Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cảm nghĩ sau khi đọc bài qua đèo ngang của bà huyện thanh quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.62 KB, 3 trang )

Cảm nghĩ sau khi đọc bài Qua đèo ngang của bà huyện
thanh quan
Tháng Tư 7, 2015 - Category: Lớp 7 - Author: admin

Cam nghi ve bai tho Qua deo ngang – Đề bài: Cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ Qua đèo ngang
của bà huyện thanh quan.
Trong số những nhà thơ nữ của thời kì trung đại, có thể nói Bà huyện Thanh Quan là một trong số
những nhà thơ mang lại cho em những cảm nhận sâu sắc nhất. bà thường viết thể thơ Đường luật
là một trong những dạng thơ cần nhiều quy tắc cả về câu chữ, thanh âm. Ấy thế mà, những bài thơ
của bà luôn luôn không những tuân thủ một cách chặt chẽ mà còn mang những ý nghĩa sâu sắc,
đem lại cho người đọc rất nhiều những suy nghĩ, gợi hình. Và trong số những tác phẩm của bà, em
ấn tượng nhất với bài thơ “ qua đèo Ngang” được tác giả viết khi đi tới Phú Xuân và dừng chân tại
đèo Ngang- bài thơ thất ngôn bát cú đường luật khi ấy đã được ra đời.
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Mở đầu hai câu đề là hoàn cảnh của tác giả. Khi nữ thi sĩ bước tới nơi đây cũng đã là hoàng hôn,
mọi thứ xuất hiện trước mắt bà là hình ảnh của tất cả cảnh vật như thấm đẫm trong đó sự trầm
lắng, nhẹ nhàng. Bà nhìn xuống đất và phía trước mặt, ngay sát cạnh mình, đó toàn là hình ảnh của
những nào cây, nào cỏ, nào hoa. Tất cả thiên nhiên của nơi đây đều là sự hoang sơ, tĩnh lặng và
chưa có sự khai phá của con người. Thiên nhiên như hòa chung với xúc cảm của con người. tất cả
hoa lá, cây cối nơi đây mọc lên rậm rạp, chen chúc lên nhau để kiếm tìm chút ánh sáng mặt trỏi.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác trên song chợ mấy nhà


Tới hai câu thực, lúc này, tầm mắt của tác giả đã phóng ra xa. Những hình ảnh hiện trong mắt của
người nghệ sĩ lúc này chỉ còn lại là những chấm nhỏ. Đó là những hoạt động của con người nơi
đây. Thế nhưng, ở đây dân cư vẫn rất thưa thớt. Nghệ thuật đảo ngữ trong bài thơ lúc này lại càng
làm cho sự đìu hiu, vắng lặng không gian của con người càng gia tăng. Tất cả những điều đó, như
nhẹ nhàng mà đi sâu vào người đọc những hình ảnh của đèo Ngang lúc bấy giờ.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc


Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Điểm nhìn của tác giả đã thay đồi. Lúc này đây, nữ thi sĩ đã không cảm nhận thế giời quanh mình
bằng đôi mắt nữa mà bằng chính đôi tai, bằng những âm thanh xung quanh. Thế nhưng, những gì
mà bà nghe thấy chỉ là những tiếng kêu “ quốc, quốc” của những con chim cuốc. Tiếng kêu của
chúng như hằn sâu vào lòng người bởi chính sự sầu não, cô liêu. Trong hoàn cảnh hoàng hôn nơi
hoang sơ, hung vĩ, tiếng kêu đau buồn, gợi lên nhiều kỉ niệm buồn ấy làm cho người đọc, người
nghe có tâm trạng như chùng xuống, như khơi gợi lên về những điều suy nghĩ ở trong lòng. Và tác
giả- người có mặt ngay tại nơi ấy cũng không còn là ngoại lệ.
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta


Sự tĩnh lặng của thiên nhiên, sự hung vĩ, bạt ngàn của nơi đây đã làm cho người nghệ sĩ dâng lên
trong lòng rất nhiều những suy nghĩ. Bà nhớ về quê nhà, nhớ đất kinh kì với tâm trạng khắc khoải.
Nỗi lòng của bà như được nâng lên, được nổi bật giữa cái to lớn của toàn vũ trụ.
Tóm lại, bài thơ Qua đèo ngang là bài thơ tả cảnh mang rất nhiều những ý nghĩa trong nó mà qua
đó, chúng ta cũng thấy được tình yêu quê hương đất nước của tác giả qua tác phẩm của bà.



×