Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giới thiệu về một loài cây ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.17 KB, 3 trang )

Giới thiệu về một loài cây ở địa phương – Bài
văn giới thiệu về cây dừa
Tháng Hai 28, 2015 - Category: Lớp 9 - Author: admin

Gioi thieu ve cay dua – Đề bài: Giới thiệu một loài cây ở địa phương em. Bài giới thiệu về cây
dừa của một bạn học sinh lớp 9 tại Tuyên Quang.

Mỗi vùng đất đều có một màu xanh cây cối riêng, có vùng trồng nhiều cây bưởi, cây na, cây nhãn…
còn riêng quê tôi ông cha từ đời xưa đã chọn cây dừa và cho đến ngày hôm nay những hàng dừa
ấy vẫn xỏa bóng mát xuống bãi cát trên vùng biển tuổi thơ ấy. Tôi cảm thấy thêm yêu những bóng
dừa quê tôi, nó không chỉ mát mà nó là một loài cây đặc trưng cho quê hương. Và đương nhiên
những gì của quê hương dù xấu hay đẹp ( về hình thức) tôi đều yêu quý hết. Cây dừa quê tôi cũng
như thế mà tự hào đi vào biết bao trang thơ khúc nhạc như bài cây dừa của nhà thơ Trần Đăng
Khoa:
“Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao”

Về nguồn gốc cây dưa, thì theo các nhà khoa học dừa thuộc họ nhà cau, là một loại cây lớn và có
thân đơn trục. chiều cao của nó lên đến 30 mét. Nguồn gốc của loài cây này được nhiều học giả
quan tâm và tranh cãi. Người thì cho rằng nó ở khu vực Đông Nam Á, người lại nói nguồn gốc của


nó ở miền tây bắc cảu khu vực Nam Mỹ. chẳng biết rõ như thế nào nhưng chỉ biết rằng ở nước ta
đặc biệt là quê hương tôi cây dừa đã có từ rất lâu rồi. Cây dừa cao cao đã bao đời đứng chịu mưa
chịu gió trên miền cát trắng tinh ấy. Thân dừa cao có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu
sậm, đường kính khoảng 45 cm, cây dừa khỏe cao đến 25m. Còn thân dừa lùn (dừa kiểng) có màu
xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Nhìn cây dừa
thì không thể nào không nhìn thấy chúng mọc lên thành từng khóm một chứ không mọc đơn lẻ một
mình. Những tán lá dài như những cánh tay phấp phới trong đên trăng như khẽ với tay gọi chào.


Những cánh tay ấy thỉnh thoảng lại đung đưa như múa, khi héo đi thì chúng chuyển sang màu nâu.
Những tàu dừa như cái lược, nó hiện lên hiền hòa với cảnh đẹp của quê hương. Thêm nữa là hình
ảnh những chùm hoa trắng muốt tinh khôi trong trắng của dừa. Không thể quên kể đến những “đàn
lợn con” trên cao. Hình ảnh những quả dừa giống như những chú lợn con nằm trụm vào nhau vậy.
Chúng đung đưa theo thân cây mỗi khi gió về. Khi dừa già đi và những quả dừa rụng xuống chúng
cứ theo sóng biển mà kéo nhau ra đến ngoài bờ biển kia. Những quả tròn màu nâu đứng cạnh nhau
giống như những núi Vọng Phu tí hon vậy. Nhìn cảnh vật thật nên thơ nên tình, khiến ai một lần
nhìn thấy thì khó có thể quên được.

Dừa có nhiều loại nhưng được chia thành hai nhóm chính là dừa lùn và dừa cao, dừa lùn hay còn
gọi là dừa kiểng thường được trồng làm cảnh trong gia đình hoặc khu vui chơi công cộng. còn dừa
cao lại gồm rất nhiều loại nữa. Đó là dừa xiêm trái thường nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thường dùng
để uống; dừa bị trái to, màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm. Dừa nếp: trái
vàng xanh mơn mởn; dừa lửa lá đỏ, quả vàng hồng. Tiếp đến là dừa dâu trái rất nhỏ, màu hơi đỏ;
dừa dứa trái nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thơm mùi dứa. Và cuối cùng là dừa sáp cơm dừa vừa xốp,
vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp, chỉ có ở
vùng Cầu Kè (Trà Vinh). Tất cả những loại dừa ấy đã thể hiện được sự phong phú của cây dừa.

Dừa không những mang lại cái đẹp cho vùng biển, đó là vẻ đẹp lãng mạn nên thơ mà còn mang
đến những công dụng tuyệt vời cho đời sống con người. Chẳng có bài hát nào từng cất lên rằng “
cầu dừa trơn trượt lắm em ơi bây giờ không khéo té như chơi”. Lời hát đó đã nói lên công dụng đầu
tiên của cây dừa. với đặc điểm thân hình cao đến 30 mét cây dừa được chọn làm thành những
chiếc cầu bắc qua sông thay cho những cây cầu bằng gỗ. Thế mới biết được hết sự cứng cáp rắn
chắc của cây dừa. không những thế những bông dừa trắng muốt được cắt xuống trang trí trong rất
đẹp mắt. Những bông dừa già được mang xuống để làm thành giỏ hoa trông thật lạ. Ngoài ra dừa
còn là một loại tốt cho ra vì thế đã không biết bao nhiêu các sản phẩm chăm sóc tóc chăm sóc da
được tinh chế tư dừa. Tuy nhiên công dụng lớn nhất của dừa phải kể đến những quả dừa kia.
Những quả dừa ấy trở thành một thứ nước giải khát trong những ngày nắng nóng oi ả, vị nước ngọt
thanh mát chứ không ngọt lịm khiến cho người ta nhẹ nhàng phấn chấn hẳn lên, rồi khi quả dừa già
đi người ta cạo hết phận vỏ khô cứng nâu bên ngoài để lấy phần cùi trắng bên trong ăn với cơm.



Thịt kho tàu mà kho với dừa thì hết nói, những tiếng giòn tan khi cắn một miếng dừa, vị ngọt ấy
quyện với vị mặn mà của thịt khiến cho chúng ăn ngon miệng hơn. Cùi dừa còn có thể ăn sống nữa,
nó vẫn không thể nào mất đi vị ngọt thanh mát ấy. thêm nữa nếu khéo léo người ta còn cạo hết cùi
dừa mà không làm vỡ phần vỏ cứng bên ngoài. Những vỏ nâu ấy được các bà các mẹ của chúng ta
ngày xưa khoét hai lỗ trên gần miệng vỏ dừa sâu que vào làm thành một chiếc gáo dừa để múc
nước tắm. Hẳn là chúng ta đã bắt gặp hình ảnh những người con gái yếm rũ lòa xòa trong cánh
đồng hoa sen thơm ngát cầm chiếc gáo dừa tưới nước vào làn da trắng muốt của mình. Không
những thế dừa còn có thể nấu lên để lấy dầu có chức năng làm ẩm mi tránh rụng mi, làm đẹp ra và
mượt tóc. Về phần lá dừa thì những người dân Nam Bộ thường lấy là để lợp nhà. Có thể nói mọi bộ
phận của cây dừa đều mang lại những lợi ích tốt đẹp cho cuộc sống của con người chính vì thế nên
nó rất được ưa chuộng.

Như vậy có thể thấy hết được những vẻ đẹp và công dụng của cây dừa. Một loại cây rất đỗi thân
quên và mến thương với những người dân Nam Bộ quê tôi. Mỗi khi nhìn thấy bất cứ hình ảnh nào
về cây dừa mỗi chúng ta những ai có tuổi thơ gắn với nó thì làm sao không khỏi bâng khuâng chạnh
lòng nhớ về quê hương yêu dấu, dưới bóng dừa ấy có những hoạt động vui chơi cũng như lao động
của con người. Và để rồi nó đi vào nhạc họa thơ ca, một khúc ca quê hương đã khác họa vẻ đẹp
của cây dừa để rồi cả cây dừa và bài hát đó đều là những thứ đi qua năm tháng mà người ta vẫn
nhớ mãi “ Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi những hàng dừa xanh xa tít chân trời”.



×