Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cảm nhận bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.93 KB, 2 trang )

Cảm nhận bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn
Khuyến
Tháng Mười 2, 2015 - Category: Lớp 7 - Author: admin

Cảm nhận bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là một nhà thơ trọng tình
nghĩa làng xóm bạn bè. Trong những tác phẩm mà ông để lại không biết có bao nhiêu tác phẩm nói
về tình cảm đơn sơ giản dị thế nhưng tiêu biểu nhất có thể nói đến bài thơ Bạn đến chơi nhà. Bài
thơ như cái cười nhẹ nhàng thấm thía của nhà thơ về cảnh nghèo túng của gia đình khi bạn đến
chơi nhà. Đồng thời nói lên tình cảm bạn bè trong sáng đơn sơ mà không cần đến những thứ vật
chất kia. Dù trong khó khăn thì tình bạn vẫn luôn tỏa sáng.
Mở đầu bài thơ nhà thơ nói về hoàn cảnh người bạn đến chơi nhà. Đó chính là một người bạn xa
đã lâu không gặp thế nhưng vẫn nhớ đến nhau và đến thăm nhà thơ. Có thể nói ta thấy được ở đây
sự yêu quý trân trọng nhau của một tình bạn già:
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.”
Cụm từ “đã bấy lâu” cho thấy được khoảng thời gian đã quá lâu quá xa rồi người bạn kia mới có
thời gian đến chơi với nhà thơ. Dù cuộc sống còn khó khăn thế nhưng người bạn kia vẫn thu xếp
được công việc đến thăm Nguyễn Khuyến điều đó cho thấy một tình bạn trong sáng thân thiết trân
trọng nhau giữa nhà thơ và bạn mình. Thế nhưng cứ tưởng với một người khách quý như thế phải
có mâm cao cỗ đầy hay ki nhất cũng phải vài ba thứ gì đó có thể để cho hai người tâm sự thế
nhưng lại không hề có. Bác đến nhà nhưng những người trẻ trong nhà thì đã đi vắng hết, chợ thì xa
nhà quá.
Trong khi nhà thơ tuổi đã già không thế nào đi được. Nhà thơ như thể hiện lời xin lỗi của bản thân
về hoàn cảnh ấy không thể nào làm được một bữa cơm có thể không nhiều đồ ăn nhưng cũng là
thể hiện tấm lòng với người bạn từ xa đến.
Thế rồi nhà thơ nói đến một loạt những thứ có sẵn trong gia đình nhưng khổ nỗi không có một thứ
nào có thể ăn được:
“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,


Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.”
Nhà thì có ao nhưng khổ nỗi ao sâu nước cả không thể nào mà kéo cá được. Vườn cũng có nhưng
lại rào thưa không thể đuổi mà bắt gà được. Trong khu vườn ấy cũng có những cây cải, cây cà


nhưng lại vẫn ở trạng thái phát triển chưa thể ăn được. Bầu thì vừa mới rụng rốn, mướp hãy còn
đương hoa. Tóm lại mọi thứ có trong nhà Nguyễn Khuyến để đang ở trong dạng tiềm tàng không
thể ăn được. Mà dẫu có ăn được thì lại tuổi già sức yếu không thể nào làm gì được. Hay nói như
vậy nhà thơ cũng có ý nói đến cảnh nghèo của bản thân mình. Dù hiểu thế nào thì khi bạn đến nhà
Nguyễn Khuyến đã không có gì để tiếp bạn và những câu nói trên như một lời nói hoàn cảnh để cho
người bạn kia thông cảm với mình.
Ngay cả khi miếng trầu là đầu câu chuyện thì ở đây cũng không có:
“Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.”
Miếng trầu là cái để người ta có thể nhâm nhi nói chuyện, qua câu thơ của Nguyễn Khuyến chúng
ta hình dung ra những cảnh người già ngồi nói chuyện ăn trầu mà cười tít hiền lành. Thế nhưng ở
đây cũng không có. Vậy là khi bạn đếnchơi nhà không có một thứ gì để đãi bạn mà chỉ có mỗi hai
người ngồi với nhau mà thôi. “Ta” vừa là nhà thơ lại vừa là người bạn kia. Vậy là trong vô vàn
những thứ kể ra thì chỉ có mỗi hai chữ ta ấy mà thôi.
Bài thơ như những lời nói khéo của nhà thơ về hoàn cảnh. Bạn đến chơi nhà quả là quá quý nhưng
tuổi cao sức yếu và cảnh nghèo khó ở quê cho nên đành có lỗi với người bạn ấy chỉ có thể đem tấm
lòng của mình ra đối đãi mà thôi. Dù nghèo khó như thế nhưng ta vẫn thấy ở đây một tình cảm đầy
quý mến đó chính là tình bạn nhất là khi về già.



×