Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Đánh giá kết quả mổ viêm ruột thừa tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa huyện cư kuin trong 02 năm (2010 – 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.21 KB, 22 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa đứng hàng đầu trong các cấp
cứu ngoại khoa. Gặp hàng ngày ở các cơ sở ngoại khoa tuyến huyện và tuyến
tỉnh. Theo thống kê trong và ngoài nước, viêm ruột thừa chiếm 60 - 70% các
cấp cứu về ổ bụng. Số ca viêm ruột thừa hàng năm gặp ở các bệnh viện trong
nước như sau: ở bệnh viện Việt Đức Hà Nội 1.261 ca (1961), ở bệnh viện
Nhân Dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh 1.145 ca (1987), ở bệnh viện
tỉnh Đăk Lăk 1.037 ca (1994 - 1995) [1].
Mổ cắt viêm ruột thừa bằng phương pháp mổ hở rạch da đường MCBurnay tách cân cơ vào ổ bụng, cắt ruột thừa là tương đối đơn giản và triển
khai dễ tại các bệnh viện hạng 3. Nhưng chẩn đoán trễ, phẩu thuật muộn thì để
lại cho bệnh nhân nhiều biến chứng và có thể tử vong do nhiễm trùng nhiễm
độc.
Hiện nay tại các trung tâm y khoa lớn dịch vụ kỹ thuật mổ nội soi cắt
ruột thừa viêm trong viêm ruột thừa, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí
điều trị, mang lại tính thẩm mỹ cho bệnh nhân. Nhưng với thực trạng hiện nay
bệnh viện tuyến huyện đang thiếu bác sỹ chuyên khoa và gây mê, trang thiết
bị nên việc triển khai mổ cắt ruột thừa viêm bằng phương pháp nội soi rất khó
khăn, do vậy mổ cắt ruột thừa viêm bằng phương pháp cổ điển mổ hở là cần
thiết, vừa giải quyết tình trạng thiếu nhân lực, trang thiết bị. Đồng thời bệnh
nhân khám, chẩn đoán và chỉ định mổ kịp thời để tránh những biến chứng
trước mắt và lâu dài. Mang lại lợi ích kinh tế cho bệnh nhân và xã hội, cũng
như giải quyết tình trạng quá tải cho bệnh viện tuyến trên.
Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đăk Lăk trong những năm qua ruột thừa viêm
chủ yếu được mổ bằng phương pháp mổ hở nhưng chưa có đề tài nghiên cứu
nào về mổ cắt ruột thừa viêm bằng phương pháp mổ hở.


2


Bệnh viện đa khoa huyện Cưkuin triển khai mổ cắt ruột thừa viêm ở thể
viêm điển hình đến sớm từ năm 1987 đến nay. Từ đầu năm 2010 đến năm
2011 bệnh viện đa khoa huyện Cưkuin đã mổ cắt ruột thừa viêm bằng phương
pháp mổ hở được 78 bệnh nhân (trong đó năm 2010 là 33 bệnh nhân, năm
2011 là 45 bệnh nhân), qua quá trình triển khai chưa có biến chứng nào, để
tiếp tục duy trì tốt mổ hở cắt ruột thừa viêm tại bệnh viện đa khoa huyện
Cưkuin.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “
Đánh giá kết quả mổ viêm ruột thừa tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa
huyện Cư Kuin trong 02 năm (2010 – 2011)”. Nhằm hai mục tiêu:
1. Tỷ lệ mổ viêm ruột thừa trên tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.
2. Tỷ lệ chuẩn đoán trước và sau mổ và các biến chứng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. ĐẶC ĐIỂM VỀ GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG RUỘT THỪA
1.1. Vị trí
Ruột thừa là một ống có đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng, nằm
cách van hồi manh trành khoảng 2,5 cm. Đáy ruột thừa là chỗ tập trung của 3
giải cơ dọc ở đáy manh tràng. Liên quan giữa đáy ruột thừa và manh tràng
không thay đổi, nhưng đầu ruột thừa có nhiều vị trí khác nhau: sau manh
tràng, tiểu khung, dưới manh tràng, trước hồi tràng.
1.2. Kích thước
Chiều dài của ruột thừa thay đổi từ 1 - 20 cm, chiều dài thường gặp nhất
là từ 6 - 9 cm. Không có ruột thừa, ruột thừa đôi, túi thừa thỉnh thoảng có mô
tả trên y văn.

1.3. Chức năng
Đã từ lâu người ta cho rằng ruột thừa là một cơ quan không có chức
năng gì, nhưng hiện nay người ta đã biết ruột thừa là một cơ quan miễn dịch
sản xuất các kháng thể đặc biệt là IgA. Mặc dù nó là một cơ quan góp phần
tạo miễn dịch cho cơ thể nhưng chức năng đóng góp của nó không phải là chủ
yếu và việc cắt ruột thừa không ảnh hưởng đến việc chống nhiễm khuẩn cũng
như các chức năng khác của hệ thống miễn dịch.
1.4. Dịch tễ học[3]
Theo WHO, năm 1995 tại Mỹ, cứ 100.000 dân có 225 người bị viêm
ruột thừa và lứa tuổi bị cao nhất là 10 - 34 tuổi, tỉ lệ nam/nữ khoảng 0,82, tại
Pháp 195 viêm ruột thừa/100.000 dân, tần suất bệnh nhiều nhất ở tuổi 11 - 36
tuổi, tỉ lệ nam/nữ là 0,83.


4

Ở Việt Nam, số ca viêm ruột thừa hàng năm gặp ở các bệnh viện trong
nước như sau: ở bệnh viện Việt Đức Hà Nội 1.261 ca (1961), ở bệnh viện
Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh 1.145 ca (1987), ở bệnh viện tỉnh
Đăk Lăk 1.037 ca (1994 - 1995). Bệnh viện đa khoa Cư Kuin đã mổ 78 ca
(2010 - 2011).
1.5. Nguyên nhân bệnh sinh viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa gây nên do sự tắc nghẽn lòng ruột thừa.
Các nguyên nhân tắc nghẽn bao gồm :
1.5.1. Phì đại các nang bạch huyết
Chiếm 60% các trường hợp. Các bạch huyết dưới niêm mạc phì đại do
đáp ứng tại chỗ (nhiễm trùng đường ruột do Samonella, Shigella,...) hoặc do
toàn thân (nhiễm trùng hô hấp cấp,...) đối với các nhiễm trùng gây phản ứng
tăng sinh bạch cầu.
1.5.2. Ứ đọng sỏi phân trong lòng ruột thừa

Chiếm 35% các trường hợp.
1.5.3. Vật lạ
(4%) gồm các hạt trái cây nhỏ như chanh, ớt, hoặc ký sinh trùng đường
ruột như giun kim,...
1.5.4. Bướu thành ruột thừa hay thành manh tràng đè vào (1%)
1.6. Sinh lý bệnh
Sau khi thành ruột thừa bị tắc nghẽn, diễn biến bệnh lý tùy thuộc vào 4
yếu tố sau: thể tích lòng ruột thừa, mức độ tắc nghẽn, sự xuất tiết liên tục của
niêm mạc ruột thừa, tính không đàn hồi của niêm mạc ruột thừa.
Ruột thừa bị tắc nghẽn, chất nhầy tiết ra trong lòng ruột bị ứ đọng càng
lúc càng nhiều làm tăng áp lực trong lòng ruột thừa. Áp lực càng tăng sẽ làm
đình trệ lưu thông mạch bạch huyết và tĩnh mạch gây ứ huyết, phù nề niêm
mạc, tạo điều kiện viêm ruột thừa phát triển và vết loét ở niêm mạc viêm ruột


5

xuất hiện. Đây là giai đoạn "viêm ruột thừa tiêu điểm". Trong giai đoạn này
bệnh nhân cảm thấy đau ngấm ngầm vùng thượng vị hay quanh rốn, kèm theo
có buồn nôn và nôn.
Sự tiếp tục xuất tiết của niêm mạc ruột thừa càng làm cho áp lực trong
lòng ruột thừa càng gia tăng, sau đó làm tắc nghẽn tuần hoàn mao mạch, thiếu
máu nuôi ruột thừa. Đây là giai đoạn viêm ruột thừa mưng mủ. Lớp thanh mạc
viêm tấy của ruột thừa tiếp xúc với lá thành của phúc mạc gây nên cái đau nội
tạng được cảm nhận ở 1/4 dưới bụng phải của bệnh nhân, cho cảm giác đau
khu trú khi ấn vùng hố chậu phải.
Bệnh lý diễn tiến tiếp tục gây thuyên tắc tĩnh mạch và thiếu máu động
mạch. Vùng thiếu máu nhiều nhất của ruột thừa chính là bờ tự do của nó, nơi
đây xuất hiện điểm hoại tử, ta có "viêm ruột thừa hoại tử". Viêm ruột thừa
hoại tử là giai đoạn đầu của viêm ruột thừa cấp có biến chứng. Từ điểm hoại

tử này ruột thừa bị thủng và gây nên biến chứng viêm phúc mạc.
Khi viêm ruột thừa cấp không diễn biến quá nhanh, hiện tượng gây dính
do viêm sẽ làm cho các quai ruột kề cận, mạc nối lớn, đến bám vào ruột thừa.
Nên khi ruột thừa thủng chỉ dẫn đến hậu quả là áp xe ruột thừa hay viêm phúc
mạc khu trú. Trong khoảng 1 - 2% số bệnh nhân hoặc quá trẻ hoặc quá già
diễn tiến quá nhanh của viêm ruột thừa cấp sẽ gây nên viêm phúc mạc toàn
thể.
2. THỂ LÂM SÀNG[2], [6]
Triệu chứng lâm sàng của viêm ruột thừa rất phong phú và thay đổi tùy
thể lâm sàng.
2.1. Thể theo diễn tiến của bệnh
Từ viêm ruột thừa cấp bệnh có thể diễn tiến nặng hơn cho các biến
chứng như :
2.1.1 Áp xe ruột thừa


6

- Bệnh sử thường kéo dài nhiều ngày.
- Khám có một khối ở hố chậu phải, ấn đau.
- Toàn thân: sốt có thể 38C hay hơn, bạch cầu tăng cao trên 10.000.
Siêu âm xác định tính chất khối này.
2.1.2. Viêm phúc mạc ruột thừa
Có thể chỉ khu trú ở hố chậu phải hoặc lan rộng ra 1/2 bụng dưới hay
viêm phúc mạc toàn thể khi mủ lan đến 1/2 bụng trên.
Biểu hiện lâm sàng thường nặng. Vẻ mặt nhiễm trùng. Mạch trên 100
l/phút. Sốt cao 39-40C.
Bạch cầu tăng cao trên 15.000.
X quang bụng đứng không sửa soạn trong trường hợp này cần làm để
phân biệt với viêm phúc mạc do thủng tá tràng, dạ dày hay ruột non.

Siêu âm thấy hình ảnh viêm ruột thừa các thể.
2.1.3. Đám quánh ruột thừa
Thường có ở bệnh nhân có sức đề kháng mạnh. Các quai ruột và mạc
nối lớn đến bám chặt ruột thừa tạo thành một khối. Những bệnh nhân này
thường có quá trình dùng kháng sinh. Khi khối này hoàn toàn không đau, bạch
cầu trong giới hạn bình thường không có chỉ định điều trị ngoại khoa cấp cứu.
2.2. Thể theo vị trí giải phẫu của ruột thừa
2.2.1. Viêm ruột thừa sau manh tràng
Chiếm 20% các trường hợp viêm ruột thừa.
Đau thường mơ hồ ở vùng hố chậu phải.
Ấn điểm trên mào chậu bên phải bệnh nhân đau rõ rệt.
- Ở bệnh nhân đến viện trễ thường có dấu hiệu cơ thắt lưng.
- Dễ chẩn đoán nhầm với cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản phải, tuy
nhiên lưu ý tính chất cơn đau, sốt và bạch cầu sẽ chẩn đoán được.
2.2.2. Viêm ruột thừa tiểu khung


7

- Có thể bệnh nhân nhập viện vì các triệu chứng về tiết niệu như: đái
rắt, đái buốt do bàng quang bị kích thích.
- Ở 1/4 bụng phải điểm đau thường thấp.
- Xác định chẩn đoán chủ yếu bằng thăm trực tràng hay thăm âm đạo.
- Dễ chẩn đoán nhầm với viêm phần phụ.
2.2.3. Viêm ruột thừa dưới gan
- Đau ở hông phải hay ngay hạ sườn phải.
- Dễ gây nhầm lẫn với viêm túi mật cấp, rồi được điều trị kháng sinh, để
đến khi chẩn đoán ra bệnh thì thường là ở giai đoạn đã có biến chứng.
2.2.4. Viêm ruột thừa bên trái
- Gặp khi đảo ngược phủ tạng, ruột thừa nằm ở hố chậu trái, rất hiếm.

2.3. Thể lâm sàng theo tuổi và cơ địa
2.3.1. Nhũ nhi
Viêm ruột thừa rất ít xảy ra ở trẻ sơ sinh. Hầu như không thể chẩn đoán
được bệnh trong giai đoạn xung huyết.
2.3.2.Trẻ đang bú
Ở lứa tuổi này, manh tràng chưa cố định, ruột dư lại dài so với kích
thước của bụng nên vị trí đau thường ở cạnh rốn, dễ nhầm lẫn với đau bụng
giun, điều trị giun, thúc đẩy quá trình diễn tiến bệnh nhanh hơn.
Bệnh nhi thường nôn nhiều, sốt cao và thể nhiễm độc nhiều hơn so với
người lớn.
2.3.3. Trẻ em lớn
Triệu chứng lâm sàng thường giống người lớn. Thành bụng lại mỏng
cho nên dễ tìm thấy điểm đau khu trú chính xác. Ở độ tuổi này, các cấp cứu
ngoại khoa khác ít gặp nên việc chẩn đoán thường không khó.
2.3.4. Người già
Viêm ruột thừa ở người già không hiếm.


8

Triệu chứng lâm sàng trong nhiều trường hợp như người trẻ. Nhưng ở
một số bệnh nhân cao tuổi viêm ruột thừa được thể hiện bằng tắc ruột và sốt,
phản ứng thành bụng không rõ, công thức máu có khi không cao nên việc
chẩn đoán thường bị chậm trễ.
2.3.5. Phụ nữ có thai
Trong những tháng đầu của thai kỳ, biểu hiện lâm sàng không có gì
khác. Nhưng khi thai nhiều tháng, tử cung to đẩy ruột thừa lên cao làm thay
đổi điểm đau.
Để bệnh nhân nghiêng trái, ruột thừa trở về vị trí cũ nhận định dễ hơn.
2.3.6. Viêm ruột thừa đã được dùng kháng sinh

Kháng sinh không dập tắt được tình trạng nhiễm trùng của ruột thừa
nhưng có khả năng làm thay đổi quá trình diễn tiến của viêm ruột thừa. Trong
trường hợp kháng sinh có tác dụng, diễn tiến của viêm ruột thừa chậm lại,
triệu chứng lâm sàng ít rõ rệt, làm cho chẩn đoán khó khăn, xử trí chậm trễ.
Hậu quả là viêm ruột thừa có biến chứng.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
Bệnh nhân có thể là nam hay nữ, ở mọi lứa tuổi khám bệnh vì đau bụng
một vài giờ hay một, hai ngày. Khởi đầu bệnh nhân đau ở thượng vị hay
quanh rốn rồi sau đó khu trú hố chậu phải.
Chẩn đoán xác định dựa vào:
- Triệu chứng cơ năng: đau bụng ở thượng vị, hay quanh rốn sau khu trú
ở hố chậu phải.
- Triệu chứng thực thể: khám bụng vùng hố chậu phải ở bệnh nhân đếm
sớm, đau nhiều nhất ở điểm Mc Burney. Nếu bệnh nhân đến trễ đau ở vùng hố
chậu phải kèm phản ứng dội, phản ứng co cứng thành bụng.
- Thăm trực tràng: đau nhói bên phải cùng đồ.


9

- Cận lâm sàng: công thức máu thấy bạch cầu tăng và đa nhân trung tính
tăng.
- Siêu âm: thấy hình ảnh viêm ruột thừa viêm.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
Cần chia làm 2 nhóm bệnh có các triệu chứng lâm sàng gần giống viêm
ruột thừa cấp:
3.2.1. Nhóm ngoại khoa
Sự nhầm lẫn trong chẩn đoán có thể tạm chấp nhận vì hướng xử trí đều
giống nhau là bệnh nhân phải mổ. Nhưng điều tệ hại là nếu chẩn đoán nhầm

sẽ vào bụng bằng đường mổ khác nhau, ảnh hưởng tiên lượng sau này, và khi
mổ, nếu không có kinh nghiệm dễ bỏ sót chấn thương.
- Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng.
- Khối u manh tràng viêm, dọa vỡ.
- Thai ngoài tử cung ở bên phải.
- Viêm phúc mạc chậu do viêm phần phụ.
- Thủng hồi tràng do thương hàn hay lao.
- Viêm túi thừa Meckel.
- Nang buồng trứng phải xoắn.
3.2.2. Nhóm bệnh nội khoa
Có triệu chứng hơi giống viêm ruột thừa cấp, sự nhầm lẫn trong chẩn
đoán không thể chấp nhận được vì sẽ dẫn đến mổ bụng trắng có hại cho bệnh
nhân.
- Cơn đau quặn thận bên phải.
- Viêm phần phụ.
-Viêm manh tràng.
- Nang trứng vỡ (Hội chứng Mittelschmers): Nang trứng vỡ xảy ra vào
thời điểm giữa hai kỳ kinh. Triệu chứng thực thể rất giống với viêm ruột thừa


10

cấp như: đau hố chậu phải, sốt nhẹ. Tuy nhiên không có các triệu chứng rối
loạn tiêu hoá đi kèm, không có nhiễm trùng và cơn đau ngày càng giảm dần, ít
khi đau quá 2 ngày. Trên lâm sàng nếu không chẩn đoán được bệnh mà chẩn
đoán là viêm ruột thừa cấp, sẽ có chỉ định ngoại khoa. Khi mổ bụng sẽ thấy
trong bụng có ít máu, ở buồng trứng có một điểm nhỏ xuất huyết đó là De
Graaf vỡ sinh lý.
4. DIỄN TIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
Viêm ruột thừa cấp cần chẩn đoán sớm và mổ sớm trong những giờ đầu.

Nếu không bệnh sẽ diễn tiến thành viêm phúc mạc, đó là một biến chứng rất
nặng. Nếu sức đề kháng tốt sẽ có các quai ruột đến bám chặt ruột thừa tạo
thành đám quánh.
4.1.Viêm phúc mạc
Hiện tượng nhiễm trùng lúc này lan vào xoang phúc mạc. Viêm ruột
thừa diễn tiến thành viêm phúc mạc theo nhiều cách:
4.1.1. Viêm phúc mạc xuất hiện ngay
- Bệnh bắt đầu đột ngột bằng cơn đau dữ dội ở hố chậu phải.
- Khám có phản ứng thành bụng và đau toàn ổ bụng, nhiều nhất ở hố
chậu phải.
- Các triệu chứng nhiễm trùng rõ: mạch nhanh trên 100L/phút, sốt cao
39C trở lên.
4.1.2. Viêm phúc mạc sau 48 giờ
Sau 48 giờ kể từ lúc có triệu chứng đau đầu tiên, đau càng lúc càng
tăng. Khám có phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc. Tình trạng nhiễm
trùng rõ với sốt cao, mạch nhanh.
4.1.3. Viêm phúc mạc 2 thì
Cơn đau của viêm ruột thừa kéo dài nhiều giờ rồi giảm dần. Vào ngày
thứ 4 - 5 đột nhiên đau trở lại. Mặc dù lâm sàng có một thời gian giảm đau


11

nhưng thương tổn viêm vẫn tiến triển và làm cho ruột thừa thủng gây viêm
phúc mạc. Vì vậy người ta gọi thời gian giảm đau là "thời gian giảm đau dối
trá".
4.1.4.Viêm phúc mạc 3 thì
Viêm ruột thừa tiến triển thành áp xe ruột thừa. Khối áp xe tăng lên
nhanh, căng, vỡ. Mủ trong ổ áp xe tràn vào xoang bụng gây viêm phúc mạc
toàn thể rất nặng.

4.2. Áp xe ruột thừa
Ruột thừa mưng mủ, vỡ, mạc nối lớn và các quai ruột đến bọc lấy ruột
thừa. Mủ mỗi ngày một nhiều nhưng được bọc trong một túi ngăn cách rõ rệt
với xoang phúc mạc còn lại. Khám bụng , thấy vùng hố chậu phải có một khối
u đường kính thay đổi từ 05-10cm, liền với gai chậu trước trên, thường có
hình mo cau, mềm, ấn rất đau. Toàn thân bệnh nhân có dấu nhiễm trùng nặng,
sốt cao, lưỡi dơ, bạch cầu cao từ 15.000 - 20.000. Ổ áp xe ngày một lớn, nếu
không can thiệp đúng lúc sẽ vỡ vào xoang phúc mạc gây viêm phúc mạc 3 thì.
4.3. Đám quánh ruột thừa
Ruột thừa viêm được mạc nối lớn, các quai ruột bao bọc và sức đề
kháng tốt của cơ thể hay do tác dụng của kháng sinh quá trình viêm lui dần rồi
được dập tắt. Bệnh nhân đi khám bệnh sau khi đã đau 3 - 4 ngày. Khám bụng
thấy ở hố chậu phải có mọt mảng cứng, giới hạn không rõ, ấn không đau.
5. ĐIỀU TRỊ[4], [5]
5.1. Viêm ruột thừa cấp
Sau khi có chẩn đoán xác định:
- Cho bệnh nhân đủ dịch truyền để có nước tiểu tốt, hạ sốt, và một liều
kháng sinh trước mổ.
- Sau khi bệnh nhân được vô cảm, nên khám lại một lần chót vùng hố
chậu phải.


12

- Phương pháp mổ: qua đường Mc Burney, tách cơ vào xoang bụng, cắt
ruột thừa.
- Không dẫn lưu xoang bụng. Kháng sinh không dùng sau 24 giờ.
Trường hợp chẩn đoán còn nghi ngờ: nên theo dõi khám lại từ 3 - 6 giờ
và cho thử lại công thức máu mỗi 6 giờ. Sau 6 - 12 giờ theo dõi nếu không
loại trừ được viêm ruột thừa có thể chỉ định mổ.

5.2. Viêm phúc mạc khu trú ở hố chậu phải
- Hồi sức bệnh nhân cho tốt bằng dịch truyền để có lượng nước tiểu tốt,
hạ nhiệt, cho kháng sinh trước mổ và sau mổ trên 24 giờ.
- Vào bụng bằng đường Mc Burney mở rộng, cắt ruột thừa. Vùi gốc hay
không tùy tình trạng đáy ruột thừa tốt hay xấu. Lau sạch ổ bụng bằng gạc ướt.
Có thể rửa xoang bụng bằng Betadine pha loãng, dẫn lưu hay không tùy từng
trường hợp.
5.3. Viêm phúc mạc toàn thể hay viêm phúc mạc chậu
Hồi sức tích cực bệnh nhân để đưa bệnh nhân về trạng thái ổn định.
Không nên gây mê nếu bệnh nhân sốt trên 39C. Nên cho hạ nhiệt bằng thuốc
và chườm mát, kháng sinh tĩnh mạch. Đặt ống thông mũi - dạ dày. Đường mổ
giữa, dưới rốn. Sau khi vào bụng nếu 1/2 bụng trên sạch thì không cần kéo vết
mổ quá rốn. Cắt ruột thừa, vùi gốc hay không tùy tình trạng gốc ruột thừa.
Rửa sạch xoang bụng. Dẫn lưu túi cùng và vùng hố chậu phải đưa trổ ra ở
thành bụng hố chậu phải. Dẫn lưu các vùng khác hay không tùy thuộc lượng
mủ tích tụ ở nơi đó. Kháng sinh tiếp tục dùng sau mổ.
5.4. Áp xe ruột thừa
Đối với các ổ áp xe đã dính vào thành bụng trước bên, dẫn lưu mủ. Sau
3 tháng cho bệnh nhân nhập viện mổ cắt ruột thừa.
5.5. Đám quánh ruột thừa
Không có chỉ định mổ vì:


13

- Tình trạng nhiễm trùng đã hết, không cần mổ cấp cứu.
- Ruột thừa được bao chặt bởi mạc nối lớn và các quai ruột, khi cố gắng
bóc tách trong mổ cấp cứu sẽ làm chảy máu và thủng ruột làm nhiễm trùng
càng nặng thêm. Sau 3 tháng cho bệnh nhân nhập viện mổ cắt ruột thừa.
6. BIẾN CHỨNG SAU MỔ

6.1. Biến chứng sớm
Chảy máu, viêm phúc mạc, áp xe tồn lưu, dò manh tràng, nhiễm trùng
vết mổ.
6.2. Biến chứng muộn
Tắc ruột sau mổ do dính.


14

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Tại bệnh viện đa khoa huyện Cư kuin
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Tất cả các hồ sơ bệnh án được chẩn đoán và chỉ định mổ viêm ruột
thừa tại bệnh viện đa khoa huyện Cưkuin trong 02 năm 2010-2011 lưu tại
phòng kế hoạch tổng hợp.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm ruột thừa về lâm sàng của
các thể viêm ruột thừa, siêu âm và xét nghiệm.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân viêm hồi manh tràng.
+ Viêm phần phụ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu cắt ngang.
- Về lâm sàng với các dấu hiệu lâm sàng điển hình của các thể.
- Dấu hiệu cận lâm sàng của từng bệnh nhân trên các chỉ số xét nghiệm,
siêu âm, X-Quang.
- Các đường mổ và phương pháp tiếp cận ruột thừa và cắt ruột thừa.

- Theo dõi thời gian hậu phẫu.
- Biến chứng trong mổ và biến chứng sớm sau mổ trong giai đoạn hậu
phẫu của các thể.
2.4. Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê y học.
2.5. Thời gian thực hiện nghiên cứu


15

Tháng 2 năm 2014 viết đề cương.
Tháng 2 trình đề cương.
Tháng 4 - 10/2014 thu thập số liệu, xử lý số liệu, viết đề tài.
Tháng 12 năm 2014 báo cáo đề tài.
2.6. Khía cạnh đạo đạo đức
Các thông tin thu thập được nhằm đảm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ
cho nhân dân ở tuyến cơ sở và giám bớt chi phí cho bệnh nhân khi chuyển
tuyến và giảm tải cho tuyến trên.
2.7. Hạn chế của đề tài
Đề tài chỉ đánh giá trên khía cạnh của triển khai mổ ruột thừa tại tuyến
huyện bằng phương pháp mổ hở chỉ nêu lên được những thành công, biến
chứng trong mổ và sau mổ, những xử lý khi có biến chứng chứ không nghiên
cứu được đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các thể viêm ruột thừa tại tuyến
huyện.


16

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Bảng 1. Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm ruột thừa trên tổng số bệnh nhân điều
trị nội trú.
Tổng số bệnh

Tổng số bệnh nhân viêm ruột thừa

nhân điều trị

Tổng số

Tỷ lệ

104

0,86%

nội trú
12055

Nhận xét: Tỷ lệ viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin chiếm
0,86% so với tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.
Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật
Tổng số bệnh

Tổng số bệnh nhân được

Tổng số bệnh nhân phải

nhân viêm


mổ

chuyển tuyến trên

ruột thừa

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ (%)

104

78

75%

26

25%

Nhận xét: bệnh nhân chẩn đoán viêm ruột thừa được mổ tại bệnh viện là 78 ca
chiếm 75% trường hợp, còn lại chuyển tuyến trên là 26 ca chiếm 25%( các ca
chuyển tuyến là do bệnh nhân vào ban đêm).
Bảng 3. Chẩn đoán trước mổ và sau mổ
chẩn đoán


Chẩn đoán sau mổ

trước mổ

Có viêm
Số lượng

78

78

Không viên

Tỷ lệ (%)
100%

Số lượng

Tỷ lệ (%)

0

%

Nhận xét: Qua bảng cho chung ta thấy chẩn đoán trước mổ và chẩn đoán sau
mổ có tỷ lệ chính xác cao không có nhầm lẫn với những bệnh khác.


17


Bảng 4. Các thể viêm ruột thừa
Các thể

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Thể điển hình

68

87,18%

Thể sau manh tràng

08

10,26%

Thể tiểu khung

0

0%

Thể áp xe khu trú

02


2,56%

Thể áp xe toàn thể

0

0%

Thể mãn tính

0

0%

Nhận xét: Trong các thể ruột thừa thì thể điển hình chiếm tỷ lệ cao nhất, các
thể còn lại chỉ chiếm 12,82%. trong các thể bất thường thì ruột thừa năm sau
manh tràng chiếm ưu thế 10,26% các ca viêm ruột thừa tiếp đến là thể áp xe
khu trú 2,56%.
Bảng 5. Đường vào ổ bụng
Đường Mc burney
Tổng số
78

Đường paravertan

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng


Tỷ lệ (%)

73

93,59%

5

6,41%

Nhận xét: Đường mổ hở đi theo đường Mc Burney là chủ yếu chiếm 93,59%.
Bảng 6. Phương pháp cắt ruột thừa
Cắt ngược dòng
Các thể

Cắt mạc treo trước

Tổng
số

Số
lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Thể điển hình

68

04

5,88%

64

94,12%

Thể sau manh

08

05

62,50%

03

37,50%

Thể tiểu khung

0

0


0%

0

0%

Thể áp xe khu trú

02

0

0%

02

100%

tràng


18

Thể áp xe toàn thể

0

0

0%


0

0%

Nhận xét: Cắt mạc treo trước ở thể điển hình chiếm tỷ lệ cao nhất 94,12%, cắt
ngược dòng ở thể sau mang tràng chiếm 62,5%, cắt mạc treo trước ở thể sau
manh tràng là 37,50%. Từ đó ta thấy cắt mạc treo trước thể điển hình 94,12%
giống như sách vở kinh điển đã ghi.
Bảng 7. Biến chứng trong mổ
Stt

Biến chứng

Số lượng

1

Cháy máu

0

2

Thủng ruột

0

3


Sốc thuốc

0

4

Không biến chứng

0

Tỷ lệ (%)

Nhận xét Qua bảng ta thấy biến chứng trong mổ tại bệnh viện là không có.
Bảng 8. Biến chứng sau mổ của các thể viêm ruột thừa
Tổng số BN
Các thể

Không biến chứng
Số lượng

Tỷ lệ (%)

Thể điển hình

68

68

100%


Thể sau manh tràng

08

08

100%

Thể tiểu khung

0

0

0%

Thể áp xe khu trú

02

02

100%

Thể áp xe toàn thể

0

0


0%

Nhận xét Đánh giá biến chứng của các thể viêm ruột thừa sau phẫu thuật trong
02 năm 2010 - 2011 là không có.


19

Chương 4
BÀN LUẬN

1. Tỷ lệ viêm ruột thừa nhập viện tại bệnh viện trong 02 năm qua là 104 ca.
2. Tỷ lệ chẩn đoán nhầm khi mổ không có.
3. Trong mổ không gặp những biến chứng gì.
4. Sau mổ không gặp những biến chứng gì.
5. Kết quả triển khai mổ ruột thừa viêm trong 02 năm tại bệnh viện đa khoa
huyện Cư Kuin 2010 - 2011: Luôn đảm bảo từ khâu chẩn đoán xác định đến
khâu kỹ thuật mổ.


20

KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ bệnh nhân viêm ruột thừa tại bệnh viện trên bệnh nhân điều trị nội trú
là 0,86%.
2. Kết quả mổ viêm ruột thừa trong 2 năm 2010-2011:
- Tỉ lệ chuẩn đoán sai trước và sau mổ: không có.
- Biến chứng gặp trong mổ và sau mổ: không có.



21

KIẾN NGHỊ
1. Mua sắm trang thiết bị như: kẹp ruột thừa, máy gây mê nội khí quản để mổ
đường trắng giữa khi gặp viêm phúc mạc toàn thể.
2. Cử kíp mổ đi học mổ nội soi để triển khai trong năm tới.


22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng chuyên khoa 1ngoại tổng quát của TS Nguyễn Xuân Vinh
trường ĐH Tây Nguyên.
2. Bệnh học ngoại khoa tập 2 sau đại học của Đại học Y Hà Nội.
3. Đánh giá triển khai mổ ruột thừa viêm bằng phương pháp mổ hở tại
bệnh viện Buôn Đôn trong 02 năm 2009 -2010. BS. Nguyễn Đức Lộc.
4. Điều trị ngoại khoa của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
5. Phẫu thuật thực hành của Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
6. Phẫu thuật thực hành của Học viện quân y.
7. Triệu chứng học ngoại khoa tập 2 của Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh.



×