Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bình giảng bài ca dao khăn thương nhớ ai ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.16 KB, 4 trang )

Bình giảng bài ca dao Khăn thương nhớ ai
ngữ văn 10
Tháng Ba 1, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài ca dao: Khăn thương nhớ ai. Bài làm văn của
Ngọ Thị Quỳnh trường THPT Tuyên Quang.
Ca dao không chỉ đẹp khi nói về tình yêu đôi lứa để tránh sự bẽn lẽn ngại ngùng, không chỉ ngọt
ngào với tình thương cha mẹ của đạo lí làm người mà nó còn hiện lên với vẻ đẹp rất riêng của nỗi
nhớ. Nổi bật trong chùm ca dao ấy có bài khăn thương nhớ ai, bài ca dao là nỗi nhớ của người con
gái dành cho người yêu của mình, nỗi nhớ không nói nên lời mà nó biến thành những hành động
của bản thân cô gái. Đã yêu là phải nhớ, đã nhớ là tương tư chẳng thế mà nhà thơ Nguyễn Bính đã
“ một người chín nhớ mười mong một người”. vậy trong bài ca dao này nỗi chín nhớ mười mong
của cô gái được diễn tả như thế nào?
Chiếc khăn vốn là vất rất thân quen với tình yêu, nó là kỉ vật bấy lâu nay của những cặp yêu nhau.
Chẳng khó thấy khi những bộ phim ảnh hay truyện tình đều gắn liền với chiếc khăn tay ấy. Trên
chiếc khăn ấy có thể thêu hình ảnh của đôi chim câu chụm mỏ vào nhau hay thêu tên hai người lên
đó. Hình ảnh chiếc khăn hiện lên với hình ảnh của cô gái đảm đang dịu dàng với chiếc khăn mùi
xoa trên tay lau những giọt mồ hôi trên mặt người yêu của mình. Hay chính chiếc khăn ấy cũng đi
vào phim ảnh, những chàng trai lên đường vì tổ quốc khoác lên mình màu xanh áo lính chân quyết
tâm vì tổ quốc thân yêu nhưng cũng không khỏi quyến luyến người yêu mình. Và chiếc khăn tay
những cô gái đưa cho những chàng trai ấy họ sẽ mang theo bên mình khi nhớ họ thường lấy nó ra
mà ngắm nghía.


Bài ca dao này cũng mở đầu bằng hình ảnh chiếc khăn đầy thương nhớ, đó là nỗi lòng của người
con gái nhớ thương người yêu mình:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai
Khăn thương nhớ ai


Khăn chùi nước mắt”
Chiếc khăn ấy mang tên chiếc khăn thương nhớ, nó trở thành kỉ vật tình yêu của những người yêu
nhau. Nỗi nhớ trong cô gái đầy vơi dạt dào như được thể hiện qua hàng loạt những hành động của
chiếc khăn thương nhớ. Câu hỏi tu từ “ khăn thương nhớ ai” được điệp lại đến ba lần đã nhấn mạnh
nỗi nhớ của cô gái kia lớn đến mức nào, hỏi là nhớ ai nhưng chắc chắn trong lòng cô biết rõ cô
đang nhớ ngươi yêu của mình. Hỏi như vậy cũng là để khẳng định nỗi nhớ da diết trong cô. Hai chữ


thương nhớ ở đây vừa có thể coi là động từ vừa cũng có thể là danh từ bổ nghĩa cho hình ảnh
chiếc khăn kia. Đó không phải chiếc khăn thấm mồ hôi bình thường mà đó là chiếc khăn kỉ niệm
thương nhớ. Một sự nghi vấn được đặt ra trong chính câu hỏi trên nhưng không cần trả lời cũng biết
rằng cô nhớ ai. Hình ảnh chiếc khăn tượng trưng cho người con gái ấy, khăn thương nhớ hay chính
cô đang thương nhớ. Rồi từ nỗi nhớ nhung tha thiết được khắc họa, thể hiện qua những hành động
của chiếc khăn. Khăn thương nhớ nên khăn rơi xuống đất, khăn thương nhớ rồi lại vắt lên vai và
hơn nữa là để chùi nước mắt. Chiếc khăn ấy không tự rơi được xuống đất, không tự vắt được lên
vai mà nó vận động được nhờ chủ thể của nó. Những câu thơ vẽ lên hình ảnh một người con gái
nhớ thương đến mức ngẩn ngơ , ánh mắt vô hồn như đang nhìn vào xa xăm trong đó xuất hiện hình
ảnh chàng trai trong mắt cô,mọi cảnh vật đối với cô đều như vô hình. Cô thẫn thờ đến mức rơi cả
chiếc khăn rồi lại nhặt lên vắt lên vai. Nhưng cuối cùng thì cô cũng không thể kìm được cảm xúc đã
rơi xuống những giọt lệ buồn. chiếc khăn ấy lại là người bạn thân như thay anh lâu nước mắt cho
cô. Qua đây ta thấy nỗi nhớ trong tình yêu của mỗi con người đặc biệt là phái nữ rất ủy mị thiết tha,
bổi hổi bồi hồi. Chiếc khăn kỉ vật tình yêu ấy đã trở thành chiếc khăn thương nhớ, an ủi cô mỗi khi
nhớ đến người yêu của mình.
Sang những câu ca dao tiếp theo hình ảnh chiếc khăn tạm lánh sang một bên nhường cho những
hoạt động của những vật dụng xung quanh cô gái, cúng như tình cảm cảm xúc của cô gái được bộc
lộ một cách rõ nét hơn:
“Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt ,
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…”
Hình ảnh cây đèn dầu ngày xưa được hiện lên sáng huyền ảo trong gian nhà lá thấp le te. Nó gợi
cho ta nhớ cái thuở mà chưa có đèn điện sáng trưng như bây giờ, nó thổi vào hồn ta những cảm
xúc về cội nguồn với những cái ban sơ nhất. Cây đèn dầu ấy sáng nhưng ở đây vẻ đẹp của nó
không được dùng để thể hiện thắp sáng niềm tin hay biểu thị một bước ngoặt cho cuộc đời tươi
sáng mà nó thể hiện một nỗi nhớ của cô gái. Vẻ đẹp của nó không được nhấn nhá vào ánh sáng
huyền ảo diệu kì gợi khung cảnh lãng mạn mà nó hiện lên với cái hiện tượng không tắt để chỉ sự
thương nhớ của cô gái nọ. Đèn không tắt có nghĩa rằng cô gái vẫn còn đang thức, cô thức chẳng
phải để làm gì mà vì cô không thể ngủ được khi nỗi nhớ nhưng cứ bao phủ lấy cô. Ngọn đèn ấy như
thức cùng với cô, thấu hiếu nỗi lòng cô nhưng cũng chỉ lặng im không nói được gì. Chính bởi không
ngủ được nên đôi mắt cô không thể nhắm lại được. Có thể thấy cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh chàng
trai lại hiện ra trước mắt cô khiến cho cô thao thức bồi hồi. Dù nhắm mắt hay không mở mắt thì
cũng thường trực một nỗi nhớ ấy mà thôi nhưng nỗi nhớ ấy khiến cho cô không sao ngủ được.
Trong tâm trí cô gái xuất hiện những muộn phiền lo toan. Cô lo âu về hạnh phúc lứa đôi của mình,


những khắc khoải trào dâng để đi đến một cảm xúc nhất định đó là lo âu. Có thể thấy từ nỗi nhớ
bủa vây cô gái lo âu trước những sóng gió của cuộc đời sợ rằng sẽ không thể tìm được anh, hạnh
phúc bên anh trọn đời.
Bài ca dao như một khúc ca da diết sâu lắng về tình yêu và nỗi nhớ. Cô gái ấy mang đến cho chúng
ta một cảm xúc nhất định, đó là cảm xúc của thương nhớ một người. Tình yêu dù trong sáng, mãnh
liệt, lãng mạn bay bổng tới đâu chăng nữa cũng gắn bó với đời thường mà đời thường vốn lại nhiều
dâu bể. Bởi thế mà Cô gái nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận đôi lứa không yên một
bề. Vì sao vậy? Phải đặt bài ca này vào cuộc sống của người phụ nữ xưa và trong hệ thống của
những bài ca than thân về hôn nhân và gia đình thì ta mới thấy hết ý nghĩa của hai câu kết, hạnh
phúc lứa đôi của họ thường bấp bênh vì tình yêu tha thiết nhiều khi không dẫn đến hôn nhân. Mặc
dầu vậy, bài ca dao vẫn là tiếng hát của một trái tim khao khát yêu thương. . Điều đó khiến cho nỗi
nhớ này không hề bi lụy mà như một nét đẹp trong tâm hồn đáng quý của các cô gái Việt ở làng quê
xưa.




×