Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.47 MB, 204 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
--------

NGUYỄN ĐĂNG TIẾN

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG KHU VỰC QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội - 2016


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
……..….***…………

NGUYỄN ĐĂNG TIẾN

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG KHU VỰC QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số

: 62 44 02 19



NGƯỜI HƯỚNG DẪN
1. PGS.TS. Đặng Duy Lợi
2. PGS.TS. Nguyễn Khanh Vân

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tài liệu và số liệu tham khảo đã
được trích dẫn rõ ràng trong luận án.
Tác giả

Nguyễn Đăng Tiến


LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Viện Địa lí, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, chu đáo và tận tình của PGS.TS.
Đặng Duy Lợi và PGS.TS. Nguyễn Khanh Vân. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến các Quý thầy, những người đã thường xuyên dạy bảo, động viên, khuyến
khích để tác giả nỗ lực hoàn thiện luận án.
Tác giả cảm ơn các Lãnh đạo Viện Địa lí, Học viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trường Đại học Sao
Đỏ đã động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để tác giả hoàn thiện chương trình
học tập. Tác giả xin cảm ơn các Quý thầy/cô trong và ngoài cơ sở đào tạo đã chỉ
bảo, đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện luận án.
Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với cán bộ lãnh đạo, phòng ban địa

phương đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện nghiên
cứu tại địa phương. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ
và chia sẻ với tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Nguyễn Đăng Tiến


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.BĐKH
: Biến đổi khí hậu
2.BVMT
: Bảo vệ môi trường
3.CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật
4.CSHT
: Cơ sở hạ tầng
5.ĐLTN
: Địa lý tự nhiên
6.ĐKTN
: Điều kiện tự nhiên
7.ĐDSH
: Đa dạng sinh học
8.DLBV

: Du lịch bền vững
9.DSVH
: Di sản văn hóa
10.DTLS-VH : Di tích lịch sử-văn hóa
11.UNWTO : Tổ chức Du lịch Thế giới
12.SKH
: Sinh khí hậu
13.LHDL
: Loại hình du lịch
14.PTBV
: Phát triển bền vững

15. PTDL : Phát triển du lịch
16. TNTN : Tài nguyên tự nhiên
17. TNDL : Tài nguyên du lịch
18. TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
19. KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
20. KBTB : Khu bảo tồn biển
21. KT-XH : Kinh tế - xã hội
22. HST : Hệ sinh thái
23. VQG : Vườn quốc gia
24. RTL : Rất thuận lợi
25. TL
: Thuận lợi
26. TĐTL : Tương đối thuận lợi
27. ITL
: Ít thuận lợi


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết............................................................................................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ ................................................................................................................................................2
2.1. Mục tiêu ...................................................................................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ .................................................................................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................................................2
3.1. Phạm vi không gian ............................................................................................................................................2
3.2. Phạm vi khoa học.................................................................................................................................................2
4. Các luận điểm bảo vệ ............................................................................................................................................3
5. Những điểm mới của đề tài ................................................................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................................................................3
7. Cơ sở tài liệu..............................................................................................................................................................3
8. Cấu trúc luận án .....................................................................................................................................................4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ
TNDL VÀ ĐIỀU KIỆN SKH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ....5
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu ...............................................................5
1.1.1. Trên thế giới........................................................................................................................................................5
1.1.2. Ở Việt Nam..........................................................................................................................................................6
1.1.3. Các nghiên cứu trên lãnh thổ QN - HP....................................................................................................9
1.2. Cơ sở lý luận ...................................................................................................................................................11
1.2.1. Một số khái niệm về du lịch.........................................................................................................................11
1.2.2. Tài nguyên du lịch ..........................................................................................................................................12
1.2.3. Điều kiện và tài nguyên Sinh khí hậu .....................................................................................................14
1.2.4. Vai trò của TNDL và SKH trong phát triển du lịch............................................................................19
1.2.5. Phát triển du lịch bền vững .........................................................................................................................20
1.2.6. Phân vùng địa lý tự nhiên với phát triển du lịch bền vững ..............................................................23
1.2.7. Hệ thống các quan điểm nghiên cứu ......................................................................................................24
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................................................................26
1.3.1. Hệ phương pháp nghiên cứu chung.......................................................................................................26
1.3.2. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu .........................................28

1.3.3. Phương pháp luận phân vùng địa lí tự nhiên ......................................................................................32
1.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu luận án ...............................................................................................35
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................................................................37
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ SINH
KHÍ HẬU KHU VỰC QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG .......................................................................38
2.1. Điều kiện tự nhiên và TNDL tự nhiên khu vực QN - HP................................................................38
2.1.1. Điều kiệu tự nhiên và TNDL tự nhiên....................................................................................................38
2.1.2. Điều kiện khí hậu và tài nguyên SKH.....................................................................................................46
2.2. Đặc điểm KT - XH và TNDL nhân văn khu vực QN - HP ............................................................49
2.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hôi..............................................................................................................................49
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn......................................................................................................................51
2.3. Phân vùng địa lý tự nhiên khu vực QN - HP phục vụ phát triển du lịch bền vững ..54
2.3.1. Thành lập bản đồ phân vùng ĐLTN khu vực QN - HP..................................................................54
2.3.2. Kết quả phân vùng địa lý tự nhiên khu vực QN - HP .......................................................................55
2.4. Phân loại SKH khu vực QN - HP phục vụ phát triển du lịch bền vững ...........56


2.4.1. Thành lập bản đồ phân loại SKH khu vực QN - HP ........................................................................56
2.4.2. Kết quả phân loại SKH khu vực QN - HP ............................................................................................59
2.5. Sự phân hóa của tự nhiên, điều kiện SKH và TNDL theo các tiểu vùng................60
2.6. Cơ sở đánh giá TNDL và điều kiện SKH khu vực QN - HP .........................................................70
2.6.1. Tính hấp dẫn của TNDL và điều kiện SKH khu vực QN - HP.....................................................70
2.6.2. Quảng Ninh - Hải Phòng có sự thuận lợi để kết hợp các loại TNDL .........................................71
2.6.3. Những vấn đề phát triển du lịch bền vững khu vực QN - HP........................................................73
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................................................................78
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DU LỊCH, ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ
HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU VỰC QUẢNG NINH HẢI PHÒNG.....................................................................................................................................................79
3.1. Mục đích đánh giá ............................................................................................................................................79
3.2. Đánh giá cho một số loại hình du lịch .......................................................................................................79
3.2.1. Cơ sở xác định một số loại hình du lịch ..................................................................................................79

3.2.2. Đánh giá cho LHDL tham quan tự nhiên ............................................................................................80
3.2.3. Đánh giá cho LHDL nghỉ dưỡng.............................................................................................................89
3.2.4. Đánh giá cho LHDL sinh thái...................................................................................................................95
3.2.5. Đánh giá cho LHDL tắm biển...................................................................................................................96
3.2.6. Đánh giá cho LHDL văn hóa ................................................................................................................. 101
3.2.7. Tổng hợp chung mức độ thuận lợi 5 LHDL theo từng tiểu vùng.............................................. 108
3.3. Đánh giá tổng hợp theo các điểm du lịch.............................................................................................. 110
3.3.1. Cơ sở lựa chọn các điểm du lịch............................................................................................................. 110
3.3.2. Xây dựng thang đánh giá ......................................................................................................................... 110
3.3.3. Tiến hành đánh giá..................................................................................................................................... 113
3.3.4. Kết quả đánh giá .......................................................................................................................................... 125
Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................................................................... 126
Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG KHU VỰC QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG ........................................................................... 127
4.1. Cơ sở xây dựng định hƣớng phát triển................................................................................................. 127
4.2. Định hƣớng phát triển DLBV khu vực QN - HP............................................................................. 129
4.2.1. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch phát triển sản phẩm du lịch ............. 129
4.2.2. Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch......................................................................... 131
4.2.3. Định hướng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường................................................................... 136
4.2.4. Các định hướng khác................................................................................................................................. 136
4.3. Giải pháp phát triển DLBV khu vực QN - HP ................................................................................. 138
4.3.1. Khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên du lịch.................................................................................... 138
4.3.2. Triển khai các LHDL dựa trên sự đa dạng của TNDL và sự thuận lợi của điều kiện SKH....141
4.3.3 Phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên sự phong phú và tính độc đáo của TNDL ......143
4.3.4. Bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch bền vững..................................................................... 144
4.3.5. Các giải pháp khác ...................................................................................................................................... 145
Tiểu kết chƣơng 4................................................................................................................................................... 148
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................. 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Ma trận tam giác xác định trọng số.....................................................................................................30
Bảng 1.2: Chỉ tiêu phân loại khí hậu có ảnh hưởng đối với sức khỏe ..........................................................32
Bảng 1.3: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người của các nhà khoa học Ấn Độ......................32
Bảng 1.4: Chỉ tiêu khí hậu tổng hợp đối với sức khoẻ, điều dưỡng ..............................................................32
Bảng 1.5: Các giai đoạn trong hoạt động đánh giá ............................................................................................35
Bảng 2.1: Các yếu tố cấp sóng, độ muốn trung bình tháng, năm một số trạm khu vực QN-HP .........44
Bảng 2.2: Hệ thống các đơn vị phân vùng địa lý tự nhiên khu vực QN - HP............................................56
Bảng 2.3: Các tiêu chí, chỉ tiêu phân loại SKH khu vực QN-HP..................................................................58
Bảng 2.4. Bảng ma trận hệ chỉ tiêu tổng hợp đánh giá điều kiện SKH........................................................59
Bảng 3.1: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí thắng cảnh cho LHDL tham quan .80
Bảng 3.2: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí địa hình cho LHDL tham quan ....81
Bảng 3.3: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí sinh vật cho LHDL tham quan ....81
Bảng 3.4: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH...................................................................82
Bảng 3.5: Số ngày thuận lợi cho hoạt động du lịch tham quan tại một số trạm QN-HP ......83
Bảng 3.6: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí SKH với LHDL tham quan.......83
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển LHDL tham quan......................................................89
Bảng 3.8: Đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH cho LHDL nghỉ dưỡng....................................90
Bảng 3.9: Thống kê số ngày thích hợp đối với sức khỏe con người các trạm ở QN-HP ..90
Bảng 3.10: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện SKH cho LHDL nghỉ dưỡng.91
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi cho LHDL nghỉ dưỡng...................................94
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi cho LHDL sinh thái.........................................95
Bảng 3.13: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí bãi tắm cho LHDL tắm biển..........97
Bảng 3.14: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí SKH cho LHDL tắm biển.........................97
Bảng 3.15: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí hải văn cho LHDL tắm biển.....................98
Bảng 3.16: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi cho LHDL tắm biển ..................................... 101
Bảng 3.17: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí di DSVH vật thể cho LHDL văn hóa . 102

Bảng 3.18: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí DSVH phi vật thể cho LHDL văn hóa103
Bảng 3.19: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi cho LHDL văn hóa....................................... 107
Bảng 3.20: Phân cấp đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của 5 LHDL ................................................. 108
Bảng 3.21: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi 5 LHDL.............................................................................. 108
Bảng 3.22: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của 5 LHDL.................................................... 108
Bảng 3.23: Kết quả đánh giá sức hấp dẫn khách du lịch tại các điểm....................................................... 118
Bảng 3.24: Kết quả đánh giá vị trí, khả năng tiếp cận điểm du lịch............................................................ 120
Bảng 3.25: Kết quả đánh giá CSHT và CSVCKT du lịch tại các điểm du lịch..................................... 121
Bảng 3.26: Kết quả đánh giá thời gian hoạt động du lịch tại các điểm...................................................... 121
Bảng 3.27: Kết quả độ bền vững của môi trường tại các điểm du lịch ..................................................... 124
Bảng 3.28: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của các điểm du lịch.........................................12


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ biểu diễn các lĩnh vực nghiên cứu khí hậu ứng dụng.........................................................15
Hình 1.2: Sơ đồ những tác động của BĐKH đến hoạt động du lịch ............................................................19
Hình 1.3: Sơ đồ các tuyến khảo sát thực địa khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng .....................................27
Hình 1.4: Tiếp cận phương pháp ứng dụng GIS trong thành lập bản đồ ....................................................27
Hình 1.5: Nội dung và quy trình đánh giá mức độ thuận lợi của TNDL ....................................................31
Hình 1.6: Sơ đồ các cấp phân vị phân vùng ĐLTN khu vực QN-HP.........................................................35
Hình 1.7: Sơ đồ nội dung và quy trình các bước thực hiện luận án theo hướng tiếp cận hệ thống ......36
DANH MỤC BẢN ĐỒ
BĐ 1: Bản đồ vị trí - hành chính khu vực QN - HP ..........................................................................................39
BĐ 2: Bản đồ phân tầng độ cao địa hình khu vực QN - HP...........................................................................42
BĐ 3: Bản đồ phân kiểu địa hình khu vực QN - HP.........................................................................................42
BĐ 4: Bản đồ thảm thực vật khu vực QN - HP..................................................................................................46
BĐ 5: Bản đồ phân bố nhiệt độ trung bình năm khu vực QN - HP..............................................................47
BĐ 6: Bản đồ phân bố tổng lượng mưa trung bình năm khu vực QN - HP.........................................47
BĐ 7: Bản đồ phân vùng địa lí tự nhiên khu vực QN - HP.............................................................................56
BĐ 8: Bản đồ phân loại SKH sức khỏe con người khu vực QN - HP...............................................60

BĐ 9: Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên khu vực QN - HP .........................................................................70
BĐ 10: Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn khu vực QN - HP.....................................................................70
BĐ 11: Đánh giá TNDL và SKH phục vụ phát triển LHDL tham quan khu vực QN - HP................89
BĐ 12: Đánh giá TNDL và SKH khu vực QN - HP phục vụ phát triển LHDL nghỉ dưỡng..............94
BĐ 13: Đánh giá TNDL và SKH khu vực QN - HP phục vụ phát triển LHDL sinh thái ....................96
BĐ 14: Đánh giá TNDL và SKH khu vực QN - HP phục vụ phát triển LHDL tắm biển................. 101
BĐ 15: Đánh giá TNDL và SKH khu vực QN - HP phục vụ phát triển LHDL văn hóa .................. 108
BĐ 16: Đánh giá TNDL và SKH khu vực QN - HP phục vụ phát triển tổng hợp 5LHDL.............. 110
BĐ 17: Bản đồ định hướng không gian và sản phẩm du lịch khu vực QN-HP .................................... 132


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Con người, từ khi xuất hiện đã không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và khai
thác các điều kiện môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển. Ngày nay, với sự
phát triển của xã hội, con người không chỉ cố gắng thích nghi với điều kiện môi
trường mà còn biết sử dụng chúng dưới dạng tài nguyên. Vì vậy, tài nguyên là một
trong những yếu tố quan trọng, là tiền đề để phát triển các ngành kinh tế trong đó có
hoạt động du lịch.
Du lịch là ngành kinh tế có tính định hướng tài nguyên rõ rệt, không có
TNDL không thể PTDL. Vì vậy, TNDL có ý nghĩa quan trọng trong PTDL. Nghiên
cứu và đánh giá TNDL là cơ sở cần thiết cho việc hoạch định chiến lược và đề ra
các giải pháp tối ưu cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đảm bảo phát
triển một cách bền vững.
Khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng (QN - HP), ngoài vị trí, vị thế quan trọng
đối với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước, còn có tiềm năng rất
lớn để phát triển KT - XH, đặc biệt phát triển ngành kinh tế du lịch. Trong Quy
hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đã xác định, QN - HP là một trong 5 trung tâm du

lịch lớn của cả nước bởi đây là nơi có những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có nhiều
điểm du lịch đã nổi danh từ lâu như vịnh Hạ Long (Di sản thiên nhiên thế giới), Cát
Bà, Đồ Sơn…Trên thực tế, trong những năm gần đây, du lịch QN - HP đã gặt hái
được nhiều thành công, xứng tầm với vị thế và tiềm năng vốn có của mình. Tuy
nhiên, việc khai thác tài nguyên phục vụ PTDL của khu vực còn nhiều mặt hạn chế:
chưa có công trình đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ PTDL của khu vực, một
số công trình đánh giá không còn phù hợp, chưa cụ thể; việc khai thác TNDL còn
chưa hợp lý, đặc biệt việc kết nối các tuyến điểm du lịch một cách đồng bộ dựa trên
những căn cứ khoa học địa lý về không gian lãnh thổ chưa được xem xét đầy đủ nên
chưa phát huy hết tiềm năng du lịch của vùng; môi trường tự nhiên, nhân văn có
một số biểu hiện suy thoái…đã làm hạn chế, làm giảm sức hấp dẫn khách du lịch
đến với khu vực từ đó ảnh hưởng đến sự PTBV của ngành du lịch Việt Nam nói
chung và QN - HP nói riêng.
Mặc khác, đặc điểm khí hậu khu vực QN - HP phân hóa sâu sắc theo không
gian và thời gian. Sự phân hóa này đã tạo nên các mức độ thuận lợi khác nhau giữa
các khu vực cũng như giữa các thời kỳ trong năm. Do vậy phải nghiên cứu cụ thể
điều kiện SKH nhằm xác định các khu vực, thời gian thuận lợi cho triển khai các
hoạt động du lịch nói chung và từng LHDL nói riêng.


2

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh tài nguyên phục vụ PTDL du lịch nói
chung và tổ chức các LHDL nói riêng ở khu vực QN - HP không chỉ có ý nghĩa về
mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn, góp phần tích cực vào sự PTDL và KT XH đất nước.
Với những lý do trên, NCS lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tài
nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững
khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng” để nghiên cứu, đánh giá xác định các mức độ
thuận lợi trong khai thác TNDL và điều kiện SKH trên quan điểm PTBV.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ

2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ ĐKTN, TNDL (TNDL tự nhiên, TNDL
nhân văn) và điều kiện SKH; xác định mức độ thuận lợi của chúng cho PTDL; đề
xuất được những định hướng các giải pháp khai thác hợp lý nguồn TNDL trên quan
điểm phát triển DLBV khu vực QN - HP.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện các nhiệm vụ đề ra, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ:
- Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn, các phương pháp nghiên cứu, đánh giá
TNDL, điều kiện SKH trong quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, phát triển DLBV.
- Phân vùng ĐLTN và phân loại SKH khu vực QN - HP trên cơ sở xác định
các quy luật phân hóa của tự nhiên, đặc điểm nhân văn. Từ đó xác định tiềm năng,
những nét đặc thù về TNTN, tài nguyên nhân văn để làm cơ sở đánh giá cho các
loại hình và điểm du lịch.
- Tiến hành đánh giá mức độ thuận lợi của ĐKTN, nhân văn và điều kiện
SKH cho phát triển một số LHDL và điểm du lịch trên khu vực QN - HP.
- Đề xuất một số định hướng phát triển và các giải pháp khai thác hợp lý
TNDL và tài nguyên SKH phục vụ phát triển DLBV, xây dựng sơ đồ tổ chức không
gian phát triển các LHDL khu vực QN - HP trong mối liên hệ nội vùng và liên vùng.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi không gian
Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu của đề tài là khu vực lãnh thổ hai tỉnh Quảng
Ninh - Hải Phòng bao gồm phần đất liền và khu vực biển - đảo ven bờ.
3.2. Phạm vi khoa học
- Luận án kết hợp giữa phân vùng ĐLTN và phân loại SKH (tỷ lệ 1/100.000)
trong phân tích đặc điểm tự nhiên, SKH phục vụ đánh giá TNDL và điều kiện SKH
cho các LHDL, điểm du lịch trên quan điểm phát triển DLBV.
- Định hướng khai thác tài nguyên và tổ chức không gian lãnh thổ hợp lý trên
cơ sở kết quả đánh giá TNDL và điều kiện SKH.



3

- Phát triển DLBV là phạm trù rất rộng, tuy nhiên trong phạm vi luận án chỉ
giới hạn ở nội dung khai thác hợp lý tài nguyên và không gian lãnh thổ.
4. Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Điều kiện tự nhiên, SKH khu vực QN - HP phân hóa đa dạng,
được xác định bởi sự phân hóa thành các thể tổng hợp ĐLTN, các loại SKH và đặc
điểm nhân văn tạo nên những nét đặc thù - là tiềm năng và những lợi thế so sánh
trong PTDL trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Luận điểm 2: Khu vực QN - HP thuận lợi khai thác nhiều LHDL và khả năng
phát triển nhiều điểm du lịch dựa trên sự đa dạng, tính đặc trưng, mức độ tập trung
của TNDL và mức độ thuận lợi của điều kiện SKH. Kết quả đánh giá mức độ thuận
lợi của các LHDL, điểm du lịch là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất các định
hướng và giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên nhằm phát triển DLBV.
5. Những điểm mới của đề tài
- Phân vùng ĐLTN và phân loại SKH khu vực QN - HP, kết quả thành lập bản
đồ phân vùng ĐLTN và bản đồ phân loại SKH khu vực QN - HP ở tỷ lệ 1/100.000.
Đây là cơ sở khoa học cho đánh giá TNDL và điều kiện SKH cho PTDL.
- Xác định các mức độ thuận lợi đối với từng LHDL và điểm du lịch dựa trên
hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá TNDL và điều kiện SKH. Kết quả đánh
giá là cơ sở đưa ra những định hướng và đề xuất các số giải pháp, mô hình (tổ chức
không gian du lịch) phát triển phù hợp nhất với các ĐKTN, SKH, môi trường sinh
thái và các điều kiện KT - XH của khu vực nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ những mặt thuận lợi
và hạn chế của điều kiện tự nhiên, nhân văn và điều kiện SKH cho việc triển khai
các hoạt động du lịch và từng LHDL phục vụ PTDL trên quan điểm PTBV. Đồng
thời, những vấn đề lý luận, thực tiễn nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện về phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong đánh giá ĐKTN, nhân văn và SKH
phục vụ mục đích của con người trong đó có hoạt động du lịch.

* Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học và tài liệu
tham khảo có giá trị cho việc hoạch định chiến lược và thiết kế tổ chức không gian
phát triển du lịch trong tổng thể phát triển KT - XH chung của khu vực QN - HP.
Đồng thời kết quả này là tài liệu chỉ dẫn cho các cấp chính quyền địa phương cụ thể
hóa kế hoạch, tổ chức hoạt động du lịch, thực thi các giải pháp cho phát triển du lịch
bền vững tại địa phương.
7. Cơ sở tài liệu
Luận án được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu cơ bản sau:
- Tài liệu thực địa liên quan đến đề tài được thu thập từ 2009 đến 2014.


4

- Tài liệu, số liệu thuộc đề tài “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện sinh
khí hậu đặc thù vùng Đông Bắc Việt Nam cho mục đích phát triển một số lĩnh vực
sản xuất, kinh tế quan trọng trong xu thế biến đổi khí hậu” mà NCS là thành viên.
- Tài liệu, số liệu thống kê, báo cáo du lịch của Sở Du lịch và Thương mại
Quảng Ninh, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra còn có một số
công trình nghiên cứu, quy hoạch du lịch Quảng Ninh của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch...
- Kết quả điều tra xã hội học trong khuôn khổ luận án.
- Tài liệu bản đồ gồm: Bản đồ Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tỷ lệ
1/200.000 [19]; Bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ vùng biển QN - HP tỷ lệ
1/100.000 [82]; Bản đồ địa mạo tỉnh Quảng Ninh tỷ lệ 1/50.000 [112]; Bản đồ địa
hình tỷ lệ 1/50.000 [18]; Bản đồ thảm thực vật khu vực Quảng Ninh tỷ lệ 1/100.000
[143] và Bản đồ thảm thực vật thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000 [142].
8. Cấu trúc luận án
Luận án được trình bày trong 150 trang, gồm 17 bản đồ, 37 bảng biểu, 7 hình
sơ đồ, 172 tài liệu tham khảo và 13 phụ lục. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài
liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận - Phương pháp nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du
lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và sinh khí hậu
khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng
Chương 3: Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, điều kiện sinh khí hậu phục
vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng
Chương 4. Định hướng và những giải pháp phát triển du lịch bền vững khu
vực Quảng Ninh - Hải Phòng


5

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ
TNDL VÀ ĐIỀU KIỆN SKH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN cho phát triển du lịch
Nghiên cứu và đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN phục vụ cho mục đích
du lịch, nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh… được các nhà địa lí, nhà y học, tâm lý
học và những người yêu thích thiên nhiên quan tâm.
Các nhà địa lí đã xác định đây là một hướng nghiên cứu ứng dụng của địa lí
trong du lịch bên cạnh các hoạt động kinh tế khác. Một số tác giả nghiên cứu tiêu
biểu như: I.A Vedenhin và N.N Misônhitsenko (1969) đã đánh giá toàn bộ các tiêu
chí tự nhiên làm tiền đề cho việc tổ chức các vùng du lịch nghỉ dưỡng [169].
Mukhina (1973), đã tiến hành đánh giá kỹ thuật các thể tổng hợp tự nhiên và công
trình phục vụ du lịch [170]. I.I Pirôjnhic (1985) đã tiến hành đánh giá tổng hợp
thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch như TNDL, cấu trúc của các luồng khách
và sơ sở vật chất phục vụ du lịch theo các vùng và các đới du lịch nghỉ dưỡng [172].
Kadanxkaia (1972) đã đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí và đã tiến
hành nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các địa điểm du lịch A.G Ixatsenko

(1985) đã căn cứ vào sự đa dạng của môi trường, mức độ thích hợp của các điều
kiện khí hậu, môi trường địa lý, điều kiện vệ sinh và các thuộc tính tự nhiên khác để
xác định mức độ thích hợp cho mỗi LHDL, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của
ĐKTN và TNTN đến các công trình du lịch.
1.1.1.2. Đánh giá điều kiện SKH cho mục đích phát triển du lịch
Trong nghiên cứu, đánh giá khí hậu du lịch, nhiều tác giả đã nỗ lực thực hiện
để xác định các điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho du lịch nói chung và phân khúc
từng hoạt động du lịch nói riêng.
E.E Phêđerôp đề xuất phương pháp đánh giá khí hậu tổng hợp dưa trên cơ sở
phân loại thời tiết trong khí hậu, qua đó xây dựng tổ hợp các kiểu thời tiết trong ngày
với các mức độ tác động khác nhau đến sức khỏe con người và các hoạt động du lịch.
Mieczkowski (1985) đã dựa trên các kết quả nghiên cứu trước về phân loại khí hậu
cho du lịch, sự thoải mái của con người liên quan đến khí hậu và đặc điểm hoạt động
du lịch để đưa ra chỉ số khí hậu tổng hợp TCT dựa trên 7 yếu tố khí hậu [159].
Gần đây, hai tác giả A. Matzarakis, C. R. de Freitas cùng nhiều tác giả khác
trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu và tổ chức các Hội thảo quốc tế về
SKH đối với du lịch, vui chơi giải trí. Các tác giả đã đưa ra những khái niệm, các
phương pháp và xây dựng các chỉ số khí hậu tổng hợp như: chỉ số khí hậu thứ 2


6

CIT, nhiệt độ sinh lý tương đương ET [155],[156], [157]. Một số công trình đã đánh
giá cho một lãnh thổ cụ thể dựa trên sự phân tích các yếu tố thời tiết khí hậu hoặc sử
dụng các chỉ số TCT, ET hoặc CIT để đánh giá điều kiện khí hậu cho PTDL
[153],[154],[158],[161],[162]. Ngoài ra, UNWTO cũng đã đưa ra phương pháp
đánh giá sự phù hợp của con người với điều kiện khí hậu bằng giản đồ tương quan
thực nghiệm dựa vào 2 yếu tố nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối (Phụ lục 1.4).
Trong xu thế BĐKH hiện nay, UNWTO kết hợp với các tổ chức quốc tế
khác đã nghiên cứu mối quan hệ giữa BĐKH và du lịch, các chính sách giảm thiểu

và biện pháp thích ứng với BĐKH trong hoạt động du lịch [163],[168].
Đối với Phát triển DLBV, UNWTO cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu.
Công trình toàn diện nhất là Sách hướng dẫn các chỉ tiêu phát triển bền vững cho các
điểm du lịch (2004). Tài liệu đã đưa ra 14 chỉ tiêu liên quan đến vấn đề quản lý tài
nguyên, sự hài lòng của khách và cộng đồng, bảo tồn DSVH, vấn đề BĐKH …và dẫn
chứng thực tế Phát triển DLBV ở một số điểm, khu vực trên thế giới [167].
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch
Đối với kinh tế - xã hội nói chung trong đó có hoạt động du lịch, đa số các
công trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp chủ yếu dựa trên nền tảng lý luận cảnh
quan học với các công trình về phân vùng ĐLTN, nghiên cứu đánh giá cảnh quan
và đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN…Một số công trình tiêu biểu như: Địa lý tự
nhiên Việt Nam [60]; Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam [119]; Cảnh
quan địa lý miền Bắc Việt Nam [51]; Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí
tài nguyên tự nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam [29]; Phân vùng địa lý tự
nhiên đất liền, đảo - biển Việt Nam và lân cận [80]; Các vấn đề về phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN, tài nguyên thiên thiên
và kinh tế xã hội hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội biển [1]; Xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng hệ thống đảo ven bờ
trong chiến lược phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển Việt Nam
[3]; Đánh giá ĐKTN, TNTN, kinh tế xã hội hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong
chiến lược phát triển KT - XH biển [2] v.v… Các công trình này bước đầu đã nghiên
cứu, phân định ra các thể tổng hợp ĐLTN. Trên cơ sở những thể tổng hợp ĐLTN đã
xác định có thể đánh giá mức độ thích hợp của chúng cho phát triển KT - XH dựa
trên sự phân tích các thành phần hợp thành lên thể tổng hợp.
Việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ PTDL có những
bước tiến quan trọng cả về số lượng lẫn chất lượng các công trình. Một số công
trình đánh giá cho toàn lãnh thổ Việt Nam như: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam Vũ Tuấn Cảnh và nnk (1991) [14]; Tài nguyên và mội trường du lịch Việt Nam -



7

Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi (2000) [65]; Địa lý du lịch - Nguyễn Minh Tuệ
và nnk (1997) [125]; và gần đây nhất là Chiến lược phát triển phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 [121] và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Tổng cục Du lịch Việt Nam
(2012) [122]… Một số công trình nghiên cứu ở những địa phương và lãnh thổ nhỏ
như: Đánh giá và khai thác ĐKTN và TNTN huyện Ba Vì phục vụ mục đích du lịch Đặng Duy Lợi (1992) [56]; Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch
bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh - Vũ Thị Hạnh (2012) [30];
Đánh giá ĐKTN để phát triển du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc
Việt Nam - Đỗ Trọng Dũng (2009) [22]; Đánh giá ĐKTN, TNTN thành phố Đà Lạt
và phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch - Nguyễn Hữu Xuân (2009)
[150] …Các công trình này đã đưa ra các khái niệm về du lịch, TNDL, cơ sở lý luận
và thực tiễn trong đánh giá TNDL và đã đánh giá tiềm năng phục vụ quy hoạch
PTDL trên quy mô toàn quốc hoặc từng lãnh thổ với những giá trị lý luận và thực
tiễn rất cao.
Trong nghiên cứu Phát triển DLBV, nhiều công trình nghiên cứu đã được
thực hiện, tiêu biểu có công trình “Cơ sở khoa học và những giải pháp phát triển
du lịch bền vững ở Việt Nam - Phạm Trung Lương (2002). Công trình đã đưa ra
các khái niệm, nguyên tắc, những dấu hiệu, chỉ tiêu cho sự phát triển DLBV ở
Việt Nam [67].
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu đánh điều kiện SKH cho phát triển du lịch
Đầu tiêu phải điểm đến các công trình nghiên cứu khí hậu cơ bản như: Khí
hậu Việt Nam - Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1975) [118]; Khí hậu và tài
nguyên khí hậu Việt Nam - Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trong Hiệu (2004) [75];
Giáo trình tài nguyên khí hậu - Mai Trọng Thông, Hoàng Xuân Cơ (2002) [114]; Vi
khí hậu và khí hậu ứng dung - Trần Công Minh (2007) [70]; Khí hậu và phát triển
kinh tế - D.H.K Lee [52]; Đánh giá khai thác và bảo vệ tài nguyên khí hậu và tài
nguyên nước của Việt Nam - Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn (1994) [91] v.v…Bên
cạnh đó, trong xu thế BĐKH hiện nay, Việt Nam đã có những nghiên cứu về sự tác

động, xây dựng các kịch bản và chương trình ứng phó với BĐKH cho cả nước và
một số địa phương [12],[13],[35],[76],[144]. Tuy nhiên, còn ít những nghiên cứu sự
tác động của BĐKH đến hoạt động du lịch ở Việt Nam.
Theo hướng nghiên cứu khí hậu ứng dụng, các nghiên cứu đầu tiên là nghiên
cứu SKH thảm thực vật như: SKH ứng dụng trong nông nghiệp - Lâm Công Định
(1992) [26]. Đối với nghiên cứu SKH người phục vụ dân sinh, nghỉ ngơi đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu. Đi tiên phong là các nhà y học như Đào Ngọc Phong,
Trịnh Bỉnh Di với các công trình: Thiên nhiên và sức khỏe [87]; Một số vấn đề về


8

Sinh khí tượng [88]; Thời tiết với rèn luyện thân thể [89]; Thời tiết với bệnh tật
[90]…và các nghiên cứu của các nhà khí hậu và địa lý như Phạm Ngọc Toàn, Phan
Tất Đắc trong các công trình: Khí hậu với sức khỏe [116]; Khí hậu với đời sống
[117]. Trong các công trình này, các tác giả đã chỉ rõ sự tác động của từng yếu tố
thời tiết, khí hậu lên cơ thể con người, mối quan hệ giữa khí hậu và sức khỏe, bệnh
tật. Bên cạnh đó đã tổng kết các kết quả thực nghiệm, các chỉ tiêu sinh lý người liên
quan đến điều kiện khí hậu, sức khỏe và du lịch như: Chỉ tiêu giới hạn sinh lý trong
điều kiện nóng ẩm (Phụ lục 1.3); Giới hạn cảm giác nóng - lạnh (Phụ lục 1.5);
phương trình chỉ tiêu nhiệt - ẩm THI; Nhiệt độ hiệu dụng EET Webb; Chỉ tiêu khí
hậu du lịch Guérout và Glauses I và một số giới hạn sinh lý của người Việt Nam bởi
các yếu tố nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ gió v.v…
Hướng khác về nghiên cứu SKH người đó là các công trình nghiên cứu SKH
công trình và đô thị như Phân vùng khí hậu xây dựng Việt Nam (1990) [54]; Khí
hậu phục vụ xây dựng và những kết quả đã làm được ở Việt Nam (1993) [55] - Trần
Việt Liễn; Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam (2006) [73]; Kiến trúc sinh khí
hậu - Thiết kế sinh khí hậu trong kiến trúc Việt Nam (2011) [74] - Phạm Đức
Nguyên và nnk. Các nghiên cứu này đã đưa ra cơ sở khoa học SKH hậu trong xây
dựng, các chỉ tiêu phân vùng khí hậu xây dựng và các chiến lược thiết kế theo SKH

đối với kiến trúc Việt Nam.
Nghiên cứu SKH người phục vụ PTDL, một số tác giả đi sâu vào nghiêu cứu
như Vũ Bội Kiếm với Phân loại khí hậu của Côpen và một số ứng dụng trong công
tác du lịch (1990) [47]; Trần Việt Liễn với Khí hậu với vấn đề tổ chức lao động, nghỉ
ngơi và du lịch trên lãnh thổ Việt Nam (1993) [53]; đặc biệt, tác giả Nguyễn Khanh
Vân với rất nhiều công trình nghiên cứu SKH trong du lịch như: Cở sở sinh khí hậu
[134]; Nghiên cứu sinh khí hậu người phục vụ phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và dân
sinh ở Việt Nam [137]; Sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu phục vụ cho mục tiêu
phát triển sản xuất, dân sinh và du lịch ở vùng hồ Hòa Bình [138]; Điều kiện sinh khí
hậu tại một số khu điều dưỡng thuộc vùng núi phía bắc Việt Nam [139]; Sử dụng
phương pháp thang điểm có trọng số đánh giá tổng hợp tài nguyên khí hậu cho du
lịch, nghỉ dưỡng tại một số trung tâm du lịch ở Việt Nam [140]; Bioclimatic Resource
Assessment for Convalescence and Some Weather therapies in Mountainous Regions
of Vietnam [164]; Bioclimatic Assessment for Sea Vacation Tourism in Coastal Zone
of Vietnam [165]; Classification and assessment of bioclimatic conditions for
tourism, health, resort and some weather therapies in Vietnam [166]. Trong các công
trình này, các tác giả đã xác định chỉ số cán cân nhiệt CNN [53], chỉ tiêu SKH tổng
hợp sử dụng tổ hợp các đặc trưng thời tiết chính có ảnh hưởng quan trọng đến sức
khỏe con người được xác định vào thời điểm 13h hàng ngày v.v…


9

1.1.3. Các nghiên cứu trên lãnh thổ QN - HP
Trong lãnh thổ nghiên cứu cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu trong đó
đã đánh giá các điều kiện cũng như TNDL cho PTDL.
Đầu tiên phải điểm đến các công trình của Viện NCPT du lịch Việt Nam
như: Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường khu vực
Hải Phòng - Quảng Ninh; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trung tâm du lịch
Hải Phòng - Quảng Ninh; Khảo sát, xây dựng dự án BVMT du lịch vịnh Hạ Long;

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Yên Hưng giai đoạn 2007 - 2020 v.v…
Một số công trình do địa phương nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể phát triển
du lịch tỉnh Quảng Ninh (2000) [102] và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Quang Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (2014) của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Quảng Ninh [103]; Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Tp. Hải
Phòng và Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hải Phòng
đến năm 2020 (2006) của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng [97]. Đây là
những công trình nghiên cứu tổng hợp, phân tích đầy đủ các điều kiện cho PTDL
trong đó có TNDL và đưa ra những định hướng chung cho PTDL địa phương. Tuy
nhiên, việc đánh giá TNDL mang tính tổng quát, phương pháp đánh giá định tính,
chưa phân tích đánh giá cụ thể TNDL cho từng LHDL, điểm du lịch.
Ngoài ra, một số công trình là các luận án tiến sĩ nghiên cứu trên lãnh thổ
của Quảng Ninh và Hải Phòng. Một số công trình tiêu biểu: Nghiên cứu khai thác,
quản lý và phát triển tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn Hải Phòng của
Phạm Văn Luân (2006) [61]; Tổ chức lãnh thổ du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh của
Lê Văn Minh (2008) [71]; Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch
tại khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh) của Nguyễn Văn Thái (2009); Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát
triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh của Vũ Thị
Hạnh (2012) [30] v.v…Mỗi công trình nghiên cứu có hướng tiếp cận khác nhau,
phạm vi nội dung và lãnh thổ nghiên cứu khác nhau. Một số công trình đã đánh giá
cụ thể TNDL, tuy nhiên về nội dung chỉ đánh giá TNDL nhân văn hoặc TNDL tự
nhiên, và phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở khu vực nông thôn [61], hoặc ven biển
[30]. Một số công trình phân tích tổng hợp các điều kiện cho PTDL, trong đó có
phân tích yếu tố TNDL trong tổ chức không gian phát triển du lịch [71]. Công trình
khác chỉ nghiên cứu phát triển ở lĩnh vực kinh doanh du lịch. Đặc biệt, trong tất cả
các công trình nghiên cứu trên lãnh thổ QN - HP, chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu, đánh giá điều kiện SKH cho PTDL.



10

Như vậy, từ kết quả tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy:
Trên thế giới, việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nói chung và khí hậu nói
riêng phục vụ mục đích du lịch đã được thực hiện từ lâu. Các công trình nghiên cứu
ở mỗi tác giả được tiến hành trên các lãnh thổ có quy mô khác nhau và phương
pháp khác nhau, điều này cho thấy sự phức tạp và khó khăn trong quá trình đánh
giá. Trong đánh giá SKH cho du lịch, các chỉ số khí hậu tổng hợp hay được áp dụng
như TCI, CIT thường được thực hiện trong một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có diện
tích lớn, mức độ phân hóa khí hậu rõ ràng. Do vậy, việc sử dụng các chỉ số khí hậu
này cho các lãnh thổ nhỏ sẽ tương đối khó khăn trong việc so sánh tìm ra sự phân
hóa về mức độ thuận lợi cho hoạt động du lịch.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên cho mục đích PTDL cũng
được thực hiện từ lâu. Các nghiên cứu này được thực hiện trong các công trình
nghiên cứu phát triển KT - XH và cho riêng phát triển ngành du lịch. Các hướng
nghiên cứu có thể nghiên cứu tổng hợp hoặc nghiên cứu từng thành phần. Đối với
nghiên cứu, đánh giá điều kiện SKH cho PTDL cũng đã có nhiều công trình, trong
đó người nghiên cứu cũng đã đưa ra các tiêu chí, chỉ số SKH trong đánh giá. Lãnh
thổ nghiên cứu cũng được thực hiện ở phạm vi quy mô khác nhau, cả nước, vùng
hoặc một địa phương.
Đối với khu vực QN - HP, việc đánh giá tài nguyên cho PTDL đã được thực
hiện trong rất nhiều công trình ở quy mô địa phương cũng như toàn khu vực. Tuy
nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu theo hướng tổng hợp các điều kiện cho
PTDL trong đó có nội dung đánh giá TNDL. Bên cạnh đó, trong các công trình hầu
như chỉ dừng lại phân tích, đánh giá tổng quát và chủ yếu bằng phương pháp định
tính những tiềm năng TNDL trên phạm vi toàn lãnh thổ hoặc theo những đơn vị
hành chính. Một số công trình đã thực hiện đánh giá TNDL cho phát triển từng
LHDL và các điểm du lịch, nhưng chỉ đánh giá về ĐKTN, TNTN và phạm vi lãnh
thổ nghiên cứu nhỏ hơn. Đặc biệt, khu vực QN - HP các công trình phân loại, đánh
giá điều kiện SKH một cách cụ thể, chi tiết và việc phân tích xu thế BĐKH phục vụ

mục đích PTDL còn chưa được thực hiện.
Khu vực QN - HP là lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ trong phát triển KT XH nói chung và du lịch nói riêng. Mối quan hệ này được gắn kết bởi sự tương
đồng và mức độ thuận lợi về vị trí địa lý - tài nguyên vị thế, ĐKTN và TNTN, điều
kiện KT - XH và tài nguyên nhân văn. Do vậy, việc đánh giá tổng hợp TNDL và
điều kiện SKH cho từng LHDL và điểm du lịch bằng những phương pháp cụ thể là
hướng đi mới trong việc xác định mức độ thuận lợi về TNDL nói chung của khu
vực QN - HP.


11

1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Một số khái niệm về du lịch
1.2.1.1. Du lịch
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu và phát triển với tốc độ rất nhanh. Khái
niệm về “du lịch” cũng đã có rất nhiều tác giả, các tổ chức đề cập.
Theo UNWTO: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các
hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập
thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa
bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” (Trích theo [108]).
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2006) “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định” [63].
1.2.1.2. Điểm du lịch
“Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham
quan của khách du lịch” [63].
Điều kiện để công nhận điểm du lịch
- Điểm du lịch quốc gia: Có TNDL đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham
quan của khách du lịch ; Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả

năng đảm bảo phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.
- Điểm du lịch địa phương: Có TNDL hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan
của khách du lịch; Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng đảm
bảo phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm [63].
Quy mô điểm du lịch có thể là một quốc gia, địa phương, một vùng đất nơi
có nguồn TNDL phong phú dựa trên một số tiêu chuẩn quy định của mỗi quốc gia
về mức độ hấp dẫn của tài nguyên; CSHT, CSVCKT; khả năng phục vụ du khách...
và những đóng góp tích cực cho nền KT - XH, môi trường từ hoạt động du lịch.
1.2.1.3. Tuyến du lịch
Song song với việc xây dựng các điểm du lịch cần xác định các tuyến du
lịch. “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp
dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ,
đường hàng không” [63].
Điều kiện để công nhận là tuyến du lịch
- Tuyến du lịch quốc gia: Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong đó có khu
du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa
khẩu quốc tế; Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ
khách du lịch dọc theo tuyến.


12

- Tuyến du lịch địa phương: Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi
địa phương; Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ
khách du lịch dọc theo tuyến [63]. Và trong từng trường hợp cụ thể, các tuyến du
lịch có thể là tuyến nội vùng hoặc là tuyến liên vùng.
1.2.1.4. Sản phẩm du lịch
“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoã mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [63].
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên

cơ sở khai thác các TNDL đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Các bộ phận tạo
thành sản phẩm du lịch bao gồm: dịch vụ du lịch và TNDL. Các dịch vụ chủ yếu để
tạo nên sản phẩm du lịch bao gồm:dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn uống,
dịch vụ vui chơi, giải trí, dịch vụ mua sắm v.v...
1.2.1.5. Loại hình du lịch
“LHDL được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm
giống nhau, hoặc chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc
được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc chúng có cùng một cách phân phối,
một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chúng theo một mức giá bán nào đó”[27].
Dựa trên tiêu chí khác nhau mà LHDL được phân loại khác nhau. Theo mục
đích, nhu cầu đi du lịch của khách và khả năng đáp ứng của tài nguyên, LHDL bao
gồm : Du lịch tham quan, Du lịch giải trí, Du lịch nghỉ dưỡng, Du lịch chữa bệnh,
Du lịch thể thao, Du lịch văn hoá, Du lịch lịch sử, Du lịch sinh thái, Du lịch công
vụ, Du lịch tôn giáo, Du lịch hoài niệm, Du lịch thăm thân, Du lịch cuối tuần
v.v...Mỗi LHDL có những đặc điểm và yêu cầu riêng, do vậy có sự khác nhau trong
sử dụng TNDL và điều kiện SKH.
1.2.2. Tài nguyên du lịch
1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. TNDL
ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành
chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2006): “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố
tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các
giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ
bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [63].
Cần phân biệt TNDL với các khái niệm ĐKTN, tiền đề văn hóa - lịch sử.
Điều kiện làm nảy sinh nhu cầu du lịch của xã hội. Khi các yếu tố này được phát
hiện, được khai thác và sử dụng cho mục đích du lịch sẽ trở thành TNDL.



13

Đặc điểm của TNDL bao gồm: Phong phú, đa dạng, trong đó nhiều tài
nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn dối với khách du lịch; Là những
tài nguyên không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có những giá trị vô hình; TNDL
thường dễ khai thác và có thời gian khai thác khác nhau; TNDL được khai thác tại
chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch; TNDL có thể sử dụng dược nhiều lần [61].
Như vậy, TNDL được xem như tiền đề để PTDL. Thực tế cho thấy, TNDL
càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du
lịch càng cao bấy nhiêu và luôn có xu hướng ngày càng được mở rộng. Sự mở rộng
của TNDL thường tùy thuộc rất nhiều vào yêu cầu PTDL, vào những tiến bộ khoa
học kỹ thuật, vào sự đầu tư, vào các sáng kiến và sở thích của con người.
1.2.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
TNDL tự nhiên bao gồm các thành phần, các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp
hoặc gián tiếp được khai thác và sử dụng để tạo ra sản phẩm du lịch, phục vụ cho
mục đích PTDL. “TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy
văn, HST, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”
[63]. Chính vì vậy, nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên thường được chia thành: tài
nguyên địa hình, khí hậu, nước và tài nguyên sinh vật [65],[125].
Địa hình là yếu tố tạo nên phong cảnh, trong hoạt động du lịch, đặc điểm
hình thái địa hình có vai trò quan trọng. Bằng các dấu hiệu bên ngoài của địa hình
và các dạng địa hình đặc biệt là những yếu tố cấu thành lên các LHDL. Các khu vực
núi, đồi địa hình phân hóa đa dạng có ý nghĩa hơn địa hình đồng bằng đơn điệu.
Đặc biệt, các dạng địa hình đặc biệt như địa hình Karst, địa hình ven bờ là những tài
nguyên du lịch có giá trị lớn cho phát triển du lịch.
Tài nguyên nước có vai trò điều hòa vi khí hậu, tạo phong cảnh khi kết hợp
với tài nguyên địa hình, sinh vật và trực tiếp tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng
như tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh và du lịch thể thao. Tài nguyên nước được
khai thác cho hoạt động du lịch chủ yếu ở khu vực mặt nước, các bãi nông ven bờ

và các điểm nước khoáng.
Tài nguyên sinh vật có ý nghĩa quan trọng với các loại hình du lịch sinh thái,
tham quan, nghiên cứu khoa học. Tài nguyên sinh vật khai thác cho du lịch tập
trung tại các nơi như: các VQG, KBTTN, KBTB, một số HST đặc biệt và các điểm
tham quan sinh vật.
Các TNDL tự nhiên luôn luôn gắn liền với các ĐKTN và được khai thác
đồng thời với các TNDL nhân văn. Khi tìm hiểu, nghiên cứu về TNDL tự nhiên,
người ta nghiên cứu từng thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các
hiện tượng đặc sắc của tự nhiên.


14

b. Tài nguyên du lịch nhân văn
TNDL nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt
quá trình tồn tại và phát triển; có giá trị văn hoá, tinh thần và phục vụ cho nhu cầu
du lịch. TNDL nhân văn bao gồm: DTLSVH, lễ hội, làng nghề, các đối tượng du
lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hoá - thể thao, sự kiện và các TNDL
nhân văn khác.
Như vậy, TNDL nhân văn là nhóm TNDL có nguồn gốc nhân tạo, là toàn bộ
những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra.
Vì vậy, TNDL nhân văn cũng được coi như tài nguyên văn hóa. Tuy nhiên, không
phải sản phẩm văn hóa nào cũng đều là TNDL nhân văn. Những sản phẩm văn hóa
có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là TNDL nhân văn.
Trong nhóm tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm nhớm tài nguyên là di sản
văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, bao gồm các loại tài
nguyên: các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, nghề và làng nghề truyền thống, các đối
tượng gắn với dân tộc học v.v…
1.2.3. Điều kiện và tài nguyên Sinh khí hậu
1.2.3.1. Điều kiện khí hậu và tài nguyên khí hậu

a. Khí hậu
Khí hậu là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là khâu đầu tiên và là
điều kiện thường xuyên của mọi quá trình phát triển và chuyển hóa tự nhiên. Khí
hậu có mối quan hệ tương hỗ với các thành phần tự nhiên khác để tạo nên những nét
riêng biệt của môi trường tự nhiên và xã hội. Vì vậy, đặc điểm khí hậu của một khu
vực phản ánh khái quát về cảnh quan ĐLTN, kinh tế, xã hội và nhân văn ở nơi đó.
Theo Alitxôp “Khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng
nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ Mặt trời, đặc tính của mặt đệm và hoàn lưu khí
quyển” (Trích theo [114]). Như vậy, khí hậu là trạng thái trung bình của khí quyển
ở một nơi nào đó trên trái đất, vì vậy khí hậu có tính chất ổn định và ít thay đổi.
Điều kiện khí hậu là tổ hợp các dấu hiệu đặc trưng của khí hậu ở một vùng
bao gồm đặc điểm của các yếu tố khí tượng (bức xạ, nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió…),
các quá trình, quy luật vật động và phát triển của nó.
Tài nguyên khí hậu là nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió…của một vùng
nào đó có thể khai thác nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất cây trồng,
vật nuôi hoặc phục vụ những mục đích phát triển của các ngành kinh tế - xã hội [114].
b. Khí hậu ứng dụng
Con người trong khi tiến hành các hoạt động kinh tế của mình luôn tìm cách
khai thác những điều kiện thuận lợi của thời tiết, khí hậu nhằm tạo ra của cải vật
chất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời cũng có các biện pháp hạn


15

chế những tác động không thuận lợi của thời tiết khí hậu gây ra. Cùng với sự phát
triển của khoa học, công nghệ, các kết quả nghiên cứu khí hậu đã được ứng dụng
rộng rãi trong đời sống thực tiễn sản xuất, các hoạt động kinh tế và dịch vụ. Do đó,
song song với hướng nghiên cứu khí hậu thuần túy (khí hậu học) đã xuất hện hướng
nghiên cứu mới, đó là khí hậu ứng dụng.
Khí hậu ứng dụng là lĩnh vực sử dụng số liệu khí hậu cho các công việc

mang tính nghiệp vụ của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y học, kỹ thuật, xây
dựng, giao thông, hàng không [134].
Như vậy, khí hậu ứng dụng là sự nghiên cứu điều kiện khí hậu trong mối
quan hệ với một đối tượng cụ thể, từ đó tìm ra những tác động tích cực và tiêu cực
của thời tiết, khí hậu lên đối tượng nhằm đưa ra những giải pháp đúng đắn, hợp lý
để tận dụng, nâng cao tính tích cực và hạn chế tính tiêu cực của thời tiết, khí hậu.
Khí
hậu
ứng
dụng
Khí
hậu
nông
nghiệp

Khí
hậu
lâm
nghiệp

Khí
hậu
y học

Khí
hậu
du lịch

Khí
hậu

xây
dựng

Khí
hậu
GTVT

Khí
hậu
quân
sự

Các
lĩnh
vực
khác

Sinh khí hậu
Hình 1.1: Sơ đồ biểu diễn các lĩnh vực nghiên cứu khí hậu ứng dụng
1.2.3.2. Sinh khí hậu và sinh khí hậu người phục vụ mục đích du lịch
a. Sinh khí hậu
Theo Từ điển bách khoa Nông nghiệp “Sinh khí hậu là bộ môn khoa học liên
ngành giữa Khí hậu học và Sinh thái học, nghiên cứu các ảnh hưởng của khí hậu
đối với cơ thể sống” [124]. Nghiên cứu SKH là cơ sở cho việc nghiên cứu tính thích
nghi của sinh vật trong đó có con người nhằm nâng cao sức sản xuất trong một môi
trường nhất định.
Trong môi trường nhất định, điều kiện SKH là một trong những điều kiện
sinh thái cảnh tác động lên tất cả giới sinh vật (động thực vật, vi sinh vật, con
người) bao gồm những dấu hiệu đặc trưng của thời tiết, khí hậu và được biểu hiện
bởi các yếu tố bức xạ, nhiệt độ, mưa, độ ẩm v.v…Các điều kiện SKH này khi được

sử dụng phục vụ các mục đích của con người được gọi là tài nguyên SKH.
Như vậy, SKH là việc nghiên cứu các điều kiện khí hậu thời tiết và ứng dụng
trong các lĩnh vực: lâm nghiệp, nông nghiệp, y học, du lịch và được xây dựng trên


16

quan điểm sinh thái.
b. Sinh khí hậu người phục vụ phát triển du lịch
SKH người là một bộ phận của SKH nói chung, nghiên cứu các quá trình
tương tác môi trường khí hậu - con người từ các góc độ, mục tiêu khác nhau. Nó là
một mảng quan trọng của bộ môn nghiên cứu khí hậu ứng dụng [134].
Nghiên cứu SKH người cho mục đích du lịch chính là việc nghiên cứu điều
kiện khí hậu, thời tiết tác động đến sức khỏe con người, việc tổ chức, triển khai các
hoạt động du lịch và cần chỉ ra những thời kỳ thuận lợi của điều kiện SKH cho sức
khỏe con người, cho từng LHDL trên từng lãnh thổ nhất định.
Như vậy, nghiên cứu SKH người có vai trò quan trọng đối với hoạt động du
lịch. Kết quả nghiên cứu SKH để chỉ ra được những mặt thuận lợi và không thuận
lợi của điều kiện thời tiết, khí hậu cho PTDL nhằm nâng cao hiệu quả khai thác
TNDL và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành du lịch.
1.2.3.3. Ảnh hưởng của điều kiện SKH đến cơ thể người và hoạt động du lịch
a. Ảnh hưởng của bức xạ Mặt Trời
Bức xạ Mặt Trời là nguồn năng lượng đầu tiên của mọi quá trình chuyển hóa
năng lượng trên Trái Đất. Bức xạ Mặt Trời chia làm 3 phần: phần tia cực tím (bước
sóng <0,4μ), phần tia nhìn thấy (0,4 - 0,75μ) và phần tia hồng ngoại (>0,75μ). Bức
xạ Mặt Trời phát mạnh hay yếu đều tác động lên cơ thể con người.
Bức xạ cực tím có hiệu quả sinh học rõ rệt như tạo Vitamin D, chống còi
xương, tương tác với những chất chứa sunfuahidryl tham gia vào sự hô hấp trong
mô thực hiện quá trình giải độc trong cơ thể. Tuy nhiên, da thường xuyên bị tác
động của tia cực tím sớm bị lão hóa, xuất hiện nhiều nếp nhăn, kém tính đàn hồi,

thậm chí gây ung thư da. Ngoài ra, bức xạ Mặt Trời còn có tác dụng tiêu diệt mầm
của một số loài ký sinh trùng gây bệnh, tiêu diệt trúng giun v.v…
Như vậy, những khu vực có lượng bức xạ lớn, ánh nắng chan hòa là điều
kiện lý tưởng cho việc tổ chức các hoạt động du lịch.
b. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến cơ
thể con người. Cơ thể con người cảm thấy mát hoặc nóng là do không khí xung
quanh chúng ta có nhiệt độ cao hay thấp. Cơ thể người luôn điều tiết để phù hợp với
môi trường ngoài gọi là điều hòa thân nhiệt. Con người cảm thấy dễ chịu khi chức
năng điều hoà thân nhiệt của cơ thể không phải làm việc.
Những thay đổi về nhiệt độ môi trường thường dẫn tới sự mất cân bằng
nhiệt. Khi những thay đổi này vượt quá giới hạn cơ thể có sự điều chỉnh sinh lý, con
người cảm mất đi sự thoải mái. Khi có sự dao động về nhiệt tăng hoặc giảm, biểu
hiện sinh lý dễ thấy nhất là hoạt động tim mạch và hệ thần kinh (Phụ lục 1.1,1.2).


×