Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cảm nhận về bài thơ nam quốc sơn hà của lý thường kiệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.92 KB, 2 trang )

Cảm nhận về bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý
Thường Kiệt
Tháng Tư 6, 2015 - Category: Lớp 7 - Author: admin

Đề bài: Em hãy viết bài văn nêu Cảm nhận về bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.
Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống
trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách
vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của
ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là
lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay
Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(núi sông nước Nam vua ở)

Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông
núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi
được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu
sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc
nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua
nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn
cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.
“tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)


Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền
độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ
có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không
hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta
lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật
cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình


nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời
quy định ấy.
“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây”
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)
Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối
cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm
phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể
nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền
đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của
dân tộc.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt
suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man,
tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay
chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". . Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập
chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm
tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu
bền.
Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu
mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất
nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã
chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi
thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng
định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù
xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng
ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.
Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên
ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý
chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam




×