Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh vùng biển quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.57 KB, 3 trang )

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh vùng biển Quảng Ngãi.
Thảo luận 1
[Văn 8] Thuyết minh về danh lam thắng cảnh - vùng biển Quảng Ngãi.
Hãy giới thiệu một danh lam thắm cảnh ở quê em
Các bạn có thể thuyết minh về một vùng biển được hok giúp mình đi nha
nhớ là vùng biển ở quãng ngãi đó

Chú ý cách đặt tiêu đề em nhé.

Thảo luận 2
ĐẾN VỚI BÃI BIỂN TÂN ĐỊNH Ở QUẢNG NGÃI

Bãi biển Tân Định thuộc xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, cách tỉnh lị Quảng Ngãi khoảng
20 km về hướng đông nam. Nơi đây hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho việc xây dựng khu
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa lý tưởng. Thế nhưng nhiều năm qua, bãi biển này
vẫn còn nguyên nét hoang sơ, chưa được đầu tư khai thác phục vụ nhu cầu khách tham
quan, du lịch.
Biển ở đây có bãi cát trắng mịn, bằng phẳng và rất sạch sẽ. Vào mùa hè nước biển
trong xanh, diệu êm, với những con sóng nhỏ chạy lăn tăn dội vào bờ trông thật đáng
yêu. Dọc theo bờ biển là khu rừng dương xanh ngút ngàn, có từ những năm mới thành
lập Đảng. Trong chiến tranh, rừng phi lao là căn cứ địa cách mạng, nơi che giấu cán bộ,
bộ đội và nhân dân ta. Hiện nay những rặng cây xanh này là nơi dừng chân nghỉ mát,
cắm trại, du lịch của khách thập phương.
Đến với biển Tân Định, nơi non xanh nước biếc hữu tình, chúng ta được đắm mình trong
thế giới yên tĩnh, dịu êm của biển cả, nghe từng cơn gió mát lạnh phả vào da thịt.
Trong phút giây ngẫu hứng, bạn cũng có thể với đôi chân trần chạy dọc dài trên bãi cát
trắng, bắt những chú còng gió, sau đó dùng lá phi lao khô có sẵn để nướng lên làm
thức ăn, mồi nhậu.
Đứng ở phía bờ biển phóng tầm mắt nhìn về hướng tây, khách tham quan sẽ bắt gặp
một dãy núi, đó là núi Long Phụng, nằm trong quần thể khu du lịch. Núi có độ cao
khoảng 70 mét, dài gần 2 nghìn mét, chạy dọc theo bờ biển. Phía nam của núi là hòn


Long, có loại đá trắng, mà khi ánh mặt trời chiếu rọi xuống thấy một màu trắng xóa,


nên dân gian gọi là núi Đá Bạc. Phía bắc là hòn Phụng, cấu tạo bởi đá tổ ong, có sắc
màu đỏ tươi như gạch. Về hình thể, sắc thái của hai hòn núi này rất khác biệt nhau,
nhưng do nằm liền kề tựa đầu rồng, đuôi phụng, nên người địa phương gọi là núi Long
Phụng. Cuối đuôi Long Phụng còn có một quả núi hình nón, đứng tách biệt, mang tên
núi Một.
Trên núi Long Phụng có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ăm ắp các di tích lịch sử văn
hóa, là điều kiện tốt cho khách tham quan, thượng lãm. Đó là chùa Ông Rau, một ngôi
chùa khá đặc biệt, tọa lạc trên lưng chừng núi, mặt quay ra biển. Chùa được kiến tạo
bởi những tảng đá tổ ong son đỏ nhốm màu huyền thoại. Tương truyền xưa kia có một
nhà sư chuyên ăn ngũ cốc để sống, không kinh kệ, không để tử bổn đạo, suốt ngày
ngồi tham thiền. Đến đúng giờ ngọ, ngài trở dậy hái rau rừng ăn qua loa rồi tiếp tục
nhập định. Tên nhà chân tu này là gì, quê quán nơi đâu, đến giờ không ai biết chính
xác, chỉ biết ông ăn rau nên gọi ông là Ông Rau, hang động ông tu gọi là chùa Ông Rau.
Hiện nay chùa vẫn còn lại hang đá cô tịch với ba bệ thờ đơn sơ đêm ngày bảng lảng
khói sương.
Trong quần thể núi Long Phụng còn có địa điểm đặt Trụ Bồ, một thời đóng vai trò cảnh
giới và thông báo mật hiệu về tình hình địch cho bộ đội ta biết để đối phó trong 9 năm
kháng chiến. Khi thấy tàu Pháp xuất hiện trên biển, Trụ Bồ lập tức được kéo lên, sau đó
trống đánh thùng thùng. Nếu tàu địch chỉ có một chiếc thì đánh một hồi trống, hai chiếc
thì hai hồi, bao nhiêu chiếc thì tương ứng bấy nhiêu hồi trống. Nghe trống Trụ Bồ dóng
lên, các địa phương khác cũng lần lượt đánh trống, báo hiệu cho khắp nơi biết có tàu
Pháp đến.
Trên ngọn núi Một có khối đá vôi, xung quanh chạm khắc hoa văn họa tiết tinh xảo, dân
làng cho biết đây là tháp của người Chăm xưa, có cách đây hàng ngàn năm trước.
Không những thế, trên đỉnh núi Bạc - đầu rồng còn có dấu vết bàn chân khổng lồ của
Cao Biền yểm đất phương Nam, có bàu cụ Thăng có thể cải tạo thành đầm sen và nhà
hàng nổi, có các lăng cá Ông được nhân dân địa phương xây dựng nhiều năm về trước.

Đứng trên ngọn núi Long Phụng du khách có thể nhìn bao quát một vùng rộng lớn của
tỉnh. Ngoài kia là biển Đông thấy đảo Lý Sơn thấp thoáng trong sương mờ, thấy mũi Ba
Làng An như hạm đội nhoài mình ra biển. Xa xa phía bắc là núi Thiên Ấn, núi Thiên Bút,
biểu tượng thiêng liêng của Quảng Ngãi. Rồi dòng sông Vệ như dải lụa trắng chạy
quanh co giữa những làng mạc và đồng ruộng mênh mông. Phía nam núi chập chùng
nhấp nhô chạy đến tận cửa Sa Huỳnh. Ở độ cao này, du khách sẽ tận hưởng bản hợp


xướng âm thanh bất tận của đất trời. Hòa trong tiếng sóng biển rì rào là tiếng vi vút
của rừng dương và tiếng chim hoan hỉ hót trong những tán cây rừng.
Được biết, để khai thác tiềm năng thiên nhiên ưu đãi cho bãi biển Tân Định, phục vụ
mục đích du lịch, chính quyền địa phương và các ngành chức năng đã tiến hành lập dự
án qui hoạch và phát triển vùng bãi biển này. Theo đó, các hạng mục công trình cần
được xây dựng như: Hệ thống giao thông, công trình thoát nước, đèn chiếu sáng, bãi
tắm, nhà giữ xe, các kiốt bán hàng, công trình vệ sinh, nhà hàng, nhà nghỉ dưỡng, khu
thể thao vui chơi giải trí, v.v…Tuy nhiên, những hạng mục này hiện vẫn còn nằm trên
giấy, chưa được đầu tư khai thác. Hy vọng một ngày không xa, khi tuyến đường dọc
biển Dung Quất - Sa Huỳnh đi ngang qua đây hoàn thành, "nàng tiên" biển Tân Định
đang say giấc ngủ nồng sẽ được các nhà đầu tư đánh thức.



×