Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại văn phòng cục thuế tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGÔ CẨM NA

TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ KÊ KHAI THUẾ
TẠI VĂN PHÒNG CỤC THUẾ TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGÔ CẨM NA

TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ KÊ KHAI THUẾ
TẠI VĂN PHÒNG CỤC THUẾ TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI ĐỨC THỌ



THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

i

, luận văn thạc sĩ kinh tế"Tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Bắc
Kạn"là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu sử dụng để viết luận văn đƣợc thu thập từ báo cáo của
Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn và do tôi thu thập trên các website, sách,
báo, tạp chí thuế..và đã chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Ngô Cẩm Na

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ii

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa
Sau Đại học, cùng các thầy giáo, cô giáo trong trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá

trình học tập và thực hiện đề tài.
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình và nhiều
ý kiến quý báu của PGS.TS Bùi Đức Thọ. Tôi xin gửi tới PGS.TS Bùi Đức Thọ lời
cảm ơn trân trọng nhất.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể công chức
văn phòng Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện
và động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Ngô Cẩm Na

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iii
MỤC LỤC
L I CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ ................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................... 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2
5. Bố cục luận văn ....................................................................................................... 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 5
1.1. Quản lý kê khai thuế ............................................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm kê khai thuế và quản lý kê khai thuế ............................................... 5
1.1.2. Nội dung của quản lý kê khai thuế .................................................................... 6
1.1.3. Vai trò của quản lý kê khai thuế ..................................................................... 12
1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế ................................ 12
1.2.1. Công nghệ thông tin và các thành phần của công nghệ thông tin................... 12
1.2.2. Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế.......... 14
1.2.3. Nội dung của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế ....... 16
1.2.4. Yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế .......... 21
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
kê khai thuế .................................................................................................... 23
1.3.1. Nhân tố chủ quan ............................................................................................ 23
1.3.2. Nhân tố khách quan ......................................................................................... 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iv
1.4. Bài học kinh nghiệm trong công tác ứng dụng CNTT vào quản lý kê khai
thuế tại Việt Nam - bằng chứng thực nghiệm tại văn phòng Cục Thuế
thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................. 27
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 30
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết ........................................................ 30
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 30
2.2.1. Tiến trình nghiên cứu ...................................................................................... 30

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................................... 31
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................................ 32
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 35
2.3.1. Chỉ tiêu định tính ............................................................................................. 35
2.3.2. Chỉ tiêu định lƣợng ......................................................................................... 36
2.4. Khung phân tích, khung logic ............................................................................ 36
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KÊ KHAI THUẾ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC KẠN ............................................................ 38
3.1. Tổng quan về tỉnh Bắc Kạn và Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn .................................... 38
3.1.1. Giới thiệu về tỉnh Băc Kạn .............................................................................. 38
3.1.2. Giới thiệu về Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn ............................................................. 41
3.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý kê khai thuế tại Cục
Thuế tỉnh Bắc Kạn.......................................................................................... 50
3.2.1. Một số ứng dụng công nghệ thông tin đang đƣợc thực hiện trong công
tác quản lý kê khai thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn ...................................... 50
3.2.2. Một số hoạt động hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý kê
khai thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn ............................................................. 51
3.2.3. Kết quả ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý kê khai thuế ................... 59
3.3. Kết quả phỏng vấn cán bộ thuế về công tác quản lý kê khai thuế tỉnh Bắc Kạn ........ 67
3.3.1. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................. 67
3.3.2. Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu .................................................................... 81
3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá ............................................................................ 82
3.3.4. Phân tích hồi quy và tƣơng quan ..................................................................... 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

v
3.4. Kết quả phỏng vấn ngƣời nộp thuế .................................................................... 85
3.4.1. Đặc điểm đối tƣợng phỏng vấn ....................................................................... 85

3.4.2. Kết quả phỏng vấn .......................................................................................... 86
3.5. Đánh giá giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê
khai thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn ............................................................. 88
3.5.1. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................................. 88
3.5.2. Hạn chế............................................................................................................ 89
3.5.3. Nguyên nhân hạn chế ...................................................................................... 90
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KÊ KHAI TẠI VĂN
PHÒNG CỤC THUẾ TỈNH BẮC KẠN .......................................................... 92

4.1. Quan điểm đề xuất giải pháp .............................................................................. 92
4.1.1. Định hƣớng ứng dụng CNTT trong quản lý kê khai thuế của Cục Thuế
tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn từ năm 2015-2020 ........................................... 92
4.1.2. Mục tiêu ứng dụng CNTT trong quản lý kê khai thuế của Cục Thuế
tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn từ năm 2015-2020 ........................................... 93
4.2. Giải pháp tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý kê khai thuế
tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.............................................................. 94
4.2.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng khai thác phần mềm của nhân
viên thuế ......................................................................................................... 94
4.2.2. Hoàn thiện các phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý kê khai thuế ............... 97
4.2.3. Hoàn thiện cơ chế phối hợp và các quy trình nghiệp vụ trong ứng dụng
CNTT ở Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn ..................................................................... 98
4.2.4. Nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ................................................. 100
4.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT ................................. 101
4.3. Kiến nghị .......................................................................................................... 102
4.3.1. Kiến nghị với Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính ................................................ 102
4.3.2. Kiến nghị về chính sách đối với Nhà nƣớc ................................................... 104
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 107
PHỤ LỤC: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ................................................. 109

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

STT

Viết đầy đủ

1

CNTT

Công nghệ thông tin

2

CQT

Cơ quan Thuế

3

CSDL

Cơ sở dữ liệu


4

HĐND

Hội đồng nhân dân

5

NNT

Ngƣời nộp thuế

6

TCT

Tổng cục Thuế

7

trđ

Triệu đồng

8

UBND

Ủy ban nhân dân


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Kết quả thu ngân sách của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn qua các năm .................. 46

Bảng 3.2.

Một số phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin đang sử dụng phục
vụ mục đích quản lý kê khai thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn........................ 50

Bảng 3.3.

Số lƣợng các sự cố hệ thống mạng ........................................................ 52

Bảng 3.4.

Tình hình công tác hỗ trợ ngƣời nộp thuế ............................................. 54

Bảng 3.5.

Công tác đào tạo và phát triển cán bộ nghiệp vụ và cán bộ tin
học năm 2012 ........................................................................................ 56

Bảng 3.6.


Công tác đào tạo và phát triển cán bộ nghiệp vụ và cán bộ tin
học năm 2013 ........................................................................................ 57

Bảng 3.7.

Công tác đào tạo và phát triển cán bộ nghiệp vụ và cán bộ tin
học năm 2014 ........................................................................................ 57

Bảng 3.8.

Tình hình quản lý NNT của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn ............................ 59

Bảng 3.9.

Tổng số tờ khai nộp qua các năm .......................................................... 62

Bảng 3.10. Tình hình nộp tờ khai thủ công tại Cục Thuế Bắc Kạn ......................... 64
Bảng 3.11. Số lƣợng tờ khai lỗi tại Cục Thuế Bắc Kạn các năm 2012, 2013, 2014 ....... 66
Bảng 3.12. Kết quả phân tích thống kê mô tả đối tƣợng khảo sát ........................... 68
Bảng 3.13. Điểm trung bình cho các yếu tố thuộc nhóm trình độ kỹ năng ............. 71
Bảng 3.14. Điểm trung bình cho các yếu tố thuộc nhóm Quy trình nghiệp vụ
và phối hợp công tác .............................................................................. 73
Bảng 3.15. Điểm trung bình cho các yếu tố thuộc nhóm phần mềm ứng dụng ...... 74
Bảng 3.16. Điểm trung bình cho các yếu tố thuộc nhóm cơ sở hạ tầng .................. 76
Bảng 3.17. Công tác tuyên truyền hỗ trợ kê khai thuế ............................................ 77
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá các yếu tố thuộc nhóm hiệu quả ứng dụng ................ 79
Bảng 3.19. Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát ....................................................... 81
Bảng 3.20. Kết quả kiểm định phân tích nhân tố ..................................................... 83
Bảng 3.21. Tổng hợp nhân tố đƣợc phân tích .......................................................... 83
Bảng 3.22. Tƣơng quan giữa các nhân tố trong mô hình......................................... 84

Bảng 3.23. Kết quả phân tích hồi quy...................................................................... 84
Bảng 3.24. Đánh giá của ngƣời nộp thuế ................................................................. 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1.

Tình hình thực tế số thu về tổng thu nội địa và thu từ hoạt
động sổ số qua các năm..................................................................... 49

Biểu đồ 3.1.

Đặc điểm nhóm đối tƣợng phỏng vấn NNT...................................... 86

Hình:
Hình 1.1.

Ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế ............................................................. 17

Hình 1.2.

Mô hình gửi tờ khai thuế qua mạng .................................................... 18

Hình 1.3.


Mô hình xử lý nhận tờ khai mã vạch................................................... 19

Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1.

Tiến trình nghiên cứu của luận văn .....................................................30

Sơ đồ 2.2.

Khung phân tích, khung logic .............................................................37

Sơ đồ 3.1.

Mô hình các phòng chức năng tại văn phòng Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn ....45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý kê khai thuế là khâu đầu tiên trong hệ thống quản lý thuế và là khâu
chiếm nhiều thủ tục nhất trong bộ thủ tục hành chính thuế. Quản lý kê khai thuế có
chức năng tiếp nhận, xử lý thông tin từ ngƣời nộp thuế và cung cấp thông tin cho
các chức năng tiếp theo. Do vậy, Việc thực hiện tốt chức năng quản lý kê khai thuế
không chỉ có ý nghĩa trong việc nâng cao ý thức và tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế
trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính thuế mà còn là cơ sở để cơ quan thuế
thực hiện tốt các chức năng tiếp theo trong chu trình quản lý thuế: quản lý nợ,
cƣỡng chế nợ thuế; thanh tra, kiểm tra thuế,...

Thực hiện chiến lƣợc cải cách và hiện đại hóa ngành thuế, trong những năm
qua, ngành thuế đã có những đầu tƣ mạnh mẽ về hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công
nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý thuế nói chung và quản lý kê khai
thuế nói riêng tiến tới mục tiêu đến năm 2015, Việt Nam là 01 trong 05 nƣớc đứng
đầu khu vực Đông Nam Á đƣợc xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tuy đã có nhiều cố gắng nhƣng ngành thuế Việt
Nam đã không thể thực hiện đƣợc mục tiêu đã đề ra. Theo báo cáo Môi trƣờng kinh
doanh năm 2014, Việt Nam xếp thứ 11/11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về
chỉ tiêu mức độ thuận lợi về thuế với thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế và bảo hiểm
năm 2014 là 872 giờ (trong đó thời gian mà DN thực hiện thủ tục thuế chiếm tỷ
trọng lớn với 537 giờ trong tổng số 872 giờ). Kết quả yếu kém trên do nhiều nguyên
nhân trong đó không thể không kể đến công tác quản lý kê khai thuế là khâu chiếm
nhiều thủ tục hành chính nhất trong các khâu quản lý thuế. Với điều kiện là khâu
đƣợc đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật, phầm mềm ứng dụng CNTT nhiều nhất hiện nay, đây
quả thực là một kết quả chƣa đƣợc nhƣ mong muốn.
Đối với Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn nói chung và văn phòng Cục Thuế tỉnh Bắc
Kạn nói riêng, Việc triển khai ứng dụng CNTT vào quản lý kê khai thuế đã đƣợc
đầu tƣ và tiến hành đồng bộ với toàn ngành. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai
còn nhiều hạn chế: Tỷ lệ thay thế giấy tờ trong thực hiện thủ tục hành chính chƣa
cao, mức độ tiếp cận của cán bộ thuế đối với các ứng dụng còn hạn chế do một số


2
ứng dụng triển khai còn chậm, trong quá trình vận hành còn xảy ra nhiều lỗi gây
khó khăn cho công tác nhập, xuất dữ liệu kê khai thuế;các ứng dụng còn khó sử
dụng chƣa phục vụ đắc lực giúp nâng cao chất lƣợng công tác quản lý. Theo đánh
giá của Tổng cục Thuế tại Báo cáo đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện kế hoạch cải
cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015, Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn xếp thứ 61/63 tỉnh
thành về chỉ số hiệu quả công tác quản lý kê khai thuế năm 2012.
Là một cán bộ đang công tác tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn, trƣớc thực trạng còn

nhiều bất cập về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế tại cơ quan,
tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý kê khai thuế tại văn phòng Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn" làm luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ kinh tế, với mong muốn giải quyết đƣợc những vấn đề đang tồn tại hiện nay cả về
mặt lý luận và thực tiễn
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý kê khai
thuế tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn từ đó đề xuất các giải pháp tăng cƣờng
ứng dụng CNTT trong công tác quản lý kê khai thuế để CNTT thực sự trở thành 1
công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: công tác ứng dụng CNTT vào quản lý kê khai thuế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Số liệu nghiên cứu đƣợc tập hợp từ năm 2012 đến hết năm 2014.
- Không gian: Đề tài đƣợc thực hiện tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.
- Nội dung: Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý kê khai thuế
tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn từ đó đánh giá các mặt đã đạt đƣợc các mặt còn
hạn chế và nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp và kiến nghị (Đề tài không nghiên cứu
tại các Chi Cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn).
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nƣớc, cải cách và hiện đại
hóa ngành thuế là yêu cầu cấp bách để đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển kinh
tế xã hội.


3
Luận văn đƣợc thực hiện trong bối cảnh ngành Thuế đang phải đứng trƣớc áp
lực cải cách và hiện đại hóa một cách triệt để nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời
dân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế của mình một cách nhanh chóng, thuận
lợi. Lĩnh vực kê khai thuế là lĩnh vực trọng tâm đƣợc ƣu tiên đầu tƣ tin học hóa, hiện

đại hóa để đáp ứng đòi hỏi đó. Do đó, bên cạnh việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế, luận văn đã bám sát vào
tình hình thực tiễn mới để đánh giá thực trạng cũng nhƣ đề ra các giải pháp tăng
cƣờng ứng dụng công nghệ tạo ra những đóng góp mới cho nội dung nghiên cứu.
Trƣớc đây cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác quản lý thuế
và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế nhƣ:
Luận văn thạc sĩ"Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế ở Việt Nam trong quá
trình đổi mới"của tác giả Trịnh Hoàng Cơ (2004) đã trình bày một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế ở Việt Nam trong đó có đề cập đến giải
pháp về nâng cao ứng dụng CNTT. Tuy nhiên đây không phải là yếu tố trọng tâm
đƣợc phân tích, đánh giá để đƣa ra các kiến nghị, giải pháp.
Công trình nghiên cứu"Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý kê khai thuế tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc”, luận văn thạc sĩ của tác
giả Hoàng Thị Huệ (2012) luận văn trình bày thực trạng và một số giải pháp nâng
cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý kê khai thuế tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh
Phúc. Luận văn đƣợc thực hiện nghiên cứu trong thời kỳ từ 2010 đến 2102. Trong
giai đoạn này, ngành thuế chƣa thực hiện triển khai rộng kê khai thuế qua mạng đến
các tất cả các Cục Thuế và đây cũng là giai đoạn ổn định về chính sách thuế cũng
nhƣ ổn định về hệ thống ứng dụng sử dụng trong quản lý thuế.
Kế thừa các công trình nghiên cứu trong nƣớc, luận văn có những đóng góp sau:
Về ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT
trong quản lý kê khai thuế, các yếu tố tác động đến ứng dụng CNTT trong quản lý
kê khai thuế.
Về ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá toàn diện thực trạng về hiệu quả công tác ứng
dụng CNTT trong quản lý kê khai thuế trong giai đoạn nghiên cứu tại Cục Thuế
tỉnh Bắc Kạn, chỉ ra các bất cập, nguyên nhân của hạn chế từ đó đề ra các giải pháp


4
5. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận. Luận văn gồm 4 chƣơng với nội dung:
Chương 1: Tổng quan về quản lý kê khai thuế và ứng dụng CNTT trong
quản lý kê khai thuế.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn.
Chương 3: Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý kê khai thuế tại Văn
phòng Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.
Chương 4: Giải pháp tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong quản lý kê khai thuế
tại văn phòng Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.


5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Quản lý kê khai thuế
1.1.1. Khái niệm kê khai thuế và quản lý kê khai thuế
1.1.1.1. Khái niệm kê khai thuế
Kê khai thuế: Là việc ngƣời nộp thuế căn cứ và số liệu và tình hình thực tế
các hoạt động của mình để tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ kê
khai thuế theo quy định của từng Luật thuế, pháp luật thuế. Ngƣời nộp thuế sử
dụng hồ sơ khai thuế của từng loại thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để
kê khai số thuế phải nộp với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính
xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế.
Theo cơ chế quản lý thuế"tự khai, tự nộp”, cơ quan thuế tôn trọng việc tự
tính thuế và khai thuế của ngƣời nộp thuế đồng thời có các biện pháp giám sát
hiệu quả, đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ của ngƣời nộp thuế vừa đảm bảo
phát hiện, ngăn ngừa, răn đe những trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế.
1.1.1.2. Khái niệm quản lý kê khai thuế
Khái niệm chung về quản lý đó là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng của
chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu định trƣớc.
Quản lý thuế là một bộ phận của quản lý hành chính nhà nƣớc là hoạt động

tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo ngƣời nộp thuế chấp
hành nghĩa vụ thuế đối với Ngân sách Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Nhƣ
vậy, chủ thể của quản lý thuế là cơ quan thuế các cấp, đối tƣợng quản lý thuế là
ngƣời nộp thuế. Ngƣời nộp thuế theo Luật quản lý thuế đƣợc hiểu là: tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nƣớc (gọi chung là thuế) do cơ
quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân khấu
trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay cho ngƣời nộp thuế.
Quản lý kê khai thuế là một nội dung của chu trình quản lý thuế là việc cơ
quan thuế thực hiện việc tiếp nhận thông tin, giám sát và kiểm tra việc tính thuế,
khai thuế của ngƣời nộp thuế theo quy định của pháp luật. Quản lý kê khai thuế


6
chính là việc xác định cho đúng và đủ ngƣời nộp thuế nào phải tự kê khai thuế, kê
khai các loại thuế nào và kê khai nhƣ thế nào, xác định NNT đã thực hiện và chƣa
thực hiện các nghĩa vụ kê khai thuế để đôn đốc nhắc nhở NNT kê khai thuế đúng
thời hạn, xác định tính logic, hợp lý của các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế và cả
những trƣờng hợp nào không tự kê khai thuế mà cơ quan thuế phải tính thuế, ấn
định thuế và thông báo thuế.
Bản chất của hoạt động quản lý kê khai thuế là hoạt động của của cơ quan thuế
ghi nhận, phản ánh, theo dõi tình hình nộp hồ sơ khai thuế của ngƣời nộp thuế và
phân tích, đánh giá tính chính xác, đúng pháp luật của hồ sơ khai thuế.
Vị trí của công tác quản lý kê khai thuế trong chu trình quản lý thuế đƣợc thể
hiện nhƣ sau:
Trƣớc khi ngƣời nộp thuế nộp tờ khai thuế, cơ quan thuế có nhiệm vụ tuyên
truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế: phổ biến chính sách pháp luật thuế trả lời vƣớng mắc
của NNT về các chính sách thuế, cung cấp phần mềm hỗ trợ kê khai… Ngƣời nộp
thuế có trách nhiệm tự tìm hiểu chính sách pháp luật thuế, tự tính ra số thuế phải
nộp, sử dụng phần mềm, công cụ hỗ trợ để lập tờ khai thuế theo đúng mẫu quy định

gửi đến cơ quan thuế.
Khi ngƣời nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế, NNT phải chịu
trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu kê khai; cơ quan thuế có trách
nhiệm ghi nhận, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế của ngƣời nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các
chức năng: quản lý nợ, kiểm tra, thanh tra thuế… Ngƣời nộp thuế có nghĩ vụ nộp đủ số
tiền thuế theo kê khai; chấp hành các quyết định kiểm tra, thanh tra thuế và quyết định
xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra, kiểm tra thuế.
1.1.2. Nội dung của quản lý kê khai thuế
Theo Tổng cục Thuế (2011), Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế, kế toán
thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 của Tổng
cục trƣởng Tổng cục Thuế, nội dung của quản lý kê khai thuế bao gồm hai nội dung
chính sau: quản lý ngƣời khai thuế và quản lý hồ sơ khai thuế. Dƣới đây, tác giả
trình bày cụ thể từng nội dung trong quản lý kê khai thuế.


7
1.2.1.1. Quản lý người khai thuế
Công tác quản lý ngƣời khai thuế bao gồm hai nội dụng chính đó là: quản lý
NNT phải nộp hồ sơ khai thuế và quản lý NNT thay đổi về kê khai thuế.
* Một là, quản lý NNT phải nộp hồ sơ khai thuế
Mục đích của nội dung này là rà soát, cập nhật và tổng hợp"Danh sách theo
dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế"theo từng sắc thuế, mẫu hồ sơ khai thuế, thời hạn
nộp hồ sơ khai thuế (tháng, quý, năm, quyết toán) để xác định số lƣợng hồ sơ khai
thuế phải nộp và theo dõi, đôn đốc tình trạng kê khai của NNT.
Ở nội dung này, cơ quan thuế phải thực hiện rà soát và xử lý các trƣờng hợp:
1. NNT đƣợc cấp MST mới;
2. NNT thay đổi thông tin đăng ký thuế nhƣng không làm thay đổi MST và
không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế trực tiếp;
3. NNT chuyển địa điểm và thay đổi cơ quan quản lý thuế trực tiếp (gồm NNT

chuyển đi và NNT chuyển đến);
4. NNT tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp và thay đổi MST; NNT tạm ngừng
kinh doanh có thời hạn;
5. NNT giải thể phá sản, chấm dứt hoạt động;
6. NNT bỏ trốn, mất tích, không tìm thấy địa chỉ hoạt động nhƣng chƣa làm
thủ tục chấm dứt MST
Hai là, quản lý NNT thay đổi về kê khai thuế
Mục đích của nội dung này là cập nhật những thay đổi về kê khai thuế đối với
những NNT trong danh sách theo dõi NNT phải kê khai thuế. Các nội dung chính
cần theo dõi về sự thay đổi kê khai thuế bao gồm:
1. Ngƣời nộp thuế thay đổi kỳ kê khai
2. Ngƣời nộp thuế thay đổi niên độ kế toán
3. Ngƣời nộp thuế chuyển đổi phƣơng pháp tính thuế
1.2.1.2. Quản lý hồ sơ khai thuế
Hồ sơ khai thuế bao gồm tờ khai thuế và các tài liệu liên quan làm căn cứ để
NNT khai thuế, tính thuế với cơ quan thuế.
Ngƣời nộp thuế phải sử dụng đúng mẫu tờ khai thuế và các mẫu phụ lục kèm
theo tờ khai thuế do Bộ Tài chính quy định, không đƣợc thay đổi khuôn dạng, thêm


8
bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế. Đối với một số
loại giấy tờ trong hồ sơ khai thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu thì áp dụng
theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
Ngƣời nộp thuế có nghĩa vụ khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ
sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung
thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
Công tác quản lý hồ sơ khai thuế gồm 3 nội dung. Bao gồm: quản lý tình trạng hồ
sơ khai thuế, quản lý tình hình nhập hồ sơ khai thuế, kiểm tra và xác định lỗi trong kê
khai thuế.

Một là, quản lý tình trạng nộp hồ sơ khai thuế
Đây là bƣớc đầu tiên trong việc thực hiện công tác xử lý hồ sơ khai thuế. Ở
khâu quản lý ngƣời khai thuế, cơ quan thuế đã xác định đƣợc đối với mỗi một NNT
phải nộp những loại hồ sơ khai thuế nào, theo những kỳ kê khai thuế nào. Từ đó,
vào các kỳ hạn nộp hồ sơ khai thuế, cán bộ kê khai thuế có thể xác định đƣợc NNT
do mình quản lý đã nộp các hồ sơ khai thuế phải nộp chƣa, còn thiếu hồ sơ khai
thuế nào để có biện pháp đôn đốc nhắc nhở và xử lý.
Khi NNT chƣa nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế đôn đốc NNT nộp hồ sơ
khai thuế bằng các biện pháp: Thƣ nhắc nộp hồ sơ khai thuế (áp dụng đối với NNT
mới thành lập hoặc mới phát sinh loại hồ sơ khai thuế phải nộp; NNT đã nộp hồ sơ
khai thuế quá thời hạn của các kỳ kê khai trƣớc); Thông báo đôn đốc NNT chƣa nộp
hồ sơ khai thuế (đối với NNT chƣa nộp HSKT khi đến hạn nộp). Quá thời hạn 10
ngày NNT không nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế.
Khi NNT nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế là phải xác định đƣợc hồ sơ khai
thuế đó là chính thức thay thế, điều chỉnh bổ sung và ngày nộp (đúng hạn hay quá
thời hạn quy định), mặt khác phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của
hồ sơ khai thuế, để làm căn cứ xác nhận nghĩa vụ thuế theo kê khai của NNT, trên
cơ sở đó hạch toán vào Sổ Thuế. Cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành
chính về thuế đối với NNT nộp chậm hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản
lý thuế.


9
Hai là, quản lý tình hình nhập hồ sơ khai thuế
Nhập hồ sơ khai thuế là việc cơ quan thuế sau khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế
của NNT tiến hành xử lý các thông tin kê khai thuế của NNT và ghi nhận vào hệ
thống ứng dụng của ngành. Đây là thông tin đầu vào của quản lý thuế nên các số
liệu, thông tin NNT đã khai trên hồ sơ khai thuế đòi hỏi phải đƣợc phản ánh trung
thực, chính xác. Bộ phận đƣợc phân công không đƣợc tự can thiệp (thêm bớt hoặc
sửa chữa) vào số liệu kê khai của NNT và có trách nhiệm hỗ trợ, nhắc nhở NNT

trong quá trình thực hiện kê khai thuế. Không chỉ riêng thông tin trên hồ sơ khai
thuế mà các thông tin, số liệu trên chứng từ nộp thuế, các số liệu liên quan đến
nghĩa vụ thuế của NNT cũng cần phải đƣợc nhập vào hệ thống ứng dụng của ngành
Thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ cho việc lập và tính sổ thuế. Khóa và in sổ
thuế hay xác nhận số thuế đã nộp với ngƣời nộp thuế để phục vụ cho các chức năng
đôn đốc nợ, xử lý hoàn thuế, thanh tra kiểm tra thuế… Trong quá trình nhập các
thông tin, số liệu trên hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế nếu phát hiện lỗi định
danh hay sai số học, phải đôn đốc NNT sửa lỗi, để đảm bảo thông tin đƣợc chính
xác. Để hạn chế những lỗi phát sinh, lặp đi lặp lại, cơ quan thuế cần lập danh sách
các lỗi trong kê khai, nộp thuế chuyển bộ phận tuyên truyền hỗ trợ hƣớng dẫn NNT
thực hiện.
Kết quả phải đạt đƣợc (thông tin đầu ra) sau khi thực hiện công tác nhập hồ sơ
khai thuế, xác định đƣợc số thuế phát sinh phải nộp theo kê khai của NNT (đây là
kết quả đầu tiên và quan trọng nhất của việc nhập hồ sơ khai thuế), đồng thời ghi
nhận các thông tin liên quan trên hồ sơ khai thuế phục vụ công việc kiểm soát, phân
tích, đánh giá số liệu kê khai và tình hình sản xuất kinh doanh của NNT. Ngoài ra,
xác định đƣợc tính tuân thủ quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế ở
các mặt: NNT có nộp hồ sơ khai thuế hay không, nộp hồ sơ khai thuế có đúng hạn
hay không? hồ sơ khai thuế có lỗi thông tin định danh không? có lỗi số học không?
có giải trình đầy đủ các chỉ tiêu điều chỉnh không?,... Từ đó có những biện pháp đôn
đốc, và kiểm soát NNT.
Nguồn thông tin thu thập từ hồ sơ khai thuế, là nguồn thông tin quan trọng
nhất, không chỉ trong việc xác định nghĩa vụ thuế mà nó là cơ sở để các bộ phận


10
kiểm tra, thanh tra,tổng hợp dự toán phân tích đánh giá, làm căn cứ cho các hoạt
động quản lý của cơ quan thuế: Nhƣ cung cấp thông tin cho các bộ phận khác trong
cơ quan thuế và cơ quan thuế cấp trên, đối chiếu dữ liệu với NNT, thống kê phân
tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và điều tiết thu thuế đối với

từng thành phần kinh tế, từng ngành nghề và theo loại hình doanh nghiệp, nhận xét
hồ sơ khai thuế phát hiện sớm những bất hợp lý, nghi vấn về số liệu NNT tự kê khai
để yêu cầu NNT giải trình (kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế), phân tích rủi ro lập kế
hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT…
Ba là, kiểm tra, xác định lỗi trong kê khai thuế
Nội dung kiểm tra xác định lỗi trong kê khai thuế gồm hai nội dung, đó là
kiểm tra xác định lỗi về thông tin định danh và kiểm tra xác định hồ sơ khai thuế có
lỗi số học.
Kiểm tra thông tin định danh là việc xác định tính đầy đủ, đúng đắn, các thông tin
kê khai trên phần thông tin chung của hồ sơ khai thuế, thông qua việc đối chiếu thông
tin trên hồ sơ khai thuế với thông tin có sẵn trong CSDL đăng ký thuế của ngƣời nộp
thuế, để đảm bảo cơ quan thuế quản lý chính xác thông tin liên quan đến NNT.
Các thông tin định danh cần kiểm tra bao gồm:
- Tên ngƣời nộp thuế: Đảm bảo rằng ghi tên NNT phải chính xác nhƣ tên
trong hồ sơ đăng ký thuế, không sử dụng tên viết tắt hay tên thƣơng mại.
- Địa chỉ trụ sở: Ghi đúng theo địa chỉ nơi đặt văn phòng trụ sở đã đăng ký với
cơ quan thuế.
- Số điện thoại, số Fax và địa chỉ E-mail của NNT để cơ quan thuế có thể liên
lạc khi cần thiết.
Đối với việc kiểm tra xác định hồ sơ khai thuế có lỗi số học: Theo quy định
hiện hành, NNT tự kê khai nộp thuế và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về số liệu
kê khai, theo đó, cơ quan thuế hạch toán nghĩa vụ thuế theo chỉ tiêu số thuế phải
nộp trên các tờ khai. Tuy nhiên, kết cấu của các loại tờ khai thuế gồm nhiều chỉ tiêu,
có những chỉ tiêu là độc lập do NNT tự nhập dựa theo số liệu đƣợc tổng hợp từ sổ
sách kế toán của NNT, có những chỉ tiêu lại đƣợc xác định bằng công thức tính ra
từ các chỉ tiêu độc lập đƣợc phản ánh trên tờ khai và các phụ lục đi kèm. Ngoài ra,
có một số chỉ tiêu đặc biệt đƣợc luân chuyển qua các kỳ với các ràng buộc theo quy


11

định của pháp luật thuế (thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ chuyển kỳ sau hay thu nhập
chịu thuế TNDN âm đƣợc chuyển lỗ qua các kỳ quyết toán sau). Lỗi số học là lỗi
mà NNT kê khai các chỉ tiêu tổng hợp không phù hợp với kết quả đƣợc tính ra theo
công thức từ các chỉ tiêu chi tiết hoặc không đảm bảo logic với các chỉ tiêu có liên
quan (ví dụ số thuế còn đƣợc khấu trừ đầu kỳ trên tờ khai thuế GTGT tháng này
không bằng số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ trên tờ khai tháng trƣớc). Do vậy, Các
chỉ tiêu này cần đƣợc CQT kiểm tra bằng cách tính toán lại các công thức hoặc đối
chiếu dữ liệu giữa tờ khai và phụ lục, giữa tờ khai và bản giải trình, giữa số luân
chuyển kỳ này với số liệu trong CSDL kỳ trƣớc để xác định tờ khai mắc lỗi số
học. Các lỗi số học cơ bản trên tờ khai có thể làm sai nghĩa vụ thuế của NNT,
cũng có một số lỗi số học làm sai tính lôgic của số liệu trên tờ khai dẫn đến sai số
trong thống kê phân tích dữ liệu, do đó mọi trƣờng hợp có lỗi số học cần đƣợc
kiểm tra và thông báo để NNT sửa lỗi. Công việc này do hệ thống máy tính thực
hiện kiểm tra tự động các chỉ tiêu kê khai trên hồ sơ khai thuế của NNT để phát
hiện các hồ sơ khai thuế có lỗi số học. Bộ phận quản lý kê khai căn cứ hồ sơ khai
thuế có lỗi số học theo kết quả kiểm tra của hệ thống ứng dụng thực hiện các công
việc:Lập thông báo yêu cầu giải trình, điều chỉnh hồ sơ khai thuế (Mẫu 13a/QTrKK ban hành kèm theo quy trình quản lý kê khai thuế) gửi NNT chậm nhất trong
thời hạn 5 ngày làm việc kể từ thời điểm kết thúc việc nhập hồ sơ khai thuế; theo
dõi việc điều chỉnh, giải trình hồ sơ khai thuế của NNT theo thông báo của CQT;
Trƣờng hợp hồ sơ khai thuế của NNT có lỗi sai số học ảnh hƣởng đến số thuế phải
nộp và quá thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày gửi Thông báo yêu cầu NNT giải
trình, điều chỉnh hồ sơ khai thuế mà NNT không thực hiện điều chỉnh thì bộ phận
quản lý kê khai thuế thực hiện điều chỉnh lại số liệu theo số kiểm tra của CQT và
lập"Thông báo điều chỉnh số liệu trên hồ sơ khai thuế"gửi NNT sau đó chuyển cho
bộ phận Kiểm tra thuế thực hiện các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thuế
theo quy định của Luật quản lý thuế.
Có thể nói cùng với công tác thanh tra, kiểm tra thuế thì đây là một trong
những nội dung phức tạp nhất trong công tác quản lý thuế, quyết định hiệu quả của
công tác quản lý mà kết quả cuối cùng - Đầu ra của quản lý thuế là số thu nộp thuế
vào NSNN.



12
1.1.3. Vai trò của quản lý kê khai thuế
Trong hệ thống quản lý thuế, công tác quản lý kê khai và kế toán thuế luôn có
một vị trí hết sức quan trọng, có thể coi đây nhƣ là khâu cốt lõi của quá trình quản
lý thuế và là khâu thể hiện kết quả của công tác quản lý thuế.
- Quản lý kê khai và kế toán thuế là một trong bốn chức năng cơ bản không
thể thiếu của công tác quản lý thuế theo mô hình chức năng, gồm: kê khai và kế
toán thuế; tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế; quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế;
thanh tra, kiểm tra thuế.
- Quản lý kê khai và kế toán thuế vừa là chức năng cung cấp toàn bộ thông tin
cho các chức năng quản lý thuế tiếp theo thực hiện nhiệm vụ, vừa tiếp nhận các kết
quả xử lý của các chức năng quản lý thuế đó để theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ
thuế của ngƣời nộp thuế. Do đó, trong hệ thống tổ chức quản lý thuế có thể coi quản
lý kê khai và kế toán thuế là chức năng đầu tiên mà ngành thuế luôn phải coi trọng
và thực hiện tốt thì mới có thể thực hiện tốt các công tác quản lý thuế tiếp theo nhƣ
quản lý thu nợ và kiểm tra, thanh tra thuế.
- Kết quả trong công tác kê khai và kế toán thuế còn là căn cứ để đánh giá việc
chấp hành nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế, từ đó giúp cơ quan thuế đƣa ra những
quyết định phù hợp, tránh thất thu thuế.
- Đặc biệt, trong công tác kê khai và kế toán thuế, kế toán thanh toán với ngân
sách nhà nƣớc còn có vai trò hết sức quan trọng, xác định chính xác nguồn thu đảm
bảo thu đúng, thu đủ theo mục lục ngân sách góp phần vào vai trò to lớn của Ngân
sách nhà nƣớc đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc.
1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế
1.2.1. Công nghệ thông tin và các thành phần của công nghệ thông tin
1.2.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công
nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Ở Việt Nam, khái

niệm công nghệ thông tin đƣợc đƣa ra tại Nghị quyết 49/CP ngày 04/8/1993 về phát
triển công nghệ thông tin ở nƣớc ta trong những năm 90. Theo đó"Công nghệ thông
tin (CNTT) là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, các phƣơng tiện và công cụ kỹ


13
thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác
và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng
trong mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho
việc cải tiến quản lý Nhà nƣớc, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh
doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng
cuộc sống của nhân dân. CNTT đƣợc phát triển trên nền tảng phát triển của các
công nghệ Điện tử - Tin học - Viễn thông và tự động hoá".
Thuật ngữ"công nghệ thông tin"(Information Technology) đƣợc hiểu là các
ứng dụng liên quan đến máy vi tính và đƣợc phân loại dựa trên phƣơng thức chúng
đƣợc sử dụng trong lớp học chứ không dựa trên nguyên lý hoạt động của chúng.
(Means et al, 1993).
1.2.1.2. Các thành phần cơ bản của công nghệ thông tin
Giáo sƣ Jim Senn là một giảng viên CNTT thuộc trƣờng đại học Georgia. Ông
là trƣởng khoa Hệ thống Thông tin Máy tính, đồng thời là giám đốc nhóm quản trị
CNTT, các chƣơng trình đào tạo của ông đƣợc tạp chí Computer World đánh giá là
một trong hai chƣơng trình tốt nhất cùng với chƣơng trình của Đại học
Massachusetts. Trong cuốn sách nổi tiếng Information Technology in Business do
ông chủ biên, ông đã trình bày các thành phần cơ bản của CNTT. Theo Jim Senn
CNTT gồm 3 thành phần cơ bản sau: máy tính, mạng truyền thông và bí quyết.
* Thành phần thứ nhất: Máy tính
Theo cách hiểu đơn giản máy tính là thiết bị điện tử dùng để thu thập, xử lý,
lýu cất và hiện thị gọn trên bàn làm việc, ngoài ra còn có các loại lớn về kích thƣớc
và tính năng, ví dụ: máy mini dùng để xử lý các công việc nhƣ để liên kết ngƣời dùng
và dữ liệu trong phạm vi một doanh nghiệp, một bộ, một ngành, máy mainframe với

các tính năng và giá cả lớn hơn máy mini dùng để xử lý nhiều công việc đồng thời và
máy super rất mạnh dùng để giải các bài toán lớn và phức tạp. Máy tính cùng với các
thiết bị đi kèm nhƣ màn hình, máy in, thiết bị ngoại vi đƣợc gọi là phần cứng. Nếu
nhƣ phần cứng đứng riêng rẽ thì sẽ không làm đƣợc gì cả mà nó cần phải có các
chƣơng trình hay còn gọi là phần mềm đi kèm để điều khiển hoạt động của phần cứng
(còn gọi là phần mềm hệ thống). Ngoài phần cứng và phần mềm ra, một yếu tố quan


14
trọng nữa của CNTT là hệ thống (tổ chức, xã hội) mà qua đó dòng thông tin vận
chuyển từ cá nhân hoặc cơ quan này sang cá nhân hoặc cơ quan khác. Nhƣ vậy, hiểu
theo nghĩa rộng, máy tính gồm phần cứng, phần mềm và thông tin.
* Thành phần thứ hai: mạng truyền thông
Một tính năng nữa của CNTT đó là việc cho phép liên kết, gửi và nhận thông
tin qua mạng. Qua mạng truyền thông, các máy tính (còn gọi là trạm làm việc) ở các
vị trí khác nhau đƣợc nối lại với nhau bằng các đƣờng truyền thông dụng nhất. Việc
đƣa các mạng truyền thông vào sử dụng mang tính chất cách mạng không chỉ cho cá
nhân ngƣời dùng mà cho cả quản lý, sản xuất, dịch vụ của các cơ quan quản lý nhà
nƣớc... bản thân mạng truyền thông cũng bao gồm cả phần cứng, phần mềm để điều
khiển các thông tin trong quá trình chuyển vận trên mạng. Hiện nay, mạng truyền
thông phát triển rất nhanh, bao gồm mạng đơn giản, mạng nội bộ (LAN- Local area
Network), mạng mở rộng (WAN- Wide area Network). Mạng quốc gia (Intranet) và
mạng quốc tế (Internet).
* Thành phần thứ ba: bí quyết
Thành phần thứ ba của CNTT có tầm quan trọng không kém hai phần trên là
Know- how (tức là biết làm một việc gì đó sao cho tốt). Bí quyết bao gồm:
- Quen với các công cụ của CNTT.
- Có kỹ năng cần thiết để sử dụng đƣợc các công cụ này.
- Hiểu cách thức sử dụng CNTT để giải quyết vấn đề.
Lợi ích của CNTT đƣợc quyết định chủ yếu bởi thành phần thứ ba này, từ việc

biết dùng CNTT có thể làm đƣợc gì, làm nhƣ thế nào? Bí quyết bao gồm: con
ngƣời, các quy trình nghiệp vụ và các phần mềm ứng dụng.
Tóm lại, ba thành phần của CNTT đƣợc liên kết chặt chẽ, không tách rời nhau
tạo các cơ hội cho các cá nhân và tổ chức hoạt động có hiệu quả hơn, năng suất hơn.
1.2.2. Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê khai thuế
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế nói chung và
quản lý kê khai thuế nói riêng là một tất yếu khách quan, bởi các lý do sau:
Thứ nhất, chỉ có ứng dụng công nghệ thông tin thì ngành thuế mới xử lý kịp
thời một khối lƣợng hồ sơ khai thuế và dữ liệu khai thuế khổng lồ bởi trong những
năm trở lại đây, số lƣợng đầu mối ngành Thuế phải quản lý tăng lên nhanh chóng,


15
chủ yếu tập trung ở những khu vực thành phố, địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh,
khu vực cửa khẩu biên giới, khu vực có lợi thế về cảng biển; cảng sông,... do sự
thông thoáng của Luật Doanh nghiệp, trong khi đó thì số lƣợng cán bộ thuế đƣợc bổ
sung biên chế cho ngành lại có hạn. Theo Tổng cục Thống Kê (2012), Báo cáo kết
quả rà soát số lƣợng doanh nghiệp năm 2012 thì Tại thời điểm 01/01/2012 số doanh
nghiệp thực tế đang hoạt động SXKD đã đƣợc thống nhất danh sách giữa 3 cơ quan
cấp tỉnh, thành phố là 375.732 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau. Ngoài ra, ngành Thuế còn quản lý hàng triệu hộ kinh doanh, hàng triệu cá
nhân thuộc diện phải khai thuế TNCN,... Mỗi một NNT cơ quan thuế đang phải
theo dõi rất nhiều thông tin (nhƣ thông tin về đăng ký thuế, thông tin về số nộp
thuế, hoàn thuế,...). Thêm vào đó, hàng năm cơ quan thuế phải xử lý rất nhiều loại
hồ sơ khai thuế khác nhau. Trong khi đó, hầu hết các loại hồ sơ khai thuế lại có rất
nhiều chỉ tiêu tính toán và có chỉ tiêu thì lấy số liệu kê khai tính toán từ bảng kê; có
chỉ tiêu chỉ là tính toán số học trên tờ khai thuế, nội dung cần phân tích; quản lý trên
tờ khai thuế lại nhiều,... Các công việc trên nếu thực hiện thủ công thì không thể
đáp ứng đƣợc. Do vậy, ngành Thuế cần thiết phải chuyển hƣớng quản lý từ thủ
công, giấy tờ sang quản lý bằng sử dụng ứng dụng CNTT.

Thứ hai, ứng dụng CNTT trở thành công cụ để ngành Thuế hiện đại hóa và cải
cách hành chính thuế. Ứng dụng CNTT góp phần hỗ trợ NNT thực hiện các thủ tục
hành chính thuế nhanh hơn đồng thời giúp cho cơ quan thuế tiếp nhận, tính toán, xử
lý các thông tin quản lý thuế đƣợc nhanh hơn, chính xác hơn, thuận tiện và dễ dàng
hơn trong việc trả kết quả thực hiện các thủ tục hành chính cho NNT cũng nhƣ kiểm
tra, kiểm soát NNT. Không có CNTT thì không thể đạt đƣợc các mục tiêu của chiến
lƣợc hiện đại hóa ngành Thuế và công tác cải cách hành chính thuế theo yêu cầu
của chính phủ.
Thứ ba, Với lƣợng thông tin kê khai thuế khổng lồ nhƣ vậy, công tác tổng hợp
thông tin, báo cáo phục vụ cho chỉ đạo điều hành của ngành Thuế sẽ gặp khó khăn
nếu không có công nghệ thông tin.
Chính vì vậy, công nghệ thông tin đƣợc coi là không thể thiếu trong hoạt động
quản lý thuế của ngành Thuế, đặc biệt là trong công tác quản lý kê khai thuế - khâu
then chốt xác định nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế.


×