượng hàng neo theo chiều cao tường;
n – số liệu hàng neo (n = 1, 2, 3, …., k).
L – chiều sâu tường (khoảng cách từ đỉnh tường đến chân tường), m;
an – khoảng cách từ đỉnh tường đến hàng neo thứ nhất, m;

 ={

(𝑍 − 𝑎) 𝑛ế𝑢 𝑍 > 𝑎𝑛

0
𝑛ế𝑢 𝑍 ≤ 𝑎𝑛
k

Q S   Sn
n 1

Nội lực tổng cộng trong tường và neo:

 = {

1 𝑛ế𝑢 𝑍 > 𝑎𝑛
0 𝑛ế𝑢 𝑍 ≤ 𝑎𝑛
k

MS   Sn .a n
n 1

MZ = MZa + Mo
QZ = MZa + Qo
Rn = Sn + Ro

Ở đây Mo, Qo và Ro tương ứng là Mômen, lực cắt và ứng lực trong neo nhận được khi tính
toán bình thường tường tựa trên các gối kê mà không có neo ứng lực.
Từ MZ tính ra được thép dọc và QZ tính ra dược thép đai cho mỗi mét dài tường trong đất
bằng bêtông cốt thép theo phương pháp thông thường của kết cấu bêtông cốt thép.
Về cơ bản cấu tao thép trong tường trong đất cũng giống như trong cọc barét.
Chú ý là có loại tường trong đất thi công bằng cách đổ bêtông tại chỗ trên hiện trường
và có loại đúc sẵn trong công xưởng rồi lắp ghép tại hiện trường. Loại tường lắp ghép thường
không sâu bằng tường đúc tại chỗ. Khi tính thép cho tường lắp ghép cần phải chú ý việc vận

chuyển và cẩu lắp các barét nên thường cốt thép trong tường lắp ghép nhiều trong tường đúc tại
chỗ.

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 12


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

PHẦN III. THIẾT KẾ TƯỜNG VÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ GIA:
1. Giới thiệu về phương pháp:
Tướng chắn nhiều thanh chống hoặc nhiều neo, nếu áp dụng phương pháp tính truyền
thống là không kể đến sự biến dạng của thang chống và neo trong quá trình thi công đào đất và ta
được kết quả: lấy momen chống uốn bên không đào làm chính, nếu tính theo phương pháp dầm
đẳng trị, cũng thu được kết quả tương tự như hình III.1 đã thể hiện rõ. Trong quá trình thi công
thực tế, khi đào đất thân tường sẽ có chuyển dịch, chống hoặc neo được lắp đặt vào khi thân
tường đã có chuyển vị rồi, như thể hiện trong hình III.2. Đối với trường hợp này trên đây cũng đã
có giới thiệu sơ lược.
Chống
ngang

Bên thành
hố

Hình III.1: Sơ đồ moment theo phương pháp dầm tương đương












Hình III.2: Sơ đồ quan hệ thanh chống với chuyển dịch của thân tường trong quá trình đào đất
1) Chuyển dịch của tường sau lần đào thứ 1
2,3) Chuyển dịch sau lần đào thứ 2 và thứ 3

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 13


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

Việc tính toán nội lực của kiểu tường trong đất có nhiều chống hoặc nhiều neo này,
Y.K.Cheung… đã từng đưa ra thống kê và lí luận tương đối có hệ thống. Nhưng khi xét đến toàn
bộ quá trình thi công đào và chống giữ hố và mối quan hệ giữa biến dạng của thanh chống hoặc
neo với lực chống thì phương pháp số của phần tử hữu hạn v.v… là phương pháp tương đối lí

tưởng.
Trong thực tế quá trình chịu lực của tường chắn là quá trình tác động đồng thời giữa đất,
tường, chống (hoặc neo), nội lực của tường có liên quan với tính chất của đất, độ cứng của
tường, độ cứng của thanh chống (hoặc thanh neo) cũng như quá trình đào và chống. Phương
pháp tính toán nội lực của tường trong đất với nhiều chống (hoặc nhiều neo) trên cơ sở của
phương pháp tính đơn giản hóa cọc, đất chịu tác động đồng thời của đất, tường, chống (hoặc neo)
có kể toàn bộ quá trình thi công từng bước chống giữ (hoặc neo giữ) và từng bước đào đất, đồng
thời lại dùng lí luận để chứng minh chính xác của nó và dùng kết quả tính toán thực tế để nói rõ
tính hợp lí của nó.

2. Lý thuyết tính:
Với tường liên tục trong đất, lấy một mét dài làm đơn vị làm đơn vị tính toán và xem nó là
một dầm móng đàn hồi chịu tác động của áp lực đất: tác động của đất vào tường có thể biểu thị
bằng một hệ thống lò xo đất giống như mô hình Winkler, còn hệ số độ cứng K của lò xo thì xác
định bằng định nghĩa K = N/∆, ∆ là chuyển vị tìm được của Boussinesq từ lí thuyết đàn hồi, N là
lực tương ứng, K xác định là hàm số modun biến dạng E0 của đất, hệ số Poatxông µs, diện tích
đất chịu nén bi×d do lò xo làm đại diện như được thể hiện trên hình III.3. Đối với lò xo đất từ
mặt đào trở lên nếu là chịu kéo thì lò xo không gây ra tác động vì đất không chịu lực kéo, khi đó
K = 0, cho lực tập trung của một lò xo đất sinh ra là xi, cho diện tích mà lò xo làm đại diện cho
đất chịu nén là bi×d, d là độ rộng của phần tử tường, thường lấy d = 1 m, thì áp lực phân bố tác
động trên diện tích ấy là:
qi 

xi
bi  d

Cho d < b, từ lời giải của Boussinesq có thể tính được chuyển vị ∆ dưới tác động của qi là:




NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

dq(1  s2 )
dx (1  s2 )
 i

E0
bi dE 0

Trang 14


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

Thì:

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

ki 

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

bE 0
xi

 (1  s2 )
xi
bi  d

b1


qi 

b4 b3 b2 b1

Mặt hố đào

l

x1
x2
x3
x4

Hình III.3: Sơ đồ tính toán theo phương pháp số gia
ω là hệ số hình dạng có liên quan với b/d. Khi b/d = 1.0; ω = 0.8; khi b/d = 1.5; ω = 1.08,
khi b/d = 2; ω = 2. Bởi vì ki y tương ứng với các lớp đất khác nhau có thể phản ánh bằng Es, do
đó Es của lớp đất cứng là lớn thì ki tương ứng cũng lớn, cho nên ki được xác định từ đó có thể xét
đến chênh lệch của ki của lớp mềm và lớp cứng có thể lập thành chương trình máy tính và đã
được vận dụng vào nhiều công trình thực, đã chứng minh là giữa tính toán với kết quả thực đo là
tương đối gần nhau.
Trong hình III.4a, thanh chống ở độ sâu H1 dưới mặt đất, tất yếu là phải đào đến độ sâu
H1+∆H. Khi đó, tải trọng tương ứng và sơ đồ tính toán như hình III.4b Oq1 là áp lực đất từ mặt
đào trở lên, sau khi giải sẽ được phản lực x1o, x2o,… x6o của lò xo đất bên dưới mặt đào, nội lực
và chuyển vị của thân tường tương ứng với lúc ấy sẽ có thể tìm được.

k1
k2
k3
k4

k5
k6

x01
x02
x03
x04
x05
x60

q1
q2

K

H1

H1 +H H1 +H

q1

H2

H
H2

K

H1


O

x01
x02
x03
x04
x05
x06

x1
x03 + x13
x04+ x14
x05 + x15
x60+ x61

Hình III.4: Sơ đồ quá trình tính toán của phương pháp số gia

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 15


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

Khi đặt thanh chống vào chỗ H1 bên dưới đỉnh tường, cho độ cứng lò xo của chống này là
K, sau đó đào từ H1 + ∆H đến H2, sơ đồ tính toán của quá trình này như hình III.4c, lượng tăng

của áp lực đất là q1q2 mà khi đào tới H1 + ∆H, tức là ở trạng thái như hình III.4b, hai lò xo đất
K1, K2 tác động vào thân tường có phản lực x10, x20, còn khi đào từ H1 + ∆H, đến H2, đất ở lò xo
này bị đào đi mất nên K1 và K2 tương ứng không còn nữa, nó tương đương với hai lực ở trên
tường mà về mặt tác dụng có độ lớn tương đương và có phương chiều ngược lại với x10, x20 như
hình III.4c. Do đó q1q2 và x10, x20,sẽ là số gia tải trọng của quá trình tăng này và do lò xo đàn hồi
K và lò xo đất ở bên dưới mặt đào cùng nhau gánh chịu và khi giải sẽ tìm được các phản lực lò
xo x31, x32, x33, x34 , x35, x36 như hình III.4d, nội lực thân tường và phản lực lò xo tác dụng trên
thân tường của quá trình tăng sẽ được lực tác động trên tường, như hình III.4d thể hiện, tức là số
gia nội lực thân tường và chuyển vị thu được của quá trình hai lần tăng như hình III.4b,c cộng
dồn sẽ được nội lực và chuyển vị thân tường cuối cùng của quá trình thi công như thể hiện trong
hình III.4d.
Trên đây là quá trình tính toán của phương pháp số gia, nó hoàn toàn có thể dùng trong
trường hợp có nhiều trường hợp có nhiều chống hoặc nhiều neo.

3. Chứng minh lý luận của phương pháp:
Khi đào đến H1 + ∆H, sơ đồ tính toán và phản lực lò xo của đất ở bên dưới mặt đào như hình
III.4b, tưởng tượng tách ra một phần của tường, thì khi đó ngoại lực tác động vào tường có áp
lực đất ở trên mặt đào và phản lực lò xo ở bên dưới mặt đào, như hình III.5a. Lúc này hệ lực tác
động lên tường là hệ lực cân bằng, khi lắp thanh chống vào chỗ H1 và đào từ H1 + ∆H đến H2, hệ
lực không cân bằng đã biết tác động lên tường và tình hình gối tựa lò xo như hình III.5b, hình
III.5a cho thấy là đào tới H2 thì nội lực và chuyển vị của thân tường có thể tính được từ hình
III.5b, sơ đồ tính toán thể hiện trên hình III.5b đã kể đến ảnh hưởng của việc lắp đặt thanh chống
và trình tự thi công. Nếu chúng ta chứng minh được kết quả của hình III.5b là cộng dồn kết quả
của hình III.4b,c thì tính chính xác của phương pháp số gia đã được khẳng định. Hình III.5b có
thể thu được từ cộng dồn hình III.5c với III.5d, kết quả của hình III.5d và hình III.5c là giống
nhau, mà ngoại lực đã biết tác động lên tường ở hình III.5c thì giống như hình III.5a, chúng là
một hệ cân bằng, cho là trên các lò xo gối tựa của hệ cân bằng III.5c sẽ không sinh ra bất kì một
lực mới nào nữa, do đó lấy phần tách ra ở tường của hình III.5c, thì các ngoại lực tác động lên
tường sẽ là trường hợp của hình III.5a; cho nên nội lực và chuyển vị trong tường của hình III.5c


NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 16


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

sẽ giống như kết quả của hình III.4d. Do đó, nội lực và chuyển vị của tường ở hình III.5b có thể
thu được kết quả cộng dồn hai hình III.4b,c. Với lý luận như vậy, thì trong tướng có nhiều chống
cũng có thể chứng minh được.
O

O

H1

x01
x02
x03
x04
x05
x60

q1

K


H2

H1
q1

H1

O

q2

+ H

x03
x04
x05
x60

k3
k4
k5
k6

q1

K
x01
q2
x02

k3
k4
k5
k6

q1

K
x01
x02
k3
k4
k5
k6

Hình III.5: Sơ đồ chứng minh lí luận tính toán theo phương pháp số gia

PHẦN IV. THI CÔNG TƯỜNG VÂY:
Về cơ bản thi công tường trong đất cũng giống như thi công cọc baret. Tường trong đất là
gồm các baret được nối với nhau theo cạnh ngắn của tiết diện; giữa các baret có gioăng chống
thấm.
Tổng quan, kỹ thuật thi công tường chắn đất bao gồm thi công tường bêtông cốt thép từ cao
trình mặt đất tự nhiên bằng cách sử dụng gầu ngoặm đào trong dung dịch bentonite. Trong quá
trình đào, hai vách hố đào được giữ ổn định bằng dung dịch bentonite. Sau khi hoàn tất việc đào,
một lồng thép được hạ xuống trong dung dịch bentonite và rồi bêtông được đổ vào hố đào theo
phương pháp đổ bêtông bằng ống “tremie”. Khi cao trình bêtông dâng lên, dung dịch bentonite
thừa ra được rút ra để tái sử dụng. Gioăng “CWS” được dùng để tạo các mối nối giữa các tấm
tường chắn kế tiếp nhau.
Trình tự thi công của tường trong đất bằng phương pháp đổ bêtông tại chỗ thực hiện như sau:


1. Đào hố cho Panel (baret) đầu tiên
Đào hố cho Panel đầu tiên phải thực hiện 3 bước:
o Bước 1: Dùng gầu đào thích hợp đào một phần hố đến chiều cao thiết kế. Chú ý,
khi đào đến đâu, phải kịp thời cung cấp dung dịch bentonite đến đó, cho đầy hố
đào, để giữ cho thành hố đào khỏi bị sụp lở.

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 17


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

o Bước 2: Đào phần hố bên cạnh, cách phần hố đào đầu tiên một dải đất. Làm như
vậy để cung cấp dung dịch bentonite vào hố sẽ không là lở thành hố cũ.
o Bước 3: Đào nối phần đất còn lại (đào trong dung dịch bentonite) để hoàn thành
một hố panen đầu tiên theo thiết kế. Thổi rửa hố đào bằng phương pháp luân
chuyển bentonite.

Đào một phần hố

Đào phần hố bên cạnh

Đào phần còn lại để
hoàn thiện hố đào


2. Hạ lồng cốt thép, hạ gioăng chống thấm và đổ bêtông cho panen (barret)
đầu tiên
Các bước thực hiện như sau:
o Bước 4: hạ lồng cốt thép vào hố đào sẵn, trong dung dịch bentonite. Sau đó đặt gioăng
chống thấm CWS (nhờ có bộ gá thép chuyên dụng) vào vị trí. Gioăng chống thấm CWS là
bộ giá lắp chuyên dụng của hãng Banchy – Soletanche.
o Bước 5: Đổ bê tông theo phương pháp vữa dâng, thu hồi bentonite về trạm xử lý. Bê tông
của tường trong đất thường có mác 250 đến 300. Ống đổ bê tông phải luôn luôn chìm trong
bê tông tươi một đoạn ≥ 3m để tránh cho bêtông bị phân tầng, bị rỗ.
o Bước 6: Hoàn thành đổ bê tông cho toàn bộ panen (barret) thứ nhất.

Hạ lồng cốt thép
và gioăng chống
thấm

Đổ bêtông theo phương
pháp vữa dâng

Đổ bêtông xong

Chú ý: phải đổ bê tông cao hơn cốt thép thiết kế một đoạn không < 0.5m để sau này đập đi phần
bê tông xấu là vừa.

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 18


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG


TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

3. Đào hố cho panen (barret) tiếp theo và tháo bộ gá lắp cho gioăng chống
thấm
-

Bước 7: Đào một phần hố sâu đến cốt thiết kế panen (đào trong dung dịch

bentonite). Chú ý đào cách panen đầu tiên (sau khi bê tông của panen đó đã được ninh
kết, khoảng ≥ 8h).
-

Bước 8: Đào tiếp đến sát panen số 1.

-

Bước 9: Gỡ bộ gá lắp gioăng chống thấm bằng gầu đào khỏi cạnh của panen số 1,

nhưng gioăng chống thấm CWS vẫn đặt nằm tại chỗ tiếp giáp giữa 2 panen.

Đào 1 hố

Đào hoàn chỉnh 1 hố cho panen thứ
2

Tháo bộ gá lắp gioăng

4. Hạ lồng cốt thép, đặt gioăng chống thấm và đổ bêtông cho panen (barret)

thứ 2:
-

Bước 10 : Hạ lồng cốt thép xuống hố đào chứa đầy dung dịch bentonite. Đặt bộ

gá lắp ghép cùng với gioăng chống thấm CWS vào vị trí.
-

Bước 11: Đổ bê tông cho panen (barret) thứ 2 bằng phương pháp vữa dâng, như

panen số 1.
-

Bước 12: Tiếp tục đào hố cho panen thứ 3 ở phía bên kia của panen số 1. Thực

hiện việc hạ lồng cốt thép, đặt bộ gá cùng với gioăng chống thấm và đổ bê tông cho panen thứ 3
giống như đã thực hiện cho các panen trước.
Tiếp tiến hành theo quy trình thi công như vậy để hoàn thành toàn bộ công trình tường
trong đất như thiết kế.
Chú ý: Phải đặt các ống siêu âm để kiểm tra chất lượng bêtông trong từng panen giống như
trong cọc baret

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 19


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM


GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

5. Hệ thống khớp nối CWS:
Công ty SOLETANCHE BACHY trong thập kỷ vừa qua đã phát triển hệ thống gioăng
CWS cho phép thi công gioăng ngăn nước giữa các panen tường chắn.

Hạ lồng thép và đặt gioăng
chống thấm cho panen thứ
2

Đổ bêtông cho panen 2

Xong panen 2, đào tiếp
cho các panen tiếp theo

5.1. Nguyên tắc của khớp nối CWS:
- Gioăng CWS bao gồm một ván khuôn thép có đặt sẵn gioăng cao su. Ván khuôn thép sẽ
được gầu đào kéo lên khi thi công panen kế cận và do đó giải quyết được khó khăn gặp phải đối
với việc sử dụng các ống thép trơn ở khớp nối.
- Khớp nối CWS là một tấm chắn sườn có thể rút ra sau khi đào panel kế bên cho phép thi
công các khớp nối kín nước giữa các panel tường một cách dễ dàng.

5.2 Lắp dựng và tháo dỡ khớp nối CWS:
- Trước khi luân chuyển dung dịch Bentonite, các khớp nối CWS được lắp dựng tại đầu
các panel đã đào xong. Các panel khởi đầu có khớp nối ở cả hai đầu và các panel tiếp chỉ có
khớp nối ở một đầu. Khớp nối CWS gồm các tấm rời được liên kết với nhau bằng bu lông trong
quá trình hạ xuống hố đào. Khớp nối được hạ xuống quá cốt đáy vài mét hoặc vào tầng ít thấm.
Một thanh chắn nước bằng cao su được gắn vào khớp nối. Người ta có thể dùng chính xác máy
đào để lắp dựng và tháo dỡ khớp nối CWS. Khi đào hố đào mới bên cạch khớp CWS cũng dược

sử dụng để dẫn hướng cho gầu đào một cách hữu hiệu.

5.3 Các thuận lợi khi dùng khớp nối CWS:
Việc sử dụng hệ thống gioăng CWS mang lại bốn ưu điểm chính cho việc xây dựng tường
chắn đất chất lượng tốt hơn:
a. Tháo dỡ tấm chán dễ dàng không phụ thuộc vào công tác đó bê tông, giảm bớt căng
thẳng vào cuối giờ đổ bê tông, dễ dựng tổ chức sản xuất;

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 20


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

b. Là đường dẫn tuyệt vời cho gầu đào khi đào panel bên cạnh;
c. Cho phép lắp tấm chăn nước cao su dễ dàng;
d. Làm ván khuôn tạo hình khối cho tấm panel bảo vệ panel mới đổ khi đào tấm bên cạnh
giữ dược về sinh cho khớp nối.

6. Hạ mực nước ngầm:
Các công trình có tầng hầm sâu được thi công tại những khu vực có mực nước ngầm cao,
khi đó nước ngầm bên ngoài cũng như bên trong công trình có thể thẩm thấu vào trong công
trình gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thi công móng cũng như các sàn tầng hầm. Vì vậy hệ
thống thoát nước ngầm /xử lý nước ngầm được tính toán và thi công trước khi thi công móng/sàn
tầng hầm nhằm đảm bảo điều kiện khô ráo cho công trình trong suốt quá trình thi công cũng như

đảm bảo an toàn cho những công trình lân cận khi mực nước ngầm xung quanh công trình bị hạ
xuống có thể là nguyên nhân gây lún, nứt các công trình lân cận.
Hệ thống này sẽ bao gồm một hệ thoát nước ngầm/nước mặt cho công trình và một hệ
thống bơm bù nước ngầm ở phía ngoài xung quanh công trường.

7. Thiết bị thi công:
Danh sách đầy đủ của thiết bị cần thiết để thực hiện công việc được cho sau đây:
- Cẩu đào bánh xích Pinguely GT155 hoặc tương đương.
- Gầu ngoặm.
- Thiết bị trộn bentonite: một máy trộn với bơm Mission 3x4R.
- Thiết bị tái chế bentonite: một máy sàn cát Caviem 100m3/h hoặc tương đương.
- Lưu trữ bentonite: 3 - 4 silo sức chứa 80m3.
- Cẩu phục vụ bánh xích: một cẩu với tải trọng 25 tấn.
- Các loại bơm và ống đổ betong tremie.
- Gioăng CWS.
- Văn phòng, kho.

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 21


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

PHẦN V. VÍ DỤ TƯỜNG VÂY:
1.Giới thiệu công trình:

1.1Đặc điểm

Hình1. Phối cảnh tổng thể của công trình.
o

Chung cư Happy Valley gồm 27 tầng bao gồm: 1 tầng hầm, 25 tầng nổi và 1
tầng mái.

o

Kích thước công trình: chiều dài 32.4 m, chiều rộng 18.2 m.

o

Diện tích sàn xây dựng: 16310.16 m2.

o

Được thiết kế gồm: 1 khối với 92 căn hộ.

o

Bao gồm 2 thang máy 2 thang bộ.

o

Tầng trệt và tầng 1 bố trí thương mại – dịch vụ.

o


Cao độ ±0.000 m được chọn tại cao độ mặt đất tự nhiên, cao độ mặt đáy sàn
tầng hầm hoàn thiện -5.20m, cao độ đỉnh công trình +83.40m.

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 22


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

1.2 Vị trí
o Vị trí xây dựng: 1422Nguyễn Văn Linh, Phường 7, Quận 7, Tp.HCM.

Hình 2. Vị trí của dự án

1.3 Địa chất công trình
 Mặt cắt khảo sát địa chất :

Hình 3. Mặt cắt địa chất

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 23


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG


TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

 Kết quả thống kê địa chất:

Bảng 1. Kết quả thống kê địa chất

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 24


NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG

TƯỜNG VÂY TẦNG HẦM

GVHD:TS.TRẦN VĂN TIẾNG

2.Tính theo phương pháp phần tử hữu hạn (dùng phần mềm Plaxis):
2.1Thông số địa chất đầu vào cho phần mềm Plaxis

Bảng 2. Địa chất đầu vào Plaxis

2.2 Thông số tường vây:
o

Quy đổi tiết diện từ cọc D600 sang dạng tường hình chữ nhật:Trong 1m chiều
dài tường vây bố trí được 1.67 cọc D600, quy đổi độ cứng tương đương từ 2 cọc

D600 thành tường vây tiết diện HCN dài 1m.

o

Độ cứng của 2 cọc D600:

3
3
o Độ cứng của tường vây tiết diện HCN I tuong-HCN =b*h /12=1*h /12

o Từ đó ta có thể quy đổi

NHÓM 2 SÁNG THỨ 3

Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×