Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tổng hợp bài văn thuyết minh về cây bút máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.68 KB, 5 trang )

T ổng h ợ
p bài v ăn thuy ết minh v ềcây bút máy (bút bi)
Chủ nhật , 14/09/2014, 03:43 GMT+7

T ổng h ợp nh ững bài v ăn hay nh ất đượ c s ưu t ầm trên m ạng v ề ch ủ đề thuy ết
minh v ề cây bút máy(bút bi) giúp m ấy b ạn kh ỏi m ất công tìm ki ếm. V ới phong
cách thuy ết minh hay, sáng t ạo, đa d ạng d ướ i nhi ều góc độ đặ c bi ệt khác nhau
v ề ch ủ đề cây bút máy s ẽ cho b ạn bi ết đượ c cách để vi ết m ột bài thuy ết minh
hay.
Tổng hợp bài văn thuyết minh về cây bút máy (bút bi) Bài mẫu 1:
Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi
đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất
là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại
gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh
nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy
thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng
nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi
điều về nó.
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào
năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây
cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng…
Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra
đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới.
Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một
ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet,
được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này
và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem
trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút
nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như


cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong
bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng
phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái.
Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của
bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ,
âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến
công lao của chúng!
Tổng hợp bài văn thuyết minh về cây bút máy (bút bi) Bài mẫu 2:


1. Mở bài: Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập
rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy
vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được.)
2. Thân bài:
* Cấu tạo:

+ Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực
được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó.
+ Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần
bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút
máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần:
Vỏ viết:

Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để
bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu
hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật).
Ruột viết:

Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và
điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ.

- Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa
mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên.
-> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm.
* Các loại bút:

Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh …

* Tác dụng, cách bảo quản:

- Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay
từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy
bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ.
- Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ.
An nhẹ mũi ngòixuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi.
- Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi
đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi
mới đặt xuống bàn.
- Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút
bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp.
- Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư
ngòi, bể vỏ.


KB: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.

Tổng hợp bài văn thuyết minh về cây bút máy (bút bi) Bài mẫu 3:
Con người đôi lúc thường bỏ qua những gì quen thuộc, thân hữu nhất bên mình. Họ cố công tính
toán trung bình một người trong đời đi được bao nhiêu km, nhưng chưa có thống kê nào về số
lượng bút họ dùng trong đời! Ai làm thì chắc trao cho cái giải INobel thôi chứ gì.
Bút không có thuộc tính chọn chủ như những cây đũa phép trong truyện Hary Potter. Con người

chọn nó tùy vào túi tiền, cá tính của họ. Có cây giá bình dân 1k, 2... loại được ưa chuộng nhất trên
thị trường, cũng có cây lên cả bạc triệu. Có bút vẻ ngoài mộc mạc đõn giản song cũng có cây được
mạ bằng vàng. Nhưng bút là vật vô tri, nó không làm nên được những câu chữ có ý nghĩa, những
bài viết tốt nếu không được chọn bởi người chủ tài hoa. Nhìn bút, con người biết được "đẳng cấp"
của nhau, nhìn vào nét chữ họ đoán tính cách, đánh giá những gì thành chữ họ rõ trình độ của
nhau.
Một cái áo cà sa không làm nên ông thầy tu, một cây bút tốt, đắt đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang
trí
nếu
vào
tay
kẻ
đầu
rỗng.
Ngày nay, thay vì cầm bút nắn nót viết thư tay, người ta gọi điện hay gửi email, fax cho nhau. Ðã
xuất hiện nhữhng cây bút điện tử thông minh. Bút bi liệu có tồn tại được bao nhiêu lâu nữa? Tương
lai có chăng người ta chỉ còn lưu giữ bút bi như những bộ sưu tập trong lồng kín? Bút sẽ còn là bút
khi nằm im thinh thít, không được dùng để ghi ra ý tưởng của con người?
Tổng hợp bài văn thuyết minh về cây bút máy (bút bi) Bài mẫu 4:
Để đón chào 1 thành viên mới là bút bi, họ nhà bút đều tề tựu trên bàn học: nào bút lông,bút
chì...đều có mặt đông đủ.Trong đám đông, ông bút lông lên tiếng :" Hôm nay để đón chào thành
viên mới là bút bi, đề nghị mọi người hoan nghênh chào đón". Từ trong đám đông, bút bi bẽn lẽn
bước ra lên tiếng:" Chào mọi người. Em là bút bi, em rất vui khi dc gia nhập vào dòng họ bút của
mình...Sau
đây,em
xin
tự
giới
thiệu
về

bản
thân:
" Em được biết,từ xưa, các nhà nho thường dùng bút lông ngỗng chấm mực Tàu để viết nên những
nét chữ rồng bay,phượng múa. Rồi được cải tiến hơn, con người dùng gỗ làm cán bút,sắt làm đầu
bút.Và cũng từ loại bút thô sơ ấy,chị bút máy,rồi đến em là bút bi dc ra đời...
Bây giờ,do tiện lợi và có nhiều mẫu mã nên em thường dc con người ưa chuộng và sử dụng rộng
rãi.Bố của em nguyên là một nhà báo người Hungari tên Luizo Biro.Em dc ra đời vào năm 1938 ở
bên châu Âu nhưng mãi đến thế kỉ XX họ bút bi nhà em mới du nhập sang VN và trở nên phổ biến.
Em
cao
khoảng
15
cm,
dk
khoảng
1cm...
_Thế còn bộ phận bên trong như thế nào?Chắc em cũng có 2 bộ phận như bọn anh hả?_Anh bút
mực
cất
tiếng
hỏi.
Vâng,em có cấu tạo cũng gồm 2 bộ phận chính là bên ngoài và bên trong.Bút bi nói tiếp.Bên ngoài:
Mình em gồm nắp và thân.Thân em là 1 hình trụ rỗng,bên trong làm bằng nhựa và thường dc trang
trí bắt mắt,đôi khi là những dòng chữ hay hình nhân vật hoạt hình xinh xắn.Màu thân của em phụ
thuộc vào màu mực bên trong.Phần dưới chỗ tay cầm,con người thường dùng cao su để lam thành
các vòng nổi len hoặc có đai to hơn để khi viết sẽ êm tay.Ở phần đầu bút dc vót nhọn ôm lấy
ngòi.Phần trên cùng là nắp,có chỗ để cài vào túi áo hoặc sách vở.
Bên trong người em có chứa 1 ống chứa mực đặc sánh dc làm bằng nhựa dẻo. Trên thân có 2 nấc
nhỏ dc làm bè ra sg sg với nhau.Độ cao,thấp,to,nhỏ của nấc tùy thuộc độ dài và chiếc lò xo = sắt có
độ đàn hồi gắn trg ruột bút dưới 2 chiếc nấc ấy.Phần đầu làm = thép ko rỉ. Ở đầu em có những cái



rãnh nhỏ xíu để khi viết mực chảy ra dễ dàng,ở bên trg là 1 viên bi nhỏ mà ngày nay người VN vẫn
phải nhập bên nc ngoài về.Khi viết viên bi xoay tròn để mực thấm ra giấy.Vì thế khi sử dụng,họ bút
bi
nhà
em
sẽ
viết
dc
rất
nhanh
nhưng
lại
dễ
bị

chữ...
Họ bút bi nhà em giờ có nhiều chủng loại nào là bi xanh, bi đỏ...
(Sau đó em có thể thêm phần ưu,nhược điểm của bút để hoàn thành bài viết. Ưu: tiện lợi, ko phải
bơm mực thường xuyên. Khuyết: Hay hết mực nên hs phải mang theo 2 cây để thay.Và nếu rớt
mạnh
sẽ
bể
bi...)
... Mọi người hô vang tên bút bi khi bút bi tự giới thiệu xong về mình.
Để kết thúc buổi gặp, ông bút lông lên tiếng : Họ nhà bút chúng ta tuy có thể sau này sẽ bị giảm vai
trò do thời đại vi tính đang lên ngôi. Nhưng tôi tin cây bút sẽ ko thể thiếu đối với con người.
Ngẫm lại lời của ông bút lông, mọi người ai cũng vui khi biết mình luôn mang một trách nhiệm cao
cả...

Chúc em làm bài đạt kq cao. Chị tài hèn sức mọn nên giúp dc vậy àh. Có dở đừng chê nha ^^
P/s : Bài này chị lấy lại bài cũ lần trước post tại lười gõ lại wá :-p có chỉnh sửa lại rùi đó ( Bài này chị
làm là có yếu tố thuyết minh + tưởng tượng )
Tổng hợp bài văn thuyết minh về cây bút máy (bút bi) Bài mẫu 5:
“Nét chữ là nết người” - câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người
dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá
trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và
trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên
cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư
thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
Bút bi được tạo thành từ 2 bộ phận chính là Vỏ bút và Ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút
thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bào vệ các thiết
bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình
ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ
thuật
(tùy
loại
bút).
Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú; hấp
dẫn về màu sắc, kết hợp nhiều màu sắc (trắng – xanh – đỏ - vàng – tím – lục – lam…) để tăng tính
mỹ thuật và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, bút có thể mang hình dáng
quá ngô, hay hình Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút.
Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phụ vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được
làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền.
Về chủng loại, bút bi có hàng nhập nước ngoài (hàng ngoại) và hàng sản xuất trong nước (hàng
nội). Có người cho rằng "hàng ngoại nhập là tốt nhất" nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về
mặt giá cả của loại bút bình thường, bút bi nội có giá trung bình từ 1500 đồng đến 5000 đồng một
cây, còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng
một cây. Trong khi đó, so sánh về chất lượng, bút bi nội và bút bi ngoại đều có cùng dung tích mực,

độ bền như nhau. Chính vì vậy, bút bi nội được các bạn học sinh ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.
Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa


mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,...), có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết.
Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) để làm điều hòa lượng
mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước.
Đặc biệt, để làm nên cây bút bi thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy,
trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở, tạo sự thuận lợi cho người dùng.
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ, hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút lên.
Sau đó thì dặt bút xuống để viết, khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt
bút.
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng
lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà những người làm văn phòng, làm kinh
doanh cũng cần đến, bởi họ luôn phải ghi chép hay kí những hợp đồng hay những công trình nhận
thi
công.
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Đối với bản thân em, bút bi là dụng cụ học tập
quan trọng, giúp em viết nên những nét chữ xinh xắn, tròn đẹp, viết nhanh và vẽ nên những gì em
thích. Em không thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi mỗi ngày.



×