Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ung thư vú và cách điều trị ung thư vú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.02 KB, 17 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì mô
hình bệnh tật cũng có những thay đổi. Ung thư là một loại bệnh của các tế bào.
Bệnh này là sự phát triển không bình thường của các tế bào, có xu hướng tăng sinh
nhanh chóng về số lượng một cách không kiểm soát được và trong một số trường
hợp, chúng di căn ( lan tràn tới các cơ quan ở xa).
Ung thư còn được gọi là u ác tính. Sự phát triển của một mô mới hoặc một khối u
không ác tính được gọi là lành tính. Các khối u lành tính không phải là ung thư.
Ung thư không phải là một bệnh. Bệnh này là một nhóm của hơn 100 bệnh khác
nhau. Bệnh ung thư không lây truyền. Ung thư- là căn bệnh mà nhiều người mắc
phải trong thời đại ngày nay. Những bệnh ung thư gây tử vong cao là: ung thư
phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư vú (ở phụ nữ)... Trong bài tiểu luận này
em xin trình bày một số hiểu biết về căn bệnh ung thư vú – căn bệnh đã gây lo lắng
cho phái nữ rất nhiều. Vậy thì ung thư vú là gì? Do đâu mà mắc phải bệnh ung thư
vú? Triệu chứng của bệnh , cách điều trị và ngăn ngừa căn bệnh “quái ác” này.

1


1.Cấu tạo của vú.
1.1.Hình thể ngoài:
Vú có hình mâm xôi: ở giữa mặt trước của vú có một lồi tròn, gọi là núm vú,
nơi có nhiều lỗ của các ống tiết sữa. Xung quanh núm là một vùng da sẫm màu hơn
gọi là quầng vú.Trên bề mặt quầng vú có nổi lên nhiều cục nhỏ do những tuyến bã
ở quàng vú đẩy lồi lên.
1.2.Cấu tạo:
Mỗi vú có từ 15-20 thuỳ mô tuyến sữa, mỗi thuỳ do
một số tiểu thuỳ tạo nên, ống tiết của các tuyến sữa chạy
theo hình nan hoa từ chu vi hướng vào núm vú. Khi rạch
trích áp xe vú, phải rạch theo hướng song song với hướng đi
của các ống sữa để tránh cắt đứt các ống tuyến sữa.


Ở bề mặt và giữa các tuyến sữa là những mô mỡ và
áp xe có thể xảy ra ở
Hình 1: Cấu tạo tuyến vú
2. Các bệnh hay mắc ở vú.
Sự lo lắng khi xuất hiện các dấu hiệu lạ ở ngực là điều dễ hiểu bởi trong
nhiều trường hợp, đó là biểu hiện của một bệnh nhgiêm trọng ẩn sâu bên trong.
Những bệnh thường mắc ở vú là: viêm vú, tổn thương vú, bướu diệp thể vú và
nghiêm trọng nhất là ung thư vú. Ung thư vú gồm: ung thư tại chỗ, ung thư giai
đoạn sớm và ung thư di căn
3. Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ
nữ nhiều nước công nghiệp. Theo cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới (IARC) vào
năm 1998 thì ung thư vú đứng đầu,chiếm21%
Trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Cũng theo IARC,
xuất độ chuẩn hoá theo tuổi của ung thư vú ở phụ nữ là 92,04(trên 100 000 dân) ở
châu Âu và67,48 (trên 100 000 dân) trên toàn thế giới vào năm 1998, đều là cao
nhất trong các loại ung thư ở nữ giới.

2


Đây là một bệnh hết sức phức tạp mà trong nhiều
năm qua đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân, bệnh
sinh và điềutrị. Một điều quan trọng cần phải nhận thấy là
việc phát hiện sớm ung thư vú qua sự tầm soát ở những
phụ nữ bình thường đã làm thay đổi rõ ràng bệnh sử tự
nhiên của bệnh cũng như cải thiện đáng kể

Hình 2: Tế bào ung thư


4.Triệu chứng của ung thư vú
Ở giai đoạn đầu, ung thư vú hầu như không có triệu chứng và không có dấu
hiệu báo động cho người bệnh. Về sau có thể có các triệu chứng sau:
- Có nước hoặc dịch chảy ra từ núm vú bị loét.
- Có bướu hoặc khối u ở vú hoặc vùng nách, thường không đau.
- Những thay đổi có thể nhìn thấy được: vóc dáng vú thay đổi, có cảm giác
đau núm vú hoặc núm vú lõm vào bên trong, da vú nhăn và sần
5.Các yếu tố nguy cơ ngây bệnh ung thư vú
5.1. Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì nguy cơ ung thư vú càng cao. Phần lớn phụ nữ da
trắng mắc bệnh ung thư vú ở tuổi 50 đến 60. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho
thấy phụ nữ gốc Việt tại Hoa Kỳ mắc bệnh ung thư vú ở số tuổi trung bình là 40
đến 50, tức là trẻ hơn 10 năm so với phụ nữ da trắng. Lý do của sự khác biệt này
chưa làm sáng tỏ và sẽ là đề tài cho những cuộc nghiên cứu sau này về ảnh hưởng
di truyền cũng như môi sinh trên nguy cơ mắc bệnh ung thư của các sắc dân khác
nhau.
5.2. Tiểu sử bệnh lý gia đình: Những phụ nữ có mẹ, chị, em, hay con gái đã mắc
bệnh ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Càng có nhiều thân nhân mắc bệnh
ung thư vú thì nguy cơ càng gia tăng.
- Hết kinh sau tuổi 55
- Có kinh trước tuổi 12
- Sinh con đầu lòng sau tuổi 30 hay chưa có con.
5.3. Dinh dưỡng và rượu: Ăn thức ăn nhiều mỡ, cũng như rượu có thể làm gia tăng
cơ hội mắc bệnh ung thư vú. National Cancer Institute (Viện Ung Thư Hoa Kỳ)

3


khuyến khích phụ nữ nên dùng thức ăn ít mỡ, tập thể dục đều đặn, và chỉ nên dùng
rượu có chừng mực.
5.4. Sử dụng kích thích tố nữ sau khi tắt kinh trên năm năm:

Những cuộc nghiên cứu mới nhất cho thấy phụ nữ dùng các loại thuốc như
Prempro, Provera hay Premarin sau khi tắt kinh có thể làm gia tăng cơ hội mắc
bệnh ung thư vú. Ngoài ra, những loại thuốc này còn có thể gia tăng cơ hội bị tai
biến mạch máu não và nghẹt động mạch vành tim gây ra chứng máu nhồi cơ tim.
Những loại thuốc này thường được dùng để giúp các bệnh nhân sau khi tắt kinh đỡ
bị cáu kỉnh, buồn chán, nóng bừng, khi nóng khi lạnh, và đổ mồ hôi vào ban đêm.
Nếu phụ nữ nào bị những chứng này thì có thể sử dụng những loại thuốc vừa nêu
trên trong một thời kỳ ngắn, rồi từ từ ngưng lại khi cơ thể đã quen với sự tắt kinh.
Nếu chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn, thì ta có thể giảm thiểu những triệu
chứng trong những ngày tháng đầu của tắt kinh, mà cũng tránh gia tăng nguy cơ
mắc bệnh ung thư vú.
5.5. Yếu tố di truyền ( BRCA - tức là chữ tắt của BReast CAncer gene): Phần lớn
phụ nữ mắc bệnh ung thư vú không có yếu tố di truyền, và bệnh sử gia đình cũng
không có ai mắc bất cứ loại ung thư nào cả. Tuy nhiên, có khoảng 15% phụ nữ
mắc bệnh ung thư vú mang những yếu tố di truyền về ung thư gọi là BRCA 1 hay
BRCA 2. Những phụ nữ này có những vấn đề đặc biệt riêng trong việc truy tầm,
phòng ngừa, cũng như chữa trị ung thư vú, không nằm trong phạm vi của bài viết
này. Nếu quý vị cần biết rõ hơn về yếu tố di truyền BRCA 1 hay BRCA 2 thì quý
vị



thể

vào

website

sau


đây

của

phòng

thí

nghiệm

Myriad:

để đọc bài viết bằng tiếng Anh. Nói chung,
phần lớn phụ nữ có yếu tố di truyền này có nhiều người trong gia đình mắc bệnh
ung thư vú và ung thư buồng trứng.
6. Các thời kỳ của ung thư vú
- Thời kỳ 0: khi ung thư còn bị giới hạn trong ống dẫn sữa (ductal in situ)
mà chưa ăn vào nhũng mô vú hay mô nâng bỡ bên ngoài ống dẫn sữa. Cơ hội có
thể chữa lành của thời kỳ này từ 90% đến 100% bằng giải phẫu toàn phần vú, hay

4


một phần vú cộng với xạ trị (radiation). Có nhiều trường hợp, bác sĩ còn cho bệnh
nhân dùng thêm thuốc loại kích thích tố như tamoxifen.
- Thời kỳ I: khi ung thư còn nhỏ hơn 2 cm và chưa lan vào hạch nách. Cơ
hội sống còn sau mười năm là khoảng 80% đến 90%. Cách chữa cũng tương tự
như thời kỳ 0, nhưng một số bệnh nhân có thể được khuyên nên sử dụng thêm hóa
chất trị liệu (chemotherapy). Ngoài ra, các phụ nữ đã tắt kinh còn có thể được dùng
một loại thuốc gọi là Aromatase Inhibitor như Arimidex, Letrozole, hay Aromasin

thay vì tamoxifen. Đây cũng là thuốc loại kích thích tố.
- Thời kỳ II: khi ung thư từ 2 cm đến 5 cm và chưa lan vào hạch nách, hay
nhỏ hơn hơn 5 cm và đã lan vào một số hạch nách. Cơ hội sống còn sau mười năm
tùy thuộc vào kích thước của ung thư và bao nhiêu hạch bị lây lan. Cách chữa cũng
tương tự như thời kỳ I, nhưng phần lớn bệnh nhân được khuyên nên sử dụng thêm
hóa chất trị liệu (chemotherapy), nhất là những ung thư lớn hay đã vào hạch nách.
- Thời kỳ III: khi ung thư lớn hơn 5cm hay đã lan vào nhiều hạch nách
nhưng chưa lây lan đi xa. Cơ hội sống còn sau mười năm tùy thuộc vào kích thước
của ung thư và bao nhiêu hạch bị lây lan. Đây là thời kỳ khá trễ và có cơ hội mắc
bệnh ung thư vú trở lại hay lây lan qua các bộ phận khác rất cao. Cách chữa
thường bắt đầu bằng hóa chất trị liệu (chemotherapy), sau đó là giải phẫu và xạ trị.
- Thời kỳ IV: ung thư đã lây lan ra tới
các bộ phận như gan, phổi, xương, não, v.v. Ở
thời kỳ này, trừ những trường hợp rất đặc
biệt, bệnh nhân có nguy cơ mất mạng vì bệnh
trong vòng năm năm rất cao. Cách chữa
thường là với hóa chất hay thuốc loại kích
thích tố.

Hình 3 : Ung thư vú

-Thời kỳ V: Ung thư tái phát : cách chữa trị tuỳ thuộc vào việc chữa trị lần
trước, nơi tái phát và kích thước của khối u mới
7.Chẩn đoán ung thư vú
Theo như những nghiên cứu của Bệnh viện ung bướu Hiện đại Quảng Châu
cho thấy, ung thư vú chiếm 10% các loại ung thư trên cơ thể, là kẻ địch lớn uy hiếp
5


đến sức khoẻ của nữ giới. Nhưng có rất nhiều người phụ nữ không hiểu về căn

bệnh này, dẫn đến không được chẩn đoán kịp thời, khi nhập viện thì đã qua thời
gian điều trị tốt nhất. Vậy thì, rốt cuộc là làm thế nào để chẩn đoán là có bị mắc
ung thư vú hay không? Có những cách chẩn đoán ung thư vú nào?
7.1. Phương pháp chẩn đoán ung thư vú
* Siêu âm:
Siêu âm có thể nhìn rõ hình dạng, bờ của tổ chức vú , có khối u hay không,
kích thước, hình dạng, tính chất (dạng nang hay dạng khối thực thể ), là cơ sở khá
đáng tin trong việc xác định u lành hay ác. Siêu âm ung thư vú có độ chính xác đến
80%~85% cho những phụ nữ 30 tuổi. Tiếng vang do khối u xâm lấn đến các tổ
chức xung quanh hình thành nên rất lớn, tổ chức vú bình thường bị tổn thương và
bề mặt da vú dày lên hoặc lồi lõm thường là các dấu hiệu để chẩn đoán ung thư vú
quan trọng. Siêu âm không gây tổn thương, có thể được áp dụng nhiều lần.
*Kiểm tra hình ảnh nhiệt độ:
Vận dụng hình ảnh hiển thị phân bố nhiệt độ, do tế bào ung thư sinh trưởng
nhanh, huyết quản tăng lên, nhiệt độ bề mặt khối u tăng cao, nên nhiệt độ bề mặt
khối u tương ứng cao hơn tổ chức xung quanh, lợi dụng sự khác biệt này để chẩn
đoán. Nhưng phương pháp chẩn đoán này thiếu các tiêu chuẩn hình ảnh xác thực,
các cơ quan có nhiệt độ khác thường không tương ứng với khối u nên tỷ lệ chẩn
đoán phù hợp thấp, vì thế những năm gần đây rất ít khi áp dụng phương pháp này.
*Chụp CT: Có thể dùng để định vị trước khi làm sinh thiết bệnh biến khối u không
thể chạm tới, xác định giai đoạn trước khi phẫu thuật ung thư vú, kiểm tra khu vực
sau vú, lách và hạch vú có khối u hay không, giúp ích cho việc đưa ra phác đồ điều
trị.
*Kiểm tra chỉ số khối u:
Trong quá trình bệnh biến, do tế bào khối u sinh ra và phân hoá, trực tiếp
phát ra thành phần tổ chức tế bào và tồn tại trong tế bào khối u hoặc trong dạng thể
lỏng dưới hình thức kháng nguyên, enzyme, hoocmon hoặc chất chuyển hoá, các
loại chất này gọi là chỉ số khối u. Các cách kiểm tra có: kháng nguyên
carcinoembryonic (CEA), Ferritin, kháng thể đơn dòng.
6



*Sinh thiết tổ chức khối u:
Ung thư vú cần chẩn đoán chính xác mới có thể tiến hành điều trị, hiện nay
tuy có rất nhiều phương pháp để kiểm tra, nhưng đến nay chí có kết quả sinh thiết
mới là căn cứ duy nhất để khẳng định sự chẩn đoán.
① chọc hút làm sinh thiết: cách này đơn giản, nhanh chóng, an toàn, tỷ lệ
cho dương tính cao khoảng 80%~90%, có thể dùng phổ cập trong phòng chống
ung thư. Nếu chẩn đoán lâm sàng là ác tính và báo cáo tế bào học là lành tính hoặc
nghi ngờ ung thư, thì cần lựa chọn phẫu thuật làm sinh thiết để chẩn đoán rõ ràng
và chính xác.
② cắt một phần khối u làm sinh thiết: do phương pháp này dễ khiến cho ung
thư lây lan nên thông thường sẽ ít dùng phương pháp này. Chỉ khi ở giai đoạn cuối,
để xác định loại bệnh lý thì mới nghĩ đến phương pháp này.
③ Cắt bỏ hoàn toàn khối u để làm sinh thiết: nếu nghi ngờ khối u là ác tính
thì việc cắt bỏ khối u và tổ chức xung quanh trong một phạm vi nhất định được gợi
là cắt bỏ hoàn toàn để làm sinh thiết, thông thưởng yêu cầu vùng biên khối u
khoảng 1mm thì có thể cắt bỏ hoàn toàn.
7.2.Tự kiểm tra ung thư vú như thế nào?
*Kiểm tra khi tắm
Khi tắm, xoa xà bong tắm vào ngực trước để kiểm tra độ trơn, khi kiểm tra,
một tay đặt sau ngực, một bàn tay duỗi thẳng và khép lại, dùng lòng bàn tay xoay
theo chiều xoắn ốc để kiểm tra từng bộ phận của vú, xem có khối u hay không, có
thể dùng cách này để kiểm tra 2 bên vú.
*Kiểm tra trước gương
Đứng trước gương, hay tay buông xuống, xem bên
ngoài vú có gì bất thường hay không, đầu vú có bị lồi lõm
không, da ở vú có bị nhăn hay không, có khối u hay
không, bóp nhẹ đầu vú xem có tiết dịch không, tiếp đến
kiểm tra dưới lách, có hạch hay không, cuối cùng, giơ

haitay lên qua đầu và làm lại một lần nữa.
tay
7

Hình 4 : Kiểm tra vú bằng


7.3. Khi chẩn đoán ung thư vú cần phân biệt với các bệnh về vú sau
-U xơ tuyến vú: thường gặp ở những người phụ nữ trẻ, khối u lớn thường có
hình tròn hoặc hình bầu dục, bờ rõ ràng, phát triển chậm, đối với phụ nữ trên 40
tuổi thì không nên coi nhẹ chẩn đoán u xơ tuyến vú, cần trừ khả năng khối u ác
tính.
- Tăng sản tuyến vú: thường gặp ở phụ nữ trung niên và phụ nữ trẻ tuổi, đặc
điểm là vú sưng đau, khối u xuất hiện theo chu kì hoặc khi đến kì kinh nguyệt.
-Viêm vú tế bào plasma: là chứng viêm không có vi khuẩn trong tổ chức vú.
Về lâm sàng, trên 60% có biểu hiện viêm cấp tình, khi khối u lớn thì vùng da vú
thay đổi giống như da cam.40% bệnh nhân bắt đầu bởi viêm mãn tính, có biểu hiện
là quầng vú có khối u, bờ không rõ, vùng da có thể dính và đầu vú lồi lõm.
- Lao vú: là bệnh mãn tính tổ chức vú do trực khuẩn lao gây nên. Bệnh dễ
phát sinh ở phụ nữ trung niên và phụ nữ trẻ. Quá trình phát triển bệnh dài, phát
triển chậm. Biểu hiện cục bộ là khối u trong vú, u cứng và hơi dẻo, khu vực khối u
có cảm giác như nang. Bờ khối u có lúc không rõ ràng, có thể có cảm giác đau
nhưng không theo chu kỳ.
Do áp lực công việc lớn, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất dẫn đến các
loại bệnh về vú, ung thư vú cũng càng ngày càng tiến gần đến loài người. Ở đây,
các chuyên gia Bệnh viện ung bướu Hiện đại Quảng Châu khuyên các bạn nữ hằng
năm nên đến bệnh viện khám định kỳ.
8. Điều trị ung thư vú
8.1.Phương pháp truyền thống điều trị ung thư vú
Phương pháp truyền thống điều trị ung thư vú gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu, phẫu thuật là phương án điều trị chủ yếu,
phẫu thuật có thể cắt bỏ khối u, làm giảm bớt tình trạng bệnh, nhưng phẫu thuật có
những hạn chế nhất định. Trước tiên, phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư đồng thời
cũng cắt bỏ một phần tế bào khỏe mạnh, khi đó đối với bệnh nhân ung thư giai
đoạn cuối hoặc bệnh nhân có sức khỏe suy nhược mà nói, phẫu thuật không phải là
sự lựa chọn lý tưởng của họ, với lại phẫu thuật không thể cắt bỏ được những ổ

8


bệnh nhỏ, sau phẫu thuật lại để tái phát và di căn trở lại. Vì vậy điều trị hậu phẫu là
không thể xem nhẹ.
Phóng xạ là phương pháp chủ đạo trong điều trị ung thư vú, là một trong
những phương pháp điều trị cục bộ, so với phẫu thuật cắt bỏ thì bệnh nhân ít phải
chịu sự hạn chế của việc giải phẫu học cơ thể, tuy nhiên hiệu quả của điều trị
phóng xạ bị ảnh hưởng bởi những hiệu ứng sinh vật học cảu các tia xạ, những cách
thức xạ trị hiện nay khó mà đạt được mục đích tiêu diệt toàn bộ khối u, hiệu quả
kém hơn nhiều so với phẫu thuật, tác dụng phụ nhiều, thậm chí làm mất đi một
phần chức năng của bộ phận đó, lúc này có thể kết
hợp miễn dịch sinh học điều trị giảm đi tác dụng
phụ của xạ trị.
Hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân,
giống như xạ trị vậy, tác dụng phụ rất nhiều. Hóa
Hình 5: Xạ trị trong ung thư vú
trị sẽ ức chế hệ thống tạo máu của tủy xương, chủ yếu là bạch cầu và tiểu cầu bị
suy giảm, trên lâm sàng kết hợp với điều trị sinh học miễn dịch, có thể bổ trợ cho
hóa trị, giảm nhẹ những tổn thương của hóa trị gây ra với hệ thống tạo máu.
8.2.Sinh học miễn dịch điều trị ung thư vú
Miễn dịch sinh học là phương pháp mới trong điều trị ung thư, tốt hơn phẫu
thuật, hóa trị, xạ trị, và cũng là kỹ thuật được ứng dụng nhiều và rộng rãi trong

điều trị ung thư, có thể trực tiếp tiêu diệt tế bào ung thư, chống tái phát và di căn,
nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện chất lượng cuộc sống. Miễn dịch sinh học là lấy
máu của bệnh nhân đem nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, nó có tác dụng tiêu diệt
khối u và ức chế các tế bào miễn dịch (DC-CIK), sau đó chuyền ngược lại vào cơ
thể bệnh nhân, tác dụng nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể chống lại với các tế
bào ung thư đang sinh trưởng.
Đồng thời, khi kết hợp phương pháp miễn dịch sinh học, phẫu thuật hiện đại,
hóa trị, xạ trị lại có thể bổ xung lẫn nhau, không những có thể quyét sạch tàn dư để
lại dù là nhỏ nhất mà còn có tác dụng phòng chống tái phát và di căn, đối với hệ

9


miễn dịch bị suy giảm của người bệnh, nó càng làm tăng tác dụng độc đáo trong
việc hồi phục và tái tạo
Hiện nay, miễn dịch sinh học có những ưu điểm như điều trị vết thương nhỏ,
không tác dụng phụ, hiệu quả tốt, được nhiều bệnh nhân ung thư đón nhận, được
coi là phương pháp điều trị ung thư vú tối ưu nhất, khả quan nhất, cũng là phương
pháp duy nhất có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư vú.
9.Tầm soát
9.1. Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng hang đầu trong quá trình điều trị ung
thư vú, bởi nó gây nên những tác động trực tiếp tới thể lực cũng như kết quả của
việc điều trị.
Trong giai đoạn này bạn nên ăn bổ sung hàm lượng protein, nhưng loại
protein này nên có nguồn từ thực vật như nấm, đậu. Protein có nguồn gốc từ thực
vật sẽ giúp hệ thống tiêu hoá dễ dàng hấp thụ hơn so với protein có nguồn gốc từ
động vật (thịt). Tuy nhiên, bệnh nhân mắc ung thư vú vẫn có thể ăn thịt trong giới
hạn và nên tránh những loại thịt đóng hộp với quá trình nitro hoá.
Ngoài ra, để giúp cơ thể tăng cân trở lại, người bệnh nên ăn bổ sung thêm

các loại thực phẩm chức năng như trứng, sữa, pho mát. Đặc biệt bạn cần lưu ý đến
việc bổ sung đến lượng nước cần thiết cho cơ thể (khoảng 226g nước/ngày), để
loại trừ nguy cơ bị hydrat hoá (sự khử nước) trong cơ thể. Đồng thời nên cắt giảm
hoặc “cai” hẳn các loại đồ uống có chứa cafein và các loại đồ uống có chứa nồng
độ cồn.
Nếu do quá trình điều trị bạn bị mắc chứng táo bón, muốn khắc phục và cải
thiện tình hình bạn nên ăn thêm các loại thực phẩm như dâu tây, quả việt quất hay
sữa chua.
9.2. Luyện tập
Luyện tập luôn đem lại những ích lợi tuyệt vời cho sức khoẻ, ngay cả khi
đang điều trị bệnh bạn cũng vẫn nên luyện tập nhẹ nhàng. Bài tập thích hợp trong
thời điểm này là bạn hãy đi bộ nhẹ nhàng, có thể giúp bạn tránh được chứng thiếu
máu bằng việc tăng lượng oxy trong cơ thể và bổ sung số lượng tế bào máu.
10


Sau khi việc điều trị kết thúc, bạn vẫn nên duy trì thói quen luyện tập và
thậm chí nên tăng cường độ tập luyện, sẽ giúp bạn tránh được cảm giác mệt mỏi và
giúp các bắp cơ săn chắc. Các môn thể thao thích hợp trong giai đoạn này như bơi
lội, aerobic, yoga, tai chi.
9.3. Giữ trạng thái tâm lý ổn định
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập đều đặn, bạn cần luôn duy trì
tâm lý ở trạng thái ổn định, tự tin và lạc quan, đây là yếu tố không kém phần quan
trọng. Để tiêu khiển bạn có thể đọc sách, nghe nhạc, xem phim hài…
9.4. Chăm sóc da và tóc
Quá trình điều trị ung thư vú có thể chính là nguyên nhân khiến cho da bạn
bị khô, vì thế bạn cần quan tâm chăm sóc tới làn da. Khi tắm nên sử dụng các loại
sữa tắm có chứa dưỡng chất có lợi cho da, thay vì trà xát mạnh những vết nhơ trên
da, bạn hãy dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng.
Nếu muốn trang điểm, đừng quên thoa phấn nền trước, sử dụng kem chống

nắng trước khi ra nắng để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời.
Nếu bạn vẫn còn tóc (bệnh nhân điều trị ung thư vú thường bị rụng tóc), hãy
sử dụng loại dầu gội có hoạt tính dịu nhẹ. Trong trường hợp tóc bạn đang dần mọc
trở lại, hãy sử dụng loại dầu gội dành cho mái tóc bị hư tổn để gội đầu.
9.5. Yêu cầu sự giúp đỡ
Trong thời gian điều trị bệnh ung thư vú, bạn cần có sự giúp đỡ và động viên
từ phía gia đình, bạn bè và người thân, để việc điều trị thực sự đạt được hiệu quả
nhanh chóng.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình điều trị, bạn đừng ngại hỏi
và tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.

11


KẾT LUẬN
Như vậy trong chuyên đề này tôi đã trình bày một số hiểu biết về khái niệm,
triệu chững, yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư vú cũng như phương pháp chẩn
đoán điều trị để khắc phục căn bệnh này- căn bệnh hiện nay gây tử vong nhiều nhát
cho chị em chỉ sau bệnh ung thư phổi. Rất mong chị em chú ý để có cánh điều trị
thích hợp cũng như phương pháp phòng tránh căn bệnh này

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Quang Vinh (2005), Chương hệ sinh sản, Sách giáo khoa Sinh học 8
,NXB Giáo dục, trang187
2.Trang Website:bachkim.vn truy cập ngày 1/10/2012
3.Trang Website:Tiền phong Online truy cập ngày 1/10/2012
4.Trang Website: khoa họ truy cập ngày 1/10/2012

5.Trang Website: suckhoe360 truy cập ngày1/10/2012
6. Trang Website: Wikipedia tiếng Việt truy cập ngày 1/10/2012

13


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Cấu tạo tuyến vú

1

Hình 2: Tế bào ung thư

3

Hình 3 : Ung thư vú

5

Hình 4 : Kiểm tra vú bằng tay

7

Hình 5: Xạ trị trong ung thư vú

9

14



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.Cấu tạo của vú.

2

1.1.Hình thể ngoài:

2

1.2. Cấu tạo

2

2. Các bệnh hay mắc ở vú.

2

3. Ung thư vú là gì?

2

4.Triệu chứng của ung thư vú

3

5.Các yếu tố nguy cơ ngây bệnh ung thư vú


3

5.1. Tuổi tác

3

5.2. Tiểu sử bệnh lý gia đình

3

5.3. Dinh dưỡng và rượu

3

5.4. Sử dụng kích thích tố nữ sau khi tắt kinh trên năm năm:

4

5.5. Yếu tố di truyền

4

6. Các thời kỳ của ung thư vú

4

7.Chẩn đoán ung thư vú

5


7.1. Phương pháp chẩn đoán ung thư vú

6

7.2.Tự kiểm tra ung thư vú như thế nào?

7

7.3. Khi chẩn đoán ung thư vú cần phân biệt với các bệnh về vú sau

8

8. Điều trị ung thư vú

8

8.1.Phương pháp truyền thống điều trị ung thư vú

8

8.2.Sinh học miễn dịch điều trị ung thư vú

9

9.Tầm soát

10

9.1. Chế độ ăn uống lành mạnh


10

9.2. Luyện tập

10

9.3. Giữ trạng thái tâm lý ổn định

11

9.4. Chăm sóc da và tóc

11

9.5. Yêu cầu sự giúp đỡ

11

KẾT LUẬN

12

15


16


17




×