Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đọc hiểu bài thơ "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng"_1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.98 KB, 6 trang )

Đọc hiểu bài thơ "Hoàng Hạc
lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi
Quảng Lăng"




1. Thể loại

Đời Đường (618  907), được coi là thời đại hoàng kim của thơ ca cổ
điển Trung Quốc. Là đỉnh cao rực rỡ của văn học Trung Hoa, thơ Đường
không chỉ rộng rãi về đề tài, phong phú về số lượng mà còn đạt đến trình
độ nghệ thuật rất cao, hình tượng thơ hàm súc, ngôn ngữ thơ tinh tế và
hình thức biến hoá rất linh hoạt. Thành tựu của thơ Đường có sự góp
mặt của những đỉnh cao như Lí Bạch (701 762), Đỗ Phủ (712 770),
Vương Duy (701 761), Bạch Cư Dị (772 846), Thôi Hiệu (704
754)

2. Tác giả

Lí Bạch, tự Thái Bạch, nguyên quán ở tỉnh Cam Túc, lớn lên ở đất Tứ
Xuyên, là người ham đọc sách, ham đấu kiếm, văn võ toàn tài, có nhiều
ước mơ hoài bão, mong có dịp mang tài của mình ra giúp đời. Song cuộc
đời của nhà thơ này cũng gặp nhiều chuyện thất vọng. Vì thế, thơ Lí
Bạch khi hăm hở thực hiện hoài bão, khi lại chùng xuống với những suy
tư đầy nỗi niềm của một người khát vọng lớn mà không có đất thực hiện.

Lí Bạch là một trong những đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc. Thơ của
ông đã thể hiện hai phương diện cơ bản trong con người "Thi tiên" Lí
Bạch, đó là một nhà thơ có tài năng nghệ thuật đặc biệt và một con
người có tấm lòng nghĩa tình cao cả đối với thiên nhiên và con người.


Sự nghiệp sáng tác đồ sộ và giàu giá trị nhân văn của ông đã đưa ông trở
thành nhà thơ có ảnh hưởng lớn tới thi đàn đời Đường và Trung Quốc.
Thơ thơ ca Lí Bạch có phần lãng mạn tiêu cực song căn bản ông vẫn là
nhà thơ lãng mạn tích cực. Thành công của ông thuộc về những thi phẩm
thể hiện tình cảm của ông đối với nhân dân, với quê hương đất nước, với
bạn bè. Tài năng nghệ thuật của ông là một tấm gương, một ước mơ cho
muôn đời sau. Nỗi sầu nhân thế trong thơ ca Lí Bạch thể hiện một tấm
lòng tha thiết tình đời, một tư tưởng nhân văn cao đẹp trong tâm hồn của
nhà thơ đa tài  "Thi tiên" Lí Bạch. Thơ ca của Lí Bạch không chỉ giúp
con người thanh lọc tâm hồn mà còn có khả năng nâng cao năng lực
nghệ thuật cho người đọc. Những bài Đường thi vốn chặt chẽ và nghiêm
ngặt về niêm luật trở nên uyển chuyển và mềm mại dưới bàn tay điêu
luyện của người nghệ nhân có tâm hồn phóng khoáng này.

3. Tác phẩm

Bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là bài thơ nổi
tiếng của Lí Bạch. Bài thơ khai thác đề tài tình bạn, là cảm xúc về một
cuộc chia tay trong cảm nhận của người ở lại. Lấy cảm hứng từ cuộc
chia tay với Mạnh Hạo Nhiên – một tri âm tri kỉ, nhà thơ đã thể hiện nỗi
niềm day dứt của mình về cuộc đời. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, đa
nghĩa và có khả năng gợi cảm như "yên hoa", "cố nhân", "cô phàm",
"thiên tế lưu"

4. Đọc hiểu

"Sầu nhân thế" là một trạng thái tâm lí thường thấy ở người nghệ sĩ thời
phong kiến. Đó luôn là đề tài được thể hiện nhiều nhất trong lịch sử thơ
ca và đã làm nên rất nhiều những đỉnh cao cho nền văn học nhân loại.
Nỗi sầu không thể giải toả ấy đã được thể hiện trong một câu thơ bất tử

của một nhà thơ đời Đường, ấy là "Thi tiên" Lí Bạch, niềm tự hào của
thơ ca cổ điển Trung Hoa :

Cất chén tiêu sầu, sầu cứ sầu
Rút dao chặt nước, nước vẫn chảy
(Trên lầu Tạ Liễu ở Dương Châu tiễn chú Vân làm Hiệu thư)

Lí Bạch tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, nguyên quán ở Thành
Kỉ, Lũng Tây, sinh trưởng ở Thanh Liên, huyện Chương Minh thuộc
Miên Châu. Quê hương Lí Bạch vốn là nơi có phong cảnh hùng vĩ, sơn
thuỷ hữu tình nổi tiếng ở Trung Quốc. Nơi đây tụ họp nhiều anh hùng
hảo hán, cũng là nơi sản sinh ra những truyện truyền kì hấp dẫn. Những
nhân tố này đã ảnh hưởng nhiều đến hồn thơ phóng khoáng và ý chí kiên
cường của nhà thơ, là một trong những nguyên nhân đưa Lí Bạch trở
thành nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của văn học Trung Hoa.

Cuộc đời Lí Bạch là cuộc đời của một con người đã "đọc nát vạn quyển
sách, đi hết vạn dặm đường". Lí Bạch sáng tác rất nhiều, có tới trên 1000
bài thơ và nhiều bài nổi tiếng. Thơ Lí Bạch là sự kết hợp của một tâm
hồn thơ bay bổng và một tấm lòng luôn tha thiết tình đời. Mỗi bài thơ
của ông là một tâm sự của một người luôn tha thiết được thực hiện chí
quân tử, đồng thời cũng là niềm say mê cảnh đẹp của giang sơn gấm
vóc. Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là một bài
thơ thành công và thể hiện khá tập trung những nét tiêu biểu cho phong
cách nghệ thuật thơ Lí Bạch. Bài thơ khai thác đề tài tình bạn, đề tài chia
li giữa những người tri âm tri kỉ  một đề tài rất quen thuộc trong thơ ca
cổ kim. Với một đề tài quen thuộc nhưng tài năng của Lí Bạch đã tạo
nên một biểu tượng đẹp về tình bằng hữu. Mạnh Hạo Nhiên là bạn tri âm
của Lí Bạch, trong bài thơ tặng Mạnh Hạo Nhiên, Lí Bạch viết :


Ta yêu Mạnh Hạo Nhiên
Phong lưu thiên hạ biết

Mạnh Hạo Nhiên (689 740) là một nhà thơ có tiếng đời Đường. Dù
chênh nhau 12 tuổi nhưng giữa hai nhà thơ có nhiều điểm tương đồng,
đều gặp nhiều trắc trở trong cuộc đời, tính tình hào hiệp, coi thường
công danh, thích ngao du sơn thuỷ. Mạnh Hạo Nhiên theo lời triệu của
triều đình, đi Dương Châu làm quan, chấm dứt những ngày bạn bè bên
nhau, chén tạc chén thù. Bài thơ không có hình ảnh cuộc chia tay, chỉ có
tâm sự của người đưa tiễn. Lầu Hoàng Hạc là một địa danh, di tích văn
hoá nổi tiếng của Trung Quốc, lại là địa điểm của một cuộc chia li đầy
tâm sự. Vì vậy, bài thơ như một bức tranh sơn thuỷ đẹp và gợi cảm.
Ngôn ngữ thơ Đường vốn không phong phú nhưng lại rất hàm súc. Các
nhà thơ cổ điển rất chú ý đến việc lựa chọn, gọt giũa và trau chuốt ngôn
từ. Hình ảnh thơ cũng thường mang tính khái quát cao với những ẩn dụ
tượng trưng có giá trị hàm súc. Nghệ thuật tinh xảo của ngôn ngữ và
niêm luật tạo nên khả năng "ngôn hữu hạn ý vô cùng" cho bài thơ
Đường. Niêm luật chặt chẽ và những quy tắc đối xứng tạo cho bài thơ vẻ
đẹp cổ điển. Đặc biệt tính chất "thi trung hữu hoạ" và "thi trung hữu
nhạc" được thể hiện rất triệt để trong thơ Đường.

Có thể thấy bài thơ được sáng tác vào giai đoạn Lí Bạch đã gặp một số
trắc trở trên con đường thực hiện lí tưởng giúp nước của mình. Lí Bạch
từng được giới thiệu vào triều đình của Đường Minh Hoàng nhưng ông
đã rất thất vọng và tìm quên trong vò rượu. Tính tình phóng khoáng của
Lí Bạch không hợp với cuộc sống chen chúc và đầy phức tạp chốn quan
trường. Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ Đường thuộc trường phái thơ "sơn
thuỷ điền viên", là một người phóng khoáng, hợp với cuộc sống thanh
nhàn nơi làng quê nhưng ông lại đến Dương Châu làm quan.

×