Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nghiên cứu phối liệu kem dưỡng da tay với hoạt chất chiết xuất từ tinh chất trà xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.04 KB, 54 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ông bà ta có câu “Không có người phụ nữ xấu chỉ có người phụ nữ
không biết cách làm đẹp” nhằm khẳng định nhu cầu làm đẹp của mọi phụ nữ.
Trong nhịp sống hiện đại và phát triển không ngừng, nhu cầu làm đẹp
không chỉ dừng lại ở gương mặt, làn da, mái tóc hay vóc dáng. Mà hiện nay,
bàn tay cũng trở thành mối quan tâm cần được nâng niu và chăm sóc. Hầu hết
chị em phụ nữ thường gặp vấn đề về lão hóa tay như da bị khô, nhăn, nổ
gân…nhưng hiện tại vẫn chưa có một sản phẩm hay công nghệ nào đem lại
kết quả tốt trong quá trình chăm sóc và điều trị để lấy lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho
đôi tay.
Có được làn da mịn màng, trắng trẻo tươi tắn luôn là ước muốn của
nhiều phụ nữ. Xu hướng làm đẹp bằng các sản phẩm từ thiên nhiên đang được
thịnh hành. Vì sản phẩm từ thiên nhiên không độc hại, ít gây tác dụng phụ và
tương đối an toàn với con người. Sự kết hợp giữa các hóa chất làm ẩm làm
mềm da cùng với các hoạt chất có nguồn gốc từ thiên nhiên đã tạo nên những
sản phẩm chăm sóc da hiệu quả, có khả năng hấp thụ dễ dàng vào da.
Với mong muốn tạo nên một sản phẩm có tính năng tốt đáp ứng được
yêu cầu trên và giá cả hợp lý nên em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu phối liệu
kem dưỡng da tay với hoạt chất chiết xuất từ tinh chất trà xanh “.

Page 1


PHẦN 1

TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT

Page 2


CHƯƠNG 1



GIỚI THIỆU MỘT SỐ SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA
CÓ BỔ SUNG HOẠT CHẤT TINH CHẤT TRÀ XANH
Con người đang có xu hướng quay lại với những gì tự nhiên, nguyên
thủy. Mỹ phẩm cũng không nằm ngoài xu hướng đó, do vậy các loại mỹ phẩm
chứa thành phần chiết xuất từ thiên nhiên đang được nhiều bạn gái quan tâm,
lựa chọn. Một trong những lý do khiến nhiều bạn gái quan tâm đến mỹ phẩm
có thành phần từ thiên nhiên là sức khỏe. Họ lo ngại các hóa chất tổng hợp là
nguy cơ gây bệnh và làm tổn thương làn da. Bất kể điều đó là đúng hay sai,
theo họ, tinh chất tự nhiên bao giờ cũng tốt hơn so với hóa chất.
Làm đẹp và vệ sinh cơ thể là nhu cầu không thể thiếu, song đứng trước
những nguy cơ ảnh hưởng về sức khỏe việc lựa chọn mỹ phẩm thích hợp là
không dễ đối với người tiêu dùng. Từ đó, xu hướng sử dụng các sản phẩm
thiên nhiên ngày càng được nhiều người quan tâm. Và việc các hãng mỹ
phẩm tung ra những sản phẩm chứa thành phần chiết xuất từ thiên nhiên cũng
là điều tất yếu.
1.1 MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỨA TINH CHẤT TRÀ XANH CÓ TRÊN
THỊ TRƯỜNG
1.1.1 Các sản phẩm chăm sóc da mặt
♦ Sữa rửa mặt với chiết xuất tinh chất trà xanh ELEMONG
(Elemong Green Tea Foam Cleasing )

Page 3


Hình 1.1 Sữa rửa mặt ELEMONG
Thành phần: Tinh chất trà xanh, beeswax, pro_vitamin…
Giới thiệu và công dụng: Sữa rửa mặt Elemong là dòng sản
phẩm đặc biệt dành cho mọi loại da, được chiết xuất hoàn
toàn từ thiên nhiên, làm sạch da mặt nhẹ nhàng tẩy sạch và

lấy đi các chất nhờn trên da mặt, mà không làm da bị khô ráp,
giúp da mịn màng.Sản phẩm được sản xuất từ lá trà tươi, sáp
ong và provitamin B5 giúp làm sạch, đồng thời cung cấp các
thành phần dinh dưỡng cho da, giúp da sạch và mềm mại
hơn.
Hướng dẫn : Sử dụng 1 lượng vừa đủ thoa đều trên vùng
da mặt, massage từ 3 – 4 phút. Sau đó rửa kỹ bằng nước
sạch, dùng khăn giấy hoặc khăn mềm chậm nhẹ lên da mặt
cho đến khi toàn bộ vùng da mặt khô thoáng. Sử dụng ít nhất
2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.
♦ Kem trị mụn tinh chất trà xanh
Trà được chiết xuất thành kem chống mụn có thể rút ngắn quá trình
chữa mụn, chống viêm nhiễm, trị vết thương do côn trùng cắn...

Page 4


Hình 1.2 Kem trị mụn với tinh chất trà
Công dụng: điều trị mụn trứng cá hoặc các loại mụn do thời tiết, khí
hậu , môi trường sống ô nhiễm gây nên.
♦ Kem chống nhăn và quầng thâm mắt với chiết xuất tinh chất trà
xanh.

Hình 1.3 Kem chống quầng thâm mắt Trà xanh

Page 5


Công dụng: Trong trà có chứa nhiều hợp chất chống oxi hóa, vitamin
C và E có tác dụng ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Trà đen cũng là

một chất làm se da có tác dụng với quầng thâm quanh mắt và vùng da bị tổn
thương, làm môi săn và láng mịn, giúp làn da trông khoẻ khoắn, tạo độ láng
bóng cho tóc, giữ cho đôi chân luôn thơm tho và chữa trị da cháy nắng.
♦ Kem tẩy trang chiết xuất tinh chất trà xanh ( Herb Day
Cleansing Cream - Green Tea )
Chiết xuất từ trà xanh giàu flavonoid có tác dụng phục hồi da, đồng
thời, những hạt li ti có trong kem sẽ làm tan các lớp trang điểm và bụi bẩn.

Hình 1.4 Kem tẩy trang trà xanh
Công dụng: Kem tẩy trang Herb Day Cleansing Cream - Green Tea
với chiết xuất từ trà xanh giàu flavonoid có tác dụng phục hồi da. Sản phẩm
thích hợp với mọi loại da.
Mang lại hiệu quả cao trong việc làm sạch lớp nền trang điểm, đồng thời tạo
cho da cảm giác sạch mát, tươi sáng.
1.1.2 Các sản phẩm chăm sóc toàn thân
♦ Kem dưỡng toàn thân tinh chất Trà xanh QUEEN HELENE

Page 6


Hình 1.5 Kem dưỡng toàn thân Queen Helene
Công dụng: Tinh chất từ trà xanh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn,
giúp da tránh được tình trạng cháy nắng, khô da, dị ứng, ...Sử dụng hàng ngày
cho các loại da khô để bổ sung độ ẩm, cho làn da khoẻ mạnh, tràn đầy sức
sống.
Thành phần: Mineral Oil, Water (Aqua), Beeswax, Paraffin, Sodium
Borate, Melaleuca Alternifolia (Tea Tree) Leaf Oil, Stearyl Alcohol, Citrus
Gradis (Grapefruit) Peel Oil, Mentha Piperita (Peppemint) Oil, Fragrance
(Parfum)
Hướng dẫn: Lấy 1 lượng vừa đủ thoa lên mặt và toàn thân. Sử dụng 34 lần/ tuần cho hiệu quả tốt nhất.

♦ Sữa tắm hạt cát Spa tinh chất trà xanh

Page 7


Hình 1.6 Sữa tắm hạt với tinh chất trà xanh
Với chiết xuất 100 % từ thiên nhiên như hạt jojoba, nhân sâm, biogel,
đặc biệt với tinh chất Trà xanh (Green tea) chống lão hoá, cho bạn làn da luôn
tươi trẻ đầy sức sống. Hạt massage lấy đi các tế bào chết, cho bạn làn da trắng
hồng rạng rỡ. Hương thơm quyến rũ, giúp bạn thư giãn, tự tin và năng động.
KẾT LUẬN: Các loại mỹ phẩm có chiết xuất từ trà xanh đang được
người tiêu dùng ưa chuộng vì những tác dụng đặc biệt của trà với sức khỏe
cũng như làn da của bạn. Các loại mỹ phẩm chiết xuất từ tinh chất trà xanh
mang đến cho làn da nét đẹp tươi trẻ và tràn đầy sức sống.
1.2 MỘT SỐ CÔNG THỨC PHỐI CHẾ CƠ BẢN
1.2.1 Kem dưỡng toàn thân
Bảng 1.1 Bảng phối chế kem dưỡng toàn thân

THÀNH PHẦN
Lanolin
Sorbitan oleate
Acid Stearic
Chamonile
Propyl paraben
Tinh dầu thiên nhiên
Glycerine
Ceteary Alcol

% KHỐI LƯỢNG


CHỨC NĂNG

0.50
1.00
7.00
5.00
3.00
7.00
6.00
4.00

Chất làm mềm
Chất nhũ hóa
Cất trợ nhũ
Khoáng hoát chất
Chất bảo quản
Hoạt chất
Chất làm ẩm
Chất làm mềm
Page 8


Water
Màu
1.2.2 Kem giữ ẩm cho da

55.0
1.00

Cấu tử trơ

Màu

Bảng 1.2 Bảng phối chế kem giữ ẩm cho da

THÀNH PHẦN
Water
Glycerin
Stabileze
Glycerrol monostearate
Ceraphyl 494

CHỨC NĂNG

% KHỐI LƯỢNG

Cấu tử trơ
Tác nhân phân tán và

67.5
1.00

làm ẩm
Chất làm đặc
Chất trợ nhũ
Chất làm mềm

1.00
4.00
10.0


Petrolatum

4.00

10% sodium hydroxide
Vitamin E
Metyl paraben
Tinh chất trà

Chất trung hòa

1.00

Hoạt chất
Chất bảo quản
Làm mềm , sạch da

3.00
0.50
3.00

1.2.3 Kem làm sạch da và tẩy các tế bào chết
Bảng 1.3 Bảng phối chế kem tẩy tế bào chết

THÀNH PHẦN
Petrolatum ( vaselin)
Dầu khoáng trắng
Parafin sáp
Lanolin
Sorbitan sesquioleate

Sobitol dung dịch 70%
Mg sulfal
Nước
Màu, hương

% KHỐI LƯỢNG
31
20
7.0
3.0
4.0
2.5
0.2
32.3
Tùy ý

1.2.4 Kem nền
Bảng 1.4 Bảng phối chế kem nền

THÀNH PHẦN
Stearic acid
Cetyl alcol
Glycerol

% KHỐI LƯỢNG
15.0
0.5
5.0
Page 9



KOH
Nước
Chất bảo quản, màu, hương

0.65
78.85
Tùy ý

Từ những công thức phối trộn trên đã cung cấp cho em cơ sở lý luận để
xây dựng phương pháp nghiên cứu phối chế sản phẩm, tìm công thức phối chế
thích hợp với hàm lượng tinh chất trà là 5%.

CHƯƠNG 2

TINH CHẤT TRÀ XANH ( GREEN TEA ESSENSE )
Từ xưa đến nay, trà xanh một loại thức uống quen thuộc đối với mọi
người, đặc biệt là đối với người Á Đông. Trà xanh được sử dụng trên toàn thế
giới, và được xem là một loại thức uống mang tính toàn cầu. Cùng với sự phát
triển khoa học kỹ thuật, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh lợi ích
của trà. Bên cạnh chức năng giải khát, trà có tác dụng sinh lý rất rõ rệt đối với
sức khỏe con người.

Page 10


Thành phần caffein và một số alkaloid khác trong trà có tác dụng kích
thích hệ thần kinh trung ương, vỏ đại não làm cho tinh thần minh mẫn, giảm
mệt nhọc sau khi lao động. Trà còn có tác dụng phòng và trị được nhiều loại
bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh về tim mạch, ung thư. Mặt khác, trà

xanh là nét truyền thống của nhiều dân tộc, nó mang một giá trị vô cùng
thiêng liêng
2.1 GIỚI THIỆU TINH CHẤT TRÀ XANH
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về cây trà xanh
Trà xanh có tên khoa học là Camellia sinensis thường dùng để pha
nước uống. Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử
dụng để sản xuất chè trà .
Trà xanh (Camellia sinensis) có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á,
nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các
khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành
bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa thấp để lấy lá.
Nó có rễ cái dài. Hoa của nó màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5– 4
cm, với 7 - 8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu. Lá của chúng dài từ
4–15 cm và rộng từ 2–5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% caffein. Lá non và còn
các lá có xanh lục nhạt được thu hoach để sản xuất chè khi mặt bên dưới của
chúng còn các sợi lông tơ ngắn màu trắng. Các lá già có màu lục sẫm.

Page 11


Hình 2.1 Cây Trà xanh
2.1.2 Tinh chất trà xanh
Tinh chất trà xanh (Green Tea Essense) được chiết xuất từ búp của cây
trà xanh Tree Plant.

Hình 2.2 Hoạt chất EGCG trong lá trà
Tinh chất trà xanh (không chứa dầu) là một chất lỏng không màu hoặc
màu vàng nhạt, có mùi thơm dễ chịu, có thuộc tính mát chứ không cay, nóng,
và có tác dụng kháng khuẩn, chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ em. Vì thế,
chiết xuất tinh chất trà xanh cũng được sử dụng trong một số loại mỹ phẩm,

dược phẩm chăm sóc da trẻ em để giúp trẻ chống hăm và có làn da tươi mát.
2.2 THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Thành phần hoá học của chè rất đa dạng và phong phú về số lượng các
chất, đồng thời cũng có chứa một số lượng lớn một số chất có giá trị sinh học
Page 12


cao mà có tính chất đặc trưng cho sản phẩm chè. Các nhóm chất có ý nghĩa
lớn đó là hợp chất phenol thực vật, các hợp chất chứa nitơ và hệ enzyme có
sẵn trong chè.
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của Trà xanh (chè)

THÀNH PHẦN

HÀM LƯỢNG (%)

Nước
Flavanol:

75 – 80

(-) Epigallocatechin gallate (EGCG)

8 – 12

(-) Epicatechin gallate (ECG)

3–6

(-) Epigallo catechin (EGC)


3–6

(-) Epicatechin (EC)

1–3

(+) Catechin (C)

1–2

(+) Gallocatechin (GC)

3–4

Caffein
Acid hữu cơ (citric, oxalic, malic…)
Đường (glucose, fructose, saccharose,

3–4
0.5 – 0.6
4–5

raffinose, stachiose )
Chất Xơ (cellulose, hemicellulose, lignin)
Protein và acid amin
Lipid
Khoáng chất

4 -7

14 – 17
3–5

Enzyme
Chất màu (carotenoid, cholorophyl)

5–6
0.5 – 0.6

2.2.1 Nước
Nước là thành phần lớn nhất ở búp chè và có vai trò quan trọng ở mặt
công nghệ. Nước là thành phần không thể thiếu được để duy trì sự sống trong
cơ thể sinh vật, trong sự sinh trưởng của cây chè và là môi trường phản ứng
hoá học liên quan đến sự chuyển hoá các chất ở giai đoạn chế biến chè và bảo
quản chè sản phẩm. Đồng thời, liên quan đến định mức chỉ tiêu nguyên liệu
cho một đơn vị sản phẩm trong sản xuất các loại chè.
Page 13


Ở các giai đoạn và các thời kỳ khác nhau của cây chè, hàm lượng nước
trong các đọt chè tươi cũng khác nhau, thường chiếm khoảng 75-82%.
Hàm lượng nước phụ thuộc vào:
• Độ non già của nguyên liệu: Chè càng non thì hàm lượng nước
càng cao và ngược lại.
• Phụ thuộc vào liên vụ: Hàm lượng nước trong lá chè vào mùa
xuân > vào mùa hè > vào mùa thu. Chè hái vào đầu vụ và giữa vụ có hàm
lượng nước lớn hơn chè hái vào cuối vụ.
• Phụ thuộc vào chất kích thích sinh trưởng: Khi cây chè được bón
nhiều phân đạm thì hàm lượng nước tăng lên do đó chất lượng chè thấp còn
khi cây chè được bón nhiều phân lân và phân kali thì hàm lượng nước giảm

do vậy mà chất lượng chè cao.
2.2.2 Hợp chất polyphenol - tanin trà (còn gọi là chất thuộc da)
2.2.2.1 Tanin trà
Tanin chè hiểu theo nghĩa rộng không phải là một đơn chất mà là một
hỗn hợp phức tạp của các hợp chất phenol thực vật bao gồm các chất
polyhydroxylphenol đơn giản và các chất polyphenol đa phân tử, bên cạnh
chúng còn kèm theo các hợp chất phenol thực vật phi tanin có màu và có vị
rất đắng.
Trong đó, các chất polyhydroxylphenol đơn giản chủ yếu là catechin
còn các chất polyphenol đa phân tử gọi là tanin đặc biệt.
Tanin chè là thành phần hoá học quyết định đến các tính chất màu sắc,
hương vị của các loại chè sản phẩm do chính chúng tạo ra hoặc do những biến
đổi hoá học của chúng đem lại. Nói chung, hàm lượng tuyệt đối (theo chất
khô) của tanin chè càng cao thì chất lượng của chè càng tốt nhưng không phải
lúc nào cũng phù hợp thuận chiều với chất lượng của chè sản phẩm.Tanin bị
phân huỷ ở nhiệt độ cao (180-2000C).
2.2.2.2 Hợp chất polyphenol
Page 14


Hợp chất polyphenol thường chiếm khoảng 27-34% chất khô trong chè.
Theo kết quả nghiên cứu các giống chè, thành phần tổ hợp của tanin chè trong
nguyên liệu chè tươi gồm có:
• Nhóm chất catechin (tiền chất của tanin) đơn phân tử (thuộc
nhóm chất polyhydroxylphenol - monomer) chiếm khoảng trên 80% tổng
lượng tanin chè, có vị chát- đắng mạnh hơn so với tanin đặc biệt.
• Nhóm tanin đặc biệt: Chính là polyphenol đa phân tử, chúng tạo
màu và vị chát dịu cho chè.



Nhóm chất phi tanin: Nhóm này gồm 7 catechin khác nhau đó là:
- EGCG: Epigallocatechin gallate
- ECG: Epicatechin gallate
- EGC: Epigallo catechin
- EC: Epicatechin
- C: Catechin
- GC: Gallocatechin

Trong nhóm chất phi tanin thì EGCG có vị đắng đặc trưng còn EC, EGC và
GC có vị chát dịu. Nhóm chất phi tanin có vị đắng ở dạng glucozit và có màu
thuộc họ flavonol.
Hợp chất polyphenol là sản phẩm của quá trình quang hợp do đó nó bị
ảnh hưởng của các yếu tố đó là:
• Mức độ sinh trưởng của lá: Lá non thì hàm lượng polyphenol cao
nhưng hàm lượng EGCG lại thấp do đó chè ít đắng.
• Chế độ bón phân: Khi bón lượng phân lân và kali cao thì sự tích
luỹ polyphenol tăng đặc biệt nếu trong đất có Molipđen thì qúa trình tích luỹ
EGCG thấp do vậy chè chát ngọt và ít đắng.
• Cường độ chiếu sáng: Trong một ngày thu hoạch, hàm lượng
polyphenol cũng thay đổi và đạt cực đại vào khoảng 12-14h tức là lúc cường
độ chiếu sáng lớn nhất. Trong 1 năm thu hoạch, hàm lượng polyphenol cũng
thay đổi. Đầu vụ và cuối vụ hàm lượng polyphenol thấp, giữa vụ hàm lượng
Page 15


polyphenol cao. Hàm lượng polyphenol cao nhất vào khoảng tháng 7 đến
tháng 9 dương lịch.
2.2.3 Protein và chất chứa nito
Trong đọt chè tươi có chứa một lượng lớn các hợp chất chứa nitơ và chỉ
sau hàm lượng các hợp chất polyphenol - tanin chè. Riêng protein đã chiếm

khoảng 25-30% chất khô của chè nhưng nó chủ yếu ở dạng tan trong kiềm
như glutelin và một lượng khá lớn có tính tan trong nước, trong rượu hoặc
trong axit.
Hàm lượng của các axit amin cũng khá cao trong nguyên liệu và ở giai
đoạn làm héo, chúng còn tăng lên nhờ quá trình phân giải protein dưới tác
dụng của men proteaza tạo nên mùi thơm và một phần vị cho chè.
Cũng như các thành phần hoá học khác, hàm lượng các chất chứa nitơ
cũng như protein trong lá chè luôn luôn thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu
tố nhưng đều tuân theo quy luật là lá càng non thì hàm lượng của chúng càng
cao, chè đầu vụ có chứa nhiều protein hơn chè cuối vụ. Chế độ chăm sóc bón
nhiều phân đạm thì hàm lượng protein càng cao. Protein có thể kết hợp với
trực tiếp với Tanin, polyphenol, tạo ra những hợp chất không tan làm đục
nước chè đen. Nhưng trong chế biến chè xanh protein kết hợp với một phần
Tanin làm cho vị đắng và chát giảm đi, vì thế ở chừng mực nào đó Protein có
lợi cho phẩm chất chè xanh.
Ngày nay, người ta đã tìm thấy 17 acid amin có trong chè. Trong đó 10
acid amin cơ bản là: Theanine, phenylalanine, leucine, isoleucine, valine,
Tyrosine, glutamine, serine, glutamic, aspartic. Các acid amin này có thể kết
hợp với đường, tanin tạo ra các hợp chất aldehyde, alcol có mùi thơm cho chè
đen, và chúng cũng góp phần điều vị cho chè xanh.
2.2.4 Hợp chất alcaloit

Page 16


Nhóm hợp chất alcaloit trong chè có nhiều nhưng về hàm lượng thì chỉ
có cafein được chú ý nhất sau đó là teobromin và teofelin, xantin, adenin,
cholin, tetrametyluric...
Cafein là chất kích thích thần kinh, gây nghiện, có khả năng tồn tại khá
lâu trong máu, cafein bị thăng hoa ở nhiệt độ 1800C nên ít bị tổn thất nhiều

khi sấy. Cafein có Công thức phân tử là C8H1002N4 .
Tác dụng sinh lý của cafein như sau:
+ Kích thích hệ thần kinh trung ương làm cho tinh thần minh mẫn, tăng
cường sự lĩnh hội của bộ óc.
+ Kích thích cơ năng và tăng cường hoạt động của tim nhờ đó giúp cho
cơ thể chống mệt mỏi, tăng sức dẻo dai và hiệu suất làm việc.
+ Kích thích hoạt động của thận và tăng cường sự lưu thông máu. Nó
giúp cho cơ thể nhanh chóng thải ra ngoài những sản phẩm dư thừa của sự
trao đổi chất, lợi tiểu và tăng cường sự hấp thu O2.
+ Hàm lượng cafein trong chè cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
giống chè, điều kiện canh tác, kỹ thuật chăm bón và nhất là độ trưởng thành
của đọt chè, lá chè càng non càng chứa nhiều cafein. Trong đọt chè và cây chè
nói chung, chỉ trừ thân gỗ và hạt chè là không chứa cafein, ngay vỏ xanh của
quả cũng chứa cafein.
+ Cafein là chất kích thích chỉ có trong chè và cà phê, các loại lá của
cây khác không có nhưng chất lượng của chè lại không phụ thuộc nhiều vào
hàm lượng cafein mà chỉ cần một lượng quy định cụ thể. Tuy nhiên, cafein và
hàm lượng quy định của nó lại là một chỉ tiêu chất lượng hoá học không thể
thiếu khi kiểm tra chất lượng để chống làm "chè giả".
Cafein là chất kém hoạt động hoá học, có tính kiềm yếu. Nó chỉ liên kết
hoá học với các chất trong thành phần tổ hợp của tanin chè và chất pectin tạo
thành váng khi nước chè để nguội và tạo thành nhũ tương khi làm lạnh nước
chè nhưng khi đun nóng chúng lại tan ra và làm cho nước chè trong trở lại và
có màu sáng.
Page 17


Teobromin và teofelin là chất kích thích thần kinh yếu nhưng có tác
dụng kích thích bài tiết mạnh. Do đó làm chất độc nhanh chóng bài tiết ra
khỏi cơ thể kể cả cafein, mặc dù hàm lượng của chúng chỉ khoảng 0,1-0,3%

chất khô.
2.2.5 Hợp chất pectin
Trong chè, các hợp chất pectin tồn tại ở các trạng thái là hoà tan trong
nước, hoà tan trong axit oxalic và hoà tan trong amon-oxalat. Hàm lượng
pectin trong chè chiếm khoảng 2% chất khô và luôn thay đổi phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như độ trưởng thành của lá chè, lá càng non thì hàm lượng pectin
hoà tan trong nước càng tăng nhưng lượng pectin hoà tan trong hai dung môi
còn lại giảm. Ngoài ra trong cẫng chè cũng rất giàu chất pectin.
Pectin có tính keo, khi bị hydrat hoá thì tính keo tăng lên. Do đó, tính
dính của lá chè tăng lên, nhờ đó lá chè cuộn chắc lại ở giai đoạn vò hay giai
đoạn tạo hình cánh chè và sẽ làm cho cả khối chè bán thành phẩm bám chặt
vào nhau, dưới tác dụng của lực ép khi sản xuất chè bánh mà sản phẩm sẽ
theo hình dạng của khuôn ép. Do có tính keo nên pectin còn có tác dụng làm
tăng độ nhớt của nước chè và làm cho cốc nước chè sánh, hấp dẫn, đồng thời
pectin cũng làm cho vị chè dễ chịu hơn. Pectin cũng có tính hút ẩm mạnh, vì
vậy trong bảo quản chè dễ hút ẩm và làm tăng độ ẩm của chè sản phẩm.
2.2.6 Nhóm chất thơm
Hương vị và màu sắc nước chè là những chỉ tiêu chất lượng cảm quan
của chè, các chỉ tiêu này có mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng đến nhau. Nói
chung, chè có hương thơm tốt thì vị cũng tốt và ngược lại.
Hương thơm của chè trước hết phụ thuộc vào thành phần và hàm lượng
các cấu tử tinh dầu có trong nguyên liệu và được tạo mới trong quá trình chế
biến chè (như đi từ chất nhựa), từ phản ứng của các chất khác nhau (như
đường, axít amin, polyphenol...).Sự tích luỹ các chất thơm phụ thuộc vào
giống chè, điều kiện khí hậu và đất đai. Hàm lượng chất thơm trong lá chè
khoảng 0,02-0,2% chất khô. Bằng thống kê, người ta thấy những cây chè sống
Page 18


trong điều kiện có dao động nhiệt độ trong 1 ngày đêm càng lớn thì cho sản

phẩm có mùi thơm càng tốt.
Ngoài các cấu tử tinh dầu hương thơm của chè còn liên quan đến các
chất có tính hấp phụ và giữ hương trong thành phần của chè để làm cho sản
phẩm bền hơn. Như vậy, hương thơm của chè được hình thành từ các nguồn
sau:
+ Lượng tinh dầu có sẵn trong nguyên liệu.
+ Lượng các cấu tử thơm mới được tạo thành trong quá trình chế
biến.
+ Những chất có tính hấp phụ và giữ hương.
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ cao khi dùng nước sôi pha chè đến các
chất không toả mùi ở nhiệt độ thường.
Người ta có thể bổ sung các chất thơm bên ngoài vào cho chè bằng
cách ướp các loại hương liệu tổng hợp, thảo mộc hoặc chất thơm tự nhiên từ
hoa quả chín.
Theo kết quả nghiên cứu các chất bay hơi của chè bằng phương pháp
sắc ký khí của Kharipbava đã tìm thấy trong chè tươi có tới 69 cấu tử khác
nhau, trong chè xanh chỉ có 29 cấu tử khác nhau còn trong chè đen lên tới 135
cấu tử khác nhau.
Tuy nhiên, không phải tất cả các cấu tử bay hơi kể trên đều tham gia
vào sự hình thành hương thơm đặc trưng cho các loại chè. Vì có thể cấu tử có
hàm lượng cao nhưng cường độ mùi lại yếu và ngược lại có những cấu tử chỉ
với hàm lượng thấp nhưng có mùi mạnh lại có ý nghĩa quan trọng.
Trong chè tươi đã tìm thấy 14 cấu tử aldehyt khác nhau còn trong chè
xanh là 2 cấu tử và trong chè đen là 27 cấu tử.
2.2.7 Các hợp chất gluxit
Trong đọt chè tươi có chứa hầu hết các loại gluxit khác nhau nhưng cần
chú ý 2 điểm sau:

Page 19



+ Tổng lượng gluxit không cao, nó chiếm khoảng 20% chất khô
trong chè non.
+ Chứa rất ít các gluxit hòa tan, trong đó đường monoza (như
glucoza, fructoza) chiếm khoảng 1-2% chất khô và saccaroza chiếm khoảng
0,5 - 2,5% chất khô.
Nếu thấy tổng lượng gluxit cao có nghĩa là phần gluxit không tan
(như xenlluloza, licnhin, hemixenlluloza) tăng lên làm chất lượng của chè
giảm xuống. Thực tế, nhóm chất này có quy luật biến đổi hàm lượng ngược
với quy luật biến đổi hàm lượng các chất có lợi cho chất lượng chè như
protein, tanin. Khi lá chè càng già thì hàm lượng gluxit càng cao, người ta
đánh giá chất lượng của chè dựa vào hệ số K như sau:
Hàm lượng Polyphenol ( K ) = Hàm lượng protein + Hàm lượng chất
xơ.
Mặc dù vậy, với hàm lượng tuy nhỏ nhưng các gluxit hòa tan vẫn có ý
nghĩa lớn trong việc điều vị cho nước chè. Các đường khử tham gia vào việc
tạo màu, tạo mùi cho sản phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ cao.
Các phản ứng xảy ra như sau:
+ Phản ứng Melanoidin: Tạo sản phẩm có mùi thơm hoa hồng →
Glucoza + Phenyl alamin.
+ Phản ứng Caramen: Tạo sản phẩm có mùi thơm cốm→ Đường
khử.
+ Phản ứng của đường khử với tanin: Tạo sản phẩm có màu nước
vàng sáng → Đường khử + Catechin.
2.2.8 Chất béo và các sắc tố
Trong lá chè, chất béo chiếm khoảng 5-6% chất khô và các chất màu
hòa tan trong chất béo như clorofin (có màu xanh), caroten (có màu vàng),
xantofin (có màu da cam), antoxianidin (có màu đỏ hồng) chiếm khoảng 0,3%
chất khô. Hàm lượng chất béo trong chè cũng luôn thay đổi và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như giống chè, thời vụ thu hái, vị trí của lá trên cây. Vào đầu vụ,

Page 20


hàm lượng chất béo cao nhất sau đó giảm dần vào giữa vụ và đến cuối vụ lại
tăng lên nhưng không bằng giá trị ban đầu.
Chất béo có ảnh hưởng đến chất lượng chè, nó tham gia vào sự hình
thành hương thơm do trong thành phần chất béo cũng có một số cấu tử có mùi
thơm hoặc dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ chuyển thành chất thơm. Chất béo có
tính hấp phụ mùi và giữ mùi, tính chất này của chất béo giúp cho quá trình
ướp hương bổ sung cho chè bằng hương liệu hoặc hoa tươi được thuận lợi,
giúp tránh tổn thất và mất mùi chè khi bảo quản nhưng cũng có hại khi vô ý
để chè tiếp xúc với vật có mùi lạ sẽ làm cho chè bị nhiễm mùi lạ đó và rất khó
khử bỏ mùi lạ này.
Clorofin và các chất màu kèm theo hoà tan trong chất béo của chè là
những chất có vai trò khác nhau đối với cây chè và chế biến các loại chè.
Trong cây chè, clorofin giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp.
Trong chế biến chè xanh, caroten và xantofin tạo màu xanh tươi hoặc xanh
vàng tự nhiên cho nước chè nhưng trong chế biến chè đen, clorofin ảnh hưởng
không tốt đến màu nước và bã chè thường có màu xám. Trong công nghệ chế
biến chè xanh thì clorofin bị mất nhiều nhất ở giai đoạn hấp và sấy, còn
caroten và xantofin biến đổi không đáng kể. Trong môi trường kiềm, clorofin
tồn tại tốt và cho màu xanh, còn trong môi trường axít thì cho màu vàng do
nhân Mg của clorofin bị mất đi và biến thành feofitin có màu xám tro.
2.2.9 Vitamin
Trong chè có chứa nhiều loại vitamin, giá trị của chè ở một mức độ
nhất định phụ thuộc vào thành phần hàm lượng của các vitamin đó. Trong lá
chè tươi có chứa một lượng lớn vitamin C, hàm lượng lớn gấp 2-3 lần trong
nước cam, chanh. Quá trình chế biến hàm lượng vitamin C giảm nhiều hay ít
phụ thuộc vào phương pháp công nghệ.
Trong sản xuất chè xanh không có quá trình lên men nên giữ được

lượng vitamin C trong sản phẩm gấp khoảng 10 lần trong chè đen, nhưng
lượng vitamin C cũng giảm đi nhiều ở giai đoạn diệt men, sấy khô và sao khô.
Page 21


Trong đó, diệt men bằng hơi nước (phương pháp hấp ướt) lượng vitamin C
giảm đi ít hơn so với phương pháp sao khô hoặc xào.
Trong sản xuất chè đen, lượng vitamin C giảm đi rõ rệt, khi phản ứng
ôxihoá của quá trình lên men xảy ra mãnh liệt và sau đó là ở giai đoạn sấy
khô. Vì vậy, hàm lượng sinh tố C trong chè đen chỉ còn lại khoảng 169580UI/1g chất khô. Tuy vậy, nếu uống chè thường xuyên thì vẫn cung cấp
cho cơ thể đủ lượng sinh tố C cần thiết.
Ngoài ra, trong chè tươi còn có chứa các sinh tố khác với hàm lượng khá cao
như sau:
Bảng 2.2 Hàm lượng các vitamin trong đọt chè tươi
Loại vitamin
B1
B2
PP
A.pantotenic (sinh tố P)

Hàm lượng (mg/1g chất khô )
0.3 – 10
6.0 – 11
54 – 152
14 – 40

Hơn nữa, trong nhóm chất Catechin và các hợp chất Polyphenol của
chè cũng có hoạt tính của vitamin P, hàm lượng của chúng trong chè sản
phẩm cũng 10% chất khô) ≥ rất cao.
2.2.10 Các enzyme

Là nhân tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng của trà. Enzyme có
vai trò quyết định chiều hướng biến đổi các phản ứng sinh hóa trong giai đoạn
làm héo, vò, lên men. Trong búp chè có 2 loại enzyme chủ yếu là:
- Nhóm enzyme thủy phân : amilase, protease, glucosidase, …
- Nhóm enzyme oxi hóa – khử : peroxidase, polyphenoloxidase...
Enzyme peroxidase, polyphenoloxidase đóng vai trò quan trọng
nhất.Các enzyme này đều hoạt động mạnh ở 45°C đến 70°C thì hoạt động yếu
hẳn đi và ở nhiệt độ cao hơn sẽ bị vô hoạt hoàn toàn. Trong chế biến chè
xanh, không cần tạo nên những biến đổi sinh hóa cho tanin, nên enzyme
không có ích cho quá trình chế biến. Vì vậy ngay từ giai đoạn đầu của quá
Page 22


trình chế biến chè xanh người ta phải dùng nhiệt độ cao để vô hoạt enzyme
bằng cách chần .
2.3 TÁC DỤNG TRỊ LIỆU CỦA TINH CHẤT TRÀ XANH
 Tinh chất trà giúp phòng chống bệnh ung thư vú
Những chất polyphenol trong tinh chất trà xanh có vai trò quan trọng
trong việc ngăn ngừa và chữa trị bệnh ung thư. So với trà đen, trà xanh có
hàm lượng polyphenol cao hơn, vì không bị quá trình ủ men làm thay đổi
thành phần. Đặc biệt, chất chống oxy hoá EGCG (epigallocatêhin gallte) là
loại pholyphenol vô cùng mạnh mẽ, là nhân tố chủ yếu tạo nên dược tính của
trà xanh . Nó có công dụng ngăn chặn các enzyme kích hoạt sự sao chép,
nhân bản tế bào, gây nên ung thư và những hoạt động phức tạp khác của tế
bào.
Tinh chất chiết xuất từ trà có thể giúp hồi phục vùng da bị tổn thương
hoặc nhiễm độc trong quá trình xạ trị( đây là kết quả nghiên cứu của nhóm
các nhà khoa học Mỹ công bố trên tạp chí Y học BMC (Mỹ) tháng 12-2006).
 Flavonoid và Catechin trong tinh chất trà phòng được bệnh viêm
khớp, bệnh tim và có công năng diệt khuẩn E- Coli 157

Flavonoil có khả năng ngừa cholesterol xấu, chống tụ máu, chống xơ
cứng động mạch. Catechin có công dụng tiêu diệt hữu hiệu hầu hết những loại
vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và giải trừ luôn độc tố do vi khuẩn tiết ra, cụ
thể ở đây là độc tố veratoxin của E-coli-157.
 Tinh chất trà chữa các bệnh ngoài da
EGCG trong tinh chất trà có ra khả năng tái kích hoạt những tế bào
chết, làm tăng nhanh quá trình vi phân những tế bào da mới của catephin .
Đây là một công thức giúp chữa lành những căn bệnh về da như bệnh vẩy
nến, những vết thương.
Khi chữa trị vết thương, nếu những tế bào da bị tổn thương không được
thay thế bởi những tế bào da thích hợp, vết thương sẽ để lại sẹo. Nếu EGCG
được áp dụng đúng cách và vào đúng chỗ những tế bào đã bị tổn thương, sẽ
Page 23


có tác dụng giúp chúng phục hồi, hình thành những tế bào da khỏe mạnh.
Phương cách này được sử dụng cho những nạn nhân bị bỏng.
Tinh chất trà xanh giàu flavonoid và vitamin E giúp chống lão hoá,
chống oxy hoá, duy trì tuổi thanh xuân. Những sản phẩm chứa tinh chất trà
xanh có công dụng bảo vệ, tăng cường sức đề kháng giúp da khoẻ hơn, chống
lại hiện tượng oxy hoá và viêm nhiễm Sử dụng những sản phẩm chăm sóc da
có chứa trà xanh có thể giúp phục hồi làn da bằng cách làm giảm đến mức tối
thiểu tác hại của mặt trời. Nó còn giúp đẩy mạnh việc phát triển tế bào mới.
 Khả năng chống virus HIV
Hiện nay, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu thử nghiệm về virus
và miễn dịch Heinrich-Pette (Hamburg, Đức) vừa cho biết tinh chất EGCG
được chiết xuất từ trà xanh có khả năng chống lại sự lây nhiễm virus HIV. Từ
đó họ hi vọng có thể phối hợp vào gel dùng đường âm đạo cho phụ nữ để tăng
cường hiệu quả chống lây nhiễm bệnh AIDS.
Tiến sĩ Ilona Hauber, tác giả của nghiên cứu, cho biết hoạt chất tự

nhiên EGCG có trong trà xanh làm ức chế SEVI. Đây là một loại protein
trong tinh dịch có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho virus HIV tiếp cận với
tế bào bình thường để lây nhiễm.
EGCG đã phá vỡ những chuỗi liên kết trong phân tử này mà không gây
ảnh hưởng đến những tế bào bình thường khác của cơ thể. Ngoài ra nó rất ổn
định trong môi trường âm đạo nên là một yếu tố thuận lợi để phối hợp với các
thuốc chống HIV lây lan qua đường sinh dục.

Page 24


CHƯƠNG 3

DA VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
3.1 TỔNG QUAN VỀ DA
3.1.1 Cấu trúc da
Da là rào chắn bên ngoài của cơ thể, là cơ quan cảm thụ tiếp xúc với
môi trường ngoài. Da là vật liệu bền chắc lý tưởng, đồng thời cũng rất mềm
mại và đàn hồi.
Da là cơ chế phức tạp chịu trách nhiệm về cân bằng năng lượng của cơ
thể, tiếp nhận và phân tích hàng ngàn tín hiệu đến từ bên ngoài. Nó lãnh trách
nhiệm thích nghi toàn cơ thể với đời sống trong những điều kiện không khí ô
nhiễm, giữa những lỗ thủng ozon, xung quanh có hàng ngàn vạn các chất độc
hại khác nhau. Những biến đổi xuất hiện trên da có liên quan trực tiếp với tác
động của các yếu tố bất lợi của môi trường.

Page 25



×