Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích nhân vật huấn cao trong chữ người tử tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.84 KB, 3 trang )

Phân tích nhân vật Huấn cao trong Chữ người
tử tù
Tháng Tư 22, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin

Phan tich nhan vat Huan Cao – Đề bài: Phân tích nhân vật Huấn cao trong truyện ngắn Chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân (1910- 1987) – một bậc phù thủy ngôn ngữ, một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp với
phong cách viết tài hoa, uyên bác, độc đáo. Mỗi trang văn của ông đều có thể là một tờ hoa, nhiều
tác phẩm gần đạt đến sự toàn thiện toàn mĩ. Tiêu biểu trong những sáng tác ấy chúng ta phải kể
đến truyện ngắn chứ người tử tù trích trong tập Vang bóng một thời (1940). Đặc biệt trong tác phẩm
ấy nổi bật lên nhân vật Huấn Cao một người tử tù rất tài hoa, uyên bác và anh hùng.
Huấn Cao là một nhân vật trung tâm trong tác phẩm này. Nhân vật này được ví như là : “ chấm son
đỏ rực trên cái nền vàng vọt u ám”. Con người ấy vừa là một người nghệ sĩ tài danh vừa là một
trang hùng dũng liệt. Có thể nói Huấn Cao hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp của tài năng phi thương, khí
phách phi phàm, thiên lương trong sáng.
Nói tới nghệ thuật truyện ngắn thì người ta hay nhắc đến tình huống truyện, giọng điệu trần thuật,
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Trong đó nhân vật được coi là hệ xương sống vận hành cốt truyện.
Đặc biệt những nhân vật trung tâm thường phát ngôn cho những quan điểm tư tưởng của nhà văn.
Trong tác phẩm này Huấn Cao là một người như thế.

Trước khi đi vào tìm hiểu người tài hoa uyên bác này đã nên đi tìm hiểu về những nghệ thuật của
viết bút lông mực tau hay chính là viết chữ Hán. Thứ chữ này hay còn gọi là chữ nho là thứ chữ
tượng hình khối chữ vuông, được viết bằng bút lông mực tàu, nét thanh nét đậm cân đối hài hòa.


Chữ này có bốn cách viết đó là chân, thảo, triện, lệ. Chữ thường được viết trong những ô vuông
trên lụa hay trên gỗ và được treo ở một trung tâm nhất trong nhà để thể hiện sự sang trọng cổ kính.
Tại sao phải tìm hiểu lối viết chữ kia bởi vì nó chính là cái để thể hiện lên một vẻ đẹp của huấn Cao.
Đó chính là vẻ đẹp của một con người tài hoa uyên bác. Huấn Cao một người tử tù có tài viết chữ
rất đẹp. Đôi tay tài hoa và tài năng ấy của ông được bàn dân thiên hạ hay những người hay chữ
biết đến. Thế nhưng tại sao ông lại là một người tử tù?. Bởi vì ông đã dũng cảm đứng lên chống lại


triều đình mục nát lạc hậu chính vì thế mà ông bị triều đình bắt và trở thành tử tù. Người nghệ sĩ tài
hoa uyên bác ấy được người đọc biết đên qua những lời nói của viên quan coi ngục – người mà sẽ
trông giữ Huấn Cao và thấy thơ lại. “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm”. Chính vì thế mà ta thấy được tài
năng của Huấn Cao. Chữ Huấn Cao không chỉ đẹp về mặt chữ nghĩa mà chữ Huấn Cao còn thể
hiện được cái đẹp nhân cách của Huấn Cao. Nó thể hiện khát vọng ngông hành và cái ngông của
người tài hoa nghệ sĩ. Đặc biệt chữ viết của Huấn Cao đẹp còn được thể hiện ở sở nguyện cao quý
của viên quan ngục.
Không những thế Huấn Cao còn là một con người có vẻ đẹp thiên lương trong sáng và tâm hồn cao
đẹp. Huấn Cao có tài nhưng không bao giờ ông bán chữ mình một cách linh tinh. Nhà văn Nguyễn
Tuân đã dành cho ông một chữ “khoảnh” để chỉ sự quý chữ mình của ông. Cả đời Huấn Cao mới
viết cho những người bạn thân của mình mà cụ thể là hai người ngoài ra chưa một ai cả. thế nhưng
đó không phải là sự tự kiêu về chữ và tài năng của mình mà Huấn Cao muốn nói đến sự quý trọng
hay chính là những thái độ trân trọng của mình đối với ai, người đó có xứng thì ông mới cho chữ
của ông được. Viên quản ngục cũng có sở nguyện xin chữ Huấn Cao để treo trong nhà những
chính bình diện xã hội đã cản trở sở nguyện ấy. Huấn Cao khinh thường viên quản ngục. thế nhưng
khi được thầy thơ lại nói hết về sở nguyện cao quý ấy thì Huân Cao đã nói suýt chút nữa “ thì ta đã
phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Như thế có thể nói phải là người có thiên lương trong sáng thì mới
nhận ra và trân trọng thiên lương trong thiên hạ kia. Cũng phải là người có tâm hồn cao đẹp lắm thì
Huấn Cao mới có quyết định trao cái đẹp cho những người thật sự xứng đáng. Ở đây nhà văn đã
đề cao vẻ đẹp thiên lương của Huấn Cao nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Đó chính là
nhấn mạnh trân trọng những cái thiện cái đẹp.
Không chỉ thế Huấn cao còn là một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. ông có tư tưởng tiến
bộ và dám đầu tranh để chống lại triều đình đã mục nát. Chính vì thế mà ông bị bắt và tử tù. Thế
nhưng Huấn Cao đã bị bắt rất nhiều lần nhưng ông lại có cái tài bẻ khóa vượt ngục. Khi đến nhà
giam bị rệt cắn đầy người trước sự thúc giục và những roi vọt của bọn sai nha Huấn Cao vẫn thể
hiện sự ngông nghênh của mình qua hành động dỗ gông. Ông thản nhiên trước sự biệt đãi của
quản ngục và còn dám mắng lại chính vị quan coi ngục ấy mà không hề sợ sẽ bị trả thù. Nghĩ đến
những hành động trả thù đáng khinh của những bọn quan cai sai nha mà Huấn Cao chỉ thấy khinh
chứ không thấy sợ. Không những thế vẻ đẹp anh hùng của Huấn Cao còn được thể hiện qua hành
vi của viên quan ngục. Dẫu bị mắng như thế nhưng viên quan coi ngục vẫn không hề tức giận mà

khúm núm trước mặt Huấn cao. Viên quan ngục cho rằng những kẻ chọc trời khuấy nước thì


thường chẳng biết đến ai huống chi cái thứ như mình. Qua đây ta thấy được Huấn Cao là một định
nghĩa hoàn chỉnh hoàn mĩ về con người tài năng, nhân cách, uy vũ.
Huấn Cao chính là nguyên mẫu của chu thần Cao Bá Quát, một người từng đứng lên chống lại triều
đình phong kiến, một nhà nho, một anh hùng, có tài văn thơ viết chữ đẹp. Qua hình ảnh Huấn Cao
nhà văn đã kết án xã hội đã vùi dập cái đẹp, đi ngược lại cái thiện, sát hại cái tài. Nói tóm lại nhân
vật Huấn Cao đã được xây dựng lên mọt cách thành công nhất



×