Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bình luận bài đò lèn của nguyễn duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.18 KB, 4 trang )

Bình luận bài Đò Lèn của Nguyễn Duy
Tháng Ba 27, 2015 - Category: Lớp 12 - Author: admin

Binh luan bai tho Lo den – Đề bài: Em hãy viết bài văn Bình luận bài Đò Lèn của Nguyễn Duy.
Bài làm của Ngọ Thị Quỳnh lớp 12c1 trường THPT Tuyên Quang.
Chúng ta không chi biết đến Nguyễn Duy qua tác phẩm ánh trăng mà ta còn biết đến ông qua tác
phẩm đò lèn. Nếu Bằng Việt có bài thơ đầy cảm xúc về người bà của mình thì Nguyễn Duy cũng
vậy. người bà của Nguyễn Duy không hiện lên với hình ảnh bếp lửa ấp ưu nồng đượm mà hiện lên
với ngành gánh hàng rong với những nét cơ cực của người phụ nữ. Bài thơ như nói lên chính
những tâm trạng và cảm xúc mà nhà thơ Nguyễn Duy nhớ về bà.
Mở đầu bài thơ tác giả còn vẽ lên trước mắt người đọc hình dáng một cậu bé tinh nghịch với những
thú chơi của trẻ nhỏ:
“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”

cậu bé ấy chính là nhà thơ Nguyễn Duy, hình ảnh nhà thơ hồi bé hiện lên thật nghộ nghĩnh khi bắt
cá, khi níu áy bà đi chợ. Không những thế trong tâm tưởng của cậu bé ấy còn không biết đên sự uy
nghiêm của nơi Phật tại vậy nên với dẫn đến những trò chơi mà không sợ bị đức Phật quở trách.
Đó chính là hành động bắt chim sẻ trên vành tai Phật Tổ và ăn trộm nhãn chùa Trần. chính sự ngây
thơ đã cho cậu bé Nguyễn Duy của chúng ta không biết sợ và qua đó ta thấy Nguyễn Duy có một


tuổi thơ giống như những cậu bé thôn quê, nghịch ngợm thật đấy nhưng đối với trẻ con quê thì
hành động vặt trộm nhãn chùa Trần không phải xấu xa như cái tên ăn trộm mà cơ bản đó chỉ là một
trò nghịch ngợm của trẻ con làng quê.
Hình ảnh của cậu bé Duy tinh nghịch khi đi lễ phật với bà. Cậu hiếu động nghịch ngợm và cậu vẫn
rất còn bé để hiểu rõ sự tôn nghiêm nơi cửa Phật:
“Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng


mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”
đó là những kí ức đẹp của nhà thơ với người bà của mình, cái tuổi thơ ấy êm đềm hơn khi có bà
bên cạnh. Bà đi đâu cũng mang theo nhà thơ theo, chính vì thế có thể nói rằng tuổi thơ của nhà thơ
gắn chặt với hình ảnh người bà. Nếu nhà thơ Bằng Việt có tuổi thơ gắn liền với bà và những hình
ảnh thân thương của bếp lửa thì Nguyễn Duy lại có những kỉ niệm thật đẹp bên bà và những lần
cùng bà đi lễ phật đi chợ chơi. Đó là những khoảnh khắc vô cùng đáng nhớ tuổi cậu còn nhỏ quá,
nhỏ đến mức cậu vẫn đi chân đất đi xem lễ Đền Sòng. Có thể thấy tuổi thơ không gắn chặt với
những hình ảnh cánh đồng thơm mát, những cánh diều mơ ước được thả trên nền trời xanh kia mà
đó chính là những khoảnh khắc nghịch ngợm của cậu bé ấy ở những lễ đền và chùa. Cậu nghịch
ngợm trên không gian uy nghi ấy và nghịch trong chính những hương thơm của hương trầm. Và
một điệu hát văn với hình dáng lảo đảo của cô đồng đã mang ghi dấu trong tâm trí non nớt của cậu
bé ấy.
Và chính sự ngây thơ ấy đã làm cho cậu bé chưa hiểu được sự cơ cực vất vả của bà. Ngay đến cả
sự uy nghi của cửa Phật cậu còn không biết huống chi những nỗi vất vả của bà. Như thế mới nói trẻ
em tâm hồn chúng như những tờ giấy trắng vậy, sự trong sáng ngây thơ của chúng lại trở thành sự
vô tâm với những người thân yêu của mình. Nhưng điều đó chỉ xét trong trường hợp khi sau này
chính những đứa trẻ ấy ngẫm lại chứ không phải là trách chúng vì vốn dĩ như thế mới được gọi là
một đứa trẻ:
“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”
Tác giả nói “tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế” như một lời trần thuật nói về những gì mà bà đã phải trải
qua nhưng tâm hồn của nhà thơ lúc đó không thể hiểu được vất vả cơ cực là gì. Tâm hồn ấy chỉ
dành cho những thú vui những trò chơi mà thôi. Bà không những phải mò cua bắt tép mà bà còn
phải gánh chè xanh đi bán nữa. Có thể nói ở cái tuổi của bà mà lại phải vất vả cơ cực như thế. Đến
bây giờ nhà thơ nghĩ lại bỗng như nhận ra những gì thơ ơ của mình. Những địa danh kia được nêu



tên thật cụ thể như chứng nhân công nhận cho những hi sinh vất vả của bà vì đứa cháu yêu. Bà
không chỉ làm ngày mà còn làm đêm nữa, những đêm lạnh bà cũng đi Quán Cháo, Đồng Giao. Có
thể nói hai chữ “thập thững” đã lột tả tất cả những sự khó khăn và nguy hiểm đối với tuổi tác cũng
như sự già yếu của bà. Thế nhưng ngày nào cũng như ngày nào bà làm công việc ấy để vì đứa
cháu yêu.
Tuổi thơ của Nguyễn Duy còn phải trải qua những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm,
chính cái tuổi thơ ấy đã thấm thía những gì là nghèo đói trong Nguyễn Duy. Hình ảnh củ rong giếng
luộc sượng đã cho thấy sự nghèo đói về khắp đất nước. Thế nhưng người bà tần tảo kia không chỉ
là một người bà mà còn giống như một người cha, người mẹ vẫn ngày đêm cực khổ kiếm từng
đồng một để nuôi cậu bé Nguyễn Duy. Chính vì thế mà nhà thơ không phân biệt được người bà của
mình với nhưng nhân vật siêu nhiên kia. Bà giống như tiên như phật vậy:
“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm”
thế rồi không những cảnh đói mà tuổi thơ bên người bà kính yêu ấy của nhà thơ còn phải trải qua
những năm tháng vô cùng ác liệt với bom đạn của chiến tranh:
“Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”
Đó là những ngày tháng khó khăn trong cuộc đời tác giả và người bà của mình. Hình ảnh nhà bà
bay cũng như những đến Sòng, chùa chiền bay, thánh với phật rủ nhau đi đâu hết đã lột tả hết sự
gian ác khốc liệt của cuộc chiến tranh ấy. Bà lại phải đổi nghề khác đó chính là bán trứng ở ga Lèn.
Những hình ảnh kia như nói lên được sự khủng khiếp của chiến tranh nó không chỉ phá mất nhà
của hai bà cháu mà ngay cả chỗ linh thiêng như chùa chiền cũng bị bom đạn làm cho biến mất tàn
trụi.
Và giờ đây khi người cháu ấy đã lớn khôn hiểu ra những nỗi vất vả cơ cực của bà thì đã quá muộn
bà đã ra đi và đến bên thế giới bên kia. Nhưng sự ra đi của bà không làm cho bà mất đi trên cõi đời
này vì bà luôn còn sống mai trong chính tâm tưởng tình cảm của người cháu thân yêu:

“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!”


dù cho tác giả đã đi lính nhưng thời gian thì cứ trôi dòng sông thì vẫn ngày đêm bên lở bên bồi, và
bà ngoại thì cũng cứ già thế nên khi tác giả nhận ra những tình cảm và sự cơ cực của bà thì đã quá
muộn. bây giờ bà chỉ còn một nấm cỏ khô mà thôi.
Tới đây ta thấy được tình cảm thân thương và những hi sinh của người bà dành cho người cháu
không kém gì tình cha tình mẹ cả. bà chấp nhận những cơ cực để nuôi cháu mình. Nhưng khổ một
nỗi cậu bé Duy kia không đủ lớn để nhận ra những khó khăn mà bà đã phải trải qua và chính vì thế
khi nhận ra thì bà đã mất đi rồi. Tuy nhiên người bà ấy vẫn còn mãi trong lòng nhà thơ. Chính vì thế
mà những cảm xúc về bà và những cơ cực đã giúp Nguyên Duy cất lên những lời thơ này.



×