Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài và cấu trúc thảm thực vật trong hệ sinh thái rừng tràm ở vƣờn quốc gia tràm chim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.08 MB, 77 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM SINH HỌC

NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ
CẤU TRÚC THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI
RỪNG TRÀM Ở VƢỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: SƢ PHẠM SINH HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn
ThS. ĐẶNG MINH QUÂN

Năm 2015

Sinh viên thực hiện
ĐỖ THỊ NHƢ NGỌC
Lớp: Sƣ phạm Sinh học
MSSV: 3112255


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM SINH HỌC

NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ
CẤU TRÚC THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI
RỪNG TRÀM Ở VƢỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


NGÀNH: SƢ PHẠM SINH HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn
ThS. ĐẶNG MINH QUÂN

Sinh viên thực hiện
ĐỖ THỊ NHƢ NGỌC
Lớp: Sƣ phạm Sinh học
MSSV: 3112255

Năm 2015


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

LỜI CẢM TẠ
Luận văn tốt nghiệp đại học là cả một quá trình dài học tập, nghiên cứu và nổ
lực của bản thân. Ngoài ra, tôi còn nhận được sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ của quý
Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết con xin ghi nhớ ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cha mẹ luôn
quan tâm, tin tưởng và động viên con trong suốt thời gian qua.
Xin ghi nhớ công ơn của Thầy Đặng Minh Quân đã dạy bảo, hướng dẫn, giúp
đỡ để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô Bộ môn Sinh đã tận tình truyền
đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu để em hoàn thành tốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Cô cố vấn học
tập Phạm Thị Bích Thủy trong suốt thời gian em học tập và thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Vườn Quốc gia đã tạo mọi điều kiện

để tôi hoàn thành tốt luận văn cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh Lê Văn Bản
và anh Trần Văn Quí cùng phòng thí nghiệm thực vật đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Sư phạm Sinh học khóa 37 đã
giúp tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập.
Xin trân trọng cảm ơn hội đồng đánh giá luận văn đã đóng góp ý kiến để luận
văn thật sự có giá trị khoa học.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chào!

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Nhƣ Ngọc

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

i

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

TÓM LƯỢC
Đề tài “Nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài và cấu trúc thảm thực
vật trong hệ sinh thái rừng Tràm ở Vườn Quốc gia Tràm Chim” được thực hiện
từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015. Nghiên cứu được tiến hành trên 36 ô tiêu
chuẩn (kích thước mỗi ô là 2000 m2) trong 2 kiểu rừng Tràm là rừng Tràm chỉ
ngập nước úng phèn vào mùa mưa và rừng Tràm ngập nước úng phèn quanh năm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 52 loài thuộc 49 chi của 35 họ trong 2 ngành
thực vật. Trong đó ngành Hột kín (Angiospermatophyta) có 47 loài chiếm 90,38%
tổng số loài được khảo sát. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 5 loài chiếm 9,62%
tổng số loài được khảo sát. Dạng sống của hệ thực vật nơi đây chủ yếu là cây cỏ với 19
loài chiếm 36,54% và cây thủy sinh với 12 loài chiếm 23,07%, các nhóm dạng sống
còn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn. Có 52 loài có giá trị sử dụng, trong đó số loài làm thuốc
đa dạng nhất với 48 loài chiếm 92,31%. Có một loài quí hiếm nằm trong sách đỏ Việt
Nam là Cà na (Elaeocarpus hygrophilae Kurz.) ở cấp VU (loài sắp nguy cấp).

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

ii

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ...........................................................................................................i
TÓM LƢỢC ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iii
DANH SÁCH BẢNG .............................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................ vii
TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................... viii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 1

1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1. Tổng quan về nghiên cứu đa dạng thực vật ....................................................... 3
2.1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 3
2.1.1.1. Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật ..................................................... 3
2.1.1.2. Nghiên cứu về thảm thực vật .......................................................... 4
2.1.1.3. Nghiên cứu về dạng sống ................................................................ 5
2.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 7
2.1.2.1 Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật ...................................................... 7
2.1.2.2. Nghiên cứu về thảm thực vật .......................................................... 9
2.1.2.3. Nghiên cứu về dạng sống .............................................................. 11
2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .............................................................. 12
2.2.1. Lịch sử hình thành VQG Tràm Chim................................................... 12
2.2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của VQG Tràm Chim ............... 14
2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 14
a. Vị trí địa lí, diện tích .......................................................................... 14
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

iii

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

b. Đặc điểm về địa hình ......................................................................... 14
c. Đặc điểm về đất ................................................................................. 15

d. Đặc điểm về khí hậu – thủy văn ........................................................ 15
e. Đa dạng sinh học................................................................................ 16
2.2.2.2. Kinh tế xã hội ................................................................................ 17
a. Tình hình về dân cư, lao động ........................................................... 17
b. Sự phối hợp giữa VQG Tràm Chim với địa phương ......................... 18
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 19
3.1. Phương tiện nghiên cứu........................................................................................ 19
3.1.1. Phương tiện nghiên cứu ngoài thực địa ....................................................... 19
3.1.2. Phương tiện nghiên cứu trong phòng thí nghiêm ........................................ 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................................... 19
3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp............................................................................ 19
3.2.2. Phương pháp điều tra thực tế........................................................................ 19
3.2.3. Phương pháp nội nghiệp ............................................................................... 24
3.2.4. Đánh giá đa dạng thực vật về phân loại ....................................................... 25
3.2.5. Đánh giá đa dạng thực vật về dạng sống .............................................. 25
3.2.6. Đánh giá đa dạng về giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn........................ 25
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 27
4.1. Đặc điểm sinh thái và cấu trúc các thảm thực vật của các kiểu rừng Tràm ở
VQG Tràm chim ..................................................................................................... 27
4.1.1. Rừng Tràm chỉ ngập nước úng phèn vào mùa mưa ............................. 27
4.1.1.1. Rừng Tràm dưới 8 năm tuổi ......................................................... 27
4.1.1.2. Rừng Tràm từ 8  14 năm tuổi .................................................... 28
4.1.1.3. Rừng tràm trên 14 năm tuổi .......................................................... 30
4.1.2. Rừng tràm ngập nước úng phèn quanh năm ........................................ 32
4.2. Đa dạng thực vật trong HST rừng tràm ở VQG Tràm Chim....................... 33

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

iv


Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

4.2.1. Kết quả xây dựng danh lục ................................................................... 33
4.2.2. Đánh giá đa dạng về phân loại ............................................................. 37
4.2.2.1. Đa dạng các taxon trong ngành..................................................... 37
4.2.2.2. Đa dạng loài của các họ ................................................................ 38
4.2.2.3. Đa dạng loài của các chi ............................................................... 39
4.2.3. Đa dạng về dạng sống .......................................................................... 39
4.2.4. Đánh giá mức độ đa dạng về cây có giá trị sử dụng và cây quý hiếm cần
bảo tồn ..................................................................................................................... 40
4.2.4.1. Đa dạng về giá trị sử dụng ................................................................ 40
4.2.4.2. Đa dạng về giá trị bảo tồn ............................................................. 50
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 51
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 51
5.1.1. Về đặc điểm sinh thái và cấu trúc thảm thực vật......................................... 51
5.1.2. Về đa dạng hệ thực vật ................................................................................. 51
5.2. Đề nghị .................................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 52
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. I
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................ XIV

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

v


Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng và tọa độ các ô tiểu chuẩn trong các kiểu rừng Tràm ............ 22
Bảng 4.1: Danh lục thực vật trong HST rừng Tràm ở VQG Tràm Chim. .............. 34
Bảng 4.2: Phân loại của các taxon trong ngành ...................................................... 37
Bảng 4.3: Phân bố của các taxon trong ngành Hột kín ......................................... 37
Bảng 4.4: Thống kê 10 họ có nhiều loài nhất trong vùng nghiên cứu .................... 38
Bảng 4.5: Các dạng sống chính của hệ thực vật trong HST rừng Tràm ................. 39
Bảng 4.6: Thống kê giá trị sử dụng của của hệ thực vật trong HST rừng Tràm .... 41

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

vi

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ VQG Tràm Chim ........................................................................ 13
Hình 3.1: Ô tiêu chuẩn ............................................................................................ 20

Hình 3.2: Sơ đồ vị trí các ô tiêu chuẩn trong khu vực nghiên cứu ........................ 21
Hình 4.1: Rừng tràm dưới 8 năm tuổi ở phân khu A3 ............................................ 28
Hình 4.2: Rừng tràm từ 8  14 năm tuổi ở phân khu A1 ........................................ 30
Hình 4.3: Rừng tràm trên 14 năm tuổi ở phân khu A4 ........................................... 32
Hình 4.4: Rừng tràm trên 14 năm tuổi ở phân khu A2 ........................................... 33
Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ dạng sống của hệ thực vật trong HST rừng Tràm ở VQG
Tràm Chim .............................................................................................................. 39
Hình 4.6: Các nhóm công dụng chính của hệ thực vật trong HST rừng Tràm ở
VQG Tràm Chim ................................................................................................... 41
Hình 4.7: Một số loài cây làm thuốc phổ biến ........................................................ 42
Hình 4.7: Một số loài cây làm thuốc phổ biến (tiếp theo) ...................................... 43
Hình 4.8: Một số loài cây ăn được phổ biến ........................................................... 44
Hình 4.8: Một số loài cây ăn được phổ biến (tiếp theo) ......................................... 45
Hình 4.9: Một số loài cây làm cảnh phổ biến ......................................................... 46
Hình 4.10: Một số loài làm thức ăn gia súc phổ biến ............................................. 47
Hình 4.11: Một số loài cây lấy gỗ phổ biến ............................................................ 48
Hình 4.12: Một số loài cây dùng trong thủ công nghiệp phổ biến ......................... 49
Hình 4.13: Một số loài cây cho tinh dầu phổ biến .................................................. 50

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

vii

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ


TỪ VIẾT TẮT
A: Làm thức ăn
As: Làm thức ăn gia súc;
B: Cây bụi
C: Cây cỏ (đứng, bò, ngầm)
Ca: Làm cảnh
CD: Công dụng
CITES: Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã
nguy cấp
D: Cây cho tinh dầu
DS: Dạng sống
Đ: Cây độc
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
G: Cây gỗ
Go: Lấy gỗ
HST: Hệ sinh thái.
IPGRI: Viện tài nguyên di truyền quốc tế
IUCN: Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên
K: Cây kí sinh, phụ sinh, sống bám.
L: Dây leo
Tc: Làm thủ công
Ts: Cây thủy sinh nổi, chìm
UBND: Ủy ban Nhân dân
UNEP: Chương trình môi trường liên hiệp quốc
VQG: Vườn Quốc gia.
VU: Loài sắp nguy cấp
WCMC: World Conservation Monitoring Centre
Wri:Viện tài nguyên thế giới
WWF: Quỹ quốc tế và bảo vệ thiên nhiên


Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

viii

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

CHƢƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hệ thống sông ngòi chằn chịt đã tạo
nên sự đa dạng về các hệ sinh thái (HST) đất ngập nước, điển hình là HST rừng
Tràm, giữ vai trò rất quan trọng trong việc ổn định đất, thuỷ văn, là nơi cư trú và
sinh sống của nhiều loài động vật, là nguồn tài nguyên thủy sản vô cùng phong
phú. Ngoài ra, rừng Tràm còn giúp cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất
không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và vùng
đất phèn nặng.
Nằm trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, VQG Tràm Chim là một
trong những khu vực vẫn còn lưu giữ được cảnh quan của vùng đất ngập nước
Đồng Tháp Mười xưa, với tổng diện tích khoảng 7313 ha. Trong đó, rừng Tràm
chiếm diện tích khoảng 2200 ha. Bên cạnh các giá trị bảo tồn thiên nhiên, phòng hộ
và bảo vệ môi trường, các sản phẩm từ rừng Tràm còn mang lại nguồn thu nhập
đáng kể góp phần duy trì và cải thiện đời sống cho người dân trong vùng.
Trong những năm gần đây với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch
sinh thái đã mang lại giá trị kinh tế cao cho VQG, nhưng lại tác động bất lợi đến hệ

thực vật, một số loài thực vật đang bị khai thác mạnh để làm thức ăn như: Choại
(Stenochloena palustris (Burm.f) Bedd), Súng đỏ (Nymphaea rubra Roxb. ex
Salisb.)... Chính những tác động trên đã làm cho rừng bị suy thoái. Vì vậy, đề tài
“Nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài và cấu trúc thảm thực vật trong hệ
sinh thái rừng Tràm ở Vườn Quốc gia Tràm Chim” được thực hiện nhằm điều
tra, đánh giá một cách đầy đủ hơn sự đa dạng về hệ thực vật và cấu trúc rừng Tràm
để giúp cho công tác bảo tồn tốt hơn. Đồng thời bổ sung và xây dựng hoàn chỉnh
danh lục thực vật bậc cao cho VQG Tràm Chim.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả được cấu trúc thảm thực vật, số lượng loài có ở từng tầng trong các
kiểu rừng Tràm ở VQG Tràm Chim.
Khảo sát và đánh giá sự đa dạng về thành phần loài thực vật bậc cao trong
HST rừng Tràm ở VQG Tràm Chim.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

1

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

1.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thực vật bậc cao mọc tự nhiên hay được trồng trong HST rừng Tràm
ở VQG Tràm Chim.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Mô tả cấu trúc thảm thực vật, số lượng loài có ở từng tầng trong HST rừng
Tràm:

+ Phân loại các kiểu rừng Tràm ở VQG Tràm Chim.
+ Mô tả cấu trúc thảm thực vật trong các kiểu rừng Tràm ở khu vực nghiên
cứu.
Khảo sát và đánh giá sự đa dạng về thành phần loài thực vật bậc cao trong
HST rừng Tràm ở VQG Tràm Chim:
+ Khảo sát và lập danh lục các loài cây bậc cao trong HST rừng Tràm ở VQG
Tràm Chim.
+ Đánh giá tính đa dạng về phân loại (đa dạng về các bậc phân loại).
+ Đánh giá tính đa dạng về dạng sống của các loài cây thu được.
+ Đánh giá đa dạng về giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn của các loài cây thu
được.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

2

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

CHƢƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về nghiên cứu đa dang thực vật
2.1.1. Trên thế giới
2.1.1.1. Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật
Theo ước tính, trên trái đất có khoảng 8,3 đến 28,3 triệu loài, nhưng có

khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả, trong số đó có khoảng 300 nghìn loài thực vật.
Chủ yếu tập trung ở các vùng nhiệt đới Nam Mỹ như Brazin (có tới 55000 loài cây
có hoa), Côlômbia (35000 loài), Vênêzuêla (15000 – 25000 loài) hay Đông Nam Á
như: Indonesia (20000 loài), Malaysia và Thái Lan (12000 loài)…(Nguyễn Nghĩa
Thìn, 1997).
Theo Tomachev (1974) thì ở Nga trong giai đoạn từ năm 1928 đến năm 1932
được xem là thời kì mở đầu cho việc nghiên cứu hệ thực vật cụ thể, nghĩa là “Chỉ
cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của
nơi sống, nhưng không có sự phân hóa về mặt địa lý”. Trên cơ sở này, Tolmachop
đã đưa ra nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm
thường là 1500 – 2000 loài.
Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới đã có từ rất lâu với nhiều bộ
Thực vật chí của nhiều nước đã được hoàn thành tiêu biểu như: Thực vật chí Hồng
Kông (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí Ấn Độ (1872 – 1897),
Thực vật chí Mianma (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 – 1925), Thực vật chí
Hải Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam (1977)... (Ngô Tiến Dũng, 2002).
Sự đa dạng sinh học ngày nay càng bị đe dọa do con người quá lạm dụng tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thực vật. Đứng trước mối hiểm họa đó,
vào tháng 6 năm 1992 Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa dạng
sinh học đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) gồm có 150 nước tham gia ký
vào công ước về đa dạng sinh học và bảo vệ chúng. Từ đó, nhiều tổ chức quốc tế
đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa
dạng sinh vật trên toàn thế giới như Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN),
Chương trình môi trường liên hiệp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế và bảo vệ thiên
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

3

Bộ môn Sư phạm Sinh



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

nhiên (WWF), Viện tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI), Viện tài nguyên thế giới
(Wri)… Nhiều cuộc hội thảo, tập huấn được tổ chức và nhiều cuốn sách mang tính
chỉ dẫn đã ra đời. Năm 1990, WWF đã cho xuất bản cuốn sách nói về tầm quan
trọng của đa dạng sinh vật (The importance of biological diversity) hay IUCN,
UNEP và WWF đã đưa ra chiến lược bảo tồn thế giới (World conservation
strategy), IUCN  WWF đưa ra chiến lược sinh vật toàn cầu (Global biological
strategy). Năm 1991, Wri, WB và WWF xuất bản cuốn “Bảo tồn đa dạng sinh vật
thế giới” (Conserving the World’ biological diversity), hay IUCN, UNEP và WWF
xuất bản cuốn “Hãy quan tâm tới trái đất” (Caring for the earth). Năm 1992 –
1995, WCMC (World Conservation Monitoring Centre) công bố một cuốn sách
tổng hợp “Đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu” (Global biodiversity assessment)
các tư liệu về đa dạng sinh vật của các nhóm sinh vật khác nhau của các vùng khác
nhau trên toàn thế giới làm cơ sở cho việc bảo tồn chúng có hiệu quả hơn (Nguyễn
Nghĩa Thìn, 2006).
2.1.1.2. Nghiên cứu về thảm thực vật
Theo Schmitthusen (1959), ở châu Âu có 2 hệ thống phân loại thảm thực vật
chủ yếu, đó là hệ thống phân loại các quần xã thực vật của Braun – Blanquet
(1928), được thực hiện chủ yếu bởi các nhà thực vật học theo trường phái của Pháp
và hệ thống phân loại các quần thể thực vật được thực hiện bởi những nhà địa thực
vật của Đức (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004).
Ở Phần Lan, A.K. Caiande chủ trương phân loại rừng dựa vào thực vật thảm
tươi. Ông cho rằng, trong lâm phần thành thục, tổ thành thảm tươi không chỉ phụ
thuộc vào hoàn cảnh sinh thái môi trường mà còn phụ thuộc vào cả tổ thành loài
cây gỗ của lâm phần. Theo đó, thảm tươi là chỉ tiêu tốt nhất để xem xét tính đồng
nhất sinh học của môi trường, kể cả tính đồng nhất về hiệu quả của thực vật rừng.

Tuy thế, điều này đã không hoàn toàn đúng vì thực tế thảm tươi có khả năng chỉ thị
nhưng không có khả năng chỉ thị cho tất cả các điều kiện lập địa. Ngoài ra các yếu
tố bên ngoài như: lửa rừng, khai thác… cũng ảnh hưởng lên thảm tươi (Nguyễn
Nghĩa Thìn, 2004).
Ở vùng nhiệt đới, Schimper (1918) là người đầu tiên đưa ra hệ thống phân
loại thảm thực vật rừng nhiệt đới. Trong hệ thống này, Schimper đã phân chia thảm
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

4

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

thực vật thành quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi. Trong
quần hệ khí hậu lại được phân chia thành 4 kiểu: Rừng thưa, rừng gió mùa, rừng
trảng, rừng gai, ngoài ra còn có thêm 2 kiểu là thảo nguyên nhiệt đới và hoang mạc
nhiệt đới (Thái Văn Trừng, 1978).
Sau Schimper là các hệ thống của Rubel, Hinski, Burt-Davy, Aubrêvilic…
Trong đó, đáng chú ý nhất là hệ thống của Aubrevilic. Trong hệ thống của mình,
ông đã căn cứ vào độ tán che trên mặt đất của tầng ưu thế sinh thái để phân biệt các
kiểu quần thể thưa thành: Rừng thưa và trảng truông (Thái Văn Trừng, 1978).
Champion (1936) đã phân biệt 4 đai thảm thực vật lớn theo nhiệt độ: Nhiệt
đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao. Bear (1944) đưa ra hệ thống 3 cấp đó là: Quần
hợp, quần hệ và loạt quần hệ. Fosberg (1958) đưa ra hệ thống phân loại chung cho
thảm thực vật rừng nhiệt đới dựa trên hình thái ngoại mạo cấu trúc quần thể là: Lớp
quần hệ, quần hệ và quần hệ phụ (Thái Văn Trừng, 1978).

Theo Schmithusen (1959), thảm thực vật trái đất được phân thành 9 lớp quần
hệ là: Lớp quần hệ rừng, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ sa van và đồng cỏ, lớp
quần hệ đồng cỏ, lớp quần hệ cây bụi nhỏ và nữa cây bụi, lớp quần hệ thực vật
sống một năm, lớp quần hệ hoang mạc, lớp quần hệ thực vật hồ nước nội địa và lớp
quần hệ thực vật biển (Thái Văn Trừng, 1978).
Gần đây các nhà sinh thái và địa thực vật Đức đã phân chia thảm thực vật ở
cạn thành 16 kiểu quần hệ: Rừng mưa nhiệt đới, rừng mưa á nhiệt đới, rừng mưa
lạnh ôn đới, rừng xanh mưa mùa, rừng lá rộng xanh mùa hè, rừng lá kim rộng ôn
đới, kiểu quần hệ cây gỗ có gai, kiểu cây gỗ có lá rộng, kiểu thảo nguyên rừng,
kiểu trảng cỏ nhiệt đới, kiểu thảo nguyên ôn đới, kiểu đầm lầy, kiểu hoang mạc
nóng và kiểu hoang mạc khô lạnh (Thái Văn Trừng, 1978).
UNESCO (1973) đã công bố một khung phân loại thảm thực vật thế giới dựa
trên nguyên tắc ngoại mạo cấu trúc và được thể hiện trên bản đồ 1:2.000.000 (Trần
Đình Lý, 2006).
2.1.1.3. Nghiên cứu về dạng sống
Người đầu tiên đề cập đến khái niệm dạng sống của thực vật là Warming
(1901), từ đó đến nay đã tồn tại nhiều cây phân loại dạng sống. Nguyên tắc để mô

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

5

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

tả và phân chia dạng sống thực vật đó là tìm những phản ứng biểu hiện qua hình

dáng bên ngoài của thực vật với môi trường sống, sự khác nhau chỉ là sử dụng bao
nhiêu dấu hiệu để làm tiêu chuẩn phân chia (Hoàng Chung, 2007).
Theo Hoàng Chung (2007) thì bảng phân loại dạng sống của Xêrêbriacốp
(1952) mang tính chất sinh thái học hiện được rất nhiều người sử dụng. Trong bảng
phân loại này, ngoài những dấu hiệu hình thái sinh thái, Xêrêbriacốp sử dụng cả
những dấu hiệu như ra quả nhiều lần hay một lần trong cả đời của cá thể, bao gồm
các dạng sau:
Ngành A: Thực vật thân gỗ sống trên đất, bì sinh
Kiểu 1: Cây gỗ
Lớp 1: Cây gỗ hình thành tán với các cành dài.
Lớp phụ 1: Cây gỗ hình thành tán trên mặt đất.
Lớp phụ 2: Cây gỗ hình thành tán, bán ký sinh (nhiệt đới).
Lớp 2: Cây gỗ dạng hoa thị, hình thành trên những chồi rút ngắn, với
lá dạng hoa thị (gặp ở nhiệt đới và á nhiệt đới).
Lớp 3: Cây gỗ thân mọng nước không có lá (các loại xương rồng).
Kiểu 2: Cây bụi.
Kiểu 3: Cây bụi nhỏ.
Ngành B: Cây bán mộc (nửa gỗ)
Kiểu 4: Cây nửa bụi hay nửa bụi nhỏ.
Ngành C: Cây thảo
Kiểu 5: Cây thuộc thảo đa trục
Lớp 1: Cây thảo đa trục, sống lâu năm, thân không mọng nước
Lớp phụ 1: Hệ rễ cái phát triển.
Lớp phụ 2: Hệ rễ chùm và thân rễ ngắn.
Lớp phụ 3: Cây thảo mọc thành búi dày.
Lớp phụ 4: Cây thảo có thân leo hay bò.
Lớp phụ 5: Cây thảo thân củ.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học


6

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

Lớp phụ 6: Cây thảo thân hành.
Lớp phụ 7: Cây thảo, rễ có khả năng tạo chồi.
Lớp 2: Cây thảo đa trục với các cành khí sinh mọng nước
Lớp phụ 1: Thân mọng nước.
Lớp phụ 2: Lá mọng nước.
Lớp 3: Cây thảo đa trục, kí sinh hay hoại sinh.
Lớp 4: Cây thảo đa trục, bì sinh.
Lớp 5: Cây leo thuộc thảo đa trục.
Kiểu 6: Cây thảo đơn trục.
Bảng phân loại này không bao gồm những cây thuỷ sinh. Trong bảng phân
loại, Xêrêbriacốp còn chia ra các đơn vị nhỏ hơn và gọi là nhóm, nhóm phụ, tổ và
các dạng đặc thù nên khá phức tạp và khó nhớ.
2.1.2. Ở Việt Nam
2.1.2.1 Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật
Loureiro (1790) đã mô tả gần 700 loài cây trong tác phẩm “Thực vật ở Nam
Bộ”. Pierre (1879  1907) cũng đã mô tả khoảng 800 loài cây gỗ trong tác phẩm
“Thực vật rừng Nam Bộ”. Đầu của thế kỷ 20, bộ Thực vật chí Đông Dương do H.
Lecomte chủ biên (1907 – 1952) gồm 7 tập chính và sau lại bổ sung thêm bằng
những tập phụ đã ra đời, đặt nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt
Nam (Nguyễn Nghĩa Thìn 2006).
Theo Thái Văn Trừng (1978) hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài, 1850 chi và

289 họ bao gồm: ngành Hạt kín có 3366 loài, 1727 chi và 239 họ; quyết thực vật có
599 loài, 205 chi và 42 họ; Ngành Hạt trần 39 loài, 18 chi và 8 họ. Trên cơ sở các
công trình đã có, năm 1965 Pócs Tamás đã thống kê được ở miền Bắc có 5190 loài
và năm 1969 Phan Kế Lộc thống kê và bổ sung nâng số loài ở miền Bắc lên 5609
loài, 1660 chi và 140 họ (xếp theo hệ thống Engler), trong đó có 5069 thực vật Hạt
kín và 540 loài thuộc các ngành còn lại.
Tiếp theo là bộ Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam do Aubréville khởi
xướng và chủ biên (1960 – 1997) cùng với nhiều tác giả khác nghiên cứu và hệ

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

7

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

thống các loài thực vật trên phạm vi cả nước. Đến nay đã công bố 29 tập nhỏ gồm
74 họ cây có mạch, nghĩa là chưa đầy 20% tổng số họ đã có (Nguyễn Nghĩa Thìn,
2008).
Ở miền Nam có công trình nổi tiếng của Phạm Hoàng Hộ (1970 – 1972) gồm
hai tập “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực
vật bậc thấp và 20 loài Rêu, còn lại 5246 loài thực vật có mạch.
Ở miền Bắc từ 1969 – 1976, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật đã cho xuất bản
bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên.
Để phục vụ công tác khai thác tài nguyên, Viện Điều tra Qui hoạch Rừng đã
công bố 7 tập “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1971 – 1988) giới thiệu khá chi tiết cùng

với hình vẽ minh họa, đến năm 1996 công trình này được dịch ra tiếng Anh do Vũ
Văn Dũng chủ biên; Trần Đình Lý (1993) công bố 1900 cây có ích ở Việt Nam; Võ
Văn Chi (1997) công bố Từ điển cây thuốc Việt Nam, đã giới thiệu 3300 loài cây cỏ
làm thuốc của Việt Nam (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008).
Vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, bộ “Cây cỏ Việt Nam” của
Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993) xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung
tại Việt Nam trong hai năm (1999 – 2000) đây được xem là bộ danh sách đầy đủ
nhất và dễ sử dụng nhất góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam. Các
nhà thực vật Nga và Việt cũng đã có một số kết quả đăng trong 2 tập “Vascular
Plants Synopsis of Vietnamese Flora” (tập 1 – 2) (1996) và Tạp chí Sinh học số 4
và 5 (chuyên đề) (1994 và 1995). Đặc biệt đáng chú ý là bộ “Danh lục các loài
thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005) do tập thể các nhà Thực vật Việt Nam tập
hợp với trên 20000 loài bao gồm Tảo, Nấm và Thực vật bậc cao trên phạm vi toàn
quốc. Đây là tài liệu tổng hợp đã được cập nhật đầy đủ nhất, đáng tin cậy nhất từ
trước đến nay, là cơ sở để tra cứu và chỉnh lý tên gọi (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2006).
Ngoài ra, còn có một số họ riêng biệt trên phạm vi toàn quốc đã được công bố
như: Orchidaceae Đông Dương của Seidenfaden (1992), Orchidaceae Việt Nam
của Leonid V. Averynov (1994), Euphorbiaceae Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Thìn
(1995, 1999, 2007), Annonaceae Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (2000),
Lamiaceae của Vũ Xuân Phương (2000), Myrsinaceae của Trần Thị Kim Liên

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

8

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015


Trường Đại học Cần Thơ

(2002), Cyperaceae của Nguyễn Khắc Khôi (2002), Verbenaceae của Vũ Xuân
Phương (2007). Đây là những tài liệu quan trọng nhất làm cơ sở cho việc đánh giá
về đa dạng phân loại thực vật Việt Nam (Ngô Tiến Dũng, 2002).
Nhiều cuốn sách công bố về đa dạng sinh học trong phạm vi từng vùng,
VQG và khu bảo tồn thiên nhiên cũng đã được xuất bản như: Hệ thực vật Tây
Nguyên do Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc chủ biên (1984); Thực
vật ở đảo Phú Quốc của Phạm Hoàng Hộ (1985); Nguyễn Nghiã Thìn (1992 –
1994) về Đa dạng thực vật Cúc Phương ; Phan Kế Lô ̣c (1992) về Cấ u trúc hê ̣ thực
vật Cúc Phương; Lê Trầ n Chấ n, Phan Kế Lô ̣c, Nguyễn Nghiã Thin
̀ , Nông Văn Tiế p
(1994) về Đa dạng hê ̣ thực vật Lâm Sơn

(Hòa Bình ); Nguyễn Nghĩa Thìn và

Nguyễn Thị Thời (1998) về Đa dạng thực vật vùng núi Sa Pa – Phan Si Pan;
Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) về Đa dạng thực vật ở VQG Pù
Mát - Nghệ An; Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Quyết Chiến (2006) về Đa dạng thực
vật ở khu bảo tồn Na Hang tỉnh Tuyên Quang; Nguyễn Nghĩa Thìn chủ biên (2008)
về Đa dạng sinh học VQG Hoàng Liên…(Ngô Tiến Dũng, 2002).
Trên cơ sở các bộ thực vật chí đã công bố, các danh lục thực vật của từng
vùng, để cung cấp dữ liệu cho việc giảng dạy và đánh giá tính đa dạng sinh học
trên phạm vi cả nước Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp và chỉnh lý các tên
theo hệ thống Brummitt (1992) và chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11178 loài,
2582 chi, 395 họ thực vật bậc cao và 30 họ có trên 100 loài với tổng số 5732 loài
chiếm 51,3% tổng số loài của hệ thực vật.
2.1.2.2. Nghiên cứu về thảm thực vật
Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2006), đa da ̣ng quầ n xã thực vâ ̣ t trên phạm vi cả
nước phải kể đế n công trình nổ i tiế ng của Thái Văn Trừng


(1999) về hệ sinh thái

thảm thực vật r ừng nhiệt đới ở Viê ̣t Nam. Dựa trên quan điể m sinh thái phát sinh
quầ n thể , tác giả đã phân chia thảm thực vật Việt Nam thành các kiể u phu ,̣ kiể u trái
và thấp nhất là ưu hợp . Trong các yế u tố phát sinh thì khí hâ ̣u là yế u tố phát sinh ra
kiể u thực vâ ̣t, còn các yếu tố địa lý , điạ hin
̀ h, điạ chấ t, thổ nhưỡng, khu hê ̣ thực vâ ̣t
và con người là yếu tố phát sinh của các kiểu phụ , kiể u trái và ưu hơ ̣p.
Miề n Nam có công triǹ h thảm thực vâ ̣t Nam Trung bô ̣ của Schmid

(1974).

Ngoài điều kiện khí hậu với chế độ thoát nước khác nhau , các tiêu chuẩn phân biệt
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

9

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

các quần xã là sự phân hóa khí hậu , thành phần thực vật theo đai cao . Tác giả xác
nhâ ̣n các loài thuô ̣c về h ệ thực vật Malaysia ở đai thấ p dưới 600 m còn các loài
thuô ̣c hê ̣ thực vâ ̣t Bắ c Viê ̣t Nam

– Nam Trung Hoa ở đai trên


1200 m, từ 600 –

1200 m đươ ̣c coi là đai chuyể n tiế p . Năm 1995, Nguyễn Va ̣n Thường xây dựng bản
đồ thảm thực vâ ̣t Bắ c Trung bô ̣ đã chia 4 vùng sinh thái chính căn cứ vào độ cao so
với mă ̣t nước biể n : <700 m nhiê ̣t đới ẩ m , < 700 m nhiê ̣t đới ẩ m có nửa mùa khô ,
<700 m hơi khô có mùa mưa rõ và 800  1500 m nhiê ̣t đới ẩ m . Có thể nói, đó là sơ
đồ tổ ng quát về thảm thực vâ ̣t Bắ c Trung bô ̣ , Viê ̣t Nam. Mãi năm 1985, theo phân
loại mới của UNESCO (1973), Phan Kế Lô ̣c đã vâ ̣n dụng thang phân loại đó để
xây dựng thang phân loa ̣i thảm thực vâ ̣t Viê ̣t Nam thành

5 lớp quầ n hê ̣ , 15 dưới

lớp, 32 nhóm quần hệ, 77 quầ n hê ̣ khác nhau (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2006)
Trong phạm vi VQG, Khu bảo tồn thiên nhiên : Nguyễn Nghiã Th ìn, Nguyễn
Bá Thụ và Trần Văn Thụy (1995, 1996) đã nghiên cứu các quầ n xã thực vâ ̣t và xây
dựng bản đồ thảm thực vâ ̣t VQG Cúc Phương , cùng năm đó có một số thông báo
của Vũ Văn Dũng về các kiểu thảm thực vật ở khu bảo t ồn Vũ Quang; của Nguyễn
Đức Ngắn , Lê Xuân Ái về các kiểu thảm thực vật ở Côn Đảo ; của Nguyễn Duy
Chuyên về các kiểu thảm thực vật ở các khu bảo tồn và VQG các tỉnh miền Nam
Viê ̣t Nam ; của Trần Ngọc Bút về

các kiểu thả m thực vật VQG Cát Bà ; Lê Đức

Giang về các kiểu thảm thực vật VQG Bến En ; của Huỳnh Văn Kéo về các kiểu
thảm thực vật ở VQG Bạch Mã ; của Đặng Huy Huỳnh , Nguyễn Xuân Đă ̣ng , Lê
Văn Chiêm về các kiểu thảm thực vật VQG Nam Cá t Tiên; của Đỗ Minh Tiế n về
các kiểu thảm thực vật khu bảo tồn Tam Đảo ; của Bùi Văn Đinh
̣ , Cao Văn Sung ,
Phạm Đức Tiến về các kiểu thảm thực vật VQG Ba Bể


. Từ năm 1998  2007

Nguyễn Nghiã Thìn đã l ần lượt giới thiê ̣u về các kiểu thảm thực vật vùng Sa pa –
Phan Si Pan (1998), về các kiểu thảm thực vật ở VQG Cát Bà

(1998 – 1999), về

các kiểu thảm thực vật ở VQG Phong nha – Kẻ bàng (2002), về các kiểu thảm thực
vật ở VQG Bạch mã (2003), về các kiểu thảm thực vật ở VQG Pù Mát (2004), về
các kiểu thảm thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang (2005), VQG Yôk Đôn
(2006), Khu bảo tồn thiên nhiên Khau Ca và Trùng Khánh (2007), của VQG
Hoàng Liên (2008) (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008).

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

10

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

2.1.2.3. Nghiên cứu về dạng sống
Hoàng Chung (2004) dựa trên nguyên tắc phân loại của Golubép (1962) đã
lập bảng phân loại những dạng sống của thực vật trong đồng cỏ vùng núi Bắc Việt
Nam, cụ thể như sau:
1. Kiểu cây gỗ: Cây gỗ lớn hay nhỡ, hệ rễ cái phát triển.

2. Kiểu cây bụi: Cây thuộc mộc, phân cành mạnh, chiều cao tối đa 4,5 m, rễ
cái phát triển.
3. Kiểu cây bụi thân bò: Thân thuộc mộc nhỏ, thấp, hệ rễ cái phát triển.
4. Kiểu cây bụi nhỏ: Thân thuộc mộc nhỏ, thấp, hệ rễ cái kém phát triển
nhưng rễ bên thường phát triển mạnh.
5. Kiểu cây bụi nhỏ bò: Thân thuộc mộc, mảnh và dài, rễ chính kém phát
triển, rễ bên phát triển mạnh.
6. Kiểu nửa bụi: Phần gốc thân khí sinh hoá gỗ và sống lâu năm, phần trên
chết hằng năm, hệ rễ cái phát triển, rễ bên phát triển mạnh.
7. Kiểu thực vật có khả năng tạo chồi mới từ rễ.
8. Nhóm kiểu cây thảo hệ rễ cái, sống lâu năm.
8.1. Kiểu cây thảo sống lâu năm hệ rễ cái.
8.2. Kiểu cây thảo sống lâu năm hệ rễ cái có thân rễ phát triển.
9. Nhóm kiểu cây thảo hệ rễ chùm, sống lâu năm.
9.1. Kiểu cây thảo sống lâu năm hệ rê chùm.
9.2. Kiểu cây thảo thân bò, sống nhiều năm, hệ rễ chùm.
9.3. Kiểu cây thảo sống lâu năm tạo thành búi thưa.
9.4. Kiểu cây thảo sống lâu năm tạo búi dày.
9.5. Kiểu cây thảo sống lâu năm, thân rễ dài.
9.6. Kiểu cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài mọc bò.
10. Nhóm kiểu cây thảo sống một năm.
10.1. Kiểu cây thảo sống một năm hệ rễ cái.
10.2. Kiểu cây thảo sống một năm hệ rễ cái, thân bò.
10.3. Kiểu cây thảo sống một năm hệ rễ chùm.
Như vậy, những tiêu chuẩn chính được sử dụng trong bảng phân loại này là:
- Phần trên mặt đất: Cấu tạo thân, hình dạng, kích thước, hình thức tạo chồi.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

11


Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

- Phần dưới đất: Kiểu hệ rễ, kiểu thân rễ, kích thước một số đặc điểm riêng
biệt.
- Chu kì sống của cá thể.
Trong cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm (2000) cũng đã đề
xuất các nhóm dạng sống của thực vật như: cây gỗ (lớn, trung bình, nhỏ), cây
bụi, dây leo (gỗ hay cỏ), cây dạng Cau dừa, cây dạng Tre trúc, cây cỏ (cỏ bò, cỏ
đứng), cây phụ sinh, cây kí sinh và bán kí sinh.
2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.2.1. Lịch sử hình thành VQG Tràm Chim
Từ sau năm 1975, Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Tháp quyết định
chọn Tràm Chim làm nơi tái lập lại cảnh quan xưa của Đồng Tháp Mười (Thái Văn
Vinh, 1996).
Đến năm 1985, UBND huyện Tam Nông đã thực hiện khoanh vùng 5000 ha ở
Tràm Chim, tiến hành đắp đê bao, trồng lại rừng Tràm, làm cho thảm thực vật được
phục hồi (Thái Văn Vinh, 1996).
Năm 1986, loài Sếu đầu đỏ (chim hạc, Sếu cổ trụi) được tái phát hiện ở Tràm
Chim.
Năm 1991, Tràm Chim trở thành khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim cấp tỉnh
nhằm bảo tồn loài Sếu đầu đỏ
Năm 1994, Tràm Chim trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên của Quốc gia
(Quyết định số 47/TTg ngày 02 tháng 02 năm 1994)
Năm 1998, theo quyết định số 253/1998/ QĐ – TTg, ngày 29 tháng 12 năm

1998 của Thủ tướng Chính phủ thì nơi đây trở thành VQG Tràm Chim.
Năm 2006, diện tích VQG Tràm Chim được điều chỉnh thành 7313 ha, giảm
275 ha theo quyết định số 186/2006/QĐ  TTg ngày 14 tháng 04 năm 2006.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

12

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 2.1: Bản đồ VQG Tràm Chim

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

13

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

2.2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của VQG Tràm Chim
Theo “Báo cáo về quy hoạch và phát triển bền vững VQG Tràm Chim giai

đoạn 2013  2020” (2013), điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của VQG có những
đặc điểm sau:
2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí, diện tích
VQG Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tam Nông,
tỉnh Đồng Tháp có tọa độ địa lý 10°40′ – 10°47′ vĩ Bắc, 105°26′  105°36′ kinh
Đông với tổng diện tích 7313 ha thuộc địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú
Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sính) và Thị trấn Tràm Chim.
b. Đặc điểm về địa hình
VQG Tràm Chim có địa hình trũng, ngập sâu, độ cao trung bình dao động
trong khoảng từ 0,9 m đến 2,3 m so với mực nước biển. Tỷ lệ diện tích các cao
trình trong tổng diện tích của VQG như sau:
Cao trình từ 1,30 m đến 1,45 m chiếm tỷ lệ 44,4%
Cao trình từ 1,45 m đến 1,60 m chiếm tỷ lệ 20,6%
Cao trình từ 1,15 m đến 1,30 m chiếm tỷ lệ 19,8%
Cao trình từ 1,60 m đến 1,75 m chiếm tỷ lệ 5,8%
Cao trình từ 1,75 m đến 1,90 m chiếm tỷ lệ 3,5%
Cao trình từ 1,90 m đến 2,00 m chiếm tỷ lệ 3,5%
Cao trình từ 0,90 m đến 1,15 m chiếm tỷ lệ 1,6%
Cao trình từ 2,00 m đến 2,20 m chiếm tỷ lệ 0,7%
Theo quyết định số 253/1998/ QĐ – TTg, ngày 29 tháng 12 năm 1998 của
Thủ tướng Chính phủ, VQG được chia làm các phân khu như sau:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích là: 6889 ha, bao gồm phân khu
A1, A2, A3, và A4.
+ Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích là: 653 ha, bao gồm phân khu A5.
+ Phân khu hành chính và dịch vụ có diện tích là: 46 ha.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

14


Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 - 2015

Trường Đại học Cần Thơ

c. Đặc điểm về đất
Đất đai trong khu vực được hình thành trên trầm tích cửa sông, vào giai đoạn
biển lùi thời kỳ Holocene muộn khoảng 6000 năm trước đây. Sản phẩm trầm tích
đầm lầy giàu chất hữu cơ và có chứa một lượng lớn lưu huỳnh. Đất nơi đây chia
làm 3 dạng:
+ Đất xám trên phù sa cổ: Là loại đất nhẹ, xốp, nghèo dinh dưỡng. Phân bố ở
phía Bắc và những nơi có địa hình cao như giồng Găng, giồng Phú Đức, giồng Phú
Hiệp, giồng Cà Dăm…
+ Đất phèn tiềm tàng: Đất có màu xám xanh, xám sẫm hoặc xám đen, lẫn xác
bã thực vật bán phân hủy, thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao, tích lũy nhiều chất
hữu cơ, chua, hàm lượng nhôm di động (Al3+) ở tầng mặt cao. Phân bố chủ yếu ở
vùng địa hình trũng, thấp, ngập nước, yếm khí.
+ Đất phèn hoạt động: Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao (>50%),
các tầng đất đều chua, hàm lượng sắt và nhôm di động cao. Phân bố ở nơi có địa
hình trung bình.
d. Đặc điểm về khí hậu – thủy văn
Nhiệt độ: VQG Tràm Chim nằm trong vùng nhiệt độ cao quanh năm và ít
biến động, trung bình hằng năm khoảng 27 °C. Nhiệt độ thấp hơn khoảng 1  2 oC
vào cuối mùa khô và tăng lên khoảng 1  2 °C vào đầu mùa mưa.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82  83%. Độ ẩm
cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35  40%.
Lượng mưa: phân bố rõ rệt theo mùa, trung bình khoảng 1650 mm/năm. Mùa

mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng
thời gian này. Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những tháng thời tiết khô hạn nhất,
hầu như không có mưa. Số ngày mưa trung bình đo được tại VQG Tràm Chim
khoảng 110  160 ngày/năm.
Chế độ gió: nằm trong vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ gió mùa.
Từ tháng 5 đến tháng 11,VQG Tràm Chim chịu ảnh hưởng của gió theo hướng Tây
 Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa. Từ

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

15

Bộ môn Sư phạm Sinh


×