Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.72 KB, 26 trang )

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS THỔ TANG
----------

Chuyên đề:
PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH Ở
TRƯỜNG THCS

Môn:
Tổ bộ môn:

TIẾNG ANH
Văn - Sử - Tiếng Anh

Người thực hiện: Cao Văn Cương

Thổ Tang, tháng 1 năm 2015

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................... 1
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU..................................................................... 3
PHẦN I: MỞ ĐẦU............................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 4
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................... 5
2.1. Mục đích........................................................................................................ 5
2.2. Nhiệm vụ....................................................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 5


3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 5
4. Phương pháp và thời gian nghiên cứu……………..............................…….... 5
4.1. Phương pháp nghiên cứu………………………..................................…..... 5
4.2. Thời gian nghiên cứu…………………………………..........................…... 6
PHẦN II: NỘI DUNG........................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC ĐỌC HIỂU TIẾNG
ANH TẠI TRƯỜNG THCS THỔ TANG – VĨNH TƯỜNG – VĨNH PHÚC 7
1. Thuận lợi.............................................................................................................7
2. Khó khăn.............................................................................................................7
3. Điều tra cụ thể.................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP DẠY VÀ RÈN KỸ NĂNG ĐỌC
HIỂU TIẾNG ANH CHO HỌC SINH ............................................................ 9
1. Tìm hiểu kỹ khái niệm của việc dạy kĩ năng đọc ............................................. 9
2. Kỹ năng dạy đọc cần kết hợp nhiều mặt:...........................................................9
2.1. Theo một số chuyên gia.................................................................................. 9
2.2. 6 yếu tố khác tác động đến việc dạy đọc Tiếng Anh.....................................10
3. Nắm chắc một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành các hoạt động nghe:........ 10
3.1. Giai đoạn chuẩn bị <Pre- Reading>........................................................... 11
3.2. Giai đoạn đọc < While - Reading >:......................................................... 13
3.3. Post - Reading:.............................................................................................16
4. Tiến hành các phương pháp đa chiều:............................................................ 18
2


5. Áp dụng các thủ thuật đặt câu hỏi khi dạy kỹ năng đọc tiếng Anh................. 19
6. Kết hợp luyện đọc vào các nhóm kĩ thuật khác...............................................19
6.1. Nhóm kỹ thuật luyện tập cơ sở.....................................................................19
6.1.1. Luyện nề nếp tập trung chú ý khi đọc...................................................... 19
6.1.2. Gây hứng thú trong giờ học..................................................................... 19
6.2. Nhóm kỹ thuật luyện tập trọng tâm…………….….................………...... 21

6.2.1. Kết hợp phần "Listen and read" or "read": …........................…............. 21
6.2.2. Tổ chức cho học sinh luyện đọc một cách chủ động và sáng tạo các bài tập
"read" trong sách giáo khoa:...............................................................................21
6.3. Nhóm kỹ thuật luyện tập mở rộng........................................... ...................22
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………….............….......……… 22
1. Kết quả ……….........................................….……………...…...........……. 23
2. Bài học kinh nghiệm............................……..…………………............….....23
3. Một vài lời khuyên giúp học sinh phát triển kỹ năng nghe tốt hơn............... 24
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………........……................ 25
1. Kết luận……..…………………………….….......…..........................….... 25
2. Kiến nghị………………………………..……................................. ...…… 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………….………............…….………..... 25

3


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm học 2014- 2015.
Bảng 2: Kết quả khảo cuối kỳ I năm học 2014- 2015.

4


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo
dục đã đưa tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng Anh là công cụ giao
tiếp, là chìa khoá dẫn đến kho tàng văn hoá của nhân loại. Mặt khác, việc ứng dụng
rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho việc học tiếng Anh trở thành cấp bách và

không thể thiếu. Vì vậy, việc học tiếng Anh của học sinh Trung học cơ sở (THCS)
được học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên, ngành giáo dục và cả nước đặc biệt
quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn chính yếu trong chương trình học
của học sinh.
Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù, sáng
tạo của cả người học lẫn người dạy. Đặc biệt trong tình hình cải cách giáo dục như
hiện nay, dạy tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp được nhiều người ủng hộ. Theo
phương pháp này học sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp với bạn bè, với giáo viên để
rèn luyện ngôn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế: Học đi đôi
với thực hành.
Chương trình tiếng Anh mới bậc THCS đã được triển khai thực hiện trên toàn
quốc đến nay đã được nhiều năm. Nét đổi mới nổi bật của nội dung chương trình này
là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết trên những
chủ đề và tình huống hay nội dung giao tiếp có liên quan đến môi trường sống trong
và ngoài nước. Sự thay đổi trên tạo điều kiện cho việc dạy và học tiếng Anh trong nhà
trường phổ thông trở thành việc dạy sinh ngữ thay vì là dạy từ ngữ như nhiều năm
trước đây. Tuy nhiên trong thực tiễn rèn các kỹ năng tiếng Anh cho học sinh, giáo
viên gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là rèn kỹ năng đọc. Thực tế ở trường tôi,
khi bắt đầu học môn Ngoại ngữ phần lớn học sinh thích học, nhưng dần dần học sinh
lại chán học. Hầu hết các em rất yếu về kỹ năng đọc. Thật khó để các em đọc hiểu nội
dung một bài văn hay đoạn hội thoại. Sau mỗi tiết dạy đọc, giáo viên rất khó khăn
trong việc kiểm tra lại thông tin mà các em đã đọc và việc kiểm tra bài cũ thường
không dễ dàng gì.
Trước tình hình đó, là một giáo viên trực tiếp dạy tiếng Anh khối 8 và khối 9,
đối tượng đã được tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh qua nhiều năm, bản thân tôi luôn
trăn trở làm sao để học sinh có thể nắm vững, đọc lấy thông tin và vận dụng thành
thục thông tin. Trong quá trình vừa dạy vừa tìm hiểu quan sát học sinh, tôi thấy phần
lớn các em chưa biết cách học đọc, học sinh thường thấy luyện đọc là khó. Trong lớp
học, học sinh thường nói rằng dù trong bài đọc có rất nhiều từ đã biết nhưng đọc


5


không hiểu. Nhằm giúp học sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ
pháp của mình để đọc hiểu hiệu quả, tôi tự tìm kiếm một số phương pháp tích cực,
đơn giản, dễ hiểu, thiết thực, đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy,
sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh. Với phạm vi sáng kiến nhỏ này, tôi mạnh
dạn đi sâu vào vấn đề "Phương pháp dạy và rèn kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh cho
học sinh THCS”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .
2.1. Mục đích:
Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên
có được những kinh nghiệm sau:
- Cách thức tổ chức một tiết dạy đọc có hiệu quả
- Các bước tiến hành một tiết dạy đọc có hiệu quả
- Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng và kỷ xảo đọc tiếng
Anh.
2.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện đề tài này cần phải thực
hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn tiếng Anh, các kỹ thuật dạy đọc.
- Thao giảng, dạy thử nghiệm.
- Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó có sự điều
chỉnh, bổ sung hợp lý, phù hợp với việc dạy đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh tại
trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các bài đọc trong chương trình sách giáo khoa tiếng Anh THCS, đặc biệt tiếng
Anh 8 và 9.

Học sinh Trường THCS Thổ Tang
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập kỹ năng đọc tiếng Anh
của giáo viên và học sinh bậc THCS ở các lớp 6,7,8,9 truờng THCS Thổ Tang. Song
đối tượng nghiên cứu điển hình mà tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này là hai khối lớp
8 và khối lớp 9.
Chú trọng vào việc nghiên cứu và vận dụng các bước dạy và các thủ thuật trong
tiết dạy đọc hiểu Tiếng Anh THCS.

6


4. Phương pháp và thời gian nghiên cứu:
4.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành
dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp.
- Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng
nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành
trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy.
- Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo từng mục
đích, yêu cầu cụ thể một số tiết dạy đọc.
- Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra, đánh giá việc nắm
nội dung bài học của học sinh.
4.2. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài này đã được tiến hành trong năm học 2013- 2014.

7


PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH TẠI
TRƯỜNG THCS THỔ TANG - VĨNH TƯỜNG- VĨNH PHÚC.
1. Thuận lợi
Bước đầu giáo viên đã tiếp cận, sử dụng tương đối tốt các phương pháp, kỹ
thuật dạy học đặc trưng, đã quen và chủ động với cách thức tổ chức một tiết dạy đọc,
phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học, sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù
hợp với nội dung các tiết dạy. Vì vậy, nhiều tiết dạy đọc trở nên sinh động, có sức lôi
cuốn và đạt hiệu quả cao. Giáo viên biết sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học
hiện đại phục vụ tốt cho quá trình dạy ngoaị ngữ như: máy cassette, đầu video, đèn
chiếu...
Học sinh đã quen dần với mỗi tiết học đọc. Phần lớn học sinh đọc và hiểu được
những bài đọc có nội dung đơn giản, vừa phải, thực hiện được các yêu cầu, bài tập của
giáo viên sau khi đọc lần 2. Một số học sinh đã hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong học
tập.
2. Khó khăn:
Phần lớn học sinh trên địa bàn xã Thổ Tang là con em nông thôn, gia đình buôn
bán nên thời gian học hạn hẹp, môi trường giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế, ít có cơ
hội luyện tiếng. Bên cạnh đó, các em còn chưa thực sự chăm chỉ học tập, ít chịu ghi
nhớ từ, không tích cực luyện tập, nhận thức chậm, sự linh hoạt, sáng tạo chưa cao, gia
đình không quan tâm. Ngoài ra, tiếng Anh là một môn học khó, khối lượng kiến thức
nhiều, thời gian học ít, và trong quá trình học tập các em không kiểm soát được điều
sẽ diễn tiến. Bài đọc có nhiều từ mới, nội dung có nhiều hàm ý, đại từ thay đổi làm
cho học sinh khó hiểu, đặc biệt với học sinh khối 6, 7 kỹ năng đọc hiểu còn mới với
các em.
Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy còn quá ít, một số còn thiếu:
tranh, ảnh, phòng học tiếng. Chất lượng băng thâu chưa tốt, giọng đọc còn chưa rõ,
tiếng ồn nhiều.
Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong
quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước

mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy đọc môn tiếng Anh nhằm đáp ứng mục

8


đích chương trình, sách giáo khoa mới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào chúng ta khắc
phục được những điểm yếu trên để góp phần nâng cao chất lượng học kĩ năng đọc,
giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai,
thành thạo trong từng từ, câu, đặc biệt đối với học sinh ở nông thôn.
3. Điều tra cụ thể:
Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã từng đảm nhận dạy các khối lớp 8 và
9. Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh, vừa
tiến hành rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng cho mình một kế
hoạch và phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh do
lớp mình phụ trách. Tôi đã khảo sát đầu năm đối với 2 lớp 9A và 9D, đối tượng đã
được tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh qua nhiều năm như sau:

9

Lớp

TSHS

9A
9D

Giỏi

Khá


T.Bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

38

2


5,3

7

18,4

21

55,3

7

18,4

1

2,6

28

0

0

2

7,1

7


25

12

42,9

7

25

Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm học 2014- 2015.
Qua kết quả trên tôi nhận thấy kỹ năng đọc của các em còn nhiều hạn chế.
Các em chưa hiểu được bài, chưa vận dụng được kiến thức mình đã học. Bài đọc này
không phải khó, những thông tin này các em đã được học, từ vựng đơn giản. Tôi rất
băn khoăn, trăn trở, tìm giải pháp để giúp học sinh luyện đọc tốt tiếng Anh, giúp các
em ham học.

9


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP DẠY VÀ RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG
ANH CHO HỌC SINH.
1. Tìm hiểu kỹ khái niệm của việc dạy kĩ năng đọc.
- Đọc là một kỹ năng quan trọng, cần thiết trong việc dạy và học ngôn ngữ ở
trường THCS. Trong lớp học ngắn học sinh đọc để lấy thông tin, để kiểm tra lại các
dữ kiện để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một số vấn đề nào đó
nếu không đọc được thì học sinh sẽ khó tiếp thu và ghi nhớ những dữ kiện thông tin
lâu dài .
-Trong cuộc sống hàng ngày học sinh lưu trữ những thông tin quan trọng qua việc

dạy chữ viết, từ việc học theo sách vở trong trường đến việc đọc những thông tin nhắn
qua quảng cáo, tiếp thị hướng dẫn sử dụng thông tin máy móc. Dạy đọc có nghĩa là
người dạy phải làm thế nào để đưa người học nhận ra ý nghĩa và nội dung của thông
tin . Mục tiêu chính của đọc hiểu là học sinh đọc lấy thông tin chính hay lấy thông tin
chi tiết, đồng thời hiểu được thái độ quan điểm của tác giả.
2 Kỹ năng dạy đọc cần kết hợp nhiều mặt:
2.1. Theo một số chuyên gia như: Colvin & Root (1981), Haverson & Haynes
(1982), MeGee (1977) Thonis (1970)……Giáo viên cần phải chú ý đến các yếu tố ảnh
hưởng đến sự thành công của việc dạy đọc cho những người mới bắt đầu học như :
- Khả năng tập trung của học sinh trong thời gian tối thiểu
-Khả năng đọc hiểu lời hướng dẫn .
- Khả năng đọc một mình và với người khác
-Khả năng nêu tên từng mục trong hình
-Khả năng đọc từ trái sang phải và đọc từ trên xuống dưới
-Khả năng xắp xếp phân loại (giống nhau, khác nhau.)
-Khả năng thể hiện các kỹ năng vận động như sự khéo léo vụng về .
-Khả năng theo dõi một dòng chữ in dài .
-Khả năng hiểu và hình thành các ký hiệu
10


-Khả năng theo dõi những biểu hiện qua cử chỉ, nét mặt , thân hình
-Khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể hiện một vật thực nào đó
-Khả năng nhận ra các ký hiệu âm thanh và hình ảnh vv…..
Các khả năng này có thể đạt được trong quá trình rèn luyện trong các hoạt động đọc
và viết mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh.
2.2 Ngoài ra còn có các yếu tố khác tác động đến việc dạy đọc Tiếng Anh như:
a. Học sinh có một trình độ học vấn phổ thông nhất định thường gặp khó khăn trong
việc chuyển đi và khái quát hoá kiến thức do đó họ cần phải được hướng dẫn kỹ trong
việc đọc các trang in để từ đó có thể tăng thêm sự quan tâm đến các trang in .

b. Học sinh thường có phản ứng không tích cực đối với nhiều trang chữ in dày đặc
c. Kinh nghiệm nói của học sinh được sử dụng vào việc giải mã một bài văn thay đổi
tuỳ theo lứa tuổi và kinh nghiệm sống của học sinh đối với thứ tiếng đang học.
d. Khả năng suy luận, nói và sự hiểu biết về các khái niệm như cụm từ, câu, âm và
các khái niệm khác có tác động tích cực đến sự thành công của việc đọc ban đầu .
e. Mức độ hiểu các loại văn bản tuỳ theo lứa tuổi và kinh nghiệm của học sinh đối với
văn hoá và của dân tộc nói thứ tiếng đang được học .
f. Học sinh học ngoại ngữ có nhu cầu về các giải thích liên quan đến phép ẩn dụ
trong văn viết, các thành ngữ và những thông tin về văn hoá có thứ tiếng được học
nhiều hơn so với học sinh học tiếng mẹ đẻ của mình.
3. Nắm chắc một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành các hoạt động nghe:
Đối với một tiết dạy ngữ pháp hay từ vựng, thông thường trong tiến trình của
tiết dạy có 3 giai đoạn, đó là: Presentation - Practice - Production. Tiến trình của một
tiết dạy kỹ năng cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre -, While -, và Post - . Tiến trình
dạy học này không những giúp học sinh hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng tốt các
kỹ năng trong giao tiếp thực tế. Song vấn đề tiên quyết là giáo viên cần phải xác định
rõ ràng mục đích yêu cầu của từng bài đọc cụ thể, để từ đó định hướng cho học sinh
thực hiện tốt nhiệm vụ trong những giai đoạn tiếp theo
3.1. Giai đoạn chuẩn bị <Pre- Reading>

11


Là giai đoạn giúp học sinh có định hướng, suy nghĩ về đề tài hay tình huống
trước khi đọc. Giáo viên nên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài đọc cho học sinh bằng cách
dẫn dắt gợi hỏi về chủ đề bài đọc, yêu cầu học sinh quan sát tranh, dạy trước hoặc gợi
mở một số từ vựng và đoán xem các em chuẩn bị đọc chủ đề gì, ai sắp nói với ai …
Trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc, dùng các dữ
kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh để đoán trước nội dung của bài
đọc. Nếu bài đọc là một đoạn hội thoại giáo viên có thể nói đến địa điểm diễn ra hội

thoại, số người tham gia, và nếu có thể về mối quan hệ giữa những người thân. Nếu là
một trích đoạn trong một truyện ngắn giáo viên có thể cho một hoặc vài em học sinh
điểm lại những sự kiện chính trước đó. Đồng thời trong sách giáo khoa thường có
tranh ảnh kèm với bài đọc, giáo viên nên sử dụng những tranh ảnh này để hướng sự
chú ý của học sinh vào một nội dung bài đọc bằng cách giúp các em đoán trước những
ý tưởng và ngôn ngữ sẽ được thể hiện trong bài.
* Một số thủ thuật dạy trong giai đoạn này.
- Brainstorming
- Discussion
- Questioning
Việc lựa chọn hoạt động nào để thực hiện trong giai đoạn này còn tuỳ thuộc
vào một số yếu tố như thời gian tiến hành bài tập đọc, tài liệu có sẵn hay không có
sẵn, trình độ và sở thích của học sinh. Điều kiện giảng dạy của lớp cũng là một trong
những yếu tố đưa đến quyết định chọn lựa kĩ thuật nào. Ngoài ra, mục đích giảng dạy
của bài đọc và mục tiêu thực hiện cũng là những yếu tố cơ bản để giáo viên đưa ra các
quyết định chọn lựa.
Ví dụ 1: English 9- Unit 2: CLOTHING ( page 17)
Trong giai đoạn Pre- reading tôi tiến hành như sau:
Bước 1: Pre- teach vocabulary
- material (n) trans- chất liệu
- cotton (realia) bông,sợi bông
- to wear out (realia) làm rách, mài mòn
- a style (picture) kiểu dáng
- to embroider (realia) thêu
12


- a label ( realia) nhãn hiệu
* Check students' understanding: what & where
Bước 2: Brainstorming

* Set the scene
Ask students not to read through the passage, predict what words that relate to
the text then compare it with their partners.
1. ...............: Worker liked to wear........because the material made from
cotton was very strong and could hardly wear out
2. .............: A lot of university and college ......... wear jeans.
3. ..............: Jean became......... so many, many people began wearing jeans.
4. ..............: Jean became high ......... clothing.
5. .............: The ........... of jean stopped going up.
* Feed back students' prediction
Sau khi hoàn tất việc dạy một số từ vựng và cấu trúc liên quan tới bài, giáo viên
thiết kế một số câu hỏi sẽ liên quan tới bài đọc rồi yêu cầu học sinh thaỏ luận.
Ví dụ 2: English 9- Unit 7: Saving energy ( page 60-61).
. Questions for discussion

Pre- questions:
a. Do people in Western countries think electricity, gas, and water ar luxury?
b. Do they want to save electricity?
c. What do they do to spend less on lighting?
Suggested answers:
- No, they don’t. They think electricicty, gas, and water are not luxury but necessary.
- Yes, they do. They use energy saving bulbs instead of ordinary bulbs and there is a
labeling scheme helping them use household appliances efficiently.

3.2. Giai đoạn đọc < While - Reading >:
Đây là giai đoạn mà ở đó học sinh có nhiều cơ hội luyện tập. Ở giai đoạn này,
giáo viên đưa ra các dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh có thể mắc lỗi

13



ở giai đoạn này, vì vậy giáo viên chú ý sửa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương án
trả lời đúng.
- Giáo viên cũng cần thay đổi cách đọc. Trong việc dạy đọc mở rộng, hình thức
đọc thầm rất thích hợp và mang lại hiệu quả cao. Giáo viên cần giới hạn thời gian đọc
để học sinh phải tập trung làm việc ở mức độ cao nhất.
- Ngoài ra trong quá trình dạy học giáo viên và học sinh có thể gặp những bài
đọc dài nhưng dung lượng thời gian có hạn chỉ trong một tiét học 45' làm thế nào để
truyền thụ tất cả những kiến thức đến học sinh vì vậy trong trường hợp này giáo viên
nên hướng dẫn học sinh đọc lướt để lấy thông tin trong bài đọc (tất nhiên cần phải giải
thích từ mới cho học sinh ). Nhưng có khi bài đọc quá nhiều từ mới mà học sinh chưa
bao giờ biết thì khi ấy giáo viên cần phải dạy cho học sinh cách đoán nghĩa của từ đó
trong từng ngữ cảnh.
- Đặc biệt nếu gặp bài quá dài giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc câu trả lời
trước, sau đó mới đối chiếu vào bài đọc để tìm thông tin và trả lời. Đây là phương
pháp nhanh nhất giúp giáo viên tận dụng hết thời gian mà vẫn đảm bảo yêu cầu của
bài học (Chỉ áp dụng cho những bài đọc quá dài )
Ví dụ: Read the passage below and choose the best answer for each question.
As far back as 700 B.C, man has talked about children being cared for by wolves.
Romulus and Remus, the legendary twin founders of Rome, were purported to have been
cared for by wolves. It is believed that when a she-wolf loses her litter, she seeks a human
child to take its place.
This seemingly preposterous idea did not become credible until the late nineteen century
when a French doctor actually found a naked ten-year-old boy wandering in the woods. He
did not walk erect, could not speak intelligibly, nor could he relate to people. He only
growled and stared at them. Finally the doctor won the boy’s confidence and began to work
with him. After many long years of devoted and patient instruction, the doctor was able to
get the boy to clothe and feed himself, recognize and utter a number of words, as well a write
letters and form words.
1. The French doctor found the boy ________.

A. wandering in the woods

C. growling at him

B. at his doorstep

D. speaking intelligibly

14


2. In this passage, the word “litter” most nearly means ________.
A. garbage

B. master

C. offspring

D. hair

3. The doctor was able to work with the boy because ________.
A. the boy was highly intelligent

C. the boy liked to dress up

B. the boy trusted him

D. the boy was dedicated and patient

4. Which of the following statements is NOT true?

A. She-wolves have been said to substitute human children for their lost litters.
B. Examples of wolves’ caring for human children can be found only in the nineteenth
century.
C. The French doctor succeeded in domesticating the boy somewhat.
D. The young boy never was able to speak perfectly.
5. In this passage, the word “preposterous” most nearly means ________.
A. dedicated

B. scientific

C.wonderful

D. absurd

Đối với bài đọc khó, giáo viên có thể chia quá trình đọc thành bài tập đọc từ dễ
đến khó, và nên dễ hoá bài đọc thành các dạng bài tập phù hợp trình độ học sinh.
English 8: Unit 9 - A First -Aid Course
Listen and Read (p 80)
- There was an emergency at Lan’s school. A student f...1...off her bike and hit her head on
the road. She was conscious but she had a bad cut on her head and the c..2... was b...3.
badly. Lan telephoned Bach Mai hospital and asked the nurse to send an a....4...... to Quang
Trung school. Lan was asked to keep the student a....5...... while waiting for the ambulance.

* Một số hoạt động thể hiện trong giai đoạn này:
+ Defining True- False sentences
+ Reading for the main idea
+ Finding key words and topic sentences
+ Sequencing jumbled sentences or paragraphs
+ Mid - text predcting
+ Reading for specific information

15


+ Comprehension questions
+ Gap - filling exercises
+ Pronoun check
Ví dụ 1: English 9- Unit 2: CLOTHING ( page 17)
Trong giai đoạn While- reading tôi tiếp tục tiến hành như sau:
Bước 1: read and fill in the missing words & dates
a. Asks students to read and fill in the missing words & dates.
1. 18th century _ jean cloth
4. 1980s _ fashion
2. 1960s _ students

5. 1990s _ sale

3. 1970s _ cheaper
- Give feedback.
Bước 2. Read the passage again and answer Comprehension questions:
- Asks them to read silently then answer the questions..
- Asks students to answer the questions in turn.
1. Where does the word Jeans come from?
- The word “Jeans” comes from a kind of material that was made in Europe.
2. What were the 1960s fashions?
- The 1960s’ fashions were embroidered jeans, painted jeans and so on.
3. Why did more and more people begin wearing jeans in 1990s?
- Because they became cheaper.
4. When did jeans at last become high fashion clothing?
- Jeans at last became high fashion clothing in the 1980s.
5. Why did the sale of jeans stop growing?

- Because the worldwide economic situation got worse in the 1990s.
- Correct mistakes if necessary.

16


Ví dụ 2: English 9- Unit 7: Saving energy ( page 60-61).
Finding key words and topic sentences
* Which of the following sentences is the best summary of the passage?
1. Energy-saving bulbs should be used to save electricity.
2. In Western countries electricity, gas, and water are necessities.
3. North American and European countries are interested in saving money and natural
resources.
4. Labeling schmes help save energy.
Ví dụ 3: English 8 - Unit 8: country life and city life (page 75)

Finding the words:
- Ask students to do the exercise 2 on page 75 and find out the words that means:

a.
b.
c.
d.
e.
f.

of the countryside
As many as needed
Become greater or larger
A great pressure

a terrible event
of the city or city life

...................
...................
...................
...................
...................
...................

Answers:

a. rural

b. plentiful

c. increase

d. increase

e. tragedy

f. urban

3.3. Post - Reading:
Đây là giai đoạn luyện tập sau khi đọc. Ở giai đoạn này, học sinh sử dụng
những kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn " While - reading"
vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa. Sau khi đọc, học sinh cần thực hiện
một số bài tập như: báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bài tập, các học sinh
khác nghe cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Giáo viên cũng có thể kết hợp

các kỹ năng khác để phát triển mở rộng thêm bài đọc như recall / retell the story,
rewrite the story, discuss the story, take on a role ... .
Sau khi học sinh làm xong bài tập phần (While- read) tôi đặt thêm một số câu hỏi
nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn nội dung của bài, đồng thời giúp giáo viên có thể
biết được chất lượng học tập của học sinh. Một lưu ý là nội dung các câu hỏi cần phải
17


hướng sự chú ý của học sinh đến những ý tưởng chính trong bài đọc, không nên đặt
các câu hỏi quá dài và quá khó để đánh đố học sinh. Giáo viên cần khuyến khích và tổ
chức sao cho cả lớp cùng tham gia hoạt động trả lời các câu hỏi.
Ví dụ 1: English 9- Unit 7: Saving energy ( page 60-61
* Question For Discussion.
Why should we save energy?
Suggested answer:
We should save energy because by saving energy we can conserve the Earth’s resources, we can
reduce Green House,.....

Ví dụ 2: English 9 UNIT 3: A TRIP TO THE COUNTRYSIDE
- Have students work in pairs: one is Van who has just come back from the USA and
answer questions; the other student plays the role of a student who is going to the
USA as an exchange student.
Take on a role:
A: Hi, Van. I am gong to the USA next month as an exchange student. I want to
know what I should do when being there. Can you help me?
B: Sure. Where are you going to stay?
A: I am going to ..........
B: How long ...................?
A: ....................................................
Ví dụ 3 : English 9- Unit 4: Learning a foreign language ( page 36).

Student A is a staff of a language school in the advertisements. Student B is the
person who is looking for an English course. Student B is calling the school to get
necessary information.
Example exchange
A: Academy of English speaking. What can I do for you?
B: I’m interested in doing an English course. Can you give me some information about what c
ourse are available at your school and when they start. That sort of thing?

18


A: Yes, certainly. We offer a lot of classesat different hour of the day.We have morning,
afternoon and evening classes.
B: I have to go to school during the day so evening class would be fine for me.
A: OK. The next course bigins on the first week of November. I hope you will find the course
really nteresting and useful with our well-qualified teachers.
B: Thank you. I’ll come to your school tomorrow. Bye.
A: Bye and see you soon.
Tùy theo đặc điểm của từng bài, giáo viên có thể tiến hành thực hiện quy trình 3
bước luyện đọc hiểu cho học sinh, đặc biệt là bước thứ nhất sao cho có thể giúp các
em hình thành và phát triển hứng thú, khả năng tập trung, biết sử dụng thông tin suy
đoán điều sẽ đọc. Nhờ vậy, học sinh sẽ chủ động , tự tin và chính xác hơn khi đọc.
4. Tiến hành các phương pháp đa chiều:
Làm thế nào giúp học sinh có thể tiến bộ nhanh trong thời gian học ở trung học
cơ sở? Tôi thường khuyến khích học sinh luyện đọc bằng một số phương pháp sau:
4.1. Luyện đọc qua các sách dùng chuyên luyện đọc như: Reading Effectively ,
Cause & Effect...hoặc nghe tin tức qua các chương trình truyền thanh, truyền hình
bằng tiếng Anh như VTV News, Talk Viet Nam, BBC, CNN...
4.2. Hướng dẫn và cung cấp cho học sinh một số địa chỉ luyện nghe tiếng Anh:
+ Xem các kênh truyền hình theo lĩnh vực âm nhạc, tin tức, điện ảnh, giải trí...

của những hãng truyền thông hàng đầu thế giới: CNN, BBC, NBC, ESPN... Học tiếng
Anh qua kênh Movie trailers, cartoon, chatshows, Entertainment TV...
+ Petalia.org/stories: trang đọc truyện online và luyện nghe qua các bài diễn văn
nổi tiếng, truyện cổ tích... trên Petalia
+ Luyện nghe, đọc qua các câu chuyện cổ tích, thơ ca, viễn tưởng, các câu
châm ngôn và các tác phẩm nổi tiếng (recorders): Repeatafterus.com
+ Abcnews.go.com: Xem và nghe hai kênh nổi tiếng của ABC, Good morning
America và World News Tonight
5. Áp dụng các thủ thuật đặt câu hỏi khi dạy kỹ năng đọc tiếng Anh.
Trong quá trình dạy học, câu hỏi luôn luôn được sử dụng như một công cụ phổ
biến và gần như không thể thiếu trong mỗi giờ học.
Đối với một giờ dạy đọc, tôi thường dùng nhiều loại câu hỏi khác nhau như:
Yes-No questions; Alternative questions; Wh-questions; Multiple choice; TrueFalse…

19


Các dạng câu hỏi được trả lời bằng cách lấy trực tiếp các câu trong bài, hoặc
bằng các hàm ý có trong bài thì thường dễ hơn nhưng với các câu đòi hỏi sự suy luận,
đánh giá để trả lời thì rất khó nên sự lựa chọn loại câu hỏi nào để học sinh đọc, đoán
và trả lời được đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt.
6. Kết hợp luyện đọc vào các nhóm kĩ thuật khác.
6.1. Nhóm kỹ thuật luyện tập cơ sở.
Đây là những thủ thuật có ý nghĩa tiền đề trong việc hình thành cho học sinh
khả năng đọc tiếng Anh.
6.1.1. Luyện nề nếp tập trung chú ý khi đọc.
Cho học sinh đọc từng câu hay đoạn, bài và giáo viên gọi cá nhân học sinh lặp
lại. Tập cho học sinh có ý thức và thói quen lắng nghe bạn. Một cách giúp học sinh
tập trung chú ý nghe bạn nói, đó là giáo viên thường xuyên đặt ra những câu hỏi yêu
cầu học sinh phải sử dụng lại những thông tin từ điều bạn mình đã nói để trả lời.

Ví dụ: English 6- Unit 6: Places ( C2- Page 69)
Học sinh A nói: “My house is in the countryside it is not big but very nice”.
Sau khi bạn A nói xong, tôi gọi bất kì bạn nào trả lời câu hỏi: "Where does A live?
How is his house?"
6.1.2. Gây hứng thú trong giờ học
Trò chơi: Đoán từ:
Ví dụ: English 7- Unit 16: People and places- B5 (Page 161)
Teacher asks: This person is very famous in Viet Nam. He was born in 1890 in
Kim Lien, Nghe An and died in 1969. “Who is he?”
Students answer: ..................
Bên cạnh đó, giáo viên có thể lồng ghép dạy một số bài hát tiếng Anh và sau đó
cả lớp dịch cho giờ học thêm sinh động. Ví dụ khi dạy bài AULD LANG SYNE
(English 9 - Unit 8: Celebrations - page 68): giáo viên hát mẫu rồi dạy cho học sinh
hát theo, sẽ tạo được hiệu quả cao đến bất ngờ.
6.2. Nhóm kỹ thuật luyện tập trọng tâm
Đây là những biện pháp giúp học sinh luyện tập các kỹ năng đọc hiểu một bài
hội thoại hay một bài đọc trong sách giáo khoa. Có hai biện pháp chính:
6.2.1. Kết hợp phần "Listen and read" or "read":
Giáo viên tạo thêm cơ hội luyện đọc cho học sinh bằng cách tận dụng khai thác
ngữ liệu trong các phần này và thiết kế nhiều hình thức bài tập luyện đọc. Phần "listen
and read" là một bài hội thoại nhằm giới thiệu nội dung chủ điểm và từ vựng, cấu trúc
ngữ pháp mới. Mặc dù giới thiệu ngữ liệu mới, phần "listen and read" bao giờ cũng

20


bao hàm những ngữ liệu mà học sinh đã học. Vì vậy, có thể khai thác phần nào đó
trong khâu này để luyện kỹ năng đọc.
Trước khi cho học sinh đọc, giáo viên yêu cầu học sinh không dùng sách giáo
khoa. Giáo viên tạo tình huống/ ngữ cảnh bằng cách sử dụng môi trường vật chất xung

quanh, những tình huống thật trên lớp, thực tế đời sống gia đình, bạn bè của học sinh,
hoặc các chuyện có thật, các hiện tượng thực tế, phổ biến hoặc bản đồ, bản tin trên
báo chí. Ngoài ra, giáo viên có thể lập tình huống và ngữ cảnh với sự hỗ trợ của giáo
cụ trực quan và ngữ liệu học sinh đã học có liên quan đến nội dung bài sẽ đọc. Bước
này nhằm giúp học sinh hứng thú và nhận ra hướng chủ đề của bài đọc.
Ví dụ: English 8- Unit 2: read (page 21-22)
Set the scence:
You are going to read about one of the famous person who invented the
telephone.....
Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi. Tổ chức cho học sinh thi đua và tuyên
dương kết quả học sinh đạt được theo nhóm/ tổ. Cho học sinh mở sách rồi đọc lại bài
text chú ý phát hiện từ vựng mới cũng như cấu trúc mới và trọng âm của nó.
6.2.2. Tổ chức cho học sinh luyện đọc một cách chủ động và sáng tạo các bài tập
"read" trong sách giáo khoa:
Các bài text ở lớp 6, 7 hầu hết có tranh kèm theo. Đến lớp 8 lượng tranh giảm
dần và có nhiều bài không có tranh. Tuỳ theo đặc điểm của từng bài, giáo viên có thể
tiến hành thực hiện quy trình ba bước luyện đọc hiểu cho học sinh, đặc biệt là bước
thứ nhất sao cho có thể giúp các em hình thành và phát triển hứng thú, khả năng tập
trung vào những trọng tâm cần đọc và biết sử dụng các thông tin từ chính các câu hỏi
hay tranh ảnh, biểu đồ trong bài tập để làm chỗ dựa mà suy đoán ra điều đang đọc.
Nhờ vậy, học sinh chủ động và tự tin hơn khi đọc (Phần này tôi đã trình bày ở phần I).
6.3. Nhóm kỹ thuật luyện tập mở rộng
Cung cấp thêm một số bài luyện tập mở rộng bằng cách chọn một số ngữ liệu
cùng trình độ từ các tài liệu như: Language in focus, new interchange làm bài kiểm tra
ngắn hàng tuần, hàng tháng, sửa bài và đánh giá ngay tại lớp. Kết quả của các bài này
cần cho học sinh lưu vào sổ lưu trữ kết quả học tập của mình theo thứ tự thời gian để
giúp học sinh dễ dàng nhận ra sự tiến bộ của bản thân, cũng như để giáo viên trao đổi
với phụ huynh về việc học của con em họ.
Ví dụ: Kiểm tra 15 phút- kiểm tra kĩ năng đọc
Read the passage and choose the True(T) or Flse(F) or Not Given(N.G):

Among the festival celebrated by some of Asian people is the Moon Cake
Festival, also known as the Mid-August Festival. Large number of small round moon
21


cakes are eaten on this day, and chidren enjoy carrying colorful paper lanterns come in
all shapes; the more popular ones are shaped like fish, rabbits and butterflies.
According to them, the moon shines bightest on the night of the Moon Cake Festival.
As the moon rises, tables are placed outside the house and women make offerings of
fruit and moon cakes to the Moon Goddess.
True(T) or Flse(F) or Not Given(N.G):
1.Mid-Autumn Festival is celebrated in Asia.

.................

2.It happens in late August

.................

3.Children like carrying colorful paper lanterns.

.................

4.People can eat moon cakes in the garden.

.................

5.The moon shines brightest on that night.

.................


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1. Kết quả:
Qua thực tế các tiết dạy, thăm dò ý kiến của học sinh và so sánh chất lượng của
các khối lớp. Trong quá trình dạy, tôi nhận thấy các em không còn ngai khi đến tiết
học đọc, các em hứng thú hăng say luyện tập và kết quả tiếp thu bài của học sinh tốt
hơn. Dưới đây là kết quả đạt được sau hai lần khảo sát cuối kỳ I và kỳ II năm học
2013- 2014.

9

Lớp

TSHS

9A
9D

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

Kém

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

38

4

10,5

12

31,6

22


57,9

0

0

0

0

28

0

0

7

25

16

57,1

5

17,9

0


0

Bảng 2: Kết quả khảo sát cuối kỳ I năm học 2014- 2015.
22


Dựa vào kết quả trên, tôi thấy trước khi kiểm tra số lượng học sinh giỏi thấp
trong khi đó số lượng học sinh yếu còn ở mức cao. Sau một thời gian áp dụng các
phương pháp dạy và rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh, số học sinh khá giỏi đã tăng
lên, số học sinh yếu giảm đi.
Từ những kết quả trên đã chứng minh được những phương pháp của tôi đã đem
lại kết quả tốt. Học sinh đã có hứng thú với môn học. Các em đã mạnh dạn hơn trong
việc nói tiếng Anh. Các em nghe, đọc, viết tốt hơn. Giáo viên không phải quá vất vả
trong việc luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Các em đã chủ động
trong việc tiếp thu kiến thức trên lớp và có ý thức tự học ở nhà.
2. Bài học kinh nghiệm:
Giáo viên cần phát hiện ra những thiếu sót cơ bản của học sinh để có hướng
khắc phục. Quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém, giúp các em quen dần với ngôn
ngữ tiếng Anh và sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo viên cần biết lựa chọn các thủ thuật phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Tạo mọi điều kiện gây hứng thú cho học sinh học bộ môn này nói chung và rèn luyện
kĩ năng đọc nói riêng. Trong các tiết dạy, giáo viên cần tận dụng thời gian hướng dẫn
cụ thể để học sinh hoạt động.
Cần nghiên cứu các hạn chế trong việc giảng dạy: thời gian, sĩ số lớp, đồ dùng
dạy học, các yếu tố vật chất như diện tích lớp học, giáo cụ trực quan. Giáo viên cần
khuyến khích động viên các em luyện tập thêm nhiều kĩ năng nghe, nói đặc biệt là
nghe người bản xứ đọc.
3. Một vài lời khuyên giúp các em học sinh phát triển kỹ năng nói tốt hơn:
- Đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào có
cơ hội.

- Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.
- Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh
- Áp dụng từ và cấu trúc mới học trong nhiều tình huống khác nhau.
- Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ vào nội dung bài đọc, bài
nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).
- So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
- Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.
- Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.

23


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Học là một công việc lâu dài, vất vả, khó nhọc đối với học sinh. Do vậy, giáo
viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách làm cho giờ học có hiệu
quả, thu hút sự tập trung của các em. Hướng dẫn cho các em phương pháp học tập là
rất quan trọng, đặc biệt cần khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống.
Học Ngoại ngữ mà không thực hành giao tiếp thì ngày một phai mờ một ngôn ngữ
mình đang học. Vì vậy, tôi đưa ra một số ý kiến nhỏ trên nhằm giúp bản thân tìm ra
được phương pháp giảng dạy một tiết đọc đạt hiệu quả, giúp học sinh học tập đạt kết
quả cao.
Tóm lại, phương pháp dạy và rèn kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh
THCS, theo tôi là một phương pháp tích cực, tối ưu và hiệu quả trông thấy đối với học
sinh. Bởi lẽ, phương pháp này đã được kiểm chứng qua thực tế giảng dạy và được các
thành viên trong tổ chuyên môn phân tích, đánh giá, nhất trí cao. Các em học sinh
thích thú, ham học ngoại ngữ, cảm thấy thoải mái, tự tin, không còn áp lực, lo sợ hay
rụt rè nữa.
2. Kiến nghị:
Đề nghị các cấp tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại,

quy cách phòng học, bố trí số lượng học sinh trong lớp vừa phải để giáo viên bao quát
lớp được toàn diện, học sinh có điều kiện thực hành nhiều hơn.

24


Thổ Tang, ngày 8 háng 01 năm 2015
Người viết

CAO VĂN CƯƠNG

25


×