Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN SÔNG LÔ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.85 KB, 105 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN SÔNG LÔ

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN SÔNG LÔ
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Sông Lô, năm 2010


Mc Lc
U BAN NHN DN HUYN SễNG Lễ...................................................................................1
Quy hoạch phát triển Ngành THƯƠNG Mại tỉnh Vĩnh phúc Đến NĂM 2020, tầm nhìn đến năm
2030.................................................................................................................................................1
III. Mc tiờu, yờu cu v ni dung nghiờn cu.......................................................5
1. Mc tiờu..................................................................................................................................5
2. Yờu cu.....................................................................................................................................5
3. Ni dung nghiờn cu........................................................................................................5
3.1. Xỏc nh cỏc ni dung nghiờn cu khai thỏc, s dng hp lý, cú hiu
qu li th so sỏnh ca huyn Sụng Lụ trong vựng v so sỏnh vi cỏc
huyn, thnh lõn cn; phõn tớch, ỏnh giỏ thc trng khai thỏc
lónh th; phõn tớch, ỏnh giỏ nhng li th so sỏnh v cỏc yu t v
iu kin phỏt trin trong tng th mi quan h phỏt trin ca tnh v
cú tớnh n mi quan h liờn vựng ng Bng Sụng Hng:.............................5
3.2. Lun chng vic la chn c cu kinh t, nh hng phỏt trin
ngnh, sn phm v lnh vc then cht ca huyn. La chn c cu
kinh t, phng hng phỏt trin v phõn b cỏc ngnh, cỏc sn phm
quan trng v la chn c cu u t: cỏc chng trỡnh, d ỏn u tiờn
u t trong tng giai on 5 nm v cho c thi k 2010-2020.......................6
3.3. Lun chng phỏt trin ngun nhõn lc v cỏc gii phỏp phỏt trin;


o to ngun nhõn lc;....................................................................................................6
3.4. Lun chng cỏc phng ỏn hp lý v t chc kinh t, xó hi theo
lónh th, xõy dng phng hng phỏt trin cho nhng tiu vựng
lónh th; khu vc thnh th, nụng thụn................................................................6
3.5. Quy hoch phỏt trin kt cu h tng m bo yờu cu ca hot
ng kinh t, xó hi ca huyn: giao thụng, in, thy li, cp nc, bo
v mụi trng...trong tng th mng li kt cu h tng ca c khu
vc..................................................................................................................................................6
3.6. Xỏc nh cỏc gii phỏp v c ch, chớnh sỏch nhm thc hin mc
tiờu quy hoch; xõy dng cỏc chng trỡnh, d ỏn u t trng im
v lun chng cỏc bc thc hin quy hoch; xut cỏc gii phỏp t
chc thc hin quy hoch nh: Gii phỏp v ngun vn u t, o to
ngun nhõn lc, khoa hc v cụng ngh, c ch chớnh sỏch, hp tỏc
phỏt trin, t chc thc hin...........................................................................................6
4. Cu trỳc ca bỏo cỏo tng hp gm cỏc phn chớnh sau...........................6
I. Cỏc yu t tỏc ng...........................................................................................................7
1. Cỏc iu kin t nhiờn v ti nguyờn thiờn nhiờn.......................................7
2


2. Dân số và nguồn nhân lực..........................................................................................11
II. Thực trạng phát triển kt - xh huyện Sông Lô.................................................14
2. Định hướng phát triển chung các ngành CN- XD..........................................61
1. Phát triển kinh tế xã hội theo hướng không gian môi trường..............82
2. Phát triển kinh tế xã hội theo vùng lãnh thổ...............................................85

3


Phần mở đầu

I. Sự cần thiết của Đề án
Toàn cầu hoá là xu hướng phát triển khách quan, tác động sâu rộng đến mọi
mặt đời sống kinh tế xã hội và đang thu hút nhiều nước tham gia. Mỗi quốc gia,
vùng lãnh thổ không thể tự phát triển nhanh nếu chỉ dựa vào nguồn lực trong nước
mà không tận dụng các lợi thế từ bên ngoài.
Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nước ta thực hiện đường lối đổi
mới và mở cửa, đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã
hội, trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế. Giai đoạn từ nay đến năm 2020
là giai đoạn nước ta hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, phát triển
kinh tế trong nước luôn chịu sự ràng buộc và tác động từ thế giới bên ngoài.
Những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội của khu vực miền Bắc nói
chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã có nhiều thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp và
sâu sắc đến sự phát triển của huyện Sông Lô. Qua các đề án quy hoạch phát triển
kinh tế – xã hội đến năm 2020 của Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, của tỉnh Vĩnh
Phúc... cho thấy tình hình phát triển kinh tế – xã hội có nhiều sự thay đổi lớn .
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc xây dựng quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, UBND huyện Sông Lô đã phối hợp với
Trung tâm Thông tin, Tư liệu, Đào tạo và Tư vấn phát triển – Viện Chiến lược Phát
triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) triển khai xây dựng đề án: “Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế – xã hội huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020”.
Trong quá trình nghiên cứu quy hoạch này chúng tôi có sử dụng các tư
liệu: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, các tài liệu Đại
hội đại biểu Đảng bộ huyện, các Nghị quyết, hướng dẫn của Trung ương, các
quy hoạch ngành, lĩnh vực, niên giám thống kê huyện Sông Lô và tỉnh Vĩnh Phúc,
các công trình nghiên cứu khác có liên quan....
II. Những căn cứ pháp lý để xây dựng quy hoạch
- Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 14/09/2005 của Bộ Chính trị về phát triển
kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng
- Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày

11/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý các
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội;
- Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh
địa giới hành chính huyện Lập Thạch thành 2 huyện Lập Thạch (sau điều chỉnh) và
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc;
4


- Nghị quyết số 677 - TB/TU ngày 10/3/2008 của Ban thường vụ tỉnh ủy
Vĩnh Phúc về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch để thành lập
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Nghị quyết số 14 – NQ/HU ngày 7/3/2008 của Ban thường vụ huyện ủy về
việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch để thành lập huyện Sông Lô,
tỉnh Vĩnh Phúc;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV giai đoạn 2010 - 2015
- Nghị quyết Đại hộ Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015.
III. Mục tiêu, yêu cầu và nội dung nghiên cứu
1. Mục tiêu
Bản đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Sông Lô,
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020”. Giải quyết các mục tiêu chính như sau:
- Đánh giá thực trạng phát triển KT- XH huyện Sông Lô đến năm 2009.
- Lựa chọn mô hình phát triển, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, không
gian đô thị và xác định các giải pháp để phát triển huyện Sông Lô theo hướng đưa
huyện trở thành một địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc có cực tăng trưởng về KT-XH
và QP-AN tương xứng với thành phố Vĩnh Yên.
- Bản Quy hoạch là cơ sở để UBND huyện xây dựng các kế hoạch 5 năm,
hàng năm và các chương trình, dự án ưu tiên, giúp cho nhân dân, các doanh nghiệp,
các nhà đầu tư trong huyện, trong - ngoài tỉnh và nước ngoài thấy rõ được tiềm
năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư, tham gia thực hiện quy hoạch.

2. Yêu cầu
- Các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH đến năm 2020 cần đáp ứng yêu
cầu đổi mới toàn diện và sâu sắc hơn gắn các mặt hoạt động KT-XH với hội nhập
kinh tế quốc tế.
- Chất lượng của sự phát triển được coi trọng: Tăng trưởng kinh tế cao gắn
hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phát huy
mạnh mẽ nhân tố con người, đầu tư nhiều hơn cho phát triển nguồn nhân lực, đẩy
mạnh giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đẩy lùi
các tệ nạn xã hội; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Xác định các nội dung nghiên cứu khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu
quả lợi thế so sánh của huyện Sông Lô trong vùng và so sánh với các huyện, thành
lân cận; phân tích, đánh giá thực trạng khai thác lãnh thổ; phân tích, đánh giá
những lợi thế so sánh về các yếu tố và điều kiện phát triển trong tổng thể mối quan
hệ phát triển của tỉnh và có tính đến mối quan hệ liên vùng Đồng Bằng Sông Hồng:
- Phân tích, đánh giá và dự báo các yếu tố phát triển của huyện Sông Lô
trong mối quan hệ phát triển của tỉnh.
5


- Xác định vị trí, vai trò của huyện Sông Lô đối với nền kinh tế của tỉnh, từ
đó luận chứng các mục tiêu và quan điểm phát triển của huyện.
- Tổng kết, đánh giá thực trạng phát triển KT-XH, môi trường của huyện
trong giai đoạn 2005-2009, những thành tựu đạt được, những hạn chế, tồn tại;
những bài học kinh nghiệm, xác định thuận lợi và khó khăn giai đoạn 2010-2020,
làm cơ sở để xây dựng các định hướng phát triển.
- Đánh giá tác động của việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của cả nước, của vùng với huyện; dự báo các yếu tố tác động trong tương lai
như việc hội nhập kinh tế quốc tế, sự tác động của các yếu tố mới, các yếu tố trong
mối quan hệ phát triển của tỉnh và vùng.

3.2. Luận chứng việc lựa chọn cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển ngành,
sản phẩm và lĩnh vực then chốt của huyện. Lựa chọn cơ cấu kinh tế, phương hướng
phát triển và phân bố các ngành, các sản phẩm quan trọng và lựa chọn cơ cấu đầu
tư: các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong từng giai đoạn 5 năm và cho cả
thời kỳ 2010-2020.
3.3. Luận chứng phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển; đào
tạo nguồn nhân lực;
3.4. Luận chứng các phương án hợp lý về tổ chức kinh tế, xã hội theo lãnh
thổ, xây dựng phương hướng phát triển cho những tiểu vùng lãnh thổ; khu vực
thành thị, nông thôn...
3.5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu của hoạt động
kinh tế, xã hội của huyện: giao thông, điện, thủy lợi, cấp nước, bảo vệ môi
trường...trong tổng thể mạng lưới kết cấu hạ tầng của cả khu vực.
3.6. Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu
quy hoạch; xây dựng các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm và luận chứng các
bước thực hiện quy hoạch; đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch như:
Giải pháp về nguồn vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, cơ
chế chính sách, hợp tác phát triển, tổ chức thực hiện...
4. Cấu trúc của báo cáo tổng hợp gồm các phần chính sau
- Phần mở đầu
- Phần thứ nhất: Phân tích các yếu tố tác động đối với quá trình phát triển
kinh tế – xã hội huyện Sông Lô và thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Sông
Lô giai đoạn 2005-2009
- Phần thứ hai: Phân tích, dự báo các yếu tố tác động đến qui hoạch phát
triển kinh tế xã hội của huyện Sông Lô và phương hướng phát triển kinh tế xã hội
huyện Sông Lô đến năm 2020.
- Phần thứ ba: Các giải pháp và Kết luận.
- Phụ lục: Các bảng, biểu.
6



Phần thứ nhất: Phân tích các yếu tố tác động đối với quá trình phát triển Kt - xh
và Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Sông Lô giai đoạn 2005-2009
I. Các yếu tố tác động
1. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Huyện Sông Lô là huyện mới được tách từ huyện Lập Thạch theo nghị định
số 09/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành
chính huyện Lập Thạch thành 2 huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô. Theo đó,
huyện Sông Lô có diện tích là 150,32 km 2 và vị trí địa lý như sau : phía Đông giáp
huyện Lập Thạch, phía Tây giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì tỉnh Phú
Thọ, phía Nam giáp huyện Lập Thạch và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, phía
Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.
Về tổ chức hành chính : Huyện Sông Lô có 17 đơn vị hành chính bao gồm
16 xã và 1 thị trấn, huyện lỵ đặt tại thị trấn Tam Sơn và Nhạo Sơn. Cỏc thị trấn, xó
gồm cú: Bạch Lưu, Cao Phong, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, Hải
Lựu, Lãng Công, Nhạo Sơn, Nhân Đạo, Như Thuỵ, Phương Khoan, Quang Yên,
Tân Lập, Tứ Yên, Yên Thạch và thị trấn Tam Sơn.
Huyện Sông Lô là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh
Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 25 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng
80km và cách sân bay quốc tế nội bài khoảng 55km vì vậy trong tương lai huyện
có nhiều cơ hội và khả năng thực hiện giao thương kinh tế với các khu vực lân cận,
đặc biệt với thành phố Vĩnh Yên và với thủ đô Hà Nội.
1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi khá phức
tạp, đó là những núi cấu tạo bằng đá cứng phong hóa chậm như quaczit,
amphibolit, gownai 2 mica và granit kết hợp với hình bằng đứt gãy nên núi có hình
bằng đi, thấp xuống. Phần lớn địa hình cao 11-30m, xen kẽ 1 số đồi cao 200-300m.
Địa hình bị chia cắt bởi dòng sông Lô qua hầu hết các xã của huyện với chiều dài
28 km. Địa hình của huyện có nhiều đồi như bát úp, kích thước không lớn, có dạng

vòm đường nét mềm mại.
Nói chung huyện Sông Lô nằm trong vùng núi và vùng trung du của tỉnh
Vĩnh Phúc tạo nên hai nhóm cảnh quan. Nhóm đồng bằng sông Lô thuận lợi cho
phát triển kinh tế và nhóm cảnh quan đồi núi thấp mang đặc điểm chung của vùng
trung du miền núi phía Bắc, dân cư sống phân tán hơn, tốc độ đô thị hoá chậm hơn
nhóm đồng bằng.
1.3. Đặc điểm khí hậu
7


Giống như nhiều tỉnh thành khác thuộc khu vực Bắc Bộ, Vĩnh Phúc nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình
từ 1.500mm đến 1.800mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, tháng 7 và tháng 8
nên thường gây ra hiện tượng úng lụt ở các vùng trũng vào mùa mưa và gây ra hạn
hán tại nhiều vùng đồi núi vào mùa khô. Nhiệt độ trung bình đo được ở đây khoảng
23,5oC-250C và có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa mùa hạ và mùa đông, độ ẩm
trung bình 84%, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.400 giờ đến 1.700 giờ/năm.
Tóm lại, Sông Lô có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè,
khô hanh lạnh về mùa đông, thích hợp với nhiều loại cây trồng tạo điều kiện phát
triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng. Song cần có biện pháp phòng chống úng
lụt, khô hạn kịp thời và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất và mức sống của nhân dân.
1.4. Thủy văn và nguồn nước
- Chế độ thủy văn:
Huyện Sông Lô chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Lô chiếm
tới 80%-90% tổng lượng nước của huyện tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mực
nước vào mùa khô bình quân trên 1.300cm, cao nhất là 2.132 cm. Ngoài ra lòng
Sông Lô rộng nên thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường thuỷ của tỉnh
Vĩnh Phúc nói chung và huyện Sông Lô nói riêng.
- Nguồn nước:

Nguồn nước để phục vụ sinh hoạt của nhân dân trong vùng chủ yếu là nguồn
nước mặt (hệ thống sông Lô, ao, hồ) chứa lượng nước khá lớn nhưng về mùa khô
tình trạng thiếu nước xảy ra khá phổ biến trên toàn địa bàn do lượng nước phân bố
không đều trong năm. Do vậy xảy ra tình trạng hệ thống “tưới” của huyện về cơ
bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất nhưng hệ thống “tiêu” nước đặc biệt trong mùa
mưa lũ thì huyện có tới 1.300 chỗ trũng chưa có hệ thống tiêu. Trong thời gian tới,
huyện cần xây dựng các trục tiêu nước lớn để khắc phục tình trạng trên.
Sông Lô chảy qua huyện Sông Lô sẽ tạo ra nhiều lợi thế so sánh cho huyện
như: Phát triển nuôi trồng thủy sản trên sông, phát triển vận tải đường sông, phát
triển hệ thống cảng, khai thác cát sỏi, phát triển du lịch sông nước..... Nguồn nước
ngầm của Huyện rất hạn chế, khai thác khó khăn, trữ lượng không lớn, hàm lượng
ion và can xi và sắt trong nước ngầm tương đối cao. Hiện nay, các hồ, đập trên địa
bàn đang được đầu tư nâng cấp từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc
phục vụ nước tưới tiêu sản xuất nông nghiệp kết hợp với nuôi cá nước ngọt.
Về nước sinh hoạt của người dân, trong thời gian tới huyện cần có các biện pháp
để cải tạo nguồn nước mặt đảm bảo nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh môi trường.
Nói chung chưa có tài liệu nào đánh giá chính thức về nguồn nước ngầm, nhưng
qua thực tế cho thấy mạch nước ngầm phục vụ sinh hoạt, sản xuất là khó khăn.
1.5. Tài nguyên đất

8


Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 150,32 km 2 bao gồm hai nhóm chính
là đất phù sa ven sông Lô và đất đồi núi. Tài nguyên đất của huyện được đánh giá
như sau :
(1) Đất phù sa
- Đất phù sa màu nâu nhạt, trung tính ít chua, được sông Lô bồi đắp hàng
năm. Đất trung tính, ít chua, có kết cấu viên dạng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, phù
hợp với sản xuất cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cần chú ý mùa vụ gieo

trồng để tránh ngập úng vào mùa mưa.
- Đất phù sa không được bồi có màu nâu nhạt, trung tính, ít chua, glây trung
bình hoặc glây mạnh, địa hình thấp, thành phần cơ giới nặng, độ PH từ 6,6-7,5.
- Đất dốc tụ ven đồi không bạc màu được hình thành ở ven đồi núi thấp, tạo
nên những cánh đồng nhỏ, hẹp dạng bậc thang.
- Đất phù sa xen giữa vùng đồi núi, dọc theo ven suối tạo thành những cánh
đồng dài, nhỏ hẹp, độ PH cao, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước tốt, thuận
lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
(2) Đất đồi núi
- Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước không bạc màu.
- Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ.
- Đất Feralitic màu vàng hoặc đỏ phát triển trên phiến thạch sét. Đây là loại
đất phù hợp với trồng rừng cho năng suất cao, ở những vùng đất dốc dưới 20 0 thích
hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp.....
- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá Macma chua có đặc
điểm đất chua, tầng đất mặt mỏng, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá sa thạch Quaczit cuội
kết, dăm kết.
- Đất Feralitic trên núi.
Đánh giá chung về mặt thổ nhưỡng:
- Nhóm đất Địa Thành với nhiều loại đất và trên nhiều địa hình khác nhau,
xen kẽ giữa vùng đồi núi thấp và những cánh đồng nhỏ hẹp rất hợp với việc phát
triển rừng để bảo vệ môi trường sinh thái và trồng các loại cây công nghiệp lâu
năm và cây ăn quả có giá trị kinh tế như: mía nguyên liệu...Đây sẽ là thế mạnh của
huyện khi phát triển các cây công nghiệp.
- Nhóm đất Thủy thành phân bố tương đối tập trung rất thuận lợi cho xây
dựng các công trình hạ tầng dân dụng, các khu công nghiệp và trồng cây lương
thực, cây rau quả có giá trị kinh tế cao.
1.6. Tài nguyên rừng và khoáng sản
Huyện Sông Lô là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên

diện tích lâm nghiệp không lớn. Thảm thực vật tự nhiên gồm các loại cây thân gỗ,
tầng dưới là các loại cây dây leo và các loại cây cỏ dại. Rừng trồng chủ yếu là rừng
9


bạch đàn, keo lá chàm trồng theo dự án. Hệ động thực vật rừng còn nghèo nàn,
hiện chỉ còn bò sát, lưỡng cư và lớp chim là phong phú nhất.
Sông Lô là một trong những huyện nghèo tài nguyên của tỉnh Vĩnh Phúc.
Nguồn tài nguyên khoáng sản ở đây chủ yếu là than nâu tập trung nhiều ở các xã
Bạch Lựu và Đồng Thịnh. Trong tương lai, nguồn tài nguyên khoáng sản này chỉ
phục vụ nhu cầu tiêu dùng và phát triển sản xuất của huyện.
Cát sỏi lòng sông là loại khoáng sản thuộc nhóm vật liệu xây dựng. Huyện
Sông Lô có dòng sông Lô chảy qua nên có tiềm năng về loại khoáng sản này. Cát
sỏi sông Lô thuộc loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dính tốt. Ngoài ra ở
huyện còn có cát sỏi bậc thềm ở vùng Cao Phong có trữ lượng lớn nhưng còn lẫn
sét, bột không tốt như ở lòng sông.
Nhìn chung, trữ lượng tài nguyên khoáng sản hiện tại đảm bảo cho huyện có
nguồn lực phát triển công nghiệp trong thời gian tới. Đất rừng của huyện Sông Lô
mang tính chất môi sinh về lâu dài huyện chỉ nên phát triển môi trường bền vững
và du lịch sinh thái hơn là việc sản xuất hàng hoá.
1.7. Tài nguyên nhân văn và du lịch
Sông Lô tuy là huyện mới tách ra từ Lập Thạch nhưng mảnh đất và con
người nơi đây có văn hóa lịch sử lâu đời. Trên địa bàn huyện có nhiều danh lam
thắng cảnh gắn liền với các di tích lịch sử mang giá trị về lịch sử văn hóa và tinh
thần. Tiêu biểu là tháp Bình Sơn – là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp
thời Lý – Trần cao nhất còn lại đến ngày nay (11 tầng) ở thị trấn Tam Sơn. Ngọn
tháp này được đánh giá là di tích lịch sử và di tích nghệ thuật có giá trị cao vào bậc
nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Ngọn tháp này cùng với nhiều di tích khác của huyện
đã và đang thu hút khách du lịch đến thăm quan.
Ngoài ra ở Sông Lô còn có Thác Bay và hang Đề Thám, Thiền viện Trúc

Lâm trên núi Sáng Sơn thuộc xã Đồng Quế ở độ cao 800m so với mặt biển nơi đây
đã từng nuôi dấu quân Đề Thám đánh Pháp vào cuối thế kỷ thứ 18.
Bên cạnh các di tích mang đậm dấu ấn lịch sử đã kể trên, Sông Lô còn có
vườn cò Hải Lựu thuộc xã Hải Lựu hiện có hàng ngàn con cò và hàng trăm loại
thực vật quý hiếm sinh sôi và cư ngụ rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái,
tham quan do vậy, huyện cần có các biện pháp tích cực để bảo tồn và phát triển
vườn cò này phục vụ cho phát triển du lịch.
Tóm lại, với nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú nêu trên là
điều kiện rất thuận lợi để Sông Lô phát triển du lịch đặc biệt là du lịch tâm linh,
văn hóa và du lịch sinh thái. Nhưng một trong những khó khăn chủ yếu đối với
huyện Sông Lô là cơ sở hạ tầng thương mại – du lịch còn hạn chế, đây sẽ là một
thách thức không nhỏ trong quá trình khai thác các điều kiện tự nhiên phong phú,
hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.
1.8. Cảnh quan môi trường
Huyện Sông Lô đang ở giai đoạn đổi mới và đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp xây dựng đang ngày càng phát triển, các
10


doanh nghiệp, cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện ngày một nhiều. Do vậy
vấn đề ô nhiễm về môi trường đất, nước, không khí ở Sông Lô cần phải được giám
sát, kiểm tra thường xuyên.
Nguồn tài nguyên khoáng sản một mặt đã tạo ra nguồn thu đáng kể cho một
bộ phận dân cư, nhưng mặt khác cũng đang trở thành những thách thức lớn về môi
trường hiện nay. Ngoài ra, với địa hình đồi núi, để tiến hành song song giữa việc phát
triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, du lịch và bảo vệ môi trường là vấn đề rất quan
trọng, nếu được đầu tư khai thác hiệu quả sẽ mang lại nguồn thu lớn, tạo việc làm, tăng
thu nhập và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh.
Tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô (than đá, củi, rơm rạ...), các sản
phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân; sử dụng quá nhiều các chế phẩm

hoá học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp, khói
bụi từ nung vôi, gạch, các chất thải trong hoạt động giao thông và quá trình sản
xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sinh thái tự nhiên
của huyện.
Hiện tượng lũ lụt... vẫn thường xảy ra đã làm cho một số diện tích đất bị sạt
lở, ngập úng, khô hạn... gây khó khăn trong sản xuất và đời sống.
Nhìn chung, do còn thiếu quy hoạch toàn diện nên việc xử lý vấn đề môi
trường hiện nay của huyện chưa được quan tâm đúng mức, hiện tượng ô nhiễm khí,
bụi đang cảnh báo tiềm ẩn nguy cơ về môi trường cần sớm được quan tâm xem xét.
Với những vấn đề nêu trên, cần phải có biện pháp sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu
quả, khai thác các nguồn tài nguyên một cách khoa học và hợp lý, tránh các hiện
tượng ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong sạch trong tương lai, đồng thời huyện
cũng cần chú ý xây dựng các biện pháp nhằm thu gom và xử lý rác thải trong sinh
hoạt và trong công nghiệp
2. Dân số và nguồn nhân lực
2.1. Qui mô, tốc độ phát triển và mật độ dân số
Tổng dân số toàn huyện tính đến 2009 là 88.626 người, trong đó dân số
thành thị là 3.032 người, chiếm tỷ lệ 3,42% dân số toàn huyện. Mật độ phân bố dân
số trung bình là 590 người/km2, số người trong độ tuổi lao động là 46.998 người,
chiếm gần 53% trong tổng dân số.
Công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình luôn được các cấp, các ngành quan tâm
nên đạt hiệu quả khá. Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm 0,3%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm
2009 ước là 1,1% (KH đề ra dưới 0,83%). Dụ kiến đến năm 2010 chỉ tiêu này khó đạt
mục tiêu đề ra
(Xem thêm Phụ lục 1)
2.2. Về cơ cấu và chất lượng dân số
Cơ cấu nam luôn thấp hơn nữ, trong năm 2009 nam chiếm 49,1%, nhưng độ
chênh lệch này sẽ giảm dần qua các năm. Do đặc thù là một huyện miền núi nên tỷ
lệ dân số nông nghiệp còn rất cao, chiếm 96,6%, cơ cấu dân đô thị chiếm 3,4% dân
số toàn huyện (thấp nhất trong tỉnh Vĩnh Phúc) và chỉ từ năm 2008 mới bắt đầu có

11


dân đô thị, như vậy tỷ lệ dân nông nghiệp cao hơn hẳn so với dân đô thị. Dự báo
trong vòng 12 năm tới cùng với việc phát triển mạnh các khu công nghiệp của tỉnh,
tốc độ đô thị hóa về dân số của huyện sẽ rất cao (ước thấp nhất là 2,7%/năm1).
Lực lượng lao động chiếm gần 53% dân số, trong đó lao động nữ chiếm 52,2%
và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm gần 3,2% trong lao động so với tổng lao động
đang làm việc. Trong những năm qua, huyện đã chú trọng giải quyết việc làm bằng
nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên tỷ trọng lao động không có việc làm thường
xuyên vẫn cao khoảng 4,5%. Trong giai đoạn 2006 – 2010 bình quân mỗi năm giải
quyết việc làm cho từ 2.500-3.000 lao động.
Chất lượng lao động trong các ngành phi nông nghiệp tăng dần lên do nhu cầu
phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ- thương mại. Tỷ lệ lao động được đào tạo
nghề (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn) năm 2009 đạt 38%.
Như vậy, nguồn lao động của Sông Lô tuy khá dồi dào, lực lượng lao động
trẻ, khoẻ, chịu khó, thông minh, nhanh nhạy tiếp thu cái mới nhưng lực lượng lao
động qua đào tạo thấp nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ lao động khi
huyện phát triển các khu, cụm công nghiệp trong giai đoạn tới.
3. Đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển KT-XH huyện Sông Lô
3.1. Lợi thế so sánh
- Là huyện miền núi vừa mới được tách ra từ huyện Lập Thạch cũ nên các điều
kiện về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng... gần như chưa được đầu tư xây dựng và
phát triển. Đây là một trong những thuận lợi cho huyện trong việc quy hoạch phát
triển các ngành kinh tế cũng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Đường Xuyên á được xây dựng sẽ tạo ra cho huyện Sông Lô có rất nhiều
điều kiện để phát triển theo hướng hướng ngoại giao lưu kinh tế với thành phố Việt
Trì và huyện Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ.
- Người dân Sông Lô có tinh thần đoàn kết, , cần cù, chịu khó, thông minh
sáng tạo trong lao động sản xuất nên có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ, khoa

học kỹ thuật tiên tiến.
- Sông Lô có nguồn nhân lực khá dồi dào, là thị trường lao động đông đảo và là thị
trường có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ lớn nên đây là yếu tố quyết định việc phát
triển nền kinh tế thị trường hàng hoá của huyện.
- Huyện có quỹ đất khá lớn để phát triển các ngành phi nông nghiệp, đặc điểm
thổ nhưỡng khá phong phú, phù hợp với nhiều loại cây trồng như cây công nghiệp,
cây nguyên liệu, thuận lợi cho đa dạng hoá nông nghiệp, phát triển các làng nghề.
- Sông Lô có lợi thế phát triển các loại hình dịch vụ như dịch vụ du lịch, dịch
vụ vận tải, đặc biệt là vận tải đường sông, dịch vụ đào tạo nghề.. .
- Huyện Sông Lô mới được thành lập nên đang được sự quan tâm ưu tiên
(trong đó có các chính sách ưu tiên về mở rộng đô thị và phát triển KT-XH huyện
Sông Lô) và sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Vĩnh Phúc,
các cấp, các ngành Trung ương. Đồng thời số lượng cán bộ quản lý trẻ chiếm ưu
1

vì chưa tính dân nhập cư từ nơi khác đến để làm việc ở các ngành phi nông nghiệp

12


thế có tính năng động và sáng tạo cao, đoàn kết, có trách nhiệm và đặc biệt biết vận
dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phát
triển kinh tế xã hội của huyện.
Nhìn chung, với lợi thế về mặt vị trí địa lý, đất đai, nguồn tài nguyên khoáng
sản,... và các yếu tố khác đã tạo cho Sông Lô một thế đứng vững chắc để phát triển
kinh tế – xã hội ổn định, bền vững.
3.2. Hạn chế và thách thức phát triển
Sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Sông Lô trong tương lai mặc dù có
nhiều lợi thế, nhưng bên cạnh đó huyện đang đứng trước những khó khăn và thử
thách sau:

- Hạn chế:
+ Nằm cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 25 km và cơ sở hạ tầng giao thông
còn hạn chế nên việc thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút lao động kỹ thuật cao và phát
triển các ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thương mại...) sẽ gặp nhiều bất lợi.
+ Kinh tế chậm phát triển, điểm xuất phát thấp chủ yếu là dựa vào nông
nghiệp, lực lượng lao động nông nghiệp và nông dân chưa qua đào tạo nghề chiếm
tỷ lệ quá cao gây trở ngại cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa và nâng cao đời sống vật chất cho người dân.
+ Một số nguồn tài nguyên chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ và chưa có
qui hoạch khai thác cụ thể đã hạn chế phần nào đến khả năng khai thác và sử dụng
tài nguyên trên địa bàn huyện. Với nguồn tài nguyên như hiện nay không đáp ứng
đủ để sản xuất với quy mô lớn vì vậy trong thời gian tới cần có các biện pháp để
khảo sát, đánh giá hợp lý nguồn tài nguyên này trên cơ sở đó sẽ tiến hành khai thác
và sản xuất với quy mô lớn đáp ứng được nhu cầu của huyện và các vùng lân cận.
+ Khí hậu một số năm gần đây biến đổi thất thường: nắng nóng kéo dài, lũ
lụt, thiên tai, ô nhiễm làm phát sinh dịch bệnh, sâu bọ phá hoại mùa màng, ảnh
hưởng tới sản xuất, môi trường và sức khoẻ người dân.
+ Nền kinh tế tuy đã đạt được sự phát triển đáng kể, nhưng hiện nay còn mất cân
đối trên nhiều mặt như thiếu vốn đầu tư, sự phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm
năng, thiếu hụt thông tin..v.v. Đây là hạn chế lâu dài cần phải khắc phục từng bước.
- Thách thức:
+ Hệ thống hạ tầng cơ sở 2 của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
theo hướng hiện đại, đặc biệt hiện toàn huyện chưa có khu công nghiệp, cụm công
nghiệp được hình thành, nền kinh tế có thể nói là thuần nông do vậy trong thời gian
tới để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực huyện cần trú trọng đầu tư hạ
tầng cơ sở phục vụ phát triển công nghiệp nhằm thu hút đầu tư bên ngoài.
+ Khi thành lập huyện Sông Lô thì hầu hết lao động của các xã là lao động
nông nghiệp vì vậy việc chuyển một bộ phận dân số sang lao động phi nông nghiệp
2


(mềm: chính sách; cứng: kỹ thuật)

13


thì vấn đề đào tạo và đào tạo lại cho lực lượng lao động này tương đối phức tạp,
khiến họ khó có cơ hội chuyển nghề nên vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và giải
quyết việc làm là bài toán khó cho huyện Sông Lô. Do vậy, dân số, lao động vừa là
một tiềm năng lớn cho việc phát triển kinh tế của huyện nhưng vừa là một thách thức
gay gắt đối với việc đào tạo, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
- Kết luận:
Mặc dù huyện có những khó khăn và thuận lợi trong việt phát triển KT-XH
nhưng điều cốt yếu cần phải thống nhất quan điểm rằng những lợi thế so sánh,
những hạn chế và thách thức cho việc phát triển KT-XH huyện Sông Lô được trình
bày ở trên chỉ có tính chất tương đối. Có nghĩa là lợi thế so sánh nếu không biết
khai thác tận dụng, hoặc khai thác tận dụng thiếu khoa học nhiều khi sẽ biến thành
những bất lợi. Ngược lại, những hạn chế không phải là vĩnh viễn, nếu biết khắc
phục nó sẽ trở thành lợi thế phát triển.
II. Thực trạng phát triển kt - xh huyện Sông Lô
1. Thực trạng phát triển kinh tế
1.1.

Quy mô và tăng trưởng kinh tế
Quy mô giá trị gia tăng huyện Sông Lô giai đoạn 2005 - 2010

Giá trị gia tăng (VA-giá HH) của huyện Sông Lô năm 2009 là 468.999 triệu
đồng, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2008, nâng mức thu nhập bình quân đầu
người/năm lên 5,3 triệu đồng (năm 2010 ước thực hiện là 6,5 triệu đồng), nhưng rất
thấp so với tỉnh (24,2 triệu đồng/năm).
Tốc độ tăng trưởng VA trung bình giai đoạn 2006-2010 đạt 12,6%. Trên

thực tế đây là mức tăng trưởng khá cao, một phần xuất phát từ lý do giá trị gia tăng
VA hàng năm của huyện tương đối thấp nên mặc dù tốc độ tăng cao nhưng qui mô
VA đạt được vẫn còn rất thấp.(Xem thêm Phụ lục)
14


Bảng 1. Các chỉ tiêu phát triển KT-XH huyện Sông Lô giai đoạn 2005-2010
Đơn vị: Triệu đồng
Tốc độ
tăng
2010
BQ/năm
2005
2008
2009
(ƯTH)
(%)
2006-2010
1. GTSX (giá CĐ)
2. GTSX (giá HH)
- CN - XD

253.886

319.168

416.284

473.221


390.295

694.703

813.629 1.146.368

64.896

117.420

169.070

13,2

285.446

- Nông-lâm- ngư
267.448 487.108 517.659
555.988
nghiệp
- Dịch vụ
57.951
90.174 126.900
304.934
3. Cơ cấu GTSX (%)
100
100
100
100
- CN - XD

16,6
16,9
20,8
24,9
- Nông-lâm- ngư
68,5
70,1
63,6
48,5
nghiệp
- Dịch vụ
14,8
13,0
15,6
26,6
4. VA (giá CĐ)
152.034 189.873 244.664
276.970
12,6
- CN - XD
33.109
45.139
62.326
73.004
17,1
- Nông-lâm- ngư
92.264 103.900 128.057
138.994
8,5
nghiệp

- Dịch vụ
26.661
40.833
54.281
64.971
19,5
5. VA (giá HH)
233.572 401.033 468.999
580.348
- CN - XD
48.260
82.196 115.825
147.989
- Nông-lâm- ngư
141.321 251.463 260.897
282.049
nghiệp
- Dịch vụ
43.991
67.375
92.277
150.310
6. Cơ cấu VA (%)
100
100
100
100
- CN - XD
20,7
20,5

24,7
25,5
- Nông-lâm- ngư
60,5
62,7
55,6
48,6
nghiệp
- Dịch vụ
18,9
16,8
19,6
25,9
7. Thu nhập BQ
2,7
4,6
5,3
6,5
(VA/người/năm)
Nguồn: UBND huyện Sông Lô và tính toán của Đề án-Viện chiến lược, Bộ KH&Đ
Từ thực trạng, có thể đưa ra một vài nhận xét:
15


- Xét về quy mô (dân số huyện/tỉnh chiếm 8,9% nhưng chỉ chiếm 2,5% GDP
tỉnh) và thu nhập bình quân/người (chuẩn nghèo của nông thôn 4,4 triệu
đồng/năm), thì huyện Sông Lô có điểm xuất phát kinh tế thấp so với các huyện
khác trong tỉnh.
- Ngành công nghiệp - xây dựng: Tốc độ tăng trưởng VA trung bình khu vực
công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2006 - 2010 là 17,1% cao thứ hai sau ngành dịch

vụ trong đó xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn lĩnh vực công nghiệp đạt
trung bình 17,4%. Sở dĩ lĩnh vực xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao hơn lĩnh vực
công nghiệp là do ở huyện Sông Lô chỉ có một số cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ,
lẻ do hộ tư nhân cá thể tổ chức, chưa có các khu công nghiệp để có thể tạo ra giá trị
sản xuất và giá trị gia tăng cao cho ngành này. Xuất phát từ đặc điểm địa hình của
huyện, nên Sông Lô được chọn là vùng phân chậm lũ nên trong thời gian qua được
nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng nhằm kiên cố hóa mặt đê do vậy, tốc độ tăng
trưởng bình quân ngành xây dựng đạt cao.
- Ngành nông - lâm - thủy sản: Năm 2005 VA ngành nông lâm nghiệp thủy
sản của huyện đạt 92.264 triệu (giá CĐ 94) và đến năm 2009 là 128.057 đạt tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 8,5%/năm.
- Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 là 19,5%/năm.
Trong tương lai tốc độ tăng trưởng của khu vực này còn cao hơn nữa nếu khai thác
tốt tiềm năng và chuẩn bị tốt hơn các điều kiện về vốn và hạ tầng thương mại - du
lịch. Về cơ bản ngành dịch vụ đáp ứng được cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế và
phục vụ tốt đời sống; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, bảo
hiểm... phát triển nhanh và có tiến bộ. Đặc biệt là ngành du lịch có tiềm năng rất lớn
để phát triển với các di tích lịch sử, văn hóa lâu đời như: Thiền Viện Trúc Lâm, Thác
Bay, tháp Bình Sơn...
- Kết cấu hạ tầng được xây dựng thêm nhiều, nhất là đường giao thông, mạng
lưới bưu chính viễn thông, nguồn và mạng lưới điện, hệ thống thuỷ lợi, đê điều...
1.2.

Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Cơ cấu kinh tế ngành
Nền kinh tế huyện chuyển dịch từng bước theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, nâng cao hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực theo hướng: Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp; Thương mại - dịch vụ; Nông lâm - ngư nghiệp.
Tỷ trọng khu vực Nông nghiệp giảm qua các năm nhưng về cơ bản vấn đề an
toàn lương thực của huyện được đảm bảo. Năm 2005 khu vực Nông nghiệp chiếm tỷ

trọng 60,5% trong tổng VA của toàn nền kinh tế và ước đến năm 2010 giảm xuống
còn 48,6%.
Tỷ trọng Khu vực phi nông nghiệp tăng lên qua các năm nhưng tốc độ
chuyển dịch vẫn còn chậm trong cơ cấu nền kinh tế, năm 2005 chiếm 39,5% đến
16


năm 2009 tăng lên là 44,4%. Sự phát triển này bước đầu đã hình thành một số
ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển như công nghiệp
chế biến, các lĩnh vực du lịch, dịch vụ vận tải.

Như vậy, nhìn vào cơ cấu kinh tế của huyện cho thấy nền kinh tế của huyện
vẫn là huyện nông nghiệp và lực lượng lao động trong lĩnh vực này chiếm tỷ lệ lớn.
Cơ cấu nội ngành Nông lâm - ngư nghiệp: ngành trồng trọt trong giá trị sản
xuất nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn. Lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng
giảm vì vậy trong tương lai để thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp cần
phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản; trồng mới và bảo
vệ rừng.
Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp: Chuyển dịch tích cực từng bước hiện đại hóa,
phát huy lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường, tạo ra cơ
cấu sản xuất hợp lý, phù hợp với lợi thế của huyện và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ: Các ngành dịch vụ ngày càng phát triển
chiếm ưu thế trong cơ cấu ngành kinh tế hiện nay. Hoạt động thương mại dịch vụ, du
lịch phát triển đa dạng, thị trường hàng hóa trên địa bàn phong phú, trong đó phải kể
đến một số ngành dịch vụ có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ
- thương mại như dịch vụ khách sạn nhà hàng, dịch vụ giao thông vận tải, ..
b. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế và lãnh thổ
 Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Báo cáo thống kê ghi nhận VA trong nền kinh tế phần chính do khu vực kinh
tế tư nhân tạo ra. Tuy nhiên hoạt động kinh tế tư nhân ở đây vẫn mang tính tự phát,

quy mô nhỏ (vốn và lao động chưa lớn), hiệu quả kinh doanh chưa cao. Điều này
đặt ra vấn đề là cần phải hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư của huyện, nhằm
thu hút hơn nữa đầu tư bên ngoài, góp phần xuất hiện các loại hình kinh doanh, các
doanh nghiệp có quy mô hoạt động hiệu quả nhằm phát triển kinh tế huyện, giải
quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
17


Tóm lại, hoạt động kinh tế huyện trong những năm qua đã có sự chuyển đổi
mạnh sang nền kinh tế thị trường. DNNN cần được sắp xếp lại, phát triển đa dạng
theo phương thức mới và hoạt động có hiệu quả hơn. Tiếp tục duy trì và khuyến khích
phát triển Kinh tế tư nhân.
 Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm
dần sự chênh lệch giữa các vùng do mở rộng đô thị, do quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn cùng với việc tăng
cường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn trong những năm qua.
(1) Khu vực đô thị - huyện
Huyện Sông Lô là huyện miền núi mới được tách ra từ huyện Lập Thạch.
Các con số thống kê ghi nhận, trước năm 2008 các xã của huyện Sông Lô vẫn
không có khu vực thành thị, toàn bộ là nông thôn. Đến năm 2008 khi tách ra khỏi
Lập Thạch, Sông Lô dần dần hình thành khu vực đô thị của huyện, đây là nơi tập
trung các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tốc độ phát triển đô thị
nhanh. Đặc biệt trên các tuyến giao thông chính, chất lượng đô thị ngày càng được
nâng cao nhưng quy mô mở rộng đô thị thấp.
(2) Khu vực nông thôn
• Khu vực này đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng sản xuất hàng hóa và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực phi nông nghiệp
do một số xã có nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) được hình thành và phát triển.
• Các mô hình sản xuất theo hướng liên kết ở nông thôn được thành lập và

phát triển nên đã đóng vai trò chính trong việc cung cấp các dịch vụ cày bừa, tưới
tiêu, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung ứng vật tư kỹ thuật, chuyển giao
công nghệ… phục vụ sản xuất nông nghiệp.
• Một số mô hình sản xuất có hiệu quả đã xuất hiện ở nông thôn Sông Lô
như mô hình kinh tế trang trại đang được nhân rộng và được sự quan tâm đặc biệt
của lãnh đạo địa phương.
1.3.

Thu chi ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản

Về thu ngân sách: Thu ngân sách bước đầu đã có những giải pháp nhất định
để đảm bảo nguồn thu. Trong 5 năm, tổng thu NSNN ước đạt 611,6 tỷ đồng, trong
đó thu trên địa bàn 55 tỷ đồng (thu cấp quyền sử dụng đất ước đạt 45 tỷ đồng).
Huyện đã chủ động khai thác nguồn thu, tranh thủ mọi nguồn vốn để tăng thu ngân
sách, nhưng nhìn chung nội lực còn yếu, tăng trưởng chưa vững chắc, chủ yếu vẫn
là nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất.
Về chi ngân sách: Là huyện mới thành lập nên nhu cầu chi ngân sách lớn,
khả năng cân đối thu chi còn rất khó khăn. Tổng chi ước đạt 610,9 tỷ đồng (trong
đó chi đầu tư XDCB ước đạt 310 tỷ đồng). Nhìn chung các khoản chi đảm bảo nhu
18


cầu chi thường xuyên và ưu tiên chi cho đầu tư phát triển kinh tế, tỷ lệ chi đầu tư
phát triển hàng năm đều tăng từ 30 – 35%/năm. Trong thời gian tới, huyện cần làm
tốt công tác quản lý thu chi ngân sách, thắt chặt các biện pháp quản lý chống thất
thu, giảm chi tiêu thực hành tiết kiệm chống lãng phí có hiệu quả.
1.4.

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế


a.

Ngành nông - lâm - ngư nghiệp

Sản xuất nông nghiệp của huyện đang từng bước chuyển dịch theo hướng
sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa sản phẩm, song tỷ trọng hàng hóa trong sản
phẩm nông nghiệp chưa cao (chỉ chiếm gần 23%). Đây là ngành có đóng góp lớn
đến tăng trưởng kinh tế, giải quyết lao động và đảm bảo an toàn lương thực cho
huyện.
Nông - lâm – ngư nghiệp của Sông Lô đạt tốc độ tăng trưởng trung bình so
với tỉnh Vĩnh Phúc và so với các địa phương khác trong tỉnh, giai đoạn 2006-2010
đạt 8,5%/năm. Tốc độ phát triển và cơ cấu của ngành tuy có giảm do đất nông
nghiệp giảm qua các năm nhưng giá trị sản xuất (GO-giá HH) vẵn tăng, năm 2009
đạt 517.659 triệu đồng (tăng 1,1 lần so với năm 2008) và ước thực hiện năm 2010
là 555.988 triệu đồng, điều này phản ánh khả năng áp dụng khoa học công nghệ
trong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất lao động của huyện rất tốt.
Cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch đúng
hướng nhưng còn chậm, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp thủy sản có tăng nhưng
chưa đóng góp đáng kể làm dịch chuyển cơ cấu nội ngành.
(1) Nông nghiệp:
Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO- giá HH) luôn tăng từ năm 2005 là 248.799
triệu đồng lên 476.263 triệu đồng năm 2009, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nội
ngành, chiếm tới 92,0% trong Nông - lâm – ngư nghiệp (cao hơn trung bình cả tỉnh
64,8%). Cơ cấu nội ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch theo hướng tỷ trọng
giá trị trồng trọt giảm và tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng tuy nhiên vẫn rất chậm.
Diện tích trồng trọt hầu như không thay đổi từ 9.493,7 ha năm 2005 xuống
còn 9.325,32 ha năm 2009, năng suất cây trồng và vật nuôi có tăng nhanh nhưng
lên xuống không theo quy luật.
Nông nghiệp của huyện Sông Lô còn tồn tại những khó khăn và hạn chế sau:
- Là một huyện miền núi nên diện tích đất trồng lúa và cây lương thực không

được màu mỡ.
- Sản xuất nông nghiệp của huyện phải chịu thời tiết, lũ lụt khắc nghiệt gây
thiếu nước và ngập úng.
- Sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ yếu vận dưới hình thức tự cấp, tự túc
do 96% dân số nông thôn và lao động nông nghiệp chiếm tới 68% lao động đang
làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
19


Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển chung về đô thị hóa
của cả nước, tốc độ phát triển ngành nông nghiệp của Sông Lô cũng có xu hướng
giảm dần qua các năm. Tuy vậy GO của ngành vẫn tăng và cũng đã góp phần giải
quyết việc làm cho trên 98% lao động trong khu vực Nông – lâm - thủy sản và đáp
ứng được phần lớn nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân địa phương.
Tóm lại, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn có những khó khăn và hạn chế
do một số nguyên nhân sau :
(1) Do đặc điểm khí hậu của tỉnh Vĩnh Phúc và của Việt Nam, thì sản xuất
nông nghiệp của huyện vẫn phải chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh;
(2) Nguồn vốn để thực hiện phát triển kinh tế trang trại ở đây chủ yếu là vốn
tự có của người nông dân (chiếm hơn 80%), việc vay vốn vẫn gặp nhiều khó khăn;
(3) Tỷ trọng lao động nông nghiệp còn khá lớn 65% tổng lao động toàn
huyện. Mặc dù tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần nhưng nhìn chung tốc độ
còn chậm (chỉ khoảng 1,2%/năm).
 Trồng trọt :
+ Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2010 ước đạt 5.420 ha, tăng 156,2 ha
so với năm 2005; năng suất lúa bình quân hàng năm tăng: Năm 2010 ước đạt 48,6
tạ/ha, tăng 5,76 tạ/ha so với năm 2005; diện tích lạc 732,19 ha; năng suất đạt 17,3
tạ/ha. Các cây trồng nơi đây thời gian qua cả diện tích và năng suất đều tăng cho
thấy huyện đã biết ứng dụng khoa học công nghệ về cây trồng, phân bón, thuốc trừ
sâu... để nâng cao năng suất cây trồng.

+ Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng qua từng năm, năm 2005 là
27.645,44 tấn, năm 2010 ước đạt 32.652 tấn, tăng 5.006,56 tấn. Bình quân lương
thực đầu người năm 2010 ước đạt 363,8 kg/người/năm, tăng 39,9 kg/người/năm so
với năm 2005. Trong nông nghiệp, cây lương thực là loại cây trồng chính chiếm phần
lớn diện tích và sản lượng của huyện trong đó chủ yếu là cây lúa (chiếm 58,2% diện
tích trồng trọt nhưng lại chiếm 78,6 % sản lượng lương thực).
+ Bên cạnh cây lúa, loại cây công nghiệp dài ngày có diện tích và sản lượng lớn
của huyện là cây mía, cây nhãn, vải thiều đem lại giá trị kinh tế cao cho huyện. Ngoài
ra, ở huyện cũng trồng một số cây công nghiệp dài ngày như cam, chanh nhưng sản
lượng không đáng kể, chủ yếu phục vụ nhu cầu nội thị.
 Chăn nuôi
Được xác định là ngành mũi nhọn, khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp,
phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa nên chất lượng và số lượng chăn nuôi luôn
tăng cao. So với năm 2005, năm 2009 tổng đàn trâu tăng 2,2%; tổng đàn bò tăng
7,8%; tổng đàn lợn tăng 26,1%; tổng đàn gia cầm tăng 15,5%. Trong những năm gần
đây, phong trào chăn nuôi các loại động vật có giá trị kinh tế cao như nhím, rắn...
trên địa bàn huyện phát triển mạnh, mở ra một hướng đi mới trong chuyển dịch cơ
20


cấu kinh tế ngành chăn nuôi, doanh thu của các hộ trong những năm qua đạt trên 6,3
tỷ đồng. Trong chăn nuôi thường xuyên được chú trọng các khâu chọn giống, thức
ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng, mở rộng truồng trại, tăng cường phòng dịch và tăng diện
tích trồng cỏ. Mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, tạo điều kiện về vốn, hỗ
trọ kinh phí tiêm phòng...do vậy không xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn. Đồng thời,
thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông
thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, hiện nay huyện đang quy
hoạch 06 khu chăn nuôi tập trung tại các xã: Bạch Lựu, Đôn Nhân, Đồng Quế, Nhạo
Sơn và Thị trấn Tam Sơn.
 Thủy lợi

Công tác thủy lợi và PCLB: Hệ thống đê tả Sông Lô có tổng chiều dài 28km
mặt đê đã được bê tông hóa. Hàng năm huyện luôn chủ động xây dựng kế hoạch
phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và chỉ đạo các ngành chức năng, các cấp
chính quyền lập kế hoạch và phương án di dân, sẵn sàng ừng phó với các tình
huống phân chậm lũ. Thẩm định, thiết kế dự toán xây dựng và quản lý, khai thác có
hiệu quả các công trình thủy lợi, cải tạo, nâng cấp 18,5 km kênh tưới, 12 hồ, đập
nội đồng, 02 trạm bơm Đức Bác, Cao Phong; xây mới đưa vào sử dụng trạm bơm
Đôn Nhân và cải tạo hệ thống tiêu úng trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao năng
suất cây trồng. Trong những năm qua có hơn 30 tuyến kênh được cứng hóa, 15 hồ
đập được nạo vét, nâng cấp, với tổng mức vốn đầu tư gần 20 tỉ đồng, đã đảm bảo
tiêu 1 phần vào mùa mưa, tưới kịp thời vào mùa hạn hán. Đặc biệt trong năm 2008
với chính sách miễn thủy lợi phí cho nhân dân đã làm thay đổi lớn trong sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là
hệ thống tiêu úng.
(2) Lâm nghiệp
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện là 3.944,37 ha. Từ năm 2005
– 2010 trồng rừng tập trung đạt 1.409,75 ha, bình quân mỗi năm trồng mới 281,95 ha
rừng. Trồng cây phân tán đạt 168,9 nghìn cây, bình quân mỗi năm trồng được 33,78
nghìn cây, hoàn thành phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và thực hiện tốt việc giao rừng
đến từng hộ gia đình. Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng
được duy trì, không để xảy ra cháy rừng. Đến nay độ che phủ rừng chiếm 24,47% trên
địa bàn toàn huyện....Tuy nhiên, ở Sông Lô chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, kinh tế
đồi, rừng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trong thời gian tới để phát triển kinh tế đồi rừng
huyện cần có nhiều chính sách khuyến khích, bảo vệ và phát triển kinh tế rừng như:
chính sách hưởng lợi từ rừng, chính sách vay vốn để phát triển vùng nguyên liệu, hỗ
trợ phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm sản, chính sách khuyến
lâm, cùng với các chính sách đó huyện cần có các biện pháp hỗ trợ, định hướng cho
21



người dân như trồng cây gì (luồng, lát, keo, lim), quy mô như thế nào, tiêu thụ sản
phẩm ra sao một cách chi tiết....sẽ là động lực tốt thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát
triển. Ngoài ra, khi trồng rừng được thực hiện tốt sẽ đảm bảo môi trường sinh thái
thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng ở huyện phát triển.
(3) Ngư nghiệp
Là một huyện miền núi nhưng trên địa bàn huyện, sông Lô chảy qua hầu hết
các xã (28 km) nên thủy sản ở đây ngoài nuôi trồng, sản lượng khai thác chiếm tỷ
trọng tương đối cao. Diện tích nuôi trồng thủy sản rất lớn và liên tục được mở rộng
trong những năm gần đây dưới hình thức nuôi thả ở đồng chiêm trũng theo mô
hình 1 cá 1 lúa. Sản phẩm chủ yếu là nuôi cá và các loại thủy sản khác.
Thực hiện có hiệu quả các dự án 1 lúa, 1 cá ở đồng chiêm trũng. Tổng diện tích
năm 2010 ước đạt 1.030 ha, tăng 306,8 ha so năm 2005. Năm 2010, sản lượng thủy
sản của huyện ước đạt 1.152 tấn, tăng 492,3 tấn so với năm 2005, trong đó sản lượng
nuôi trồng chiếm gần 97% tổng sản lượng. Nhìn chung huyện đã khai thác tốt diện
tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản và phát huy tốt các dự án khoanh nuôi vùng
trũng, các hồ đập nội đồng. Tổng giá trị đóng góp của ngành thủy sản vào GO Nông lâm – ngư nghiệp huyện tuy rất nhỏ nhưng giá trị và tỷ trọng tăng lên tăng qua các
năm, cụ thể năm 2005 ngành này đóng góp 11.202 triệu đồng, chiếm 4,2%, đến năm
2009 là 29.761 triệu đồng (tăng 2,6 lần so với năm 2005), chiếm tỷ trọng 5,7%.
Số liệu trên cho thấy, ngành thủy sản của huyện có tăng về giá trị nhưng tốc
độ tăng còn chậm. Mặt khác, nuôi trồng thủy sản ở đây vẫn mang tính tự phát,
quảng canh sản lượng thủy sản chưa cao và trình độ và kinh nghiệm phát triển thủy
sản của người dân vẫn còn rất hạn chế.
Một số nhận xét tổng quát về nông - lâm - thủy sản:
Kết quả đạt được:
- Mặc dù một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang các mục đích
khác, nhưng diện tích và sản lượng các loại cây trồng vẫn tăng do đưa vào khai
thác, sử dụng một số vùng đất hoang hóa và do thâm canh tăng vụ.
- Công tác khuyến nông, khuyến ngư, thú y, phòng trừ dịch bệnh được tập
trung chú ý. Đã coi trọng đến khâu giống, bao gồm cả chọn giống và cung cấp đủ
giống trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt.

- Nông - lâm - thủy sản đã có sự phát triển đúng hướng khi gắn sản xuất với
thị trường bằng việc phát triển các loại cây, con có thị trường tiêu thụ ổn định.
- Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng được bố trí hợp lý hơn, phát triển nông
nghiệp theo mô hình trang trại trồng trọt, chăn nuôi và mô hình hỗn hợp.
- Cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích
cực và theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất lao động tăng.
22


Bên cạnh những ưu điểm kể trên, nông - lâm - thủy sản của huyện vẫn còn
một số điểm hạn chế như sau:
- Chưa tận dụng khai thác triệt để tiềm năng lao động, đất đai. Việc dồn điền
đổi thửa còn gặp nhiều khó khăn nên chưa thể canh tác theo quy mô lớn và theo
hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nhất là trong việc thực hiện cơ giới hóa và áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hiện đại.
- Nông nghiệp được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng chuyển đổi
cơ cấu cây trồng chưa mạnh, cây lương thực vẫn là chủ yếu, chưa tạo được bước
nhảy vọt trong nông nghiệp do trong tiểu ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm
tỷ trọng lớn.
- Sản xuất nông nghiệp đã theo mô hình, song hiệu quả chưa cao, sản xuất
còn nhỏ lẻ, manh múng do mức đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp còn thấp và
không đồng bộ.
- Giá cả vật tư, thiết bị, phân bón phục vụ sản xuất ngày càng cao trong khi
đó giá nông phẩm tăng không đáng kể .
- Các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp chưa phát triển. Công tác nghiên
cứu thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp chưa được chú trọng, công tác
khuyến nông, hỗ trợ sản xuất cho các nông hộ thông qua các chương trình hỗ trợ
giống cây trồng và vật nuôi, trợ giá điện, tiêm phòng, tập huấn kỹ thuật cho nông
dân, Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn vẫn còn bị hạn chế.
b.


Ngành công nghiệp - xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (giá CĐ) liên tục tăng qua các năm,
bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 là 19,0%. Sản xuất công nghiệp
trên địa bàn huyện chủ yếu do các hộ tư nhân kinh doanh cá thể thực hiện. Giá trị
sản xuất (giá HH) của ngành CN-XD năm 2005 đạt 64.896 triệu đồng, đến năm
2009 đạt 169.070 triệu đồng, tăng gần 1,4 lần năm 2008.
Hiện tại, huyện có một số cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
với quy mô nhỏ gồm có công nghiệp khai thác đá, gỗ, xay sát, công nghiệp may
mặc, đan lát, chế biến lâm sản.... cũng đã góp phần rất lớn tạo thêm nhiều công ăn
việc làm cho người lao động, giảm áp lực về việc làm trên địa bàn. Góp phần ổn
định, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và từng bước cải thiện đời
sống cho nhân dân. Ngoài ra ở huyện cũng có nghề khai thác đá và làng nghề đá
mỹ nghệ ở Hải Lựu có nhiều tiềm năng phát triển và hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho huyện, tuy nhiên do thiếu vốn đầu tư nên thời gian qua vẫn phát triển
manh mún và nhỏ lẻ chưa tương xứng với tiềm năng và hiệu quả kinh tế còn thấp.
Tính đến năm 2009 toàn huyện có khoảng 2.592 cơ sở sản xuất TTCN. Sự phát
triển TTCN sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình đô thị hoá nông thôn, hình thành thêm các
đô thị trên cơ sở hình thành những ngành nghề mới tại các xã và cụm xã, góp phần
nâng cao dân trí, thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu của huyện bao gồm:
23


 Công nghiệp chế biến: Trong năm 2009 đã đạt được những kết quả đáng

kể như:
 Công nghiệp xay sát: Sản lượng 41.840 tấn.
 Công nghiệp chế biến đậu phụ: Sản lượng 568 tấn.

 Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như mộc dân dụng - mỹ nghệ,
thức ăn gia súc, nấu rượu. Tuy nhiên các sản phẩm công nghiệp này chủ yếu vẫn
còn ở dạng sơ chế và dạng thô chưa mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương.
Công nghiệp sản xuất cơ khí: Gồm cơ khí tiêu dùng, lắp ráp sản xuất phụ
tùng sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế, tập trung chủ yếu.


 Công nghiệp nhẹ: Các sản phẩm chủ yếu là hàng may mặc, thực phẩm...

 Các ngành tiểu thủ công nghiệp
Hoạt động sản xuất TTCN của huyện Sông Lô còn nhỏ bé, tập trung chủ yếu ở
các lĩnh vực sản xuất mộc, sản xuất gạch thủ công, đan hàng xuất khẩu, cây cảnh, gốm
xứ. Những năm vừa qua nghề mây tre đan của huyện có bước phát triển đáng ghi nhận
đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết nhiều công ăn việc làm, giảm bớt tệ nạn xã hội.
Trong thời gian tới, huyện nên trú trọng phát triển nghề trồng mây để tạo nguồn nguyên
liệu phục vụ cho nghề mây tre đan phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đáng
ghi nhận ở trên thì các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu hoạt động
với quy mô nhỏ, lao động thủ công chiếm tỷ trọng lớn, nên chất lượng sản phẩm thấp,
sản lượng còn ít chỉ đáp ứng được nhu cầu của địa phương và các vùng lân cận.
Sản xuất CN-TTCN đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của
huyện, đáp ứng nhu cầu trong huyện về các loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và
mở rộng thị trường ra ngoài huyện đối với một số sản phẩm. Sự phát triển TTCN
đã góp phần thúc đẩy tiến trình đô thị hoá nông thôn, hình thành thêm các đô thị
trên cơ sở hình thành những ngành nghề mới tại các xã và cụm xã, góp phần nâng
cao dân trí, thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
 Những hạn chế của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
o Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện mới chỉ dừng lại ở
quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Với những dây truyền sản xuất công nghệ như hiện
nay, các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra chủ yếu là ở dạng chế biến thô,
giá trị kinh tế thấp; các sản phẩm nông lâm nghiệp của huyện khá phong phú và đa

dạng nhưng chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của người dân trong huyện và các
vùng lân cận chứ chưa có điều kiện để chế biến xuất khẩu ra nước ngoài.
o Về làng nghề: Trên địa bàn huyện đã có 02 làng nghề đạt tiêu chuẩn được
UBND tỉnh công nhận là làng nghề đá truyền thống Hải Lựu; làng nghề sơ chế
mây tre đan lát xã Cao Phong. Các làng nghề trên địa bàn huyện hiện nay còn ít,
các hộ gia đình làm nghề nằm rải rác vì vậy rất khó khăn cho việc xây dựng làng
24


nghề mới; sản xuất vẫn trong tình trạng manh mún, chưa có sự mạnh dạn đầu tư
nhất là trong lĩnh vực đào tạo nghề và phát triển thị trường. Cần mở rộng sản xuất,
du nhập thêm các nghề mới để tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương.
o Các hộ gia đình làm nghề chưa có sự liên kết chặt chẽ với các đại lý để
nắm bắt được nhu cầu khách hàng nhằm sản xuất sản phẩm hợp thị hiếu người tiêu
dùng, chưa có các hình thức để quảng bá sản phẩm của các làng nghề ra thị trường
bên ngoài. Việc nắm bắt hoạt động của các làng nghề, các nghề không được thường
xuyên, liên tục đã có những ảnh hưởng nhất định đến định hướng phát triển các
làng nghề chưa sát với điều kiện thực tế của địa phương.
o Bên cạnh đó thì vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề cũng đang là
vấn đề mà huyện cần quan tâm. Rác thải tại các làng nghề hầu như chưa được đưa về
điểm tập kết rác của huyện để xử lý lên một số nơi đã có những dấu hiệu ô nhiễm làm
ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống của người dân tại các làng nghề.
- Xây dựng cơ bản:
Do mới được thành lập, nên nhu cầu XDCB của huyện rất lớn, năm 2008 giá trị sản
xuất ngành là 63.518 triệu đồng, đến năm 2009 tăng lên 1,3 lần năm 2008 và đạt 87.461
triệu đồng, chiếm tỷ trọng (51,7%) và tốc độ phát triển cao hơn lĩnh vực công nghiệp.
Đến nay 100% các xã, thị trấn đã xây dựng được trường tầng, có nhiều đơn
vị hoàn thành xây nhà ở tập thể giáo viên; 100% trụ sở làm việc của các xã, thị trấn
được xây dựng khang trang; 100% trạm y tế xã, thị trấn được xây dựng, nâng cấp
theo mô hình chuẩn Quốc gia và đạt chuẩn Quốc gia; 85,2% thôn dân cư, tổ dân

phố hoàn thành xây dựng nhà văn hóa. Tuy nhiên, việc huy động nội lực để đầu tư
xây dựng cơ bản ở một số đơn vị cơ sở còn yếu, một số công trình thi công còn kéo
dài và nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn.
Trong thời gian tới, đến năm 2015 cần chú ý xây dựng các công trình trọng
điểm như: Xây dựng trụ sở Huyện ủy – UBND, xây dựng bệnh viện đa khoa
huyện, nhà máy nước, hệ thống giao thông nội thị, Khu du lịch sinh thái văn hóa,
xây dựng các khu đô thị, Trung tâm thương mại,... để hoàn thiện hơn nữa hệ thống
kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh tế của huyện.
Trên địa bàn của huyện Sông Lô có các sản phẩm vật liệu xây dựng3 như
gạch nung các loại, cát sỏi, chế biến đá, gạch xây dựng ..., rất thuận lợi cho việc
phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay, tại xã Cao Phong hiện đã xây
dựng nhà máy xi măng Vĩnh Phúc.
c.

Dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng bình quân của GTSX khu vực dịch vụ cao nhất so với
khu vực I và II trong cả giai đoạn 2006-2009, đạt 20,7%/năm. Giá trị sản xuất khu
3

Hiện nay trên địa bàn thị xã có 2 doanh nghiệp đang hoạt động trên lĩnh vực này.

25


×