Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giới thiệu về đàn nhị ngữ văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.92 KB, 3 trang )

Giới thiệu về đàn nhị ngữ văn 8
Tháng Ba 28, 2015 - Category: Lớp 8 - Author: admin

Gioi thieu ve dan nhi – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Giới thiệu về đàn nhị một nhạc cụ
truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam.
Để một bài văn thêm hay thì cần phải có cả những tác động của cảm xúc nhà văn, bút pháp nghệ
thuật và hợp với những luân lý ở đời. Một bài nhạc hay thì cần có đệm của đàn thì sẽ hay hơn nữa
và dễ đánh thức tâm hồn người ta. Một loại nhạc cụ dân tộc mà được nhiều người quan tâm biết
đến đó chính là đàn nhị. Âm thanh của nó chinh phục biết bao nhiêu người nghe và làm nổi bật bài
hát đó lên trở thành những khúc nhạc hay khó cưỡng lại.
Đàn nhị còn có tên gọi khác là đàn cò, trước tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn gốc cũng như sự
hinh thành của đàn nhị. Ðàn Cò(Nhị) là nhạc khí phổ biến của Dân tộc Việt và nhiều Dân tộc khác
như Dân tộc Mường (Cò ke), Tày (Cửa), Thái (Xixơló), GiêTriêng (Ong eng), Khmer(T’rôchéi) … Ở
mỗi dân tộc Ðàn Cò(Nhị) được gọi bằng các tên khác và hình thức, kích thước, chất liệu cũng có
thay đổi chút ít.


Thứ hai về xếp loại đàn nhị trên tất cả những loại đàn khác thì ta thấy đàn nhị là nhạc khí dây kéo
(cung vĩ) ở một số nước Châu Á cũng có, Ðàn Cò (Nhị) nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt
Nam.
Về cấu tạo thì đàn nhị gồm có bảy bộ phận, đó là :Bầu cộng hưởng, dọc đàn (cần đàn), trục đàn,
ngựa đàn, dây đàn, khuyết đàn (nơ đàn), cung vĩ (archet). Mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng và
đặc biệt là chất liệu cũng riêng. Trong đó là bầu vang, hình hoa muống rỗng lòng, làm bằng gỗ
cứng, dài khoảng 13,8cm, 1 đầu bịt da trăn hay da Kỳ đà. Ðường kính vòng ngoài khoảng 6,8cm,
chỗ uốn cong của bầu có chu vi khoảng 13,4cm. Dọc đàn làm bằng gỗ cứng, gụ hay trắc để có sức
chịu khi lên dây, cần đàn thân tròn hoặc vuông (15mmx15mm) chiều dài khoảng 75,5cm, phần đầu
giống hình cổ cò, phía dưới cần đàn xuyên thủng bầu cộng hưởng khoảng 2cm về phía mặt da.
Trục đàn cả hai trục đều cắm xuyên qua đầu cần đàn, nằm theo hướng của bầu cộng hưởng. Trục
đàn dài khoảng 14cm hình gỗ tròn (một đầu lớn, một đầu nhỏ) trục được gọt thành những múi hình
lục lăng để lên dây, có khi được chạm bằng xương hay xà cừ. ngựa đàn giống như phím Ðàn
Nguyệt nhưng nhỏ hơn, làm bằng tre hay gỗ dài khoảng 1cm, cao khoảng 0,7cm và dày khoảng


0,4cm, ngựa đàn đặt trên khoảng giữa mặt da. Và là dây đàn có 2 dây nên còn gọi là Nhị, trước kia


làm bằng sợi tơ xe, ngày nay hay dùng dây ni lông nhưng tốt nhất là dây kim khí vì dây kim khí tiếng
đàn bảo đảm chuẩn xác tuy nhiên tiếng đàn hơi kém mềm mại nhưng bảo đảm chuẩn xác âm
thanh. Hai bộ phận kia cũng được làm bàng những vật liệu khác nhau.
Nói đến đàn nhị ta không thể nào quên được những âm thanh của nó. Đàn nhị có âm thanh trong
trẻo cao như những giọng hát nữ cao. Chính vì thế mà nó có khả năng phong phú khi diễn tả những
cảm xúc trong tâm hồn con người. Do kĩ thuật diễn tấu của nó khá đa dạng với những nuốt vuốt,
nhấn, rung.
Như vậy có thể nói đàn nhị thật sự rất hay và phong phú, nó xứng đáng được đứng trong những
loại đàn có âm thanh hay của kho tàng nhạc cụ dân tộc ta. Thế mới thây sự quan trọng của nó lớn
như thế nào. Nó phục vụ những dàn nhạc để hát chèo cải lương…



×