Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Hoa atiso

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.11 KB, 2 trang )

Hoa Atiso-Hoa trăm cánh xứ lạnh, sinh lực bữa giao mùa

Tác giả: Đặc sản Tây Nguyên (Tổng hợp)
• Cập nhật lúc: Tháng Mười Hai 28, 2014 at 11:04 chiều
Đến phố núi Đà Lạt mộng mơ, không chỉ tìm về với thiên nhiên, khí hậu trong lành mát mẻ mà còn là dịp
để du khách thưởng thức những sản vật đặc trưng của miền đất lạnh. Nơi ấy có loài hoa mà khi nhắc đến
người ta nghĩ ngay đến Đà Lạt, như một hương vị rất riêng mà khi đến, đi du khách thường nhắc nhau
thưởng thức và mang về làm quà – bông Atiso. Theo lời kể của nhiều tiểu thương thì nhiều khách nước
ngoài thường diễn tả bông Atiso là loài hoa trăm cánh khi tìm mua.

Đắt giá và bổ dưỡng trong các thứ hoa được dùng làm rau, chính là atisô (Artichaut – tên gốc tiếng Pháp), loài cây
do người Pháp di thực vào Việt Nam đã hơn một thế kỷ, được trồng nhiều trên cao nguyên Đà Lạt, Sa Pa, Tam
Đảo.


Toàn thân atisô đều được dùng làm thuốc, nước giải khát và thực phẩm, vì rất giàu vitamin và chất khoáng như
kali, phốt pho, canxi, natri, lưu huỳnh, magiê. Riêng hoa đặc biệt thích hợp cho người bị tiểu đường, nhuận gan,
nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc. Vị thơm dịu, ngọt nhẹ, hoa atisô tươi bán tại vườn tùy thời điểm dao động quanh
mức 50.000đ/kg, ra tới chợ hay siêu thị có thể từ 80 – 110.000đ/ ký, chế biến được nhiều món ngon.
Đơn giản nhất là món hoa atisô hấp. Mua hoa về nhớ rửa cẩn thận từng cánh dưới vòi nước chảy cho sạch. Nếu
không thích vị đắng ở những cánh hoa già gần cuống, nên tỉa bỏ bớt. Xếp hoa vào vỉ hấp, bên dưới thả vài lá đinh
hương, đôi lát chanh tươi và nguyệt quế vào nước sôi , đậy kín, hấp nhỏ lửa trong nửa tiếng cho hoa vừa chín tới.
Khi ăn, tách từng cánh hoa, chấm phần cùi thịt trắng với bơ, xì dầu dầm ớt hoặc sốt mayonnaise.
Phần tim hoa mềm ngọt còn lại của những đóa atisô hấp có thể dùng nấu tiếp thành các món canh, súp với khoai
tây, nêm thêm nắm ngò thơm và rắc chút tiêu cay.
Nhưng món khoái khẩu nhất từ hoa atisô phải là atisô hầm móng giò, hiệu quả phục hồi sinh lực đáng kể sau
những chuyến lãng du rã rời nắng gió. Chọn hoa atisô non, rửa sạch, chẻ dọc làm tư hay làm sáu, nhặt bỏ hết nhụy
hoa bên trong, cuống hoa xắt lát mỏng. Giò hoặc móng lợn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp ngấm với nước mắm,
hành tím, tiêu, bột ngọt rồi hầm đến hơi mềm, thì cho bông atisô và cuống hoa vào tiếp tục hầm tới khi giò heo
mềm rục, nêm nếm cho vừa miệng, múc ra tô rắc thêm tiêu, ngò, ăn nóng. Hoa atisô không nên để lâu ngày sẽ kém
hương vị, cũng không nên dùng nồi bằng nhôm hay gang để hầm khiến hoa bị mất màu, gây đắng.


Vùng xa cao nguyên, khó tìm hoa atisô tươi có thể mua atisô đóng hộp phân phối qua hệ thống siêu thị. Với atisô
đóng hộp, nhà bếp có thể thao tác nhanh chóng ra món atisô trộn lạnh. Gọt lấy phần lõi đế hoa, hoặc chọn phần
gốc mềm ở chân các lá bắc của hoa atisô thái miếng vừa ăn, rửa sạch để ráo. Hành tím xắt lát mỏng. Khoai tây, cà
rốt luộc chín, thái khối vuông nhỏ. Phi thơm dầu ô-liu với tỏi băm, xào thịt cua vừa chín tới. Trộn đều atisô, khoai
tây, cà-rốt, hành tím, thịt cua, hành ngò với sốt mayonnaise, muối, tiêu, dùng ngay hoặc để vào tủ lạnh dùng dần,
ăn kèm với salad hay bánh mì, có thể đem tới cho bạn cảm giác hứng thú bất ngờ bởi vị ngon lạ tươi mới
- See more at: />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×