Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông nam lương sơn tỉnh hòa bình trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA S ư P H Ạ M

NGUYỄN DUY T H ỊN H

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ỏ TRƯỜNG TRƯNG HỌC PHỔ THÔNG NAM LƯƠNG SƠN
TỈNH HOÀ BÌNH TRONG QUÁ TRÌNH THựC HIỆN Đ ổ i MỚI
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

LUẬN VÃN THẠC Sĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
C huyên ngành'. Q uản lý giáo dục

M ã số: 60 14 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS .TS. T rầ n K h án h Đức

HÀ NỘI - 2007


L Ờ I CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài: “ M ột số biện p h áp q u ản lý hoạt
động dạy học ở trư ờ n g tru n g học phổ th ông N am Lương Sơn tỉn h H oà Bình
trong q u á trìn h thực hiện đổi mới chương trìn h giáo dục phổ th ô n g ” đến
nay đề tài đã hoàn thành, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Khoa sư phạm Đại học
quốc gia Hà Nội trong suốt hai năm qua đã đào tạo, rèn luyện học tập.
Với tình cảm chân thành của người học trò tôi xin bày tỏ sự thành kính,
lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian qua. Đặc biệt tôi xin cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo
của PGS.TS.Trần Khánh Đức, người Thầy đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.


Tôi xin cảm ƠI1 các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí chuyên viên Sở GD-ĐT
Hoà Bình, Ban giám hiệu, cán bộ giáo viên, công nhân viên trường THPT Nam
Lương Sơn, các đồng chí Quản lý và giáo viên trường THPT Phú Cường tỉnh Hoà
Bình đã tạo điều kiện về cơ sở chất, tinh thần trong quá trình khảo sát, thống kê,
nghiên cứu luận văn
Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã giúp đỡ tôi khắc phục
khó khăn, động viên tôi hoàn thành luận văn
Do khả năng có hạn, thời gian nghiên cứu chưa nhiều, dù bản thân tôi đã có
nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót trong nội dung luận văn.
Tôi rất mong được sự chỉ dẫn và góp ý của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo
và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
nr» *

* f

Tác giả

Nguyễn Duy Thịnh


KÝ H IỆU CỤM T ừ VIẾT TẮ T
THPT:

Trung học phổ thông

THCS:

Trung học cơ sở


CNH-HĐH:

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

GD-ĐT:

Giáo dục và Đào tạo

NXB:

Nhà xuất bản

CSVN:

Cộng Sản Việt Nam

GDPT:

Giáo dục phổ thông

CBCNV :

Cán bộ, công nhân viên

PHHS:

Phụ huynh học sinh

KHXH:


Khoa học xã hội

KHTN:

Khoa học tự nhiên

TCCB:

Tổ chức cán bộ

TDTT:

Thể dục thể thao

GDTrH:

Giáo dục trung học

QLGD:

Quản lý giáo dục

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU


Trang

1. Lý do chọn đề tà i......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................................... 4
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 4
6. Giả thuyết khoa học................................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn........................................................................................................4
Chương 1: c ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỂ NGHIÊN

cứu .......................... 6

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu để tài......................................................................6
1.2. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................... 8
1.2.1. Quản lý.................................................................................................................. 8
1.2.2. Chức năng quản lý và nguyêntắc quẩn lý ....................................................... 11
ỉ .2.2.1. Chức năng quản lý..........................................................................................11
12.2.2. Nguyên tắc quản lý........................................................................................ 14
1.2.3. Quản lý giáo d ụ c................................................................................................ 16
ỉ .2.4. Biện pháp quản lý chất lượng dạy học............................................................18
1.2.5. Hoạt động dạy học............................................................................................ 19
Ị .2.5.1. Quá trình dạy học...........................................................................................19
12.5.2. Bản chất của quá trình dạy học................................................................... 20
ỉ.2.5.3. Hoạt động dạy học......................................................................................... 22
1.2.6. Quản lý hoạt động dạy học.............................................................................. 23
ì .2.7. Quản lý nhà trường........................................................................................... 24
1.2.7.ỉ. Quan niệm nhà trường...................................................................................24
1.2.7.2. Quản lý nhà trường........................................................................................ 25

1.3. Cơ sở lý luận về quản lý nhà trường.................................................................29
1.4. Những yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông..................................................... 30


1.4.1. Lý do của việc đổi m ới..................................................................................... 30
1.4.2. Nội dung đổi m ới.......................................................................

32

1.4.2.1. Thời lượng h ọc....................................................................................

32

ỉ .4.2.2. Chương trình sách giáo khoa........................................................................33
ì .4.2.3. Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên........................................................... 36
ì .4.2.4. Cơ sở vật chất, thiết b ị...................................................................................37
Ị .4.3. Quản lý nhà trường trong điều kiện đổi mới giáo dục phổ thông...............37
Chương 2: TH ựC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM LƯƠNG SƠN
TỈNH HOÀ BÌNH TRONG QUÁ TRÌNH Đ ổ i MỚI CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ TH ÔNG................................................................................... 43
2.1.

Một số đặc điểm về địa lý, dân cư, kinh tế, văn hoá, xã hội ở khu vực trường

Trung học phổ thông Nam Lương Sơn tỉnh Hoà Bình..............................................43
2.2. Thực trạng hoạt động dạy và học ở trường trung học phổ thông Nam Lương

Sơn tỉnh Hoà Bình......................................................................................................45
2.2.1. Thực trạng dạy và học.......................................................................................45
2.2.2. Thực trạng các điều kiện dạy và học...............................................................57
2.2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động dạy và học ở trường trung học ph ổ thông
tỉnh Hoà Bình............................................................................................................. 59
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy và học ở trường trung học phổ thông Nam
Lương Sơn tỉnh Hoà Bình trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông............................................................................................................. 62
2.3.1 Một vài nét về đội ngũ cán bộ quản lý..........................................................62
2.3.2. Thực trạng của công tác quản lý hoạt động dạy và học trong quá trình
thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông............................................. 63
2.3.2.1. Công tác tổ chức, chỉ đạo xây dựng đội ngũ giáo viên......................... 63
2.3.2.2. Công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh................................. 64
23.2.3. Công tác quản lý hoạt dộng dạy và học trong quá trình thực hiện đôi
mới chương trình giáo dục p h ổ thông.....................................................................65


2.3.2.4. Đánh giá câng tác quản lý hoạt dộng dạy và học trong quá trình thực
hiện đổi mới chương trình giáo dục p h ổ th ô n g ....................................................... 67
Chương 3: MỘT s ố BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG VỂ
H OẠT Đ Ộ N G DẠY VÀ H Ọ C Ở TRƯỜNG TR U N G H Ọ C PH Ổ TH Ô N G
NAM LƯ ƠNG SƠN T ỈN H HOÀ BÌNH TR O N G QUÁ T R ÌN H Đ ổ i M Ớ I
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC P H ổ THÔNG................................................. 70
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện p h á p .....................................................................70
3.2. Định hướng phát triển giáo dục phổ thông........................................................71
3.2.1. Các văn bản của Đảng và Nhà nước vê phát triển giáo dục và đào tạ o ..lị
3.2.2. Chủ trương đổi mới chương trình giáo dục p h ổ thông của Bộ GD-ĐT và
hoạt động dạy học của nhà trường............................................................................72
3.3. Các biện pháp đề xuất..........................................................................................73
3.3.1. Biện pháp ỉ : Lập k ế hoạch thực hiện đổi mới chương trình giáo dục p h ổ

thông............................................................................................................................... 73
3.3.1.ỉ . M ục tiêu...........................................................................................................74
3.3.1.2. N ội dung......................................................................................................... 74
3.3.1.3. T ổ chức thực hiện.......................................................................................... 76
3.3.2. Biện pháp 2: Tập huấn thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông............................................................................................................................... 77
3.3.2.ỉ . M ục tiêu............................................................................................................77
3.3.2.2. N ội dung.......................................................................................................... 77
3.3.2.3. T ổ chức thực hiện........................................................................................... 78
3.3.3. Biện pháp 3: Xây diửĩg và nâng cao chất lượng đội ngũ............................78
3.3.3.1. Mục tiêu............................................................................................................79
3.3.3.2. Nội dung...........................................................................................................79
3.3.3.3. T ổ chức thực hiện............................................................................................#2
3.3.4. Biện pháp 4: Quản lý việc thực hiện các hoạt động chuyên m ôn.............. 83
3.3.4.ỉ . M ục tiêu........................................................................................................... 83


3.3.4.2. N ội dung.......................................................................................................... 83
3.3.4.3. T ổ chức thực h iện........................................................................................... 88
3.3.5. Biện pháp 5: Quản lý, chỉ đạo đôi mới và sử dụng có hiệu quả các thiết bị
dạy học............................................................................................................................88
3.3.5.1. M ục tiêu........................................................................................................... 88
3.3.5.2. N ội dung.......................................................................................................... 88
3.3.5.3. T ổ chức thực hiện............................................................................................91
3.3.6. Biện pháp 6: T ổ chứcthanh tra,kiểm tra, đánh giáxếp loại giáo viên,
kiểm tra đánh giá nhà trườngvà kết quả họctập của học sinh.............................. 91
33.6.1. M ục tiêu............................................................................................................91
3.3.6.2. N ội dung...........................................................................................................92
3.3.6.3. T ổ chức thực hiện........................................................................................... 94
3.4. Kiểm chứng nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp..94

3.4.1. Lấy phiếu ỷ kiến của cán bộ giáo viên nhà trường..................................... 95
3.4.2. Khảo sát các s ố liệu tổng hợp qua một s ố năm họ c......................................96
KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ.........................................................................99
1. Kết luận...................................................................................................................... 99
2. Khuyến n ghị............................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM K H Ả O ...................................................................................... 103
PHU LUC


MỞ ĐẨU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ 21 thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức cùng với
sự phát triển của nhiéu ngành khoa học công nghệ, đặc biệt khoa học công
nghệ thông tin, nền giáo dục đang đứng trước những yêu cầu đòi hỏi của thời
đại phải đào tạo ra những con người có khả năng sử dụng và phát huy thành
quả của nền khoa học tiên tiến của nhân loại. Đứng trước những thời cơ và
những thách thức mới nền giáo dục thế giới nói chung và nước nhà nói riêng
cần có nhũng đổi mới từ mục tiêu trang bị tri thức khoa học sang mục tiêu hình
thành và phát triển kỹ năng, năng lực cho người học, đổi mới về nội dung
chương trình, phương pháp giảng dạy, về công tác quản lý thì mới có thể đào
tạo nguồn nhân lực lĩnh hội được những nguồn thông tin, nguồn tri thức đang
thay đổi từng ngày, từng giờ.
Cùng với xu thế toàn cầu hoá thì ở nước ta xu thế hội nhập khu vực và thế
giới cũng là tất yếu. Trong hệ thống giáo dục Quốc dân thì giáo dục phổ thông
giữ một vị trí quan trọng trong việc tạo mặt bằng dân trí là cơ sở phân luồng
cho các ngành học và hình thành các nguồn nhân lực lành nghề đáp ứng được
yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ và góp phần xây dựng nền kinh tế,
nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghị quyết lần thứ 2 của Ban chấp hành TW 2 khoá VIII đã đặt ra nhiệm
vụ cho ngành giáo dục đó là: “ Giáo dục và đào tạo hiện nay phải có một bước

chuyển nhanh chóng về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy mô
đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường, nhằm nhanh chóng
đưa giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Thực hiện nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước”. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X vừa
qua Đảng ta lại một lần nữa khẳng định sự cần thiết đổi mới của ngành giáo
dục trước sự phát triển nền kinh tế của đất nước “ Phải đổi mới tư duy một
cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu


và hệ thống tổ chức, cơ chê' quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn
diện nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với nền giáo dục khu vực và thế giới”.
Trong bài diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng
Cộng Sản Việt Nam có nêu: v ề giáo dục chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này
cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua đổi
mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Những biện pháp cụ thể là: đổi mới cơ cấu
tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại
hoá, xã hội hoá” . Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của
người học. Đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội.
Chất lượng giáo dục và đào tạo là một trong những vấn đề đang được
quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn phát triển của khoa học-công nghệ và đời
sống xã hội hiện đại. Một trong những giải pháp quan trọng để quản lý, đảm
bảo chất lượng giáo dục và đào tạo là xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng
bao gồm chính sách, cơ chế, các nguồn lực. Tuy nhiên đó là tầm vĩ mô, còn
tầm vi mô việc nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản của các nhà
trường, đây là điều kiện, cơ sở để các nhà trường tồn tại và phát triển. Thực
tiễn cho thấy chất lượng giáo dục còn phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó yếu tố
quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học có vị trí then chốt. Thực chất
công tác quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học, công việc được

tiến hành thường xuyên, liên tục để thực hiện chỉ thị, nhiệm vụ năm học của
nhà trường.
Được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng chính quyền và nhiều tổ chức xã
hội chất lượng giáo dục và đào tạo ở nước ta trong nhiều năm qua nói chung và
chất lượng dạy và học nói riêng đã có nhiều tiến bộ được xã hội đánh giá và
ghi nhận. Trong giáo dục đào tạo nhiều nơi đã xuất hiện nhiều tập thể và cá
nhân điển hình, tiên tiến. Những thành tích đạt được không chỉ về quy mô
trường lớp mà đáng kể hơn đó là chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên.
Cũng trong những năm qua nền kinh tế của nước nhà ta đã có sự chuyển đổi
dần sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam bắt đầu hội nhập với thế giới đòi hỏi

2


nền giáo dục phải có những đổi mới. Sự hoà nhập nhằm đáp ứng những yêu
cầu phát triển chung của xã hội mà nền giáo dục nước nhà nói chung và của
tỉnh Hoà Bình nói riêng đang gặp phải những khó khăn nhất định. Chất lượng
giáo dục và đào tạo còn có một số bất cập về quy mô, về chất lượng về đội ngũ
trong đó phải kể đến sự hạn chế vé công tác quản lý giáo dục nói chung và
quản lý chất lượng dạy học nói riêng của các nhà trường trong đó có các
trường THPT.
Thực tiễn công tác quản lý giáo dục trong các nhà trường THPT của Tỉnh
Hoà Bình đặt ra nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn cần sớm quan tâm và
giải quyết. Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ M ột số
biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Nam
Lương Sơn Tỉnh Hoà Bình trong quá trình thực hiện đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông”. Qua đề tài này tôi hy vọng được góp một phần
nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của Tỉnh Hoà Bình nói
chung và của nhà trường THPT nói riêng trong công cuộc đổi mới đất nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài hướng tới việc tìm được một số biện pháp quản lý của Hiêu trưởng
về hoạt động dạy học của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
của đơn vị đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương trong quá
trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà
trường
- Đánh giá thực trạng về hoạt động dạy học và công tác quản lý hoạt động
dạy học trong nhà trường THPT.
- Những khó khăn và biện pháp khắc phục khi thực hiện những yêu cầu
đổi mới chương trình, phương pháp và sách giáo khoa.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về hoạt động dạy học
của nhà trường, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục trong
nhà trường THPT
3


4. Khách thê và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình hoạt động dạy học trong môi trường
THPT
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường
Trung học phổ thông Nam Lương Sơn tỉnh Hoà Bình
5. Giả thuyết khoa học
Nếu người Hiệu trưởng tìm ra được các biện pháp quản lý hoạt động dạy
học sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nhất là trong
quá trình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện nhiệm
vụ chính trị trọng tâm của mỗi nhà trường THPT.
6. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lý
hoạt động dạy học ở trường THPT Nam Lương Sơn tỉnh Hoà Bình

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu và khái quát các văn bản, Nghị quyết của Đảng và nhà nước
về giáo dục, quản lý Nhà nước về giáo dục và những tài liệu lý luận khác có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát việc dạy và học của giáo viên
- Phương pháp điều tra: Thực hiện chương trình, hồ sơ chuyên môn của
giáo viên và hồ sơ của nhà trường
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn: Lấy ý kiến của giáo viên, học sinh
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Khảo sát và thống kê các số liệu hàng
năm của nhà trường
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Tổng kết rút kinh nghiệm công
tác chỉ đạo quản lý của nhà trường qua từng năm
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo luận văn
được trình bày trong 3 chương
4


Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường
THPT Nam Lương Sơn tỉnh Hoà Bình trong quá trình thực hiện đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT
Nam Lương Sơn tỉnh Hoà Bình trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


5


Chương 1: c ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỂ NGHIÊN CŨXJ
1.1. Vài nét về lịch sử Iighicn cứu dé tài
Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặc biệt công
nghệ thông tin đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Cùng với xu thế toàn cầu hoá, phát triển nền kinh tế tri thức đã và đang đặt ra
cho ngành giáo dục những yêu cầu mới nhằm đáp ứng được đòi hỏi của nền
kinh tế tri thức, của toàn cầu hoá. Các xu thế phát triển giáo dục là tất yếu của
lịch sử, bởi chịu chi phối của các quy luật khách quan, mà một trong những xu
thế quan trọng nhất đó là xu thế bồi dưỡng, phát triển và khai thác nguồn tài
nguyên tri thức vô hạn của con người.
Xuất phát từ những thời cơ và thách thức của xu thế toàn cầu hoá Đảng và
nhà nước ta hiện nay đã định ra đường lối, chiến lược phát triển kinh tế, giáo dục
từ nay đến năm 2020 nhằm đưa nước ta phát triển thành một nước công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện mục tiêu chiến lược đó mà đại hội Đảng khoá
VIII đã đề ra, cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó
nguồn lực con người là quý báu nhất và có vai trò quyết định, đặc biệt khi nguồn
lực tài chính và nguồn lực vật chất của nước ta hiên nay còn hạn hẹp.
Nguồn lực con người đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề
thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một
nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghộ hiện đại.
Ngoài việc định ra đường lối chiến lược phát triển kinh tế, giáo dục để
tiến tới CNH, HĐH đất nước phải có những hoạch định về giải pháp phù hợp
để thực hiện chiến lược phát triển đất nước, đuổi kịp với xu thế phát triển
chung của thế giới, đó là:
- Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục- đào tạo.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên, đó là nhân tô quyết định đến chất lượng của

giáo dục
- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục- đào tạo và tăng cường
cơ sở vật chất các trường học.
- Đổi mới công tác quản lý giáo dục- đào tạo.
6


Quán triệt các quan điểm chỉ đạo và những định hướng đổi mới được thể
hiện trong các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục dã tiến
hành đổi mới nhàm đưa giáo dục phổ thông phát triển tiếp cận với nền giáo
dục của các nước phát triển, đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển đất
nước. Đổi mới công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý một nhà trường
nói ricng được coi là một khâu đột phá, bởi đổi mới công tác quản lý giáo dục
chính là cơ sở quyết định chất lượng giáo dục và tăng cường các nguồn lực cho
đất nước trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Việc quản lý hoạt động dạy học của các nhà trường THPT trong quá trình
thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa được đề cập từ năm học 20002001. Từ năm 2000 đến nay Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản và tài liệu
hướng dẫn, tổ chức nhiều hội thảo ở nhiều cấp độ về việc thực hiện đổi mới
chương trình, thay sách giáo khoa trong đó chú trọng đổi mới phương pháp
giảng dạy. Về nội dung này có nhiều tác giả đã đề cập trong đó có tác giả
Nguyễn Kỳ với cuốn “Phương pháp giảng dạy tích cực”, tác giả Trần Kiều với
cuốn “Đổi mới kiểm tra đánh giá”, Nguyễn Hữu Châu, Vũ Quốc Chung,
Nguyễn Thị Sơn với cuốn “ Phương pháp, phương tiện kỹ thuật và hình thức tổ
chức dạy học trong nhà trường”, v ề lĩnh vực quản lý nhà trường, quản lý dạy
học ít được đề cập, trong khi công tác quản lý đóng một vai trò quan trọng,
trong tập bài giảng “Cơ sở khoa học quản lý” của tác giả Nguyễn Quốc Chí và
Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã nêu vai trò của người quản lý đó là: Vai trò liên nhân
cách, vai trò thông tin và vai trò quyết định. VI vậy trong một nhà trường thì
người quản lý với vai trò và kỹ thuật quản lý của mình sẽ góp phần rất lớn vào
việc nâng cao chất lượng dạy học. Hiện tại có một số luận văn thạc sĩ quản lý

giáo dục cũng đã đề cập tới nội dung này như : “Các biện pháp quản lý nhằm
nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông Hiệp Hoà số 2 tỉnh
Bắc Giang” của tác giả Đồng Duy Hiển, “ Biện pháp quản lý hoạt động chuyên
môn của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Lộc- Thanh
Hoá” của tác giả Nguyễn Văn Tinh, “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao
hiệu qua công tác thanh tra toàn diện trường trung học phổ thông tỉnh Bắc

7


Giang” của tác giả Nguyễn Tiến Quang. Riêng luận văn của tác giả Nguyễn
'riến Quang chỉ đé cập một mặt, một lĩnh vực của hoạt động dạy học. Tuy các
luận văn cũng đã đề cập tới các hoạt động chuyên môn trong các nhà trương
nhưng điều kiện thực tiễn ở các nhà trường phổ thông khác nhau thì cách làm
và hiộu quả sẽ khác nhau. Thực tiễn đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
ở nước ta sẽ là tất yếu trong giai đoạn hiện nay, cho nên Bộ GD-ĐT ngoài việc
tập trung đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay thì cũng nên quan tâm về
việc đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý như chỉ thị 40 CT/TW
ngày 15/6/2004 của Ban bí thư TW Đảng đã yêu cầu.
1.2. Một số khái niệm co bản
1.2.1. Quản lý
Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm cùng với sự phát
triển của xã hội loài người, chỉ có điều nó mới chính thức được coi là một khoa
học quản lý. Hoạt động quản lý là một tất yếu khách quan nó hình thành và
phát triển trong quá trình vận động và phát triển của xã hội. Quản lý vừa là
một khoa học, vừa là một nghệ thuật, tác động đến một hệ thống hoạt động xã
hội từ tầm vĩ mô cho đến tầm vi mô. Có nhiều cách tiếp cận nên có thể có
nhiều cách quan niệm khác nhau về quản lý.
Quản lý theo từ điển tiếng Việt là “tổ chức, điều khiển hoạt động của một
đơn vị, một cơ quan” (Từ điển tiếng Việt thông dụng. Nguyễn Như Ý, Nguyễn

Văn Khang, Phan Xuân Thành. NXB Giáo dục 2005, trang 616)
Theo từ điển tiếng Việt năm 1992- Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà NộiViệt nam: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu
nhất định”.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang định nghĩa: “Quản lý là tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói
chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến”
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ lộc: “Quản lý là tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đên

8


khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức
vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”
* Quan điểm của một số tác giả nước ngoài
F.W Taylo (1856-1915) người đề xuất thuyết “Quản lý khoa học” cho
rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó
thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
Còn theo Harold Kootz thì lại khẳng định: “ Quản lý là một hoạt động
thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được
các mục đích của nhóm(tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi
trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời
gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”
Theo V.G Afanaxev: Quản lý con người có nghĩa là tác động đến anh ta,
sao cho hành vi, công việc và hoạt động của anh ta đáp ứng được những yêu
cầu của xã hội, tập thể, để những cái đó có lợi cho tập thể lẫn cá nhân.
Theo Paul Hersey và Ken Blanc Hard: Quản lý như một quá trình làm
việc cùng và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác
để hình thành các mục đích tổ chức.
Theo Kax Mac: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung

nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cần đến một sự chỉ đạo để
hoà những hoạt động các nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh
từ sự vận động của toàn bộ cơ thể, khác với sự vận động của những khí quan
độc lập của n ó ... Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn
một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng”.
* Quan điểm của một số tác giả trong nước
Tác giả Mai Hữu Khuê cho rằng: “Quản lý là dạng lao động đặc biệt của
người lãnh đạo, mang tính tổng hợp các loại lao động trí óc, liết kết các bộ
máy thành chỉnh thể thống nhất điều hoà phối hợp các khâu, các cấp quản lý
hoạt động nhịp nhàng để tạo hiệu quả quản lý”
Tác giả Đỗ Hoàng Toàn lại quan niệm: “Quản lý là sự tác động có tổ chức
của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong

9


điều kiện biến động của môi trường”
Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá trình
định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những
mục tiêu nhất định”.
Theo Nguyễn Văn Lê: “Quản lý là một hệ thống xã hội mang tính khoa học
và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ bằng những phương pháp thích
hợp, nhằm đạt được những mục tiêu đề ra cho hệ và từng thành tố của hệ”.
Theo Phan Văn Kha, trong hoạt động giáo dục, quản lý được hiểu là “quá
trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên
thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được
các mục đích đã định”
Ngày nay hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là
quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động
(chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.

Những quan niệm của các tác giả tuy có khác nhau về cách diễn đạt nhưng
đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản, quản lý phải bao gồm các yếu tố sau:
- Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít
nhất là một đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể
quản lý tạo ra và các khách thể chịu các tác động gián tiếp của chủ thể quản lý.
Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể liên tục nhiều lần
- Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể,
mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động
- Chủ thể phải thực hành việc tác động
- Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hộ tác động qua lại hỗ
trợ nhau. Chủ thể quản lý làm nảy sinh các tác động quản lý. Khách thể quản
lý thì nảy sinh các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp
ứng nhu cầu của con người thỏa mãn mục đích của quản lý.
Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần
phải có sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt được mục
đích của mình

10


Như vậy có thể khái quát: Quản lý là hoạt động có ý thức của con người
nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đổng người để
đạt dược các mục tiêu đé ra một cách hiệu quả nhất. Quản lý là sự tác động chỉ
huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra. Sự tác động của quản lý phải bằng cách
nào đó để người bị quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí
tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho cả xã hội.
Bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động. Bản
chất của hoạt động quản lý chính là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản
lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả mong muốn.

Xã hội càng phát triển các loại hình lạo động càng phong phú, phức tạp thì
hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
hiệu suất lao động
Hoạt động quản lý chỉ đạt hiệu quả khi nó tạo ra được một tổng thể hợp lý
từ nhiều cá nhân và tư liệu sản xuất của tổ chức, xã hội. Yêu cầu của tổng thể
của tổ chức mang tính khách quan, đòi hỏi các nhà quản lý phải xác lập được
mục tiêu rõ ràng và biết điều hành hệ thống đích. Muốn vậy người quản lý phải
hiểu được sơ sở lý luận và vân dụng nó vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Có kỹ
năng , kỹ thuật để có thể chỉ đạo, đánh giá công việc của cấp dưới; có kỹ năng
làm việc để giao đúng người, đúng việc, tập hợp mọi người cùng đồng thuận.
1.2.2. Chức nàng quấn lý và nguyên tấc quẩn lý
/ .2.2.1. Chức пйпц (Ịiưíti lý.
Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt thông qua
đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu
xác định. Có nhiều nhà khoa học và quản lý quản lý thực tiễn đưa ra những
quan điểm khác nhau về chức năng quản lý nhưng về thực chất các hoạt động
có những bước đi giống nhau để đạt tới mục tiêu. Ngày nay có thể có những
tác giả trình bày chức năng quản lý theo những quan điểm phân loại khác nhau
nhưng nền tảng của vấn đề vẫn là 4 chức năng cơ bản theo quan điểm quản lý
hiện đại đó là: Kế hoạch- Tổ chức- Chỉ đạo- Kiểm tra.

11


- Chức năng kế hoạch hoá: Là quá trình xác định các mục tiêu phát triển
giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đó.
Đây là chức năng đầu tiên của quá trình quản lý, nó có vai trò khởi đầu, định
hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lý và là cơ sở để huy động
tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc
kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị

và từng cá nhân.
Như vậy kế hoạch hoá là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý vào công tác
kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các
nguồn lực để đạt tới các mục tiêu của tổ chức.
- Chức năng tổ chức: Là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực
theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.
Đây là chức năng thứ hai trong quá trình quản lý nó có vai trò thực hiện hoá
các mục tiêu của tổ chức và đặc biệt nó có khả năng tạo ra sức mạnh mới của
tổ chức, cơ quan, đơn vị thậm chí sức mạnh mới của nó có thể mạnh hơn nhiều
lần so với khả năng vốn có của nó nên người ta còn nhấn mạnh vai trò này
bằng tên gọi “hiệu ứng tổ chức”
- Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ
của những người khác nhằm đạt tới mục tiêu với chất lượng cao. Nó là chức
năng thứ ba trong một quá trình quản lý có vai trò cùng với chức năng tổ chức
thực hiện hoá các mục tiêu. Chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điều hành
và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu
quả, Thực chất của chức năng chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của
chủ thể quản lý tới những người khác nhằm biến những yêu cầu chung của tổ
chức, hệ thống giáo dục và nhà trường thành nhu cầu của cán bộ công chức,
trên cơ sở đó mọi người tích cực tự giác và mang hết khả năng làm việc. Do
vậy chức năng chỉ đạo là cơ sở phát huy các động lực cho việc thực hiện các
mục tiêu quản lý góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả của các hoạt động.
- Chức năng kiểm tra: Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo
cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của tổ chức. Chức năng kiểm tra là chức

12


năng cuối cùng của một quá trình quản lý có vai trò giúp cho chủ thể quản lý
biết được mọi người thực hiện các nhiệm vụ ở mức đẹô tốt, vừa, xấu như thế

nào, đồng thời cũng biết được những quyết định quản lý ban hành có phù hợp
hay không, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy các
cá nhủn, tập thể đạt tới các mục tiêu xac định. Chức năng kiểm tra là một chức
năng quan trọng không thể thiếu được trong quá trình quản lý vì kiểm tra trong
quả lý là quá trình xem xét thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực
trạng, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch đưa ra
những quyết định điểu chỉnh giúp các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ và góp
phần đưa toàn bộ hệ thống được quản lý tới một trình độ cao hơn. Với chức
năng như vậy thì kiểm tra không chỉ đơn thuần là chức năng cuối cùng trong
một quá trình quản lý mà còn là tiền đề cho một quá trình quản lý mới tiếp
theo.
Quá trình quản lý được diễn ra tuần tự từ chức năng kế hoạch đến các
chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Song trong thực tế các chức năng này
đan xen nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Trong khi tổ chức thực
hiện kế hoạch người quản lý phải tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình thực
hiện, khi phát hiện sự sai lệch, bất hợp lý của kế hoạch thì đồng thời điều
chỉnh kế hoạch kịp thời. Chất xúc tác và liên kết các chức năng này là thông
tin quản lý và các quyết định quản lý. Các chức năng cơ bản của quản lý tạo
thành quá trình quản lý và chu trình quản lý được thể hiộn bằng sơ đồ sau:

Chức năng và chu trình quản lý

13


ỉ . 2. 2. 2. Ni Ịi i yén t ắ c (Ịitán /v.

* Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý:
Nguyên tắc này xuất phát từ chỗ nền giáo dục Việt Nam là một bộ phận
của sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.

Đảng CSVN là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội, do đó
đòi hỏi chủ thể quản lý phải nắm vững, quán triệt quan điểm của Đảng về giáo
dục; nghiêm túc, kiên trì tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng biến
đường lối thành hiện thực. Tóm lại nguyên tắc chính trị là yếu tố tác động
mạnh mẽ tới hoạt động quản lý. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý
là nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa chính trị và quản lý, đây là quan trọng
bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối chính sách của Đảng về giáo dục.
* Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý:
Đây là nguyên tắc được xây dựng trên cơ sở những quy định của pháp luật
và các chế tài pháp lý. Trong quản lý giáo dục tính pháp lý dựa trên luật giáo
dục, điều lệ nhà trường, các chỉ thị, nghị định các văn bản hướng dẫn của
chính phủ, của Bộ giáo dục... đó là hành lang pháp lý để nhà quản lý thực hiện
các chức năng quản lý. Hoạt động quản lý không dựa trên cơ sở pháp lý nên
quyết định tuỳ tiện dẫn đến sai phạm và kém hiệu quả.
* Nguyên tắc đảm bảo tính tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc bảo đảm
thống nhất cao trong tổ chức, có sự kết hợp chặt chẽ giữa quyền lực của chủ
thể quản lý với sức sáng tạo của đối tượng quản lý đó là các nhân trong tổ chức
nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.
Tập trung trong quản lý được hiểu là toàn bộ các hoạt động của hệ thống
được tập trung vào quyền lực cao nhất và được thể hiện trong cơ chế một thủ
trưởng. Tính tập trung mang tính quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền
của chủ thể quản lý trong điều kiện cần thiết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về
những quyết định của mình.
Dân chủ trong quản lý được hiểu là phát huy quyền làm chủ của mọi
thành viên trong đơn vị, tổ chức, dân chủ được thể hiện trong việc các thành
viên đều được tham gia xây dựng các mục tiêu, kế hoạch và các biện pháp thực

14



hiện các mục tiêu xác định.Thực hiện công khai, cung cấp đầy đủ thông tin kịp
thời để mọi người trong đơn vị được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra
giám sát
Trong quản lý đảm bảo tính tập trung dân chủ là sợ kết hợp hài hoà giữa
tập trung và dân chủ bởi vì nếu thiên về tập trung sẽ dẫn đến độc đoán chuyên
quyển không phát huy được tính sáng tạo của mỗi cá nhân, tính tập thể cùng
nhau thực hiện mục tiêu chung, ngược lại nếu thiên về tính dân chủ dẫn đến tự
do quá trớn, kỷ luật lỏng lẻo hay gây mất đoàn kết, công việc khó hoàn thành.
Một đặc trưng quan trọng của nguyên tắc này là sự phân cấp quản lý thích hợp,
sự uỷ quyền này kèm theo những vấn đề tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyển
hạn và thẩm quyền
* Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học:
Đảm bảo tính khoa học trong công tác quản lý, người làm công tác quản
lý phải biết vận dụng quy luật khách quan, tri thức khoa học quản lý vào quá
trình tổ chức điều hành các hoạt động. Làm tốt công tác dự báo, biết phân tích,
tổng hợp các sự kiện, phát hiện các xu hướng phát triển. Phải am hiểu các đối
tượng quản lý. Tức người quản lý hiểu tường tận về tính chất, nguyên tắc tổ
chức các hoạt động, các quá trình, đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng quản
lý...đó là một trong những điều kiện quan trọng để làm cho người quản lý có
khả năng điều hành công việc một cách thành thạo
Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải tuân thủ nghiêm
ngặt quy trình khoa học khi ra một quyết định hoặc xử lý thông tin. Khi tiến
hành bất cứ một hoạt động nào đều phải xây dựng kế hoạch và hình thành cho
con người dưới quyền thói quen làm việc có kế hoạch
* Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả:
Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả quản lý. Hiệu quả
của công tác quản lý được tính trên cơ sở thực hiện các mục tiêu với những chi
phí nhất định về nguồn lực cho phép (nhân lực, vật lực, tài lực) sao cho đạt kết
quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất.


15


Đc thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người làm công tác quản lý khi đưa
ra các quyết định quản lý cần tính đến hiệu quả của chúng và đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn bởi chỉ chú trọng đầu tư thật nhiều về nguồn lực trong một
lĩnh vực nào đó nhưng quên đến tính hiệu quả thì rất có thể việc đầu tư như vậy
trở nên thừa.
1.2.3. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ khi có xã hội loài người và
tồn tại đến khi nào xã hội loài người còn tồn tại
Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, xuất hiện sau và
được nghiên cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung. Hiện nay bàn
về quản lý giáo dục có nhiều cách tiếp cận khác nhau, ở đây chúng ta chỉ đề
cập khái quản lý giáo dục trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói
chung mà hạt nhân là hệ thống trường học và sau đây là một số khái niệm về
quản lý giáo dục.
- Quản lý giáo dục là tập hợp những biộn pháp kế hoạch hoá nhằm đảm
bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục
phát triển, mở rộng hệ thống cả số lượng và chất lượng.
- Quản lý là hoạt động chăm sóc, giữ gìn và sửa sang, sắp xếp cho cộng
đồng được ổn định và phát triển, giáo dục là một bộ phận của kinh tế-xã hội,
hệ thống giáo dục, mạng lưới nhà trường là bộ phận kết cấu hạ tầng xã hội, do
vậy: Quản lý giáo dục là quản lý một loại quá trình kinh tế-xã hội nhằm thực
hiện đồng bộ, hài hoà sự phân hoá xã hội để tái sản xuất sức lao động có kỹ
thuật phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
- Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành phối hợp
các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công lác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát
triển của xã hội. Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên
khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt kết quả mong muốn.

- Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp
quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và
nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã

16


hội chủ nghĩa Việt Nam mà ticu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế
hệ trỏ, đưa hệ giáo dục tới mục ticu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất.
-

Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ

thể quản lý ở các cấp khác nhau lên tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm
bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm
bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như
chất lượng.
Cúc quan điểm tuy có khác nhau về cách diễn đạt nhưng đều toát lên bản
chất của quản lý giáo dục đó là: Sự tác động có tổ chức, có định hướng phù
hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản
lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục ở cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt
tới mục tiêu đã định.
Sự thực khái niệm QLGD có nhiều cấp độ, ít nhất có 2 cấp độ chủ yếu:
Cấp vĩ mô và cấp vi mô.
Đối với cấp vĩ mô: QLGD được hiểu là nhức động tự giác (có ý thức, có
mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất
cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp độ cao nhất đến các cơ sở giáo dục là các
nhà trường), nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo
dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đã đặt ra cho ngành giáo dục.
Đối với cấp vi mô: QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác

(có ý thức, có mục đích, có hộ thống, hợp quy luật), của chủ thể quản lý đến tất
cả các mắt xích của hệ thống từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là các nhà
trường, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục,
đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đã đặt ra cho ngànhgiáo dục.
Đối với cấp vi mô: QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác
của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha
mẹ học sinh và các lực lượng trong và ngoài xã hội.
Nói một cách đầy đủ hơn QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có
kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điêu hành
hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện nâng cao dân trí,

17

■:7iJNG l i ï . 2 S ~yLr!N THU ì n
V - LO Ị

Ằ L h C ___


đào tạo nhân lực, bổi dưỡng nhân tài, là hoạt động điều hành, phối hợp các lực
lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội.
QLGD chịu sự chi phối của các quy luật xã hội và có những đặc trưng sau:
+ Sản phẩm của giáo dục là nhân cách, là sản phẩm đặc thù nên QLGD
không dập khuôn, máy móc trong việc tạo ra sản phẩm cũng như không được
phép tạo ra phế phẩm
+ QLGD phải chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm lao động sư phạm và
lao động xã hội nói chung
+ Trong QLGD các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý hoạt
động dạy học đan xen nhau, không thể tách rời nhau mà tạo thành hoạt động
QLGD thống nhất

+ Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nên QLGD quán triệt quan điểm
quần chúng
1.2.4. Rỉệìì pháp quản /ý chất lượng dạy học
Trong bất cứ một hoạt động nào của con người đều nhằm thực hiện một
mục đích, mục tiêu xác định. Để đạt được mục tiêu có thể có nhiều con đường,
nhiều cách thức khác nhau, tương tự như vậy trong giảng dạy đó là công việc
thực hiện một hình thức, một phương pháp dạy học thích hợp với đối tượng với
điều kiện thực tiễn của nhà trường để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong cách
tiếp cận này biện pháp được coi là một cách thức tổ chức để thực hiện một yêu
cầu, hay một nhiệm vụ đặt ra, nhằm đạt được mục tiêu xác định một cách hiệu
quả. Với cách hiểu như vậy biện pháp là cách thức tổ chức các hoạt động có
phạm vi hẹp hơn là một giải pháp, bởi vậy để thực hiện giải quyết một vấn đề
đặt ra có thể cần đề cập nhiều các biện pháp nhỏ trong một giải pháp.
- Khái niệm biện pháp: Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp được hiểu là:
“Cách làm, cách thức tiến hành” ( Từ điển tiếng Việt thông dụng. Nguyễn Như
Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành. NXB Giáo dục 2005, trang 67)
- Biện pháp quản lý được hiểu là: “Cách giải quyết một vấn đề cụ thể
trong quản lý, biện pháp quản lý phản ánh được một phần của một giải pháp
trong quản lý”.

18


×