Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bình giảng bài mời trầu của hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.6 KB, 2 trang )

Bình giảng bài Mời trầu của Hồ Xuân Hương
Tháng Ba 26, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Binh giang bai tho Moi trau cua Ho Xuan Huong – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng
bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương trong chương trình văn học lớp 10.
Trong nền văn học việt Nam có biết bao nhiêu nữ thi sĩ gây được nhiều sự quan tâm và tiếng vang
cho người đọc. Những bài thơ của họ không những nói số phận và những khát khao cháy bỏng của
người phụ nữ mà còn thể hiện được tình cảm cá nhân của mình. Có lẽ nói đến những thì sĩ như thế
ngoài bà huyện thanh quan chúng ta nhớ ngay đến Hồ Xuân Hương bà chúa thơ nôm của văn học
trung đại Việt Nam. Thơ Xuân Hương có cái thanh nhưng cũng có cái tục cốt là để nói lên những
tâm tư tình cảm của mình. ngoài những tác phẩm như chùm thơ tự tình, bánh trôi nước thì chúng ta
còn biết đến bài thơ Mời Trầu của bà. có thể nói bài thơ đã thể hiện được tấm lòng khao khát tình
yêu của Xuân Hương.
Bài thơ chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng qua đó ta thấy được tất cả những cảm xúc khát khao của cá
nhân nhà thơ Xuân Hương hay một phần nào đó cũng là khát khao của những người phụ nữ.

Trước hết là hai câu thơ đầu, nhà thơ của chúng ta đã mang đến những nét văn hóa của dân tộc từ
ngàn đời nay:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
Miếng trầu quả cau không chỉ xuất hiện trong thơ Xuân Hương mà còn xuất hiện từ trước đó và sau
này. Tại sao thi sĩ lại chọn hình ảnh miếng trầu để nói lên những cảm xúc tình cảm trong mình.
Miếng trầu ấy là miếng trầu trong ca dao xưa vẫn văng vẳng qua những lời ru của bà của mẹ, và


đến sau này miếng trầu ấy là miếng trầu có bốn nghìn năm tuổi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, la
miếng trầu hàng hóa của người mẹ già trong thơ Hoàng Cầm nữa. Không những thế hình ảnh
miếng trầu gắn với người quan họ Bắc Ninh. Đó chính là truyền thống văn hóa dân tộc ta và đã
được thi sĩ mang vào thơ để nói cho mình. Miếng trầu ấy không thể thiếu trong những đám cưới của
miền bắc nước ta. Xuân Hương nói rằng đó chính là miếng trầu hôi, quả cau nho nhỏ với miếng trầu
hôi. Nói như vậy không phải là trầu cau có vị hôi mà là vị của trầu không thường rất hăng và cay cho


nên thi sĩ đã khéo sử dụng tính từ “hôi” cho nó. Từ “này của Xuân Hương” như khẳng đinh hay mời
mọc người quân tử đến ăn miếng trầu ấy. đó là miếng trầu của Xuân Hương chứ không phải của ai
hết. Miếng trầu ấy vẫn tươi xanh, hãy còn ngon ngọt vì mới quẹt vôi. Qua đó nhà thơ muốn thể hiện
tấm lòng mình thắm đượm như miếng trầu kia và sự tươi tắn giống như sự tươi tắn của miếng trầu
ấy. Đó là một sự tự khẳng định phẩm chất của chính bản thân Hồ Xuân Hương.
Tiếp đến hai câu thơ cuối thì Xuân Hương lại muốn nói lên những tâm tình thật sự đồng thời nhắc
nhở những bậc quân tử về chuyện tình yêu nam nữ và duyên phận trên chốn hồng trần này:
“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
Sự tươi tắn và đẹp đẽ trong tâm hồn Xuân Hương giống như những miếng trầu cau kia vậy. Một vật
tuy nhỏ cũng giống như số phận nhỏ của Hồ Xuân Hương khiến cho bà quyết định nói đến những
tâm sự và ý nghĩ của cá nhân mình đối với những người quân tử có ý định tìm đến tình duyên với
bà hay cũng như với những người phụ nữ khác. Nếu là duyên kiếp thì bén lại với nhau chứ đừng
nên bạc bẽo như vôi, xanh như lá. Nhà thơ sử dụng từ “bén “ thật tinh tế và hay. Thi sĩ nói tình yêu
kia phát triển đến với nhau như những cây cau sợi trầu kia bén rễ quấn quýt lấy nhau vậy. Người
quân tử kia hãy biết trân trọng những tâm hồn của người phụ nữ như Xuân Hương vả chăng nếu đã
thành duyên thành kiếp thì đừng bạc bẽo như màu của vôi và đừng xanh như màu của lá.
Qua đây ta thấy bài thơ chỉ vẻn vẹn có bốn câu thơ nhưng thật sự thì ta đã cảm nhận được hết
những tâm trạng và nỗi lòng mà Xuân Hương muốn gửi gắm. Tất cả những dòng thơ những hình
ảnh kia đều nhằm thay Xuân Hương nói những cảm xúc ấy. Và ta bỗng thấy trân trọng người phụ
nữ này



×