Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích bài thơ tống biệt hành của thâm tâm văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.22 KB, 3 trang )

Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm văn 11
Tháng Ba 18, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin

Phan tich bai tho Tong biet hanh cua Tham Tam – Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích bài
thơ Tống biệt hành của nhà thơ Thâm Tâm trong chương trình văn học lớp 11 tập 2.
Có biết bao nhiêu nhà thơ tài năng nhưng số phận chỉ cho họ một cuộc đời ngắn ngủi. Điều đó đồng
nghĩa với việc sự nghiệp sáng tác thơ ca của họ cũng rất ngắn ngủi cho nên nó rất ít tác phẩm. Một
trong những nhà thơ đó ta phải kể đến nhà thơ Thâm Tâm. Ông là một nhà thơ nhưng ông cũng
đồng thời là một chiến sĩ cộng sản chính vì thế trong đợt chiến Cao Bắc Lạng ông đã hi sinh. Và đặc
biệt trong những tác phẩm ít ỏi của ông phải kể đến bài thơ Tống biệt hành.
Tống biệt hành" vào năm 1940. Bài thơ thể hiện niềm mến yêu, sự ngưỡng mộ và trân trọng đối với
người lên đường đi xa vì nghĩa lớn.
Nhan đề của bài thơ có vẻ độc đáo và rất lạ, tống biệt hành có nghĩa là tiễn người đi xa Cái chỗ
khiến cho người ta dễ hiểu lầm là do hành vừa có nghĩa là đi dời khỏi mà lại vừa có nghĩa là bài hát.
Tuy nhiên chúng ta dựa vào những câu thơ trong bài thì vẫn biết được đây là hành mang nghĩa dời
đi.

Cảnh đưa tiễn diễn ra vào một buổi chiều, không hề có bến đò, dòng sông, không diễn ra trong
khoảnh khắc hoàng hôn mà vẫn buồn:
“Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”


Đảo ngữ đưa người nhấn mạnh trạng thái hành động mà câu thơ muốn nói đến là hành động tiễn
đưa mọt người bạn. Và cái hành đông tiễn đưa ấy ta không đưa qua sông mà chỉ ngắm nhìn từ xa,
tiễn rồi mà mắt cứ trông hoài về phía người đi. Nhưng mà tại sao tác giả lại nghe tiếng sóng ở trong
lòng. Câu hỏi tu từ được cất lên mà không có ai đáp lại. Phải chăng đó chính là sóng lòng trong
chính nhân vật trữ tình?. Tiếng sóng ấy thể hiện sự buồn thương của nhà thơ khi phải tiễn đưa
người mà mình yêu quý. Buổi chia tay đưa tiễn ấy không có một ánh nắng vàng vọt mà sao lại thấy


hoàng hôn. Hình ảnh hoàng hôn ở đây gợi cho ta cảm giác chia ly giống như một ngày tan xuống
nhường cho bóng đêm ngự trị. Câu hỏi tu từ ấy một lần nữa được cất lên sao mà tha thiết, vấn
vương đến thế. Và tác giả chỉ đưa người ấy với sự tiễn biệt giã gia đình dửng dưng.
Những câu thơ tiếp theo hình ảnh li khách đang được nhắc đến, đó là một hình ảnh con người ôm
chí lớn và quyết tâm ra đi:
“- Li khách! Li khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!”
Li khách có nghĩa khách ra đi, người ra đi. Đó là cách gọi trang trọng và thân thương. Đoạn thơ cho
ta thấy một sự cảm phục không hề nhỏ của nhà thơ dành cho người ra đi. Điệp từ “li khách” như
vang lên ca tụng ý chí của người ra đi. Con đường kia dẫu cho nhưng một khi chí lớn chưa thành
thì nhất định không trở về với hai bàn tay trắng. Ý chí ấy thể hiện rất cương quyết nếu không thành
thì không về dặn mẹ già đừng mong vì nếu chưa tròn sự nghiệp thì chưa về. Câu thơ khiến cho
người ta cảm thấy đó giống như một người con bất hiếu chỉ nghĩ đến hoài bão của mình mà không
quan tâm đến mẹ già ở nhà. Nhưng đó chỉ là cách để nhà thơ thể hiện ý chí lớn lao ấy mà thôi.
Về phương diện tình cảm thì tác giả nói đên những người thân trong gia đình. Người đó có thể là
con là em trong gia đình ấy:
“Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay. . ”
Đó là những người chị người em của người ra đi. Họ mang đến cho ta biết bao nhiêu tình thân
thương yêu của những người trong một mái nhà. Người em, người anh của họ ra đi về nghĩa lớn
vào những khoảng thời gian hôm qua và hôm nay, mùa hè và mùa thu. Tưởng chừng sự ra đi trong



hôm trước và hôm sau nó dài tựa qua đi một mùa của thiện nhiên đất trời. có thể thấy rằng người ở
lại và người ra đi đều mang trong mình một nỗi vấn vương lớn.
Đoạn thơ cuối cất lên với nhiều cách hiểu khác nhau nhưng chúng ta thấy được sự dư ba trong
chính những câu thơ ấy:
“Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say. . . ”
Đó là cái đi dửng dưng của người li khách về nghĩa lớn trong mình. Người ta có thể hiểu nhầm rằng
người ra đi không thương cho mẹ già em nhỏ, chị gái nhưng không phải thế. Li khách rất thương là
đằng khác nhưng mà khi đã vì nghĩa lớn thì vẫn cứ phải dứt áo ra đi.
Qua đây ta thấy Thâm tâm đã mang đến cho chúng ta một chí lớn không hề nhỏ trong bài thơ này.
Nó như dạy ta biết hi sinh vì đại nghiệp lớn. Tình cảm ca nhân,tình thương yêu của những người
thân bên gia đình ai mà không trân trọng thế nhưng vì trân trọng nên mới phải ra đi. Cái nghiệp lớn
kia phải chăng chính là cái sự nghiệp đấu tranh dành độc lập cho tổ quốc dân tộc của nhà thơ.
người li khách kia hay chính là nhà thơ. Nói tóm lại dù thế nào đi nữa ta vẫn thấy được một tinh
thần mọt ý chí lớn trong bài thơ này.



×