Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích bài thơ hoàng hạc lâu của thôi hiệu ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87 KB, 3 trang )

Phân tích bài thơ Hoàng hạc lâu của Thôi
Hiệu ngữ văn 10
Tháng Hai 28, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Phan tich bai tho Hoang Hac Lau cua Thoi Hieu – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích
bài thơ hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu. Bài làm văn của Ngọ Thị Quỳnh trường THPT chuyên
Tuyên Quang.
Thôi Hiệu là người có bản tính lãng mạn, Thơ Thôi Hiệu phóng khoáng, tao nhã. Ông có rất nhiều
những tác phẩm hay nhưng nổi bật lên đó là khúc nhạc phủ Trường Can Hành và bài thơ Hoàng
Hạc Lâu đã đưa ông lên đỉnh cao sáng chói của nghệ thuật thơ Đường.

Nhưng đặc sắc hơn cả

vẫn là bài thơ Hoàng Hạc Lâu.
Bài thơ như một bức tranh thiên nhiên đẹp nói về cảnh ở Hoàng hạc Lâu. Đứng trước lầu Hoàng
Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống.
Thơ Đường vốn súc tích, cô đọng và đa nghĩa. Lầu Hoàng Hạc là một di tích lịch sử nổi tiếng của
Trung Hoa gắn với huyền thoại Phí Văn Vi thành tiên. Một cảnh đẹp xưa nay hiếm thấy vậy nên tác
giả đã đặt mình vào thiên nhiên để miêu tả khung cảnh thiên nhiên hung vĩ của Hoàng hạc Lâu, một
di tích đã có nhiều di tích lịch sử cũng như những chiến công của người Trung Hoa, nó là chứng
nhân lịch sử chứng kiến nhiều chiến công.
Mở đầu bài thơ tác giả đã nhắc lại nguồn gốc của lầu Hoàng Hạc từ xa xưa :
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
(Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.)
Lầu Hoàng Hạc trơ chọi giữa 1 khoảng không gian rộng lớn mênh mông, giữa một vùng đất trời
rộng lớn không có bóng dáng con người , Lầu Hoàng Hạc vẫn đứng sừng sững giữa một không
gian rộng lơn, hiu hút,trải qua bao tang thương của những cuộc chiến tranh, giờ đây lầu Hoàng Hạc
đứng chơ vơ, cô quạnh bên bãi vắng sông trôi khiến thi nhân chạnh lòng nhớ cổ thương kim. Ngay
từ hai câu thơ khởi đề ta đã gặp một tâm trạng. Nhà thơ không tả về hiện tại cái đang có mà nhớ về


một cái đã có và đã mất: Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi mất. Nơi đây còn trơ lại lầu Hoàng
Hạc, một dấu tích lịch sử những kỉ niệm xa xưa. Lầu Hoàng Hạc có con chim Hạc vàng, Cánh hạc
vàng trở về trong tâm tưởng chỉ để con người thêm khắc khoải, thấm thía sự mất mát. ,. Hai câu
đầu đã thể hiện một sự trống vắng, sự hẫng hụt trong tâm hồn. Nhưng trong hoài niệm của con
người, cánh hạc vàng kia vẫn còn day dứt:
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tỉa, không du du.


(Hạc vàng một khi đã bay đi, không trở lại nữa,
Mây trắng nghìn năm lởn vởn hoài.)

Hình ảnh hạc vàng gắn liền với khung cảnh thần tiên. Hạc vàng bay mất không bao giờ quay trở lại
mang theo tất cả những gì là huyền ảo nhất, thơ mộng nhất của lầu Hoàng Hạc. Chỉ còn mây trắng
vẫn bay giống như ngàn năm trước. Khung cảnh được miêu tả bằng cảm xúc ngậm ngùi, nuối tiếc
của nhà thơ. Nhà thơ chìm đắm trong tâm trạng hoài cổ, giữa không gian tịch mịch cô liêu. Tâm
trạng của nhà thơ lúc này cũng đang hòa quyện với khung cảnh thiên nhiên ở Lầu Hoàng Hạc tâm
trạng buồn rầu cô đơn hiu quạnh, trống trải trong tâm hồn nhà thơ đó chỉ là những kỉ niệm về những
thứ đã qua, tác giả tiếc nuối những quãng thời gian đó nhưng giờ đã mất đi và vĩnh viễn không quay
trở lại, tác giả chỉ luyến tiếc và trống trải trong tâm hồn của mình. Vẫn nói chuyện hạc vàng bay đi
và không trở lại nhưng ở đây không chỉ có sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại mà còn có sự đối lập
giữa cõi tiên và cõi tục. Hạc vàng đã bay về cõi tiên nên nơi đây, dưới còn trơ lại lầu Hoàng Hạc,
trên trời mây trắng bay chơi vơi, dường như còn mong nhớ tiếc nuối điều gì đó. Bốn câu thơ đầu
tập trung tả cảnh và lí giải tích lầu Hoàng Hạc. Bàn chuyện xưa và nay để thể hiện tâm trạng, nghĩ
suy. Đó
là một nghĩ suy mang triết lí nhân sinh sâu sắc – triết lí về sự còn – mất, về sự vô hạn và hữu hạn
của trời đất và nhân sinh. Cái gì đã qua đi thật khó trở lại, thời gian cũng vậy, vậy nên người xưa
mới từng nói : “thời gian quý như vàng”.
Thiên nhiên đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình với đường nét, màu sắc hài hòa: nắng chiếu
trên hàng cây trên bến Hán Dương; màu xanh mướt của thảm cỏ non trên bãi xa Anh Vũ:

Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
(Tinh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.)
Câu thơ mở ra một không gian rộng lớn và thanh bình yên tĩnh. Mộtbức tranh thiên nhiên đẹp
tuyệt vời với những ánh nắng sương mai soi dọi xuống dòng sông như một tấm gương khổng lồ
với hàng cây tươi tốt soi bóng. Giữa mặt song trong lành đó là màu xanh tươi mơn mởn của cỏ cây
mùa xuân. Sau những khoảnh khắc đắm hòa mình cùng huyền thoại, nhân vật trữ tình lại trở về với
hiện thực. Và đã tạo nên một bức họa thật đẹp. Bức hoạ về một lầu Hoàng Hạc soi bóng dòng
Trường Giang cùng với hình ảnh của cây cối, của cỏ xan.

Tâm trạng thương nhớ quê hương da diết của Thôi Hiệu. Hình ảnh trên sông là nhân tố gợi ra
những nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng nhà thơ. Khung cảnh chập chờn, mông lung của cảnh vật đã
hòa mình cùng với tâm trạng của nhà thơ :


Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
(Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Nối nhớ quê hương da diết cùng với tâm trạng buồn co đơn, ngắm cảnh nảy tình của nhà thơ đã tạo
cho bài thơ những đặc sắc vafaans tượng, để lại nhiều day dứt trong lòng người đọc bởi một bức
tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và những nối nhớ thương của tác giả đối với cảnh vật đang tồn tại xung
quanh con người mình.

Bài thơ Hoàng Hạc Lâu đã để lại những giá trị to lớn trong nền văn học Việt nam với bức tranh
thiên nhiên đẹp, và tâm trạng của con người với cảnh tức cảnh sinh tình.




×