Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tiểu luận Nhập môn công tác xã hội: Công tác xã hội với người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.61 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
----------  ---------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

Hà Nội, tháng 4/2012
1


I. MỞ ĐẦU
Với sự gia tăng của tuổi thọ và sự phát triển của xã hội, mỗi người đều
được tận hưởng một cuộc sống lâu dài hơn, đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Có thể
thấy rằng, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, người cao tuổi là lớp
người “cây cao, bóng cả”, có vai trò quan trọng trong việc kết nối các giá trị
truyền thống về đạo đức, lịch sử và văn hoá giữa các thời đại; là lớp người đã có
những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, phát triển quê hương, đất
nước. Trong đời sống hiện đại, không thể phủ nhận rằng người cao tuổi có
những ưu thế về những đóng góp của họ với gia đình, xã hội, về kinh nghiệm
sống và khả năng tiếp tục đóng góp vào quá trình phát triển.
Ngày nay già hoá dân số là một vấn đề toàn cầu đang được nhiều quốc
gia trên thế giới quan tâm. Xu hướng già hoá dân số mang tính tất yếu và không
thể đảo ngược. Tình trạng già hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ, kéo theo nhiều
vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết. Vấn đề người cao tuổi và an sinh tuổi
già đang là một thách thức lớn của nhân loại, việc cải thiện chất lượng cuộc sống
cho những người cao tuổi là yêu cầu rất chính đáng của xã hội. Trong điều kiện
già hóa dân số, nhiều vấn đề đặt ra đối với người cao tuổi, cần sớm nhận thức về


sự cần thiết phát triển công tác xã hội với người cao tuổi và tạo các điều kiện
cần thiết cho sự phát triển này.

II. NỘI DUNG CHÍNH
1. CÁC KHÁI NIỆM, QUAN ĐIỂM LIÊN QUAN
1.1. Khái niệm người cao tuổi:
 Trên phạm vi quốc tế, quan niệm người cao tuổi tính từ 60 – 65 trở lên
(dựa trên nguồn gốc chủ yếu từ các nước phát triển).

2


 Tại Việt Nam, người cao tuổi được quy định là công dân Việt Nam từ 60
tuổi trở lên. (Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12, ban hành ngày 23
tháng 11 năm 2009)
1.2. Công tác xã hội với người cao tuổi:
 Phần đánh giá nhu cầu:
Trước hết cần đánh giá những nhu cầu cơ bản và khả năng hoạt động chức
năng thường ngày như:
 Khả năng tự nấu ăn, tự lo việc ăn uống;
 Khả năng tự tắm rửa, tự lo vệ sinh, giặt quần áo;
 Họ có nhu cầu đặc biệt gì? (Tùy theo hoàn cảnh sống cá nhân và ý muốn
của họ), chẳng hạn nhu cầu hoạt động thể thao, giải trí, nhu cầu giao tiếp
thường xuyên với những người xung quanh, nhu cầu cần được chăm sóc
và chữa trị bệnh.
 Hỗ trợ tìm đến dịch vụ cần thiết:
Giúp người già có được hoàn cảnh thuận lợi cho hoạt động của họ thông
qua những hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng như:
 Công tác xã hội cho người cao tuổi tại nhà:
 Tại các nước phương Tây, khi người cao tuổi sống neo đơn tại nhà,

thiếu người chăm sóc, người nhân viên xã hội là người tổ chức cuộc
sống cho họ, giúp họ tăng thêm khả năng tự chăm sóc sức khỏe và tự
túc trong những sinh hoạt thường ngày.
 Tổ chức các công việc phù hợp để họ có thể tham gia, tạo niềm vui
trong lao động, mặt khác tạo thêm thu nhập làm giảm bớt cảm giác lệ
thuộc.
 Khi có những khó khăn mà người cao tuổi không thể tự đáp ứng được
thì cần phải có các dịch vụ hỗ trợ cần thiết (nhất là đối với người cao
tuổi độc thân không gia đình) như: dịch vụ phụ việc nội trợ tại nhà
(dọn dẹp nhà cửa, đi mua bán, nấu nướng), dịch vụ chăm sóc tại nhà
3


(khám chữa bệnh tại nhà, giúp đỡ khi tắm giặt, chăm sóc khi bị ốm
đau,…). Khuyến khích trẻ em hàng xóm đến trò chuyện.
 Công tác xã hội cho người cao tuổi tại nhà an dưỡng:
 Nhà an dưỡng cho người cao tuổi chủ yếu duy trì ở các nước phương
Tây, giờ đây đã có những thay đổi về hình thức tập trung như: người
cao tuổi đã hết cảm giác cô đơn, cảm giác bị ruồng bỏ, cảm giác lo sợ
triền miên khi phải chứng kiến cái chết của những người bạn già ở nhà
an dưỡng bởi vì họ đã được sống ở những căn hộ kề cận với những hộ
gia đình trẻ.
 Tại nhà an dưỡng, nhân viên xã hội đồng thời là thành phần của êkíp
quản lý, họ đóng vai trò cung cấp dịch vụ xã hội cho những người cao
tuổi và gia đình họ. Nhân viên xã hội giúp giải quyết những vấn đề
như: sự tùy thuộc ỷ lại, các hành vi gây hấn và cả những vấn đề không
kiềm chế được như việc tiểu tiện do tâm lý người cao tuổi.
 Nhân viên xã hội còn là cầu nối quan hệ giữa người cao tuổi và gia
đình, khuyến khích sự thăm hỏi của gia đình và đóng góp vào sinh
hoạt của nhà an dưỡng. Tổ chức các câu lạc bộ dành riêng cho người

cao tuổi để tại đây họ có thể mở rộng giao lưu xã hội, có thể chia sẻ
tình cảm, nỗi vui buồn với những người khác.
 Tuy nhiên trước khi đưa người cao tuổi vào các nhà an dưỡng, cần
phải cân nhắc kỹ vì ngoài những ưu điểm của nhà an dưỡng là sự chăm
sóc đầy đủ, còn có những mặt hạn chế của nó như: người cao tuổi có
thể mất đi cảm giác tự chủ và tự lập, họ phải sống xa gia đình, xa môi
trường quen thuộc, xa những người thân, xa nguồn hỗ trợ trong cộng
đồng sẵn có từ trước.
 Công tác xã hội cho người cao tuổi tại bệnh viện:
Việc phải nằm trong bệnh viện, đối với người cao tuổi là cả một vấn đề –
từ việc sợ hãi bị chết, sợ hãi vì bị bỏ rơi cho đến việc mặc cảm vì phải tùy
thuộc hoàn toàn vào người khác, mất phương hướng do sự thay đổi môi
4


trường. Những điều này rất dễ dẫn tới sự hiểu lầm của các y tá, bác sĩ
trong bệnh viện vì vậy vai trò nhân viên xã hội ở đây là:
 Tư vấn để người cao tuổi cảm thấy bớt buồn chán, cô đơn, giải
thích tiến trình chữa trị.
 Giúp đỡ người cao tuổi lấy lại hoạt động độc lập.
 Giúp gia đình, người thân tham gia vào việc chăm sóc.
Bản thân nhân viên xã hội cũng phải tham gia vào kế hoạch xuất viện của
người cao tuổi, bởi những lúc này, thường trong người cao tuổi xuất hiện
sự mâu thuẫn: vừa muốn về nhà, lại vừa sợ phải xuất viện vì ở đây họ có
cảm giác an toàn hơn (do có y tá, bác sĩ khám và chăm nom thường xuyên
hơn).
 Vai trò của nhân viên xã hội
Trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nhân viên xã hội thường
phải đảm nhận những vai trò chính sau:
 Vai trò trung gian: nhằm giúp người cao tuổi có điều kiện tham gia các

sinh hoạt trong cộng đồng.
 Vai trò tư vấn cho người cao tuổi và gia đình họ: Về các vấn đề tình cảm,
tâm lý, công ăn việc làm, ý nghĩa mới trong cuộc sống, vấn đề về sức
khỏe, về cái chết,…
 Vai trò nhận diện và cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi có nhu cầu: trợ
giúp về tài chính, nơi ở tốt hơn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ vui
chơi giải trí, dịch vụ du lịch, thăm viếng bạn bè,…
 Vai trò biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho người cao tuổi:
 Trong tiến trình tiếp cận với người cao tuổi, yêu cầu đối với nhân viên
xã hội phải giữ thái độ tôn trọng, tế nhị, những hành động, cử chỉ thích
hợp – chẳng hạn trong cách xưng hô, khoảng cách khi ngồi nói
chuyện,… Tuy nhiên việc kính trọng người cao tuổi không có nghĩa
phải hoàn toàn chiều theo ý muốn của một số người cao tuổi vì tính
5


tình của họ dễ thay đổi thất thường làm cho công việc chăm sóc họ gặp
khó khăn hoặc đôi khi bị gián đoạn.
 Với những người cao tuổi đang có vấn đề cá nhân cần giải quyết, đòi
hỏi nhân viên xã hội phải dành thời gian để tham vấn và lắng nghe họ
– lắng nghe những nỗi niềm, tâm trạng họ trong nhiều lúc và tỏ ra thấu
hiểu, cảm thông. Thậm chí nếu cần thiết, còn phải theo dõi, ngăn cản
và giúp đỡ người cao tuổi giảm bớt ý muốn tự vẫn. Ở những trường
hợp như thế này thì đòi hỏi ở nhân viên xã hội không những kỹ năng
về tham vấn mà cả lòng nhiệt tình và sự kiên trì hơn là những hoạt
động chăm sóc sức khỏe. (Mai Thị Kim Thanh, Giáo trình nhập môn
công tác xã hội)
2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Có thể thấy chăm sóc người cao tuổi đang là vấn đề nhận được sự quan
tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuổi thọ của con người ngày càng cao

chứng tỏ điều kiện sống của họ an toàn hơn, thu nhập khá hơn, dinh dưỡng đầy
đủ hơn và hệ thống y tế chăm sóc con người được cải thiện hơn, tỷ suất sinh và
tử đều giảm. Tuy nhiên, vấn đề già hóa dân số nhanh lại tác động đến nhiều khía
cạnh của đời sống, sinh hoạt con người; ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội,
trong đó quan trọng nhất là việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm và đầu tư của đất nước. Chúng ta có thể
thấy rõ nhất thông qua thực trạng về người cao tuổi.
2.1. Thực trạng người cao tuổi và công tác xã hội với người cao tuổi
trên thế giới
Già hóa dân số đánh dấu sự thành công của chuyển đổi nhân khẩu học
nhờ kết giảm mạnh mức tử và mức sinh. Trong đó mức sinh là yếu tố quyết định
nhất dẫn đến sự thay đổi cơ cấu tuổi, phân bố dân số của từng nhóm tuổi và tuổi
trung vị không ngừng tăng lên.

6


Theo thống kê của Liên Hợp Quốc thì vào năm 2000 cả thế giới có 600
triệu người cao tuổi. Ở các nước phát triển, từ 65 tuổi trở lên được coi là người
cao tuổi (nghĩa là cứ 6 người dân thì có 1 người trên 65 tuổi). Tuy nhiên với các
nước đang phát triển thì mức tuổi này không phù hợp. Hiện tại chưa có một tiêu
chuẩn thống nhất cho các quốc gia, nhưng theo Liên Hợp Quốc chấp nhận mốc
xác định dân số già là từ mốc 60 tuổi trở lên. Theo tính toán thống kê cho thấy
số người cao tuổi ở các nước đang phát triển sẽ tăng gấp đôi trong vòng 25 năm
tới, đạt 850 triệu người vào năm 2025, chiếm 12% tổng dân số các nước và đến
năm 2050 người cao tuổi sẽ tăng lên 2 tỷ người.
Có thể thấy tình trạng người cao tuổi ở các nước đang phát triển và các
nước phát triển có sự khác nhau đáng kể về phân bố dân số: trong khi ở các
nước phát triển thì số người cao tuổi sống ở thành thị, còn số người cao tuổi ở
các quốc gia đang phát triển chủ yếu sống ở nông thôn. Như dự báo vào năm

2025, các nước phát triển thì tỉ lệ người cao tuổi sống ở thành thị sẽ tăng lên
82%, còn các nước đang phát triển chỉ chiếm 50% số người cao tuổi sống ở
thành thị. Từ sự khác nhau về phân bố dân số sẽ dẫn đến sự khác nhau về chính
sách đối với người cao tuổi ở các nước phát triển và đang phát triển.
Trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, ngành công tác xã hội đóng
vai trò trọng trong việc tham gia vào xây dựng chính sách và điều hành các hoạt
động an sinh cho người cao tuổi thông qua hai hình thức sau:
 Hình thức thứ nhất: Chăm sóc người cao tuổi trong các cơ sở chăm sóc
người già hoặc trung tâm dưỡng lão ở các nước cũng giống như hình thức
chăm sóc người cao tuổi cô đơn trong các cơ sở Bảo trợ xã hội tại Việt
Nam nhưng các dịch vụ chăm sóc phong phú. Việc thực hiện các dịch vụ
ngoài nhân viên công tác xã hội còn có sự tham gia của nhiều nhân viên
chuyên nghiệp khác như bác sĩ, cán bộ điều dưỡng, cán bộ dinh dưỡng,
chuyên viên tham vấn tâm lý...
7


 Hình thức thứ hai là cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại gia
đình và cộng đồng. Gần đây xu hướng thứ hai được quan tâm nhiều hơn.
Trong các dịch vụ này thường là cơ sở xã hội tiếp nhận người cao tuổi và
cử nhân viên công tác xã hội đến gia đình họ để trực tiếp thực hiện các
dịch vụ như vãng gia, đánh giá, xác định vấn đề, giúp xây dựng kế hoạch
thiết lập mối quan hệ giữa những người cao tuổi và các thành viên gia
đình, giúp họ gắn bó và tự giác tham gia các sinh hoạt cộng đồng; tham
vấn, điều chỉnh các mối quan hệ giữa người già với các thành viên trong
gia đình, giúp họ sống hoà thuận, biết yêu thương và kính trọng lẫn nhau;
cung cấp các dịch vụ tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc
người cao tuổi cho các thành viên trong gia đình để họ tạo ra môi trường
hỗ trợ tốt nhất cho người cao tuổi. Nhân viên công tác xã hội cũng tư vấn,
hướng dẫn các công việc phù hợp với tuổi già, tạo niềm vui, tạo thu nhập,

làm giảm cảm giác lệ thuộc; vận động cộng đồng quan tâm giúp đỡ người
cao tuổi sống một mình...
2.2. Thực trạng người cao tuổi và công tác xã hội với người cao tuổi ở
Việt Nam
 Số lượng người cao tuổi
Theo điều tra Biến động Dân số – KHHGĐ năm 2010, người cao tuổi
Việt Nam tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2010, tổng dân số Việt
Nam là 86,75 triệu người, trong đó người cao tuổi cao tuổi là 8,15 triệu người,
chiếm 9,4% dân số. Trong 8,15 triệu người có 3,98 triệu người từ 60 – 69 tuổi
(4,51% dân số), 2,79 triệu người 70 – 79 tuổi (3,22% dân số), 1,17 triệu người
trên 80 tuổi (1,93% dân số) và khoảng 9.380 người trên 100 tuổi.
Hiện có 72,9% người cao tuổi sống ở nông thôn và 27,1% sống ở thành
thị. 79% người cao tuổi sống với con cháu có cuộc sống vật chất, tinh thần
tương đối ổn định, còn 21% sống độc thân hay chỉ có hai vợ chồng già sống với
nhau. Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, không chỉ ở thành thị mà ở cả
8


nông thôn, mô hình gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống đang có xu hướng
giảm đi. Số lượng các gia đình chỉ có hai vợ chồng già hay gia đình người cao
tuổi đơn thân đang tăng lên.
Bảng: Tỷ lệ người cao tuổi sống cô đơn theo giới tính và theo khu vực.
NĂM

1992/93

1997/98

2002


2004

Nam

15,49

18,4

24,32

18,84

Nữ

84,51

81,6

75,68

81,16

Nông thôn

80

82,91

82,85


77,94

Thành thị

20

17,09

17,15

22,06

Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, “Khảo sát thu thập, xử lý thông tin về người cao tuổi ở
Việt Nam”, 5/2007.
Theo dự báo của Tổng cục thống kê về tỷ trọng dân số theo nhóm tuổi thì
người cao tuổi ở nước ta sẽ đạt 10% tổng dân số vào năm 2017 và sau 20 năm
(2017 – 2037), Việt Nam sẽ có Dân số già (tỷ trọng người từ 60 tuổi trở lên lớn
hơn hoặc bằng 20% tổng dân số). Tuy nhiên, theo nhận định của Tổng cục Dân
số – KHHGĐ, Bộ Y tế thì năm 2011 người cao tuổi Việt Nam đã đạt trên 10%
dân số; như vậy thời gian Việt Nam trở thành quốc gia có dân số già sẽ giảm
xuống còn khoảng 17 năm, ngắn hơn nhiều so với các quốc gia phát triển. Ví dụ
Pháp 115 năm, Thụy Điển 85 năm, Nhật Bản 26 năm, Thái Lan 22 năm.
 Phản ứng của xã hội đối với người cao tuổi
Từ trong gia đình ra ngoài xã hội, bên cạnh những quan niệm cứng nhắc,
đôi khi sai lệch về người cao tuổi như: người cao tuổi thì yếu và vô ích không
còn đóng góp được cho xã hội nữa còn có những nét ứng xử thiếu văn hóa của
một số người, đặc biệt là một bộ phận thanh niên với hàng loạt những điều
chướng tai, gai mắt trong cách xưng hô, cử chỉ, thái độ, hành vi, thậm chí cả

9



trong những lời nói như: ông khốt, bà bô,… Tất cả những điều đó làm cho người
cao tuổi chạnh lòng hoặc phẫn nộ, cảm giác bị xúc phạm.
Trong một số gia đình, nhiều người đã quên đi nếp ứng xử kính trên
nhường dưới của con cái đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em. Cùng với sự
tước bỏ lề thói gia trưởng và sự áp đặt tư tưởng phục tùng, cúi đầu cam chịu của
người bề dưới, nhiều người cũng đã vứt luôn những quy phạm trong ứng xử
giữa người với người – một biểu hiện của văn hóa, văn minh. Trong gia đình đã
vậy, ngoài xã hội cũng có không ít những biểu hiện làm người cao tuổi chạnh
lòng.
Chúng ta đều biết với độ tuổi già thì sức khỏe kém là điều dễ hiểu. Vì vậy
nhu cầu chữa bệnh của họ là khá cao. Nhưng họ vẫn cảm thấy ngại ngùng không
muốn đi chữa trị. Đối với những người cao tuổi về hưu, tuy đã có thẻ bảo hiểm y
tế nhưng thái độ phục vụ của các nhân viên y tế khiến cho người cao tuổi cảm
thấy nản lòng. Đối với những người cao tuổi không đi làm trong các cơ quan, xí
nghiệp thì họ lại càng ngại đến bệnh viện hơn khi mắc bệnh tật bởi tiền chi trả
cho việc khám, chữa bệnh và tiền viện phí, tiền thuốc men… quá cao. Chính vì
lẽ đó người cao tuổi có xu hướng hoặc mặc kệ tự cho bệnh phát triển không
muốn chữa trị, hoặc tự chữa lấy, không dám nói, ngại phiền hà đến con cháu.
Chỉ đến khi bệnh tình đã trầm trọng họ mới tìm đến sự giúp đỡ của gia đình, của
xã hội,…
 Nguồn sống chính của người cao tuổi
Nguồn sống của người cao tuổi nước ta khá đa dạng, đó là các nguồn: từ
lao động của chính bản thân người cao tuổi, từ lương hưu trợ cấp và của cải tích
lũy từ khi còn trẻ và do con cháu chu cấp.
Đồ thị 1. Nguồn sống chính của người cao tuổi chia theo thành thịnông thôn, 2006 (%)

10



Nguồn: Bộ VHTTDL-TCTK-Viện gia đình và Giới,“Kết quả điều tra Gia đình
Việt Nam năm 2006”, 6/2008.
Nguồn sống của người cao tuổi chủ yếu là do con cháu chu cấp (39,3%)
và từ chính lao động của họ (30%). Có sự khác biệt đáng kể giữa người cao tuổi
thành thị và nông thôn về nguồn sống từ lương hưu, trợ cấp hoặc tự lao động để
kiếm sống: Lương hưu hoặc trợ cấp là nguồn sống chính của 35,6% người cao
tuổi ở thành phố, trong khi chỉ có 21,9% người cao tuổi ở nông thôn được hưởng
lương hưu hoặc trợ cấp; Tự lao động để kiếm sống là cách của 35,2 % người cao
tuổi ở nông thôn, khi chỉ có 17,5% người cao tuổi ở thành phố phải làm như vậy.
Người cao tuổi thành thị có lương hưu/trợ cấp và tích lũy cao hơn 1,5 lần
so với người cao tuổi nông thôn, ngược lại nguồn sống của người cao tuổi nông
thôn từ lao động của chính mình cao hơn gấp 2 lần người cao tuổi thành thị. Tuy
nhiên, tài chính do con cháu trợ cấp vẫn đóng vai trò quan trọng và hoàn toàn
không phụ thuộc vào đời sống kinh tế giữa thành thị và nông thôn (tương ứng
40,1% ở thành thị và 38,9% ở nông thôn) cũng như nguồn lương hưu và nguồn
sống từ lao động của người cao tuổi.
Ở người cao tuổi, tuổi càng cao thì sự lệ thuộc vào chu cấp của con cháu
càng lớn, tỷ lệ này tăng từ 26,3% (nhóm 60 – 69) lên 46,6% (nhóm 70 – 79) và
66,7% (nhóm 80+). Và người cao tuổi ở nhóm nghèo nhất lệ thuộc vào con cháu
nhiều hơn (48,9% nhóm nghèo và 38% ở nhóm giàu). Người cao tuổi nữ giới
phụ thuộc vào con cháu (51,8%) nhiều hơn nam giới (26,5%), đó là do tỷ lệ nam
11


giới có nguồn song chủ yếu từ lương hưu và trợ cấp (33%) nhiều hơn so với tỷ
lệ này ở nữ giới (19%).
 Mức sống của hộ gia đình người cao tuổi
Việt Nam vẫn đang là một nước đang phát triển, đời sống của người cao
tuổi cũng còn nhiều khó khăn. Số hộ gia đình người cao tuổi nghèo chiếm 23%

tổng số hộ người cao tuổi, có một sự chênh lệch lớn về mức sống của hộ gia
đình người cao tuổi đô thị và nông thôn.
Bảng 1. Mức sống của hộ gia đình người cao tuổi theo hoàn cảnh sống, 2007
Mức sống

Tình trạng hôn nhân
Độc thân

Chỉ có 2 vợ

Sống cùng

chồng

con cháu

Chung

Giàu

0.0

2.1

1.6

1.7

Khá


4.1

16.5

20.1

18.3

Trung bình

53.3

59.0

57.1

57.0

Nghèo

42.5

22.3

21.1

23.0

Tổng số


100,0

100.0

100.0

100,0

Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, “Khảo sát thu thập, xử lý thông tin về người cao tuổi ở
Việt Nam”, 5/2007.
Số liệu Bảng 1 cho thấy phần lớn hộ gia đình người cao tuổi (57%) có
mức sống trung bình. Chỉ có 18,3% hộ gia đình người cao tuổi có khá hơn và
đặc biệt vẫn còn 23% hộ gia đình người cao tuổi cho rằng mức sống của bản
thân là nghèo đói. Trong đó người già cô đơn có mức sống kém nhất, gần một
nửa có cuộc sống ở mức nghèo khó. Có sự chênh lệch rất lớn giữa mức sống của
hộ gia đình người cao tuổi khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Tỷ lệ hộ người
cao tuổi có mức sống giàu ở nông thôn bằng 1/2 so với thành thị (1,1% và

12


2,5%), còn đối với tỷ lệ hộ người cao tuổi có mức sống nghèo thì ngược lại
(13.6% và 27,6%).
 Điều kiện sống của người cao tuổi
Còn 18,3% các hộ có người cao tuổi đang sống trong nhà tạm và nhà dột
nát. Đặc biệt 34,6% hộ người cao tuổi độc thân đang sống trong nhà tạm, những
người sống cùng chồng/vợ hoặc sống cùng con cháu thì tỷ lệ hộ có nhà tạm đều
thấp hơn tỷ lệ chung. Các điều kiện sống khác cũng còn rất khó khăn, cụ thể:
5,7% số hộ người cao tuổi chưa được sử dụng điện lưới để thắp sáng, trong đó
2,26% ở thành thị và 7,39% ở nông thôn; 63% người cao tuổi sử dụng nước hợp

vệ sinh (giếng khơi có bờ bao, nước máy và nước giếng khoan để sinh hoạt) để
sinh hoạt, 37% người cao tuổi hiện vẫn đang phải sử dụng nguốn nước chưa
đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt (giếng khơi không có bờ bao, nước ao hồ sông
suối).
Ở thành thị, còn tỷ lệ thấp khoảng 5% số hộ vẫn còn phải sử dụng nguồn
nước chưa đảm bảo vệ sinh, trong khi đó tỷ lệ này là 20% tại nông thôn; 74%
người cao tuổi sử dụng hố xí hợp vệ sinh (37.3% dùng nhà vệ sinh 2 ngăn,
36.7% số hộ có nhà vệ sinh tự hoại/ bán tự hoại) còn lại 26% người cao tuổi
không có nhà vệ sinh hoặc có cũng chỉ hết sức đơn giản như “cầu cá” hoặc hố
đào. Như vậy, điều kiện sống của người cao tuổi còn hết sức khó khăn và thách
thức đặt ra là rất lớn trong bối cảnh hiện nay.
 Hoạt động kinh tế của người cao tuổi
Tình trạng hoạt động kinh tế của người cao tuổi chịu tác động của nhiều
yếu tố, thể hiện rõ nét nhất là 2 yếu tố lịch sử và trình độ phát triển kinh tế. Lịch
sử nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến giữ nước tạo ra một lớp người cao tuổi
có nhiều công lao với đất nước và một phần trong số họ khi hoà bình được Nhà
nước bảo trợ. Hiện có khoảng gần 40% người cao tuổi đang sống bằng các
nguồn hỗ trợ của nhà nước như: trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất sức, gia đình liệt sỹ,
người có công, thương bệnh binh, trợ cấp người tàn tật, cô đơn không nơi nương
13


tựa. Số người cao tuổi này ít hoạt động kinh tế do ít phải lo lắng nhiều về thu
nhập và cuộc sống hàng ngày. Với trình độ phát triển kinh tế chưa cao và thực
trạng mức sống thấp, người cao tuổi mặc dù đã hết tuổi lao động nhưng nhìn
chung đại bộ phận vẫn tham gia các hoạt động kinh tế ở các mức độ khác nhau
nhằm cải thiện điều kiện sống của bản thân và gia đình.
Bảng 2. Lực lượng lao động người cao tuổi chia theo giới tính và nhóm tuổi,
2009 (%)
Chung


Nam

Nữ

60 – 64

44.5

22.1

22.4

65 – 69

22.7

14.8

12.8

70 – 74

15.0

6.7

8.3

75+


12.8

6.3

6.5

Chung

100

49.9

50.1

Nguồn: TCTK, “Báo cáo điều tra lao động việc làm Việt Nam 1/9/2009”,
6/2010.
Năm 2009, lực lượng lao đông người cao tuổi (60+) chiếm 6,1% (3,01
triệu người) lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Như vậy có tới 39,2% người
cao tuổi vẫn tham gia hoạt động kinh tế, tức cứ 5 người cao tuổi thì có tới 2
người hoạt động kinh tế. Đặc biệt người cao tuổi ở đổ tuổi 70+ chiếm tới 27,8%
số người cao tuổi đang hoạt động kinh tế. Tỷ trọng người cao tuổi nam và nữ
tham gia hoạt động kinh tế là ngang nhau và phần lớn người cao tuổi hoạt động
kinh tế ở khu vực nông thôn, chiếm 80,2% số người cao tuổi hoạt động kinh tế.
Đây là một lực lượng lao động đáng kể đóng góp cho nền KTQD và khu vực
nông nghiệp, nông thôn. Lý do người cao tuổi hoạt động kinh tế có nhiều song
chủ yếu vẫn là do điều kiện sống còn thiếu thốn, bản thân phải lo lắng cho cuộc
sống hàng ngày. Một phần nhỏ người cao tuổi tiếp tục làm việc, trước hết vì

14



muốn có thêm thu nhập, sau đó là cho tinh thần thoải mái và cuối cùng là để rèn
luyện sức khoẻ.
 Công tác xã hội với người cao tuổi tại Việt Nam
Việt Nam đã có trường đào tạo nhân viên xã hội từ trước năm 1975 ở phía
Nam và sau thống nhất đất nước, bắt đầu phát triển lại Công tác xã hội từ đầu
những năm 90 của thế kỷ 20. Có thể nói, sau gần hai thập kỷ phát triển, Công tác
xã hội cho thấy những ưu điểm của nó:



Giúp những người trợ giúp các đối tượng khó khăn dần có cách nhìn nhận
khác hơn về đối tượng mà mình trợ giúp;



Hiểu hơn các vấn đề của người mình trợ giúp với cách tiếp cận hệ thống
từ phân tích môi trường sống và các đặc điểm trong quá trình phát triển;



Có cách làm (kỹ năng trợ giúp) mang tính chất nhân văn đem đến hiệu
quả bền vững hơn;



Bước đầu đào tạo được đội ngũ cán bộ xã hội chuyên nghiệp có trình độ
cử nhân và những người làm việc trược tiếp với các đối tượng khó khăn;




Nâng cao nhận thức của xã hội và lãnh đạo của một số cơ quan liên quan
về Công tác xã hội và sự cần thiết phát triển Công tác xã hội ở Việt
Nam...
Mặc dù vậy, không ít khó khăn đặt ra trong quá trình phát triển này:



Những điều kiện cho phát triển Công tác xã hội chuyên nghiệp còn thiếu:
Khuân khổ pháp lý; lực lượng chuyên môn nòng cốt; nguồn nhân lực;
nhận thức về sự cần thiết và tính ưu việt của nghề; hệ thống dịch vụ thiết
yếu và cơ sở thực tập, hành nghề.



Quan niệm truyền thống về trợ giúp, cách nhìn nhận vấn đề của cá nhân,
cộng đồng.



Hạn chế về sự quan tâm của các cấp lãnh đạo do chưa được tiếp cận và có
thời gian để tìm hiểu về lĩnh vực này.
15


Vì vậy, mặc dù đã đạt được những kết quả ban đầu, quá trình phát triển
Công tác xã hội ở Việt Nam sẽ cần thời gian và những bước đi phù hợp.
2.3. Giải pháp
Từ năm 1969 Liên Hiệp Quốc có nhiều tuyên bố, kế hoạch hành động và

kinh phí để thực hiện các họat động nhằm chăm sóc hỗ trợ người cao tuổi.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm sóc người cao tuổi,
điều này thể hiện rõ qua Hiến pháp (1992), các bộ Luật: Hôn nhân gia đình, Luật
bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Luật Lao động, Bộ luật hình sự và nhiều
chỉ thị, nghị định, thông tư… đã được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của
Đảng và Nhà nước về chăm sóc người cao tuổi.
Chương trình xóa đói giảm nghèo cùng với việc trợ cấp tiền hàng tháng
và tiền bảo hiểm cho người cao tuổi - Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên
khám trước người bệnh khác, trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người
khuyết tật nặng; các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm tổ
chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người
cao tuổi; Trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú, có trách nhiệm chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho người cao tuổi.
Xây dựng cơ sở chăm sóc người già cô đơn: Mô hình cơ sở chăm sóc
người cao tuổi công lập dành cho người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa
thuộc diện chính sách, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, mất khả năng tự chăm sóc
do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động. Mô hình cơ sở
chăm sóc người cao tuổi ngoài công lập dành cho người cao tuổi cô đơn không
nơi nương tựa có điều kiện kinh tế, có nhu cầu được trông nom, giúp đỡ trong
sinh hoạt và khám chữa bệnh tự nguyện đóng góp các khoản phí để được hưởng
các dịch vụ chăm sóc thường xuyên.
Người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ được
trợ cấp hàng tháng, được hưởng bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai táng khi
16


chết. Riêng đối với người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có
nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có
nguyện vọng và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì được hưởng các chế
độ như: trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng bằng mức nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ

xã hội; được hưởng bảo hiểm y tế; được cấp tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh
hoạt thường ngày, thuốc chữa bệnh thông thường, dụng cụ, phương tiện hỗ trợ
phục hồi chức năng và được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết.
Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước chúc thọ, tặng quà; thọ 90 tuổi
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chúc thọ, tặng quà. UBND cấp xã phối
hợp với người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng
thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 trở lên vào một trong các
ngày sinh nhật, Tết Nguyên đán, Ngày người cao tuổi Việt Nam, Ngày Quốc tế
người cao tuổi.
Khi người cao tuổi mất, người phụng dưỡng có trách nhiệm chính trong tổ
chức tang lễ và mai táng theo nghi thức trang trọng, tiết kiệm, bảo đảm nếp sống
văn hóa, trừ trường hợp luật có quy định khác; trường hợp người cao tuổi mất
mà không có người phụng dưỡng hoặc có nhưng không đủ điều kiện làm tang lễ
thì chính quyền cấp xã hoặc cơ sở bảo trợ xã hội chủ trì, phối hợp với Hội người
cao tuổi tổ chức tang lễ và mai táng.
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định: Nhà nước, xã hội và gia đình có trách
nhiệm tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của
mình để tham gia hoạt động xã hội như: xây dựng đời sống văn hóa; tư vấn
chuyên môn, kỹ thuật; hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng đồng; đóng góp ý
kiến xây dựng chính sách, pháp luật; phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu
hợp pháp…
Có thể nói, hệ thống chính sách toàn diện của nhà nước phù hợp, bảo đảm
người cao tuổi được chăm sóc và phát huy vai trò quan trọng của mình trong đời
17


sống xã hội; nó mang đậm tính nhân văn sâu sắc, truyền thống "Uống nước nhớ
nguồn", thấm đượm tình cảm quý báu, đạo lý tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta.
Về lâu dài, để việc chăm sóc và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người
cao tuổi thực sự có hiệu quả, có thể kể đến một số giải pháp sau:

1) Đẩy mạnh việc nghiên cứu quá trình già hoá dân số ở nước ta để làm cơ
sở cho việc xây dựng và thực thi chính sách, chiến lược nhằm đối phó với
xu hướng già hoá dân số đang diễn ra ngày càng nhanh về cả số lượng và
tỷ lệ ở nước ta.
2) Khi xây dựng các chính sách đối với người cao tuổi, cần đặc biệt chú ý
đến phụ nữ, nhất là phụ nữ đơn côi, không nơi nương tựa khi tuổi già, khi
ốm đau. Đối với các xã thực hiện dự án cần có giải pháp can thiệp cụ thể
đến các đối tượng này nhằm đáp ứng các nhu cầu này về tinh thần và vật
chất đối với người cao tuổi.
3) Khi xây dựng các chính sách đối với người cao tuổi cần chú ý khu vực
nông thôn (vì còn nhiều khó khăn). Đề nghị Nhà nước cho triển khai chế
độ, chính sách bảo hiểm xã hội cho nông dân. Khuyến khích nông dân "lo
cho tuổi già khi còn trẻ" để họ tích cực tham gia đóng bảo hiểm xã hội khi
Nhà nước cho triển khai chế độ bảo hiểm.
4) Đẩy mạnh việc nghiên cứu các hình thức hoạt động kinh tế phù hợp với
người cao tuổi nhằm tăng nguồn thu nhập cho người cao tuổi. Động viên
và sử dụng các tiềm năng lao động của người cao tuổi, đặc biệt cần
khuyến khích các hoạt động kinh tế, tạo điều kiện cho người cao tuổi
được làm việc tăng thu nhập và tạo nên sự thoải mái về tinh thần, vật chất
cho người cao tuổi.
5) Đề xuất với Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích gia đình nhiều
thế hệ, để người cao tuổi được sống trong gia đình, vui chơi cùng con
cháu. Nâng cao tính tự lực của người cao tuổi, phổ biến kiến thức sống

18


hoà hợp giữa các thế hệ trong gia đình. Bảo vệ và chăm sóc người cao
tuổi.
6) Đề nghị các cấp chính quyền tạo điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất cho Hội

người cao tuổi hoạt động; thể dục thể thao, tham quan du lịch, lễ hội, tổ
chức các câu lạc bộ thơ ca, sách báo, bơi lội, đánh cờ...
7) Tổ chức các lớp học bình dân để khuyến khích một số cụ chưa biết chữ
đến học, học làm gương cho con cháu. Tạo điều kiện để người cao tuổi
được tiếp cận các thông tin về kinh tế - xã hội.
8) Nhà nước, gia đình, cộng đồng cần quan tâm cải thiện đời sống vật chất,
tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi được sống vui chơi,
sống khoẻ và sống có ích cho xã hội.
9) Nhà nước và các cơ sở y tế cần có chế độ, chính sách để chăm sóc khám
sức khoẻ định kỳ, tổ chức mạng lưới nhân viên công tác xã hội ở thôn
xóm để chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại nhà. Phòng bệnh và
điều trị kịp thời các bệnh mà người cao tuổi thường gặp.
3. NHU CẦU
Cũng như ở mọi lứa tuổi, người cao tuổi cần phải được đáp ứng những
nhu cầu vật chất và tinh thần cần thiết. Song bên cạnh đó còn có những nhu cầu
đặc biệt cần được quan tâm hơn như:
 Nhu cầu về chế độ ăn uống, sinh hoạt… phù hợp và thuận tiện. (Chẳng
hạn người cao tuổi mắt kém nên cần có kính lão để họ có thể tự túc hoạt
động mà không phải phụ thuộc vào người khác dẫn dắt).
 Nhu cầu an toàn cho cuộc sống: Đây là nhu cầu quan trọng của người cao
tuổi bởi lúc này họ đang trong giai đoạn cuối của cuộc đời. Sự thoái hóa
này không những chỉ ảnh hưởng về mặt thể chất mà cả về mặt tâm lý. Vì
vậy đối với những người cao tuổi, việc chăm sóc sức khỏe là vô cùng cần
thiết. Từ chế độ ăn uống, sinh hoạt, khám chữa bệnh, phòng bệnh đến môi
trường sống lành mạnh, ít căng thẳng,…

19


 Một nhu cầu cơ bản và quan trọng nhất ở người cao tuổi là được tôn trọng

và được mọi người chấp nhận, quý mến. Cho dù họ không còn trực tiếp
đóng góp cho xã hội nữa nhưng họ vẫn cần có sự chấp nhận của xã hội,
của gia đình về những kinh nghiệm trong quá khứ của họ, về khả năng và
tính tự lập rằng, họ không phải là những người thừa vô ích trong xã hội
mà ngược lại, họ vẫn còn quan trọng đối với xã hội, nhất là đối với những
người thân.
Hơn bao giờ hết, người cao tuổi rất cần mối quan hệ mật thiết với những
người thân trong gia đình như: con, cháu, vợ, chồng,… và với xã hội là bạn bè.
Nếu thiếu những mối quan hệ và tình cảm này, người già dễ nảy sinh cảm giác
cô đơn và đôi khi có thể làm tăng thêm quá trình lão hóa.
4. MỘT SỐ LƯU Ý
4.1. Một số đặc điểm sinh lý của người cao tuổi
Người cao tuổi là một người bình thường như bao người khác, tuy nhiên
họ có thêm một số những dấu hiệu đi kèm theo do sự suy thoái tự nhiên của các
tế bào như: tóc bạc, da nhăn nheo, khả năng tình dục giảm, khả năng nghe nhìn
kém, gân cốt suy nhược khiến việc ngồi, đi đứng khó khăn; phản ứng chậm làm
cho thân thể mất thăng bằng, dễ bị té ngã; mất trí nhớ tạm thời trong ngắn hạn,
giảm tốc độ trong học tập và thường mắc một số bệnh về hô hấp, tim mạch, tiểu
đường, tai biến mạch máu não, Parkinson, phong thấp, cao huyết áp. Nhận thức
của người cao tuổi suy giảm, trí nhớ thay đổi: trí nhớ ngắn hạn giảm sút, họ sống
nặng về nội tâm; tư duy kém năng động và kém linh hoạt; người cao tuổi thường
khó chấp nhận cái mới và không thích phải thay đổi thói quen.
Theo các chuyên gia về sức khỏe cho người cao tuổi thì những người cao
tuổi nào bình thường, không cảm thấy bị đe dọa về sức khỏe,… lại là những
người dễ bị nguy hiểm hơn là những người cao tuổi bị bệnh vì những người cao
tuổi này lúc nào cũng cảm thấy cơ thể mình khỏe mạnh nên chủ quan không
phòng bệnh tật.
20



4.1. Một số đặc điểm tâm lý của người cao tuổi
Về tình cảm, người cao tuổi có cảm xúc nhạy bén, vui buồn dễ dàng.
Người cao tuổi cũng thường có tâm lý tiêu cực như tự ti, có cảm giác mất mát,
cô độc và có thể bị suy giảm khả năng giao tiếp. Đối với những người già yếu
hoặc có bệnh dài lâu thường trong họ có những phản ứng tâm lý như: lo âu,
buồn chán và đôi khi chán sống. Khi nói về cái chết, ở trong họ có hai khả năng
xảy ra: Khi nghĩ về cái chết gần kề của bản thân, nhiều người đã muốn chuẩn bị
về mặt an táng, ma chay trước cho mình nhưng cũng không ít người không bao
giờ nhắc đến chuyện này, họ lạnh nhạt, phủ nhận vì cảm thấy sắp phải xa người
thân, có người lại gần gũi với người thân hơn, số khác thì đến với tôn giáo.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người cao tuổi là phải
thích ứng với việc nghỉ hưu. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của
người cao tuổi với việc nghỉ hưu như: Điều kiện sức khỏe, điều kiện kinh tế, mối
quan hệ của con người với công việc, sự chuẩn bị trước khi nghỉ hưu,… Nếu
con người không có sự chuẩn bị trước hoặc tính đồng nhất của họ luôn gắn liền
với vai trò lao động thì việc chuyển sang nghỉ hưu sẽ thực sự khó khăn.
Để chuẩn bị cho việc nghỉ hưu, con người trước tiên cần dần dần giảm bớt
các nghĩa vụ để tránh tình trạng ngừng hoạt động một cách đột ngột, sau đó cần
có kế hoạch cho cuộc sống và những lĩnh vực hoạt động có thể tham gia sau khi
nghỉ hưu. Thực ra, nghỉ hưu không phải bao giờ cũng ảnh hưởng xấu đến con
người. Nhiều người mới về nghỉ hưu cho biết họ cảm thấy mãn nguyện hơn với
cuộc sống so với khi chưa nghỉ.
Ở Việt Nam, với khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, rất nhiều người
trong số họ không có lương hưu khi về già. Ở thành phố cũng có nhiều người
cao tuổi không có lương hưu. Họ không có giai đoạn thích ứng với việc nghỉ
hưu nhưng sức khỏe giảm sút khiến họ không thể tiếp tục các công việc chăn
nuôi trồng trọt hay những nghề riêng của mình như trước nữa.

21



5. LỰA CHỌN VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
5.1. Tình huống
Bà A năm nay 62 tuổi, hiện đang sống cùng với gia đình con trai cả gồm
con trai, nàng dâu và cháu trai. Chồng bà đã qua đời. Bà hiện nay đang tham gia
các câu lạc bộ cho người cao tuổi và được hưởng chế độ lương hưu cho những
người có công với cách mạng theo tháng của trung tâm thương binh và bệnh
binh. Bà A rất thương cháu trai và hay chiều chuộng cháu. Bình thường, con trai
bà do bận nhiều công việc hay đi công tác xa nhà nên không có thời gian chăm
sóc gia đình. Dường như mọi công việc gia đình đều do mỗi vợ của anh đảm
nhiệm. Ở nhà, giữa nàng dâu và bà A do tính cách không hợp nhau nhất là
chuyện đi nhà trẻ của cháu trai: Khi cháu trai 3 tuổi, con dâu cho cháu đi mẫu
giáo, vừa rèn cho con tính tự lập, vừa được học chữ và hoà đồng cùng các bạn.
Nhưng bà A một mực phản đối: "Thằng bé mới nứt mắt ra mà đã bắt tội nó. Hay
anh chị chê tôi cổ lỗ, ít học, không biết dạy cháu nên phải cho nó đến lớp sớm?".
Giải thích đủ kiểu bà cũng không nghe, người con dâu vẫn kiên quyết cho con đi
học.
Mấy hôm đầu, cháu chưa quen nên toàn khóc và đòi về, đến bữa lại lười
ăn. Xót cháu, bà A càng bảo vệ lý lẽ của mình. Đã thế, cứ những hôm mưa gió
hay cháu kêu mệt, bà A nhất định cho cháu ở nhà. Cháu được thể, lúc nào cũng
bám lấy bà, liên tục viện cớ đau bụng, nhức đầu để trốn lớp. Càng ngày, cháu
càng hay vòi vĩnh và không chịu nghe lời mẹ. "Cứ thế này thì đến hư mất",
người vợ than thở với chồng và nằng nặc đòi anh phải ra ở riêng. Điều này, làm
cho bà A cảm thấy buồn khi nghe con dâu nói như vây nên bà quyết định bỏ nhà
đi rồi tìm đến nhân viên công tác xã hội nhờ giúp đỡ giải quyết vấn đề này.
5.2. Tiếp cận công tác xã hội với cá nhân qua quá trình làm việc và can
thiệp bà A:
Qua tình huống trên ta có sơ đồ sinh thái sau:

22



Cháu trai

Thân chủ
(Bà A)
Con
dâu

Chú thích:

Con trai

Quan hệ mâu thuẫn
Quan hệ thân thiết

Đối với thân chủ là bà A thì vấn đề cần giải quyết đây là mâu thuẫn giữa
bà A và con dâu trong việc bất đồng quan điểm cho cháu đi nhà trẻ. Vì vậy, để
giải quyết vấn đề ở đây đòi hỏi nhân viên công tác xã hội cần phải tiếp cận, xác
định các nguồn thông tin xung quanh thân chủ là bà A. Đó sẽ là hệ thống tốt
giúp bà A giải quyết được vấn đề hiện tại.
Thời gian làm việc với bà A kéo dài trong vòng 6 tháng và việc lựa chọn
lên kế hoạch trị liệu và chọn trị liệu cho thân chủ (bà A) kéo dài trong vòng 4
tuần. Quá trình diễn ra trị liệu đó diễn ra như sau:
 Bước 1: Tiếp cận thân chủ
Thân chủ (bà A) tự tìm đến nhân viên công tác xã hội trước nhằm giải
quyết vấn đề mâu thuẫn giữa bà A và con dâu trong việc bất đồng quan điểm
cho cháu đi nhà trẻ. Từ đây, nhân viên công tác xã hội phải tạo được ấn tượng
23



ban đầu đối với bà A, tạo cho bà A sự tin tưởng. Bước đầu nhân viên công tác xã
hội sẽ thực hiện việc làm quen và trò chuyện với bà A để gây dựng niềm tin,
đồng thời hiểu rõ hơn nguyên nhân vấn đề của thân chủ.
 Bước 2 : Nhận diện về vấn đề:
 Xác định thân chủ thực sự cần phải giúp đỡ: Bà A
 Xác định trọng tâm vấn đề cần giải quyết: Sự bất đồng quan điểm giữa bà
A và con dâu về quan niệm, phương pháp giáo dục con cái, mà cụ thể ở
đây là sự bất đồng quan điểm về việc có cho cháu đi học mẫu giáo hay
không.
 Xác định nhu cầu, nguyên nhân, điểm mạnh, điểm yếu của bà A:
Điểm mạnh

Điểm yếu

 Thương con cháu

 Đôi khi còn nuông chiều cháu

 Có mối quan hệ tốt với mọi

 Mâu thuẫn với con dâu
 Chồng mất, sức khỏe yếu

người xung quanh
 Có trung tâm thương binh và
bệnh binh, câu lạc bộ sự giúp
đỡ từ nhiều phía

 Qua đó, vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết là quan niệm khác biệt

giữa bà A và con dâu trước việc cho cháu trai đi nhà trẻ. Chính yếu tố này
tạo nên sự xích mích, mối bất hòa giữa bà A và con dâu.
 Bước 3: Thu thập thông tin
Các thông tin cần thu thập:
 Thông tin tổng quát về thân chủ: Tiểu sử gia đình, học vấn, điều kiện kinh
tế,… của bà A.
24


 Vấn đề mâu thuẫn giữa bà A với con dâu xuất hiện như thế nào? Nguyên
nhân xuất hiện mâu thuẫn?
 Mâu thuẫn đó đã ảnh hưởng tới thân chủ (bà A) như thế nào?
 Bà A đã làm gì để đối phó với vấn đề? Phản ứng và hỗ trợ của những
người liên quan?
Các nguồn thu thập thông tin:
 Thân chủ - Chính bà A sẽ là nguồn thông tin trực tiếp. (Dựa trên những
lời kể, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp,…)
 Những người có quan hệ thân thiết với bà A bao gồm:
 Những người thân trong gia đình bà A: Con trai, nàng dâu, cháu trai
 Bạn bè của bà A
 Người dân, cộng đồng nơi bà A sinh sống
 Những mạng lưới kết nối khác của bà A, chẳng hạn những người trong
câu lạc bộ bà A đang tham gia, các tổ chức, các trung tâm thương binh
và bệnh binh… để có cái nhìn khách quan và chủ quan hơn về vấn đề
này. Đó là hệ thống nguồn lực cần khai thác bởi vì thu thập thông tin ở
mỗi thân chủ là bà A thì không đủ để nhìn nhận vấn đề một cách trực
diện và khách quan.
 Những tài liệu, biên bản, hồ sơ về bà A có liên quan tới vấn đề - Có thể do
chính bà A hoặc gia đình cung cấp.
 Các trắc nghiệm tâm lý, thẩm định về tâm thần học đối với bà A để xác

định chức năng xã hội, nguyên nhân thông tin tiềm ẩn mà quan sát bình
thường không có được.
Các công cụ thu thập thông tin:
 Đàm thoại
25


×