Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích ý nghĩa của truyện sơn tinh thủy tinh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.24 KB, 3 trang )

Phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6
Tháng Sáu 5, 2015 - Category: Lớp 6 - Author: admin

Đề bài: Phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
Trong tuổi thơ của mỗi người có lẽ ai ai cũng từng ít nhất một lần được nghe những câu chuyện dân
gian, trong đó thì Sơn tinh Thủy tinh có lẽ là câu chuyện mang tới cho chúng ta nhiều suy ngẫm
nhất. Những chi tiết của câu chuyện đều mang những ý nghĩa của nó, đã giải thích và nói lên ý chí
không bị phụ thuộc vào thiên nhiên của nhân dân ta. Câu chuyện được truyền lại qua rất nhiều
những thế hệ khác nhau những dù ở thế hệ nào thì câu chuyện trên mãi mãi là một hình ảnh đẹp
trong kho tàng văn học của nhân dân ta.
Chuyện kể lại rằng đó là vào thời vua Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương.
Nàng có sắc đẹp tuyêt trần, do đó vua Hùng luôn chú ý để tìm được người phò mã có thể xứng với
con gái của mình. Vào một ngày, vua nhận được tin có hai chàng trai vô cùng tuấn tú lại ngang sức
ngang tài với nhau cùng tới để cầu hôn công chúa vào cùng một thời điểm. Khi nhìn thấy hai người,
nhà vua lại càng cảm thấy bối rối vì người cảm thấy cả hai người đều có thể lấy công chúa làm
chồng. những quần thần cùng được họp nhau lại và cùng nhau xem tài của hai người. Tất cả cùng
bất ngờ trước những khả năng của cả hai người.
Chàng trai đầu tiên tên là Sơn tinh. Chàng là vị thần tới từ núi Tản Viên. Chàng vẫy tay về phía
đông, phía đông nổi lên những gò đất, chàng vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những ngọn núi
cao ngất ngưởng. Chàng trai thứ hai cũng không hề thua kém. Chàng có khả năng hô mưa gọi gió,
có thể điều khiển cả gió mưa. Điều đó khiến cho mọi người cảm thấy vố cùng bất ngờ và cũng
không biết phải làm như thế nào. Và rồi, vua đã tìm ra cách đó là bắt các chàng trai phải tìm cách để
tìm được đồ cưới. Những đồ của vua ban ra đều là những đồ hiếm có và không thể tìm được một
cách bình thường với những đồ sắm lễ như: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Đó
đều như làm khó cho cả hai chàng trai. Ngay lập tức mọi người cùng nhau đi tìm những lễ vật mà
nhà vua cần và rồi cuối cùng ngày hôm sau, sơn tinh chính là người tìm được những lễ vật trước và
đưa được công chúa Mị Nương về với mình.
Thủy tinh tới chậm hơn và đã nổi giận rồi tìm cách gây ra những khó khăn cho Sơn tinh và nhà vua.
Thủy tinh làm nổi lên những trận mưa to gió lớn và đã làm cho cả đất nước bị rơi vào cảnh ngập lụt,
hoa màu và con người đều bị cuốn trôi. Tất cả những hàng động của Thủy Tinh đều làm cho mọi
người khiếp sợ và không biết phải làm như thế nào. Những hình ảnh ấy như những ám ảnh của tất


cả nhân dân về những tai họa mà thiên nhiên mang lại. Dù có bị tấn công như vậy nhưng Sơn Tinh
vẫn không hề nao núng. Chàng vẫn bình tình chiến đấu chống lại sự tấn công của đối phương.
Thủy tinh cho mưa gió và nước lũ ngập như thế nào thì Sơn tinh lại lấy những gò đất và ngọn núi
xếp chồng lên để ngăn chặn những đợt tấn công của thần biển. Và cuối cùng, sau nhiều ngày chiến
đấu thì Thủy tinh đã phải nhận thua trước Sơn tinh. Thế nhưng thủy tinh vẫn không hề cam tâm mà


tiếp tục gây ảnh hưởng tới đất nước vào một khoảng thời gian mỗi năm những dù có thế nào thì
Thủy tinh vẫn luôn phải nhận thua trước Sơn tinh.

Qua câu chuyện trên, chúng ta cũng có thể nhận thấy những ý nghĩa của câu chuyện vô cùng sâu
sắc trong cách chọn người và trong cách ra những câu hỏi về lễ vật. Những lễ vật của nhà va ban
ra tuy rất khó để tìm được nhưng chúng đều là những đồ ở trên đất liền mà không phải ở biển cả.
Hình ảnh của thủy tinh tuy rằng rất dũng mãnh và có sức thuyết phục nhưng sức mạnh của chàng
lại làm cho chúng ta liên tưởng tới những khó khăn và sức manh của bão lũ trong cuộc sống của
người dân còn Sơn tinh lại mang những sức mạnh giúp cho người dân có thể chống đỡ lại với
những sức mạnh khủng khiếp tới từ thiên nhiên và có thể giúp cho mọi người cùng nhau đoàn kết
để chiến thắng những khó khăn, thử thách. Và qua tác phẩm chúng ta cũng thấy được những
truyền thống chống bão lũ tốt đẹp của nhân dân ta. Dù chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn,
những khó khăn ấy tới từ nhiều yếu tố, từ chống giặc ngoại xâm hay những khó khăn tới từ thiên tai
như hạn hán, lũ lụt thì người dân chúng ta vẫn luôn cố gắng cùng nhau chống lại những khó khăn
ấy bằng mọi cách, bằng sự giúp đỡ và đoàn kết giữa tất cả mọi người trong rất nhiều những thế hệ
khác nhau.
Điều đó đã làm cho chúng ta càng thấy cảm phục những ý chí quyết tâm mà con người chúng ta từ
xa xưa đã biết quyết tâm chống lại những khó khăn từ thiên nhiên chư không phải là cam phục
những khó khăn ấy. cũng như việc thủy tinh năm nào cũng dẫn quân đi đánh Sơn tinh nhưng lúc
nào chúng cũng phải chịu thua mà rút quân trở về cũng như những người dân lao động của đất


nước chúng ta luôn cố gắng chống lại thiên tai, bão lụt. từ đó chúng ta càng thấy được giá trị của

tinh thần đoàn kết dân tộc đã mang lại những điều tưởng chừng như chúng ta không thể làm được.
Nhưng chúng ta vẫn cùng nhau vượt qua và tạo ra được kì tích. Đó mới là điều đáng quý nhất
Từ khóa:
Phân tích truyện sơn tinh thủy tinh
Phân tích truyền thuyết sơn tinh thủy tinh
Truyền thuyết sơn tinh thủy tinh
Phan tich truyen son tinh thuy tinh



×