Tải bản đầy đủ (.doc) (163 trang)

Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 163 trang )

Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

MỤC LỤC
3.1. Phạm vi không gian và thời kỳ của quy hoạch..............................................................................................15
1.1. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC.......................................................................................................................29
1.2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến Quy hoạch..............................................................................31
1.3. Mục tiêu môi trường của một số văn bản pháp luật....................................................................................32
2. Mô tả tóm tắt điều kiện tự nhiên, môi trường và KT - XH khu vực nghiên cứu...................................................45
2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên.........................................................................................57
2.5. Điều kiện về xã hội........................................................................................................................................83
3. Mô tả diễn biến trong quá khứ các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch.....................................84
3.2. Ô nhiễm môi trường nước...........................................................................................................................85
3.3. Ô nhiễm môi trường không khí....................................................................................................................86
4. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện quy hoạch.................87
4.1. Suy thoái đất đai...........................................................................................................................................87
4.2. Suy giảm chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm.............................................................................89
4.3. Gia tăng khí nhà kính....................................................................................................................................91
4.4. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng.................................................................................................................91
1.1. Quan điểm mục tiêu bảo vệ môi trường của Quy hoạch.............................................................................93
1.2. Đánh giá sự phù hợp giữa quan điểm, mục tiêu phát triển và mục tiêu bảo vệ môi trường......................93
3.1. Đánh giá tác động của Quy hoạch đến môi trường...................................................................................110
3.2. Tác động của toàn bộ quy hoạch đến môi trường.....................................................................................132
3.3. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính..................................................................................136
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và những vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo.......................140
1. Tổ chức tham vấn...............................................................................................................................................141
2. Kết quả tham vấn...............................................................................................................................................142
Nâng cao năng lực quan trắc và phân tích môi trường trên cơ sở có những đầu tư thích hợp về trang thiết bị kỹ
thuật hiện đại nhằm phục vụ công tác kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm và dự báo diễn biến môi trường.............144
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo vệ môi trường phục vụ công tác kiểm soát, phòng ngừa ô
nhiễm, quản lý nguồn nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường, thông tin công khai hóa về môi trường cho cộng
đồng dân cư............................................................................................................................................................144


Xây dựng một số mô hình kinh tế - sinh thái ven biển nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nhất
là các vùng dẽ bị tổn thương. Lồng ghép công ước sa mạc hóa với việc sử dụng đất trồng, đồi núi trọc tạo việc
làm cho người lao động, xoa đói giảm nghèo, định canh định cư.........................................................................144
Tiếp tục thực hiện quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 3/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án
phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. Quyết định án số 375/QĐ-TTg ngày 1/3/2013 Về việc phê duyệt Đề
án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản......................................................................................................144
Lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án của các ngành, các cấp đã và đang triển khai trên địa bàn từng
vùng và từng địa với phương châm tập trung đầu tư hơn nữa cho phát triển nông nghiệp. Trong đó, ngoài các
chương trình, dự án chung toàn quốc, cần chú ý đến thực hiện các chủ trương chính sách cho các vùng đặc thù
và phải ưu tiên cho các vùng hay bị thiên tai và khu vực ven biển dể bị tổn thương, ảnh hưởng do biến đổi khí
hậu..........................................................................................................................................................................145
Tăng cường năng lực cả về trang thiết bị lẫn kiến thức cho bộ máy, cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường ở cấp
vùng và cấp địa phương.........................................................................................................................................145
Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến Luật bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao nhận thức cho các tổ chức,
cá nhân về những vấn đề môi trường bức xúc, những tác động môi trường và ý thức bảo vệ môi trường. Giáo
dục cho người dân có ý thức và trách nhiệm phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường, có ý thức cảnh giác với

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030
nguy cơ, sự cố môi trường, cần có các phương án cụ thể về phòng, chống các sự cố và phương án phải được tập
luyện thường xuyên để đảm bảo khi có sự cố là có thể chủ động giải quyết tốt, đảm bảo an toàn về tính mạng,
tài sản cho nhân dân trong các vùng bảo vệ..........................................................................................................145
Có chính sách hợp lý với người dân tại các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng do tác động của lũ, sạt lở, triều
cường, nước biển dâng (Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long), vùng có nguy cơ khô hạn (Bắc Trung
Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc). Cụ thể hóa một số chính sách như: Quyết định số 1776/QĐ-TTg
ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình bố trí dân cư vùng: thiên tai, đặc biệt

khó khăn, biên giới, hải đảo, di dân tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm
2020. Xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long theo quyết định số
1998/QĐ-TTg ngày 3/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh cơ chế, chính sách thực hiện các dự án đầu
tư thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long.............145
Các địa phương cần cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng nhà nước về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi
trường như: Nghị quyết Trung ương số 24 NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và Bảo vệ môi trường, Các chương trình
mục tiêu Quốc gia về biến đổi khí hậu, kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn...............................................................................................................................................145
2.4. Giải pháp khác............................................................................................................................................150
2.4.2. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp...................................................151
2.5. Chương trình quản lý, giám sát môi trường...............................................................................................152
2. Về hiệu quả của của ĐMC..................................................................................................................................157
3. Kết luận và kiến nghị khác..................................................................................................................................158

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang ii


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp trong ĐMC.....................................................................10
Bảng 2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch cần xem xét........................................................31
Bảng 3. Chỉ tiêu giám sát và đánh giá kết quả bảo vệ môi trường đến năm 2020.................................................33
Bảng 4. Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam..............................................................34
Bảng 5. Một số chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp
quốc gia............................................................................................................................................................. 37
Bảng 6. Các chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030...........................................................43

Bảng 7. Diện tích các nhóm đất Việt Nam phân theo 8 vùng sinh thái..................................................................58
Bảng 8. Hiện trạng sử dụng đất toàn quốc năm 2013.......................................................................................... 61
Bảng 9. Hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày
của tỉnh Thanh Hóa............................................................................................................................................ 64
Bảng 10. Diễn biến chất lượng nước tại Cầu Đò Lèn............................................................................................ 68
Bảng 11. Diễn biến chất lượng nước tại hồ Đồng Chùa, Khu kinh tế Nghi Sơn.....................................................69
Bảng 12. Hàm lượng trung bình các thông số ô nhiễm nước dưới đất.................................................................74
Bảng 13. Phân bố đất dốc và đất thoái hóa do xói mòn và rửa trôi tại các vùng...................................................88
Bảng 14. Đánh giá sự phù hợp giữa quan điểm, mục tiêu phát triển và mục tiêu bảo vệ môi trường...................94
Bảng 15. Đối tượng, quy mô vùng sản xuất trồng trọt ứng dụng CNC quy hoạch đến năm 2020 (Phương án 1)....99
Bảng 16. Đối tượng, quy mô vùng sản xuất chăn nuôi, thủy sản ứng dụng CNC quy hoạch đến năm 2020 (Phương
án 1)................................................................................................................................................................ 102
Bảng 17. Đối tượng, quy mô vùng sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao quy hoạch đến năm 2020 (Phương
án 2)................................................................................................................................................................ 105
Bảng 18: Đối tượng, quy mô vùng sản xuất chăn nuôi, thủy sản ứng dụng CNC quy hoạch đến năm 2020 (Phương
án 2)................................................................................................................................................................ 107
Bảng 19. Nguồn gây tác động khi thực hiện quy hoạch......................................................................................110
Bảng 20. Dự kiến quy hoạch các khu NNƯDCNC đến năm 2020.........................................................................111
Bảng 21. Nhu cầu nước tưới cho các cây trồng chính theo các vùng sinh thái....................................................115
Bảng 22. Nhu cầu phân bón cho các cây trồng chính (kg/ha).............................................................................115
Bảng 23. Lượng nước sử dụng cho sản xuất lúa ứng dụng CNC đến năm 2020...................................................116
Bảng 24. Lượng phân bón sử dụng cho sản xuất lúa ứng dụng CNC đến năm 2020............................................116

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang iii


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030
Bảng 25. Lượng nước sử dụng cho sản xuất rau ứng dụng CNC đến năm 2020..................................................117

Bảng 26. Lượng nước sử dụng cho sản xuất cà phê ứng dụng CNC đến năm 2020.............................................118
Bảng 27. Khối lượng phân bón sử dụng cho sản xuất cà phê ứng dụng CNC đến năm 2020................................119
Bảng 28. Khối lượng nước sử dụng cho sản xuất hồ tiêu ứng dụng CNC đến năm 2020.....................................119
Bảng 29. Tổng hợp tác động của việc hình thành các vùng trồng trọt NNƯDCNC đến môi trường......................120
Bảng 30. Lượng nước thải và chất thải rắn của vùng nuôi bò sữa ứng dụng CNC đến năm 2020........................123
Bảng 31. Lượng nước thải và chất thải rắn của vùng nuôi bò thịt ứng dụng CNC đến năm 2020.........................124
Bảng 32. Lượng nước thải và chất thải rắn của vùng nuôi lợn...........................................................................125
Bảng 33. Lượng nước thải và chất thải rắn của vùng nuôi gia cầm.....................................................................126
Bảng 34. Tổng hợp tác động của ngành chăn nuôi đến môi trường....................................................................127
Bảng 35. Nhu cầu nước và lượng nước thải của vùng nuôi thủy sản..................................................................128
Bảng 36. Tác động của nuôi trồng thủy sản đến môi trường nước.....................................................................129
Bảng 37. Tổng hợp đánh giá tác động của ngành thủy sản đến môi trường.......................................................131
Bảng 38. Đánh giá tổng hợp tác động của toàn bộ quy hoạch đến môi trường..................................................133
Bảng 39. Đánh giá tổng hợp tác động của toàn bộ quy hoạch đến kinh tế - xã hội..............................................135
Bảng 40. Chương trình giám sát môi trường khi thực hiện dự án......................................................................154

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1. Sơ đồ vùng nghiên cứu……………………………………………………………..35

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV


Bảo vệ thực vật

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CTR

Chất thải rắn

CBTBS

Chế biến tinh bột sắn

CBTS

Chế biến thủy sản

CNH

Công nghiệp hóa

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang iv


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

DT


Diện tích

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

ĐNB

Đông Nam Bộ

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

GTSX

Giá trị sản xuất

KNK

Khí nhà kính


KSH

Khí sinh học

NLSH

Nhiên liệu sinh học

NS

Năng suất

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

SL

Sản lượng

ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

PTBV

Phát triển bền vững

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

QLNN

Quản lý nhà nước

TDNMBB

Trung Du miền núi Bắc Bộ

Viện QH&TKNN

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

Vụ KHCN&MT

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang v


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của quy hoạch
Sau khi Quốc Hội thông qua Luật Công nghệ cao năm 2008, Thủ tướng Chính

phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ,
cơ quan ngang Bộ có liên quan trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển CNC
trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm phát triển nông nghiệp CNC của các nước và
kết quả hoạt động của các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC (NNƯDCNC) ở Lâm
Đồng và khu NNƯDCNC ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng,…Thủ
tướng Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT xây dựng quy hoạch tổng thể khu
NNƯDCNC cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngày 19 tháng 10 năm 2011, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp về việc thực hiện Luật Công nghệ cao. Sau cuộc họp
Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 263/TB-VPCP, ngày 27/10/2011 về ý kiến
kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp. Trong đó, giao Bộ
NN&PTNT thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển vùng NNƯDCNC đến năm 2020,
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2012. Trên cơ sở đó, xây dựng Quy
hoạch tổng thể khu NNƯDCNC đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Khu NNƯDCNC chủ yếu thực hiện việc sản xuất, ươm tạo giống cây, con mới
và trình diễn nuôi trồng theo công nghệ cao để chuyển giao cho sản xuất quy mô lớn,
do đó cần gắn kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và giao
các địa phương quản lý các khu NNƯDCNC. Vùng NNƯDCNC phải có ít nhất một
đơn vị làm hạt nhân để thực hiện các chức năng của khu NNƯDCNC.
Để có căn cứ chỉ đạo các tỉnh và thành phố tiến hành xây dựng các khu và vùng
NNƯDCNC cần thiết phải tiến hành xây dựng dự án: “Quy hoạch tổng thể khu và
vùng nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” nhằm
khai thác, sử dụng tối đa các nguồn lực, xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam theo
hướng hiện đại, gắn với sản xuất hàng hoá lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả
năng cạnh tranh cao và bền vững với môi trường, phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế - xã hội chung của đất nước trong tình hình mới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã chủ trì phối hợp với
các Bộ ngành có liên quan xây dựng quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo trình tự và quy
định của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã giao Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp nhiệm vụ xây dựng “Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 1


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

Trong quá trình xây dựng bản Quy hoạch, tổ biên soạn đã hội thảo chính thức
để xin ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp, người
sản xuất và các bộ ngành có liên quan; đã tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở theo Quyết
định số 1314/QĐ-BNN-KHCN ngày 4 tháng 9 năm 2013 và lấy ý kiến các Bộ: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Quốc Phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Tất cả các ý kiến góp ý đã được tổ biên soạn tiếp thu, nghiên cứu để bổ sung,
hoàn chỉnh.
Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số
26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì thủ
tục trình Thủ tướng Chính phủ duyệt quy hoạch nói trên phải lập báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược thuộc mục B Phụ lục I Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng
4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch tổng thể khu và vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ xem xét

phát hiện những điểm chưa phù hợp của quy hoạch để đề xuất điều chỉnh quy hoạch.
1.2. Cơ quan tổ chức có thẩm quyền thẩm định Quy hoạch
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ NN&PTNT thực hiện và chịu trách nhiệm
thẩm định Quy hoạch.
1.3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
(ĐMC)
2.1. Căn cứ pháp luật
2.1.1. Các văn bản pháp luật
- Luật thủy sản năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 26/11/2003;
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3/12/2004;
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2005, Chủ tịch nước ký lệnh công bố
ngày 12/12/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2006;
- Luật bảo tồn Đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 2


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

- Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4
thông qua ngày 31/11/2008
- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp
thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998, và thông qua luật sửa đổi vào ngày 21/6/2012;

- Luật biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực từ
ngày 1/1/2013;
- Luật Đất đai số 45/2012/QH13, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ
họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2014;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014;
- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch;
- Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy định việc bảo vệ môi trường
trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
- Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5/8/2008 Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội khóa 13 về quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia;
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị TW 7 khóa XI về chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và và bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý
hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá
môi trường Chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18
tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường Chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7/10/2009 Quy định Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ TNMT quy định quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 3


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 về định hướng chiến lược phát
triển bền vững ở Việt Nam.
- Quyết định số 1564/QĐ-BNN-KH ngày 31/5/2006 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT
ban hành quy định tạm thời về quản lý quy hoạch NN&PTNT;
- Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 25/10/2006 về việc phê duyệt chương trình phát
triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương
trình Nghị sự 21 của Việt Nam);
- Quyết định 18/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 về việc phê duyệt chiến lược phát triển lâm
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
- Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 18/5/2007 phê duyệt đề án phát triển công nghiệp
chế biến nông lâm sản trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 97/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 về việc phê duyệt đề án phát triển và
ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020;
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Kế hoạch hành động
ứng phó với BĐKH của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011

- 2015 và tầm nhìn đến 2050.
- Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
- Quyết định số 20/QĐ-BNN ngày 15/3/2007 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia
sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc đến năm 2020;
- Quyết định số 52/QĐ-BNN ngày 5/6/2007 phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả
và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020;
- Quyết định số 47/QĐ-TTg ngày 1/3/2006 về việc phê duyệt Đề án tổng thể điều tra
cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020.
- Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 về việc phê duyệt chiến lược phát triển
chăn nuôi đến năm 2020;
- Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công
sử dụng ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc bắt buộc các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008, ban hành quy chuẩn quốc
gia về môi trường;
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 4


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

- Quyết định số 332 QĐ/TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt “Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020”.
- Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2011 của Bộ trưởng Bộ NN&

PTNT về Phê duyệt Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông
thôn đến năm 2020.
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và
tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020.
- Quyết định 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chiến
lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
- Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030.
- Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 3/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê
duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.
- Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 6/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường
biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2012 của Bộ NN&PTNT về việc phê
duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Công văn số 1050/KH-TH ngày 23/12/2010 của Bộ NN&PTNT về việc lập đề
cương và dự toán quy hoạch tổng thể khu nông nghiệp ứng dụng CNC;
- Quyết định số 740/QĐ-BNN-KH ngày 13/4/2011 của Bộ NN&PTNT về việc phê
duyệt bổ sung danh mục dự án thiết kế quy hoạch mở mới năm 2011 và phân giao
nhiệm vụ quản lý.
- Quyết định số 963/QĐ-BNN-KHCN ngày 27/6/2012 của Bộ NN&PTNT về việc
phê duyệt bổ sung danh mục dự án thiết kế quy hoạch mở mới năm 2012 và phân

giao nhiệm vụ quản lý.
2.1.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- QCVN03: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của
kim loại nặng trong đất;
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 5


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

- QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển
ven bờ;
- QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật trong đất;
- QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh;
- QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại;
- QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
bảo vệ đời sống thủy sinh.
- QCVN39: 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước dùng trong tưới
tiêu;
2.2. Căn cứ kỹ thuật và tài liệu tham khảo
I. Tài liệu ttham khảo tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012). Quy hoạch tổng thể phát triển

ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012). Thực trạng vấn đề chuyển đổi đất
rừng, đất lâm nghiệp sang khai thác khoáng sản. Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011). Quy hoạch tổng thể sử dụng đất
lúa toàn quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010). Đề án Giảm phát thải khí nhà
kính trong nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia
năm 2010. Hà Nội.
6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013). Báo cáo thực trạng
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2013.
7. Cục chăn nuôi – Bộ NN&PTNT (2013). Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về thể
chế, chính sách quản lý môi trường trong chăn nuôi. Hà Nội.
8. Cục chăn nuôi – Bộ NN&PTNT (2005). Bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn
nuôi giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 6


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

9. Cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2010) Đánh giá môi trường chiến
lược Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.
10. Cục quản lý Tài nguyên nước – Bộ TN&MNT (2010). Hiện trạng suy kiệt nguồn
nước mặt tại Việt Nam. Hà Nội.
11. Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ
TN&MT (2009). Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường chiến lược. Hà Nội.
12. Phạm Ngọc Đăng và nnc (2006). Đánh giá môi trường chiến lược – phương pháp

luận và thử nghiệm ở Việt Nam. NXB “Xây dựng”, Hà Nội.
13. Đoàn Văn Điểm (2010). Đánh giá sự phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp và lâm
nghiệp ở Việt Nam đề xuất các biện pháp giảm thiểu và kiểm soát. Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội là chủ nhiệm.
14. Hội khoa học đất Việt Nam (2010). Phân bố đất dốc và đất thoái hóa do xói mòn
và rửa trôi tại các vùng kinh tế.
15. Trần Mạnh Hải (2010). Giải pháp công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng
phương pháp sinh học phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hà Nội.
16. Nguyễn Khắc Kinh (2005). Đánh giá môi trường chiến lược – cách tiếp cận mới
trong quản lý và bảo vệ môi trường. Tạp chí “Bảo vệ môi trường” số 5/2005.
17. Nguyễn Hoa Lý (2007). Ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi thú y và
giải pháp khác phục. Hà Nội.
18. Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh
Bình Dương 2005 - 2010.
19. Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương. Báo cáo tổng hợp kết quả quan môi
trường tỉnh Bình Dương năm 2013.
20. Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng. Báo cáo hiện trạng môi trường thành
phố Hải Phòng năm 2005 - 2010.
21. Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang. Báo cáo tổng hợp kết quả quan môi
trường tỉnh Tiền Giang năm 2013.
22. Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng. Báo cáo tổng hợp kết quả quan môi
trường tỉnh Lâm Đồng năm 2013.
23. Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định. Báo cáo tổng hợp kết quả quan môi
trường tỉnh Nam Định năm 2013.
24. Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ
An năm 2012.
25. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh
Thái Nguyên 2005 - 2010.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014


Trang 7


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

26. Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh
Thanh Hóa năm 2012.
27. Sở Tài nguyên và Môi trường Tiền Giang. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh
Tiền Giang năm 2013.
28. Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên. Báo cáo tổng hợp kết quả quan môi trường
tỉnh Phú Yên năm 2013.
29. Nguyễn Đức Thắng (2012). Áp lực phát triển kinh tế, diễn biến môi trường biển
Việt Nam.
30. Tổng Cục thống kê (2014). Số liệu thống kê đất đai năm 2013.
31. Tổ chức Môi trường Xanh (2012). Ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ tại Việt
Nam.
32. Viện Nước, tưới tiêu và Môi trường - Bộ NN&PTNT (2012). Rác thải từ khu vực
nông thôn và vấn đề ô nhiễm môi trường nước.
33. Võ Quý (2005). Biến đổi khí hậu toàn cầu và đa dạng sinh học. Hà Nội.
34. Vụ khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ NN&PTNT (2012). Nội dung bảo vệ
môi trường trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến
năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
II. Tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài
1. Van Urk and Misdorp (1996) Pilgrim, (2007). Assessement on impact of sea level
rise to Ramsar Conservation in Viet Nam.
2. Food Agriculture Organization -FAO (2010). Livestock growth and gas emission.
3. Fisher et al and Rosenzweig et al (2001, 2002). Increasing of temperature impact
to Agricultural plant.
4. Murat Isik and Stephen Devadoss (2006). An analysis of the impact of climate
change on crop yields and yield variability, Department of Agricultural Economics

and Rural Sociology, University of Idaho.
5. World Bank (WB) (2012). Estimating the loss of economic by polluted
Environment in Viet Nam.
6. International Union for Conservation of Nature (IUCN) (2012). Degradation biodiversity in Viet Nam.
2.3. Thông tin tự tạo lập
2.3.1. Các tài liệu tự tạo được sử dụng để thực hiện ĐMC
1. Báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường ngành nông nghiệp (trồng trọt,
chăn nuôi và thủy sản).
2. Điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu liên quan
đến phát triển ngành nông nghiệp.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 8


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí) của cả
nước liên quan đến sản xuất NNƯDCNC.
4. Hiện trạng và môi trường ngành nông nghiệp cho 8 vùng sinh thái.
2.3.2. Đánh giá mức độ chi tiết, tin cậy, tính cập nhật, tính đồng bộ của nguồn thông
tin tự tạo lập
Các tài liệu dự án tạo lập là kết quả trong quá trình khảo sát, nghiên cứu nghiêm
túc và công phu. Các dữ liệu, số liệu thu thập được từ thực tế và kế thừa các kết quả
nghiên cứu nên có tính cập nhật và độ tin cậy tương đối cao.
3. Phương pháp sử dụng để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
3.1. Các phương pháp áp dụng
3.1.1. Phương pháp ĐMC
a. Phương pháp phân tích xu hướng và ngoại suy
Phương pháp này là sự diễn giải các thay đổi theo thời gian khi không thực hiện

và thực hiện quy hoạch, có thể hỗ trợ dự báo tác động tương lai một số xu hướng có
thể được ngoại suy dựa trên giả thuyết xu hướng này tiếp diễn trong động lực không
đổi. Tuy nhiên, việc ngoại suy quá đơn giản mà không cân nhắc việc một xu hướng có
thể sẽ tạo ra các động lực khác nhau làm các xu hướng khác đổi chiều. Phương pháp
này sử dụng trong phần “ dự báo xu hướng các vấn đề môi trường chính liên quan đến
dự án trong trường hợp không thực hiện và trường hợp thực hiện quy hoạch”.
b. Phương pháp danh mục:
Phương pháp này giúp nhận dạng và xác định các mục tiêu môi trường. Nhận
dạng và xác định các tác động trực tiếp, tác động gián tiếp, tác động tích lũy của các
hoạt động trong nông nghiệp. Trong báo cáo nhóm thực hiện đã liệt kê tất cả các vấn
đề môi trường có liên quan hoặc bị ảnh hưởng của dự án, đồng thời phân tích diễn biến
đã hoặc sẽ xảy ra của các vấn đề được cập nhật làm cơ sở cho việc lựa chọn các vấn đề
môi trường cốt lõi trong phần dự báo xu hướng các vấn đề môi trường trong trường
hợp không thực hiện và thực hiện quy hoạch.
c. Phương pháp chuyên gia hội thảo
Quá trình nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo tổng hợp đã có sự tư vấn và góp ý
của các chuyên gia về kết quả nghiên cứu được tham khảo ý kiến của các nhà chuyên
môn, các nhà khoa học và quản lý thông qua việc hội thảo lấy ý kiến phục vụ cho
nghiên cứu đánh giá, hoàn chỉnh báo cáo.
d. Phương pháp Ma trận mô tả rủi ro và cơ hội
Xác định và ước lượng mức độ tác động từ các hoạt động của dự án, nghiên cứu
tác động tích lũy hoặc tương hỗ. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tác động
của từng thành phần quy hoạch đến môi trường, đánh giá tích lũy của toàn bộ quy
hoạch đến môi trường. Phần đánh giá tích lũy của toàn bộ quy hoạch được xem xét
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 9


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030


trên cả 3 phương diện: môi trường, kinh tế, xã hội. Cụ thể:
- Một ma trận đơn giản có thể giúp xác định nhiều tác động của từng nội dung
hoạt động của Quy hoạch. Nhiều ma trận phức hợp có thể cho thấy các tác động tích
lũy của nhiều dự án lên các vấn đề và mục tiêu môi trường.
- Ma trận cần được trình bày cùng với phần viết giải thích bản chất của các tác
động cụ thể.
- Phân tích đa tiêu chí đánh giá bằng số học các phương án thực hiện quy hoạch
dựa trên một số tiêu chí và tổng hợp các đánh giá riêng lẻ vào một đánh giá tổng thể.
- Các tiêu chí được xác định kỹ lưỡng thông qua trọng số tương đối, phản ánh
các hậu quả môi trường chính của tất cả các phương án thực hiện quy hoạch.
e. Phương pháp phân tích đa tiêu chí
Đánh giá bằng số học tất cả các lựa chọn thay thế dựa trên một số tiêu chí và
tổng hợp đánh giá riêng lẻ vào một đánh giá tổng thể. Các tiêu chí cần phải mô tả xu
hướng hiện tại và tương lai, đồng thời hỗ trợ đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực
của dự án. Mỗi tiêu chí được đánh giá thông qua các chỉ số đặc trưng, có thể thu thập
được từ các nguồn thông tin khác nhau. Phương pháp này được lựa chọn để đánh giá
các tác động có thể xảy ra khi thực hiện quy hoạch phát triển các khu và vùng
NNƯDCNC. Tuy nhiên, cần phải xác định đâu là tiêu chí cốt lõi, tức là phải xác định
được các vấn đề môi trường cốt lõi đối với từng lĩnh vực và toàn bộ quy hoạch.
f. Phương pháp Modeling/Mô phỏng
Hỗ trợ mô phỏng các tác động môi trường theo không gian và thời gian khi các
công cụ khác không thể đưa ra các dự báo đầy đủ.
3.1.2. Phương pháp khác
a. Phương pháp điều tra, khảo sát
Đơn vị tư vấn lập báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược đã cử cán bộ đến tiến
hành điều tra khảo sát tại hiện trường, thu thập số liệu trên địa bàn triển khai quy
hoạch, lấy ý kiến của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư khu vực nên có
đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết cho bản báo cáo. Các số liệu đo đạc phân
tích có độ tin cậy và độ chính xác cao do sử dụng các thiết bị phân tích đạt tiêu chuẩn

và quá trình lấy mẫu, bảo quản cũng tuân thủ nghiêm ngặt đúng tiêu chuẩn Việt Nam.
b. Phương pháp kế thừa: báo cáo kế thừa số liệu nghiên cứu, tổng hợp từ các nghiên
cứu trước đã được thẩm định.
3.1.3. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng
Báo cáo đã áp dụng hệ thống phương pháp đánh giá đã được sử dụng rộng rãi
và hiệu quả trong công tác đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi
trường ở trong nước và trên thế giới.
Bảng 1. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp trong ĐMC
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 10


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

Phương pháp
Đánh giá mức độ tin cậy
PHƯƠNG PHÁP ĐMC
- Đánh giá hiện trạng môi trường và phân tích xu hướng diễn biến môi
trường tại các khu vực dự án được thực hiện chủ yếu dựa vào báo cáo
hiện trạng môi trường tại các địa phương cung cấp. Tuy nhiên, số liệu
cũng chưa được chính xác hoàn toàn. Vì vậy, các đánh giá trong báo
1.Phương pháp
cáo được phân tích dựa trên thực tế các ảnh hưởng đặc thù do loại hình
phân tích xu
sản xuất gây ra.
hướng và ngoại - Ngoài ra nhóm thực hiện cũng căn cứ vào hiện trạng, đặc tính của các
suy
quá trình sản xuất trong nông nghiệp, các vấn đề môi trường phát sinh,
các thông tin thực tế về những vấn đề bức xúc đã và đang được phản

ánh để có những nhận định khách quan về diễn biến xu hướng môi
trường.
- Các số liệu dự báo đưa ra chỉ mang tính chất định tính.
- Liệt kê được các tác động có thể xảy ra khi thực hiện quy hoạch (các
2.Phương pháp
tác động tới môi trường đất, nước, không khí, hệ sinh thái…).
danh mục
- Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là độ chính xác không
cao, không đầy đủ do không đủ dữ liệu để so sánh các tác động.
ĐMC đã tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực
3. Phương pháp liên quan như chuyên gia môi trường, các chuyên gia về nông nghiệp,
chuyên gia hội
các chuyên gia quy hoạch. Ý kiến của các chuyên gia rất xác thực, đã đề
thảo
cập được các vấn đề cơ bản nhất, cần quan tâm khi thực hiện các
phương án quy hoạch theo dự kiến.
Phương pháp này xem xét các vấn đề môi trường của từng dự án cụ thể
4. Phương pháp
trên cả 3 phương diện: môi trường, kinh tế, xã hội. Đây là phương pháp
Ma trận mô tả rủi
đánh giá tương đối toàn diện các khía cạnh môi trường của các dự án,
ro và cơ hội
các ngành sản xuất.
Phương pháp này xem xét tất cả các vấn đề môi trường có thể phát sinh
5. Phương pháp
(từ cấp ít tác động đến tác động mạnh) đối với từng lĩnh vực cụ thể.
phân tích đa tiêu
Đây là cơ sở để nhóm nghiên cứu lựa chọn ra những vấn đề môi trường
chí
cốt lõi để đánh giá. Đây là phương pháp có độ tin cậy tương đối cao.

6. Phương pháp Mang tính chất định tính, chỉ sử dụng khi các công cụ khác không thể
Modeling/Mô
đưa ra các dự báo đầy đủ các tác động môi trường theo không gian và
phỏng
thời gian.
PHƯƠNG PHÁP KHÁC
7. Phương pháp Số liệu có độ tin cậy cao.
điều tra, khảo sát
8. Phương pháp Có độ tin cậy tương đối cao.
kế thừa
Phương pháp luận ĐMC dự án Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tiến hành cơ bản dựa theo hướng dẫn của
Thông tư 26/2011/TT-BTNMT. Tuy nhiên, do yêu cầu của nghiên cứu quy hoạch tổng
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 11


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

thể có nhiều vấn đề tổng hợp nên những đánh giá chỉ mang tính định tính và tổng quát,
việc đánh giá chi tiết sẽ tiến hành trong bước sau của bước thực hiện quy hoạch và
thực hiện các dự án đầu tư cụ thể.
Ngoài ra, việc tiến hành lập báo cáo còn tham khảo phương pháp luận có liên
quan đến ĐMC nhiều công trình khoa học khác đã công bố có liên quan.
3.2. Tổ chức thực hiện
3.2.1. Mối liên kết giữa quá trình lập Quy hoạch và quá trình thực hiện ĐMC
Vụ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT - Cơ quan chủ trì thực hiện lập dự án Quy
hoạch, đồng thời thực hiện ĐMC cho Quy hoạch đã đã phối hợp với Viện QH&TKNN
là đơn vị tư vấn thực hiện lập dự án Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030 tổ chức thành lập Nhóm ĐMC. Nhóm này đã
phối hợp với các chuyên gia có kinh nghiệm để xin ý kiến góp ý cho dự thảo, địa
phương và các ban quản lý khu NNƯDCNC nơi dự kiến quy hoạch các khu và vùng
NNƯDCNC để thống nhất và có căn cứ pháp lý bằng văn bản đề xuất các khu và vùng
NNƯDCNC vào dự án quy hoạch. Tổ chuyên gia tiến hành lập báo cáo ĐMC cho dự
án quy hoạch, nhằm bảo đảm gắn kết và lồng ghép chặt chẽ các vấn đề môi trường vào
trong từng nội dung nghiên cứu và đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy
hoạch theo quy định của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ
và Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Quá trình lập ĐMC được tiến hành theo nguyên tắc phối hợp (giữa tổ chuyên
gia xây dựng Quy hoạch và tổ chuyên gia thực hiện báo cáo ĐMC) cùng nghiên cứu
phân tích, đánh giá, thảo luận dân chủ và cùng đi đến thống nhất từng nội dung cụ thể
và các nội dung tổng thể của báo cáo ĐMC.
Tổ xây dựng quy hoạch và tổ chuyên gia xây dựng ĐMC cùng nhau xem xét các
chuyên đề chuyên môn sâu để lồng ghép các vấn đề môi trường:
- Bước 1: Đánh giá thực trạng các vùng và khu NNƯDCNC đã và đang hoạt
động: tổ xây dựng báo cáo ĐMC xác định những vấn đề môi trường phát sinh trong
sản xuất NNƯDCNC khi chưa có quy hoạch.
- Bước 2: Dự báo các nhân tố tác động đến quá trình phát triển NNƯDCNC.: Đất
đai, thị trường, khả năng cạnh tranh của nông sản… và xác định các vấn đề môi trường
trong quá trình phát triển.
- Bước 3: Đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch: Cả 2 tổ
chuyên gia thảo luận việc lồng ghép các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu vào
bản quy hoạch để định hướng quá trình phát triển sản xuất NNƯDCNC.
- Bước 4: Thảo luận và xác định các vấn đề môi trường trọng tâm theo lĩnh vực
(trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản). Trong đó xác định vấn đề môi trường trong hiện tại
và tương lai khi thực hiện quy hoạch phát triển.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014


Trang 12


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

- Bước 5: Lồng ghép các vấn đề môi trường theo định hướng phát triển từng
ngành hàng của quy hoạch. Trong đó, định hướng phát triển một số ngành hàng chứa
đựng nhiều yếu tố tác động đến môi trường như cao su, cà phê, sắn, lâm nghiệp, thuỷ
sản. Vì vậy, nhóm ĐMC đã đề nghị lồng ghép các biện pháp kỹ thuật và công nghệ xử
lý môi trường trong quá trình phát triển sản xuất NNƯDCNC.
- Bước 6: Trong quá trình xây dựng các giải pháp, nhóm ĐMC và nhóm xây
dựng quy hoạch đã lồng ghép, giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường
và tác động xấu của dự án đến môi trường.
- Bước 7: Hoàn thiện báo cáo ĐMC trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt:
Nhóm xây dựng chiến lược cùng tham gia vào quá trình nghiệm thu ĐMC.
3.2.2. Nhóm lập Quy hoạch
1. Chủ nhiệm dự án: ThS. Nguyễn Văn Chinh - Viện trưởng Viện QH&TKNN
2. Thư ký tổng hợp: TS. Bùi Thị Ngọc Dung - Viện QH&TKNN
3. Thành viên tham gia:
- TS. Nguyễn Tuấn Anh - Viện QH&TKNN
- TS. Nguyễn An Tiêm - Viện QH&TKNN
- TS. Nguyễn Thanh Xuân - Viện QH&TKNN
- TS. Nguyễn Trọng Uyên - Viện QH&TKNN
- TS. Hoàng Quốc Tuấn - Viện QH&TKNN
- ThS. Bùi Xuân Phương - Viện QH&TKNN
- PGS.TS.Vũ Năng Dũng - Viện QH&TKNN
- TS. Phạm S - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
- ThS. Bùi Văn Hùng - Viện QH&TKNN
- KS. Phạm Như Duy - Viện QH&TKNN
- KS. Đỗ Minh Hiếu - Viện QH&TKNN

- ThS. Trà Ngọc Phong - Viện QH&TKNN
- ThS. Lê Tiến Dũng - Viện QH&TKNN.
4. Cơ quan phối hợp:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 63 tỉnh/thành phố.
- Ban Quản lý khu NNCNC tỉnh Sơn La
- Ban Quản lý khu Công nghiệp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi
- Ban Quản lý khu NNCNC tỉnh Khánh Hòa
- Ban Quản lý khu NNCNC tỉnh Phú Yên
- Ban Quản lý khu NNCNC tỉnh Lâm Đồng
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 13


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

- Ban Quản lý khu NNCNC TPHCM
- Ban Quản lý khu NNCNC tỉnh Bình Dương
- Ban Quản lý khu NNCNC tỉnh Hậu Giang
- Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
3.2.3. Nhóm lập ĐMC
TT

Họ và tên, chức danh

Nhiệm vụ/công việc

1

TS. Nguyễn Tuấn Anh


Chủ trì xây dựng báo cáo

2

ThS. Nguyễn Ngọc Hải

Thư ký tổng hợp

3

CN. Phạm Minh Hiền

Chủ trì môi trường nước

4

CN. Trần Thị Thu Trang Chủ trì phần đánh giá tích lũy

5

ThS. Lê Anh Đức

Chủ trì phần môi trường không khí

6

TS. Trần Hồng Quang

Chủ trì phần kinh tế - xã hội


7

ThS. Nguyễn Lê Vinh

Chủ trì phần môi trường chất thải rắn

8

ThS. Nguyễn Văn Vinh

Chủ trì phần môi trường đất

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 14


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT QUY HOẠCH
1. Tên của quy hoạch
“Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm
2020, định hướng đến năm 2030”.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ lập quy hoạch
Cơ quan chủ quản: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ NN&PTNT
- Đại diện

: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy


- Chức vụ

: Vụ trưởng

- Địa chỉ

: Số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội

- Điện thoại

: 080431643

- Fax

: 043.8433637

Cơ quan chủ trì lập Quy hoạch: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
- Đại diện

: Ông Nguyễn Quang Dũng

- Chức vụ

: Quyền Viện trưởng

- Địa chỉ

: Số 61 Hàng Chuối – Hai Bà Trưng – Hà Nội

- Điện thoại


: 043.9712063

- Fax

: 043.8214163

3. Mô tả tóm tắt quy hoạch
3.1. Phạm vi không gian và thời kỳ của quy hoạch
3.1.1. Phạm vi
a. Phạm vi ranh giới vùng dự án
Dự án được tiến hành trên địa bàn các tỉnh đã có các khu, vùng NNƯDCNC và
các tỉnh có điều kiện quy hoạch khu, vùng NNƯDCNC ở 8 vùng kinh tế nông nghiệp
(Tây Bắc, Đông Bắc, ĐBSH, DHBTB, DHNTB, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và
ĐBSCL). Tổng số tỉnh đã điều tra khảo sát là 62 tỉnh.
b. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
- Các loại hình ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn sản xuất sản phẩm
NNƯDCNC.
- Nhu cầu và khả năng liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNC, sản
xuất sản phẩm ứng dụng CNC trong nông nghiệp.
- Nhu cầu đào tạo nhân lực CNC trong nông nghiệp.
- Nhu cầu tổ chức hội chợ, trình diễn sản phẩm NNƯDCNC.
- Nhu cầu và khả năng thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài
nước thực hiện hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 15


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030


- Sự phù hợp về quy mô diện tích, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để phát triển
các loại hình thử nghiệm, sản xuất NNƯDCNC.
- Sự thuận lợi về địa điểm để liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình
độ cao.
3.1.2. Thời kỳ của Quy hoạch
Các số liệu, tài liệu được thu thập, tổng hợp từ năm 2006 - 2013 của các tỉnh
trong vùng, số liệu quy hoạch được tính toán cho giai đoạn đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030.
3.2. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển của quy hoạch
3.2.1. Mục tiêu phát triển
a. Mục tiêu chung
Góp phần đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất
hàng hoá có quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao,
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia và gia tăng xuất khẩu.
b. Mục tiêu cụ thể
* Đến năm 2020
1. Xác định 11 khu NNƯDCNC cao tại 8 vùng kinh tế: khu NNƯDCNC Sơn La
(vùng Tây Bắc), khu NNƯDCNC Thái Nguyên (vùng Đông Bắc), khu NNƯDCNC
Nam Định và Hải Phòng (vùng Đồng bằng sông Hồng), khu NNƯDCNC Thanh Hóa
và Nghệ An (vùng BắcTrung bộ, khu NNƯDCNC Phú Yên (vùng Duyên hải Nam
Trung bộ), khu NNƯDCNC Lâm Đồng (vùng Tây Nguyên), khu NNƯDCNC Bình
Dương (vùng Đông Nam bộ) và khu NNƯDCNC Tiền Giang và Hậu Giang (vùng
Đồng bằng sông Cửu Long) và các vùng NNƯDCNC trong phạm vi toàn quốc;
2. Xây dựng các khu NNƯDCNC và một số vùng NNƯDCNC trong quy hoạch
tổng thể; đẩy mạnh ứng dụng CNC trong nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm hàng
hoá có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao: lúa gạo, cà phê, rau an toàn,
hoa, hồ tiêu, cây ăn quả, lúa giống, bò sữa, bò thịt, lợn thịt, gà thịt, thủy sản góp phần
thực hiện mục tiêu của Chương trình phát triển NNƯDCNC thuộc Chương trình quốc
gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.

3. Xây dựng cơ sở pháp lý, mô hình tổ chức, nguồn nhân lực phục vụ quản lý và
điều hành các hoạt động của khu và vùng NNƯDCNC.
4. Xây dựng được một số giải pháp, chính sách mang tính đột phá, lâu dài để
thực hiện quy hoạch và phát triển các khu NNƯDCNC, vùng NNƯDCNC.
* Đến năm 2030
1. Tiếp tục xây dựng các khu NNƯDCNC tại các vùng kinh tế.
2. Tiếp tục mở rộng và xây dựng các vùng NNƯDCNC; đẩy mạnh ứng dụng
CNC trong nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm hàng hoá có năng suất, chất lượng
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 16


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

và khả năng cạnh tranh cao góp phần đưa tỷ trọng giá trị sản xuất NNƯDCNC chiếm
40 - 50% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2030.
3.2.2. Quan điểm phát triển
1. Phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, nguồn lực và kinh tế xã
hội của từng vùng sinh thái để phát triển toàn diện và có bước đột phá về khu và vùng
NNƯDCNC, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển NNƯDCNC đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030.
2. Phát triển các khu và vùng NNƯDCNC theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu
quả, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng để làm động lực cho việc
phát triển NNƯDCNC ở nước ta. Khu NNƯDCNC là hạt nhân công nghệ để nhân
rộng ra các vùng NNƯDCNC nói riêng và sản xuất nông nghiệp của từng vùng sinh
thái nói chung.
3. Xã hội hoá tối đa đầu tư xây dựng các khu và vùng NNƯDCNC; huy động
sự tham gia phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương; sự liên kết của các thành phần
kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ; thu hút các

nguồn đầu tư nước ngoài.
4. Phát triển các khu và vùng NNƯDCNC nhằm thực hiện mục tiêu lấy khoa
học công nghệ làm khâu đột phá gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp đảm bảo hội
nhập quôc tế.
3.2.3. Phương hướng phát triển
a. Khái niệm khu và vùng NNƯDCNC
* Khu NNƯDCNC
- Khái niệm: khu NNƯDCNC là khu CNC tập trung thực hiện hoạt động ứng
dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện
các nhiệm vụ: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất
lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo ra các loại
vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm
nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp NNƯDCNC và phát triển dịch vụ CNC phục vụ
nông nghiệp.
- Nhiệm vụ của khu NNƯDCNC
+ Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô
hình sản xuất sản phẩm NNƯDCNC;
+ Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNC, sản xuất sản phẩm ứng
dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;
+ Đào tạo nhân lực CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;
+ Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm NNƯDCNC;
+ Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực hiện
hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 17


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030


- Điều kiện thành lập khu nông nghiệp ứng dụng CNC
+ Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của khu
NNƯDCNC;
+ Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại hình sản xuất
sản phẩm nông nghiệp; địa điểm thuận lợi để liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào
tạo có trình độ cao;
+ Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên
cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng CNC trong nông nghiệp;
+ Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.
* Vùng NNƯDCNC
- Khái niệm: Vùng nông nghiệp ứng dụng CNC là nơi sản xuất tập trung, ứng
dụng CNC, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp để sản xuất một hoặc một số sản
phẩm nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược quốc gia, có chất lượng,
tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.
- Nhiệm vụ của vùng NNƯDCNC
+ Sản xuất sản phẩm NNƯDCNC;
+ Liên kết các hoạt động nghiên cứu ứng dụng CNC vào sản xuất sản phẩm ứng
dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;
+ Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực hiệnhoạt
động ứng dụng CNC trong nông nghiệp.
- Điều kiện thành lập vùng NNƯDCNC
+ Là nơi sản xuất tập trung một hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng
hóa ứng dụng CNC thuộc danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển, phù hợp với
chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của vùng NNƯDCNC;
+ Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại nông sản
hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược; địa điểm thuận lợi để liên kết với các khu
NNƯDCNC;
+ Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của sản xuất ứng dụng
CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;
+ Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu có chất

lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao;
+ Có nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong sản xuất nông sản hàng hóa với số
lao động được đào tạo, tập huấn về CNC đang sử dụng đạt ít nhất 60% tổng số lao
động nông nghiệp trong vùng và có trình độ quản lý chuyên nghiệp;
+ Áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường và quản lý chất lượng sản
phẩm nông nghiệp hàng hóa an toàn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam
hoặc quốc tế.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 18


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

b. Quy hoạch khu NNƯDCNC
Xác định 11 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong phạm vi cả nước.
- Vùng Đông Bắc: khu nông nghiệp ứng dụng CNC Thái Nguyên.
- Vùng Tây Bắc: khu nông nghiệp ứng dụng CNC Sơn La.
- Vùng Đồng bằng sông Hồng:
+ Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Hải Phòng;
+ Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Nam Định.
- Vùng Bắc Trung bộ:
+ Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Thanh Hóa.
+ Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Nghệ An.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: khu nông nghiệp ứng dụng CNC Phú Yên.
- Vùng Tây Nguyên: khu nông nghiệp ứng dụng CNC Lâm Đồng.
- Vùng Đông Nam Bộ: khu nông nghiệp ứng dụng CNC Bình Dương.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Tiền Giang;
+ Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Hậu Giang

c. Quy hoạch vùng NNƯDCNC
* Trồng trọt
- Vùng sản xuất lúa ứng dụng CNC:
+ Phương án 1: đến năm 2020 bố trí 28 vùng lúa ứng dụng CNC tại 21 tỉnh với
quy mô 484,6 nghìn ha, chiếm 12,8% diện tích quy hoạch lúa và sản lượng gần 6,03
triệu tấn, chiếm 13,2% sản lượng lúa cả nước. Trong đó, bố trí 19 vùng sản xuất
chuyên lúa 423,8 nghìn ha, 3 vùng lúa – tôm 45 nghìn ha; 1 vùng lúa - cá tra 3 nghìn
ha và 5 vùng sản xuất lúa giống 12,8 nghìn ha. Các vùng lúa ứng dụng CNC ở ĐBSH
46,5 nghìn ha, DHNTB 11,8 nghìn ha, Tây Nguyên 2 nghìn ha, Đông Nam bộ 600 ha
và ĐBSCL 423,7 nghìn ha.
+ Phương án 2: đến năm 2020 bố trí 28 vùng lúa ứng dụng CNC với quy mô
522,6 nghìn ha, chiếm 13,8% diện tích quy hoạch lúa và sản lượng hơn 6,5 triệu tấn,
chiếm 14,2% sản lượng lúa cả nước. Trong đó, bố trí 18 vùng sản xuất chuyên lúa
456,3 nghìn ha, 3 vùng lúa - tôm 49,5 nghìn ha; 1 vùng lúa - cá tra 3 nghìn ha và 5
vùng sản xuất lúa giống 13,8 nghìn ha. Vùng lúa ứng dụng CNC ở ĐBSH 46,5 nghìn
ha, DHNTB 11,8 nghìn ha, Tây Nguyên 3 nghìn ha, Đông Nam bộ 600 ha và ĐBSCL
460,7 nghìn ha.
- Vùng sản xuất rau ứng dụng CNC:
+ Phương án 2: đến năm 2020 bố trí 17 vùng trồng rau an toàn ứng dụng CNC
với quy mô 37,6 nghìn ha, khoảng 150 nghìn ha diện tích gieo trồng (canh tác 4 - 5
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 19


Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến 2030

vụ/năm), chiếm 12,6% diện tích quy hoạch rau và sản lượng 3,72 triệu tấn, chiếm
59,1% sản lượng rau cả nước. Trong đó, Đông Bắc 0,45 nghìn ha (Lào Cai); Tây Bắc
0,5 nghìn ha (Sơn La); ĐBSH 13,3 nghìn ha/6 vùng; Tây Nguyên 13 nghìn ha (Lâm

Đồng), Đông Nam bộ 3,9 nghìn ha (TPHCM và Tây Ninh) và ĐBSCL 6,45 nghìn ha/
6vùng.
+ Phương án 2: đến năm 2020 bố trí 17 vùng trồng rau an toàn ứng dụng CNC
quy mô 41,3 nghìn ha, khoảng 170 nghìn ha diện tích gieo trồng (canh tác 4 - 5 vụ/
năm), chiếm 13,9% diện tích quy hoạch rau và sản lượng gần 4,1 triệu tấn, chiếm
68,7% sản lượng rau cả nước. Trong đó, Đông Bắc 0,75 nghìn ha (Lào Cai); Tây Bắc
0,5 nghìn ha (Sơn La); ĐBSH 16,3 nghìn ha/6vùng; Tây Nguyên 13 nghìn ha (Lâm
Đồng), Đông Nam bộ 3,9 nghìn ha (TPHCM và Tây Ninh) và ĐBSCL 6,85 nghìn ha/
6 vùng.
- Vùng hoa cây cảnh:
+ Phương án 1: đến năm 2020 quy hoạch 9 vùng sản xuất hoa, cây cảnh ứng
dụng CNC với diện tích 8,2 nghìn ha. Trong đó, 3 vùng có quy mô diện tích lớn, sản
phẩm xuất khẩu là Lâm Đồng 3,2 nghìn ha, TPHCM 2 nghìn ha và Hà Nội 1,5 nghìn
ha. Các vùng còn lại có quy mô bình quân 200 - 500 ha. Tổng giá trị sản lượng đạt
7.080 tỷ đồng (giá trị xuất khẩu 30%).
+ Phương án 2: đến năm 2020 quy hoạch 9 vùng sản xuất hoa, cây cảnh ứng
dụng CNC với diện tích 10 nghìn ha, chiếm 40% diện tích quy hoạch hoa - cây cảnh.
Trong đó, 3 vùng có quy mô diện tích lớn, sản phẩm xuất khẩu là Lâm Đồng 4 nghìn
ha, TPHCM 2,5 nghìn ha và Hà Nội 1,7 nghìn ha. Các vùng còn lại có quy mô từ 200 500 ha. Tổng giá trị sản lượng đạt 8.640 tỷ đồng (giá trị xuất khẩu 50%).
- Vùng sản xuất cà phê:
+ Phương án 1: bố trí 7 vùng sản xuất cà phê ứng dụng CNC tại 7 tỉnh đến năm
2020 là 110 nghìn ha, chiếm 22% diện tích và 42,7% sản lượng cà phê cả nước. Vùng
cà phê ứng dụng CNC tập trung ở Sơn La 2,5 nghìn ha, Điện Biên 2 nghìn ha, Lâm
Đồng 45 nghìn ha, ĐăkLăk 40 nghìn ha, Đăk Nông 16 nghìn ha, Kon Tum 2 nghìn ha
và Quảng Trị 2,5 nghìn ha. Năng suất cà phê ứng dụng CNC bình quân đạt 42 tạ/ha.
+ Phương án 2: bố trí 7 vùng sản xuất cà phê ứng dụng CNC tại 7 tỉnh đến năm
2020 là 160 nghìn ha, chiếm 32% diện tích và 60,7% sản lượng cà phê cả nước. Vùng
cà phê ứng dụng CNC tập trung ở Sơn La 2,5 nghìn ha, Điện Biên 2,5 nghìn ha, Lâm
Đồng 57 nghìn ha, ĐăkLăk 70 nghìn ha, Đăk Nông 24 nghìn ha, Kon Tum 4 nghìn ha
và Quảng Trị 3 nghìn ha. Năng suất cà phê ứng dụng CNC bình quân đạt 42 tạ/ha.

- Vùng sản xuất hồ tiêu:
+ Phương án 1: quy hoạch vùng sản xuất tiêu ứng dụng CNC đến năm 2020 là
14 nghìn ha, chiếm 28% diện tích và 52,8% sản lượng cả nước. Bố trí 8 vùng sản xuất
tiêu ứng dụng CNC tập trung ở Tây Nguyên 7,5 nghìn ha/3vùng; ĐNB 5 nghìn
ha/3vùng, DHBTB 1 nghìn ha ở Quảng Trị và ĐBSCL 500 ha ở Phú Quốc.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – 2014

Trang 20


×