Dưới đây là bài viết của mình, các bạn xem và sửa chữa giùm mình nhé, mình cảm ơn!
Đề bài:Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm "chữ người tử tù" của Nguyễn
Tuân
Từ xưa đến nay, việc giữ gìn và tôn vinh nét đẹp của cha ông đã trở thành một truyền thống của
những người con đất Việt.Và cũng rất dễ hiểu khi nó trở thành một đề tài len lỏi vào các tác
phẩm văn học. Một trong số ít các tác phẩm thành công với đề tài này phải kể đến "Chữ người tử
tù" của nhà văn Nguyễn Tuân. Thiên truyện kể về Huấn Cao-một con người trí dũng song toàn.
Thông qua đó, Nguyễn Tuân đã tôn vinh một trong những thú vui tao nhã của người xưa:thú
chơi chữ.
Để có thể hiểu rõ hơn tác phẩm này, ta không thể không nhắc đến quan niệm nghệ thuật rất
riêng của Nguyễn Tuân. Đối với nhà văn, cái đẹp là bất tử. Ông luôn tìm kiếm, săn lùng cái đẹp
dù ở bất cứ đề tài gì. Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân cũng có phần khắt khe hơn cả. Đó
phải là một vẻ đẹp riêng biệt, không theo khuôn mẫu, mạnh mẽ, dữ dội, góc cạnh. Nhà văn quan
niệm :Viết văn đồng nghĩa với sáng tạo, những gì người khác không làm được thì ông sẽ làm rất
tốt. Bởi lẽ đó, ông thường tìm đến những đề tài mà người khác thường không tìm đến, hoặc tìm
đến nhưng không thành công
"Chữ người từ tù" chính là một trong những tác phẩm như thế. Nhân vật chính trong tác phẩm
được lấy nguyên mẫu từ Cao Bá Quát-một người nổi tiếng với tài viết chữ mà người đời từng
ngợi ca "văn như Siêu Quát vô tiền Hán". Đồng thời, ông cũng là một anh hùng đã cùng nhân
dân đứng lên chống lại triều đình phong kiến lúc bấy giờ.
Như trong lời đồn và những băn khoăn của ngục quan:"Thầy có nghe người ta đồn Huấn Cao,
ngoài cái tài viết chữ lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa không". Thông qua đây, Nguyễn
Tuân đã gián tiếp khẳng định uy phong, khí phách của nhân vật này. Cùng với đó, Huấn Cao
xuất hiện với hàng loạt các hành động của một trang anh hùng dũng liệt.Là người cầm đầu đứng
lên chống lại triều đình, hành động đầu tiên của Huấn Cao khi vừa bước tới cửa tù là dỗ gông.
Một người bước vào tù cùng án chém cận kề mà vẫn khinh mạt, không mảy may nghĩ đến những
lời dọa nạt thị uy như Huấn Cao, đích thị là một người có khí phách không dễ gì khuất phục
được.Và cái hành động "thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó là một việc vẫn làm trong cái hứng
sinh bình" cua Huấn Cao, lẽ thường không có gì là lạ. Tiếp đó, Nguyễn Tuân đã bày ra trước mắt
người đọc một cảnh tượng thật nghịch lý: Viên quản ngục-người coi giữ ngục tù, nắm trong tay
sinh mệnh của kẻ khác-khép nép, ngập ngừng:"Ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết, tôi sẽ cố
gắng chu tất". Huấn Cao-một người tù đang chờ ngày ra pháp trường - tỏ thái độ khinh miệt đến
điều:"-ngươi joir ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào
đây".Hơn ai hết, ông hiểu rõ những trò tiểu nhân thị oai có thể sẽ giáng lên đầu mình khi sỉ nhục
ngục quan. Cái khinh miệt ấy, cái miệt thị ấy lại càng đậm tô thêm cái nét kiên cường, hiên
ngang nơi Huấn Cao. Trong "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du, Từ Hải cũng là một người
anh hùng
"Đội trời đạp đất ở đời
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai"
nhưng đến khi mắc mưu của Hồ Tôn Hiến thì
" Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn"
Huấn Cao thì khác. Như Phan Bội Châu đã từng nói "Chạy mỏi chân thì hãy ở tù", Huấn Cao vốn
coi ngục tù đơn thuần như là nơi nghỉ chân sau những tháng ngày vẫy vùng ngang dọc. Hiện lên
dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là một Huấn Cao với phong thái ung dung, đĩnh đạc, khí phách
hiên ngang, bất khuất.
Nói đến Huấn Cao còn là nói đến một con người tài hoa. Mở đầu cho sự xuất hiện của Huấn Cao
là lời của Viên quản ngục:"Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất
nhanh và rất đẹp đó không?". Dưới thời Hán học đang thịnh hành, thư pháp đã trở thành một
nghệ thuật cao quý. Nghệ thuật thư pháp không đơn thuần là sản phẩm của sự khéo tay mà là
1
sản phẩm của sự sáng tạo. Người viết phải vừa thấu hiểu từng con chữ, vừa mang trong mình
một cái tâm trong sáng, nó "nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người". Không khó
hiểu khi nét chữ của Huấn Cao trở thành niềm mong ước của bao nhiêu con người. Dưới con mắt
của viên quản ngục, nét chữ ấy lại càng giá trị hơn" có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật
báu trên đời" Y gần như đem cả tính mạng mình ra cá cược để có được nó. Vì nếu quan trên biết
được hành động biệt đãi Huấn Cao, ngục quan ắt sẽ gặp hoạ. Chữ của Huấn Cao không chỉ quý
mà còn hiếm nữa. Từ khi xuất thần ngòi bút đến khi sa cơ lỡ vận, Huấn Cao mới viết có hai bộ tứ
bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân" Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay
quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ". Nét chữ ấy không thể đem ra để mua bán, đổi chác.
Nét chữ ấy sinh ra để dành tặng cho những người biết trọng cái tài, cái đẹp.
Huấn Cao-đồng thời với tài năng-còn mang trong mình một nhân phẩm cao quý. Một người đạt
được đến đỉnh cao của nghệ thuật thư pháp, một người biết dụng cái tài, cái đẹp của mình đúng
lúc, đúng chỗ ắt là người biết quý trọng, gìn giữ thiên lương của chính mình. Đối với người xưa,
quan niệm sống gắn liền với câu nói "chết vinh còn hơn sống nhục" hay"làm trai sống ở trong
trời đất, phải có danh gì với núi sông". Còn đối với Huấn Cao, ông mang một quan niệm sống
thật đơn giản"sống là để đền đáp lại những tấm lòng". Ngay cả việc đứng lên chống lại triều đình
đó chẳng phải cũng là để đền đáp lại tấm lòng của nhân dân hay sao?.Chính vì lẽ đó, nên dù sỉ
nhục ngục quan"có nhiều đêm, ngoài việc nghĩ đến chí lớn không thành, ông Huấn Cao còn phải
bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của quản ngục". Khi nghe tin Huấn Cao sắp phải vào kinh chịu án,
viên quản ngục "tái nhợt người đi", thầy thơ lại "hớt hơ hớt hải". Riêng Huấn Cao, cái người đáng
phải lo nhất, buồn nhất lại mỉm cười một cách điềm tĩnh. Một lần nữa, Nguyễn Tuân lại thể hiện
cái khí phách hiên ngang coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của Huấn Cao. Nhưng trên hết, ta bắt
gặp cái lặng người thâm trầm của một người anh hùng. Cái lặng người đó không phải niềm xót
xa, tiếc nuối cho sự sống ngắn ngủi sắp kết thúc. Đó là cái lặng người rất Huấn Cao trước cái
nghịch lý của cuộc đời, rằng ngay ở ccái chốn " người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc" vẫn
tồn tại những tấm lòng biết quý mến cái tài, cái đẹp"Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của
các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý
đến vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ".
Nơi Huấn Cao không chỉ là khí phách, là tài năng, mà còn là một thiên lương rất mực trong sáng.
Và cảnh cho chữ ở đoạn cuối thiên truyện chính là nơi hội tụ cả ba vẻ đẹp ấy. Vì sao Huấn Cao
lại đồng ý cho chữ? Phải chăng vì ông biết mình sắp lên đoạn đầu đài và đây là cơ hội cuối cùng
để phô diễn tài năng? Hay vì ông muốn trả công cho những ngày trong ngục tù được viên quản
ngục biệt đãi? Không. Đó là khi người nghệ sĩ tìm thấy một tâm hồn đồng điệu với mình. Và đó
cũng là khi, Huấn Cao làm theo lương tâm, làm theo quan niệm sống mà ông luôn luôn hướng
tới" sống là để đền đáp lại những tấm lòng". Đồng thời với đó là sự chuyển giao cái đẹp. Thông
qua đây, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp làm bất tử hóa nét chữ của Huấn Cao, để nó sống mãi với
thời gian.Không phải ngẫu nhiên mà cảnh cho chữ được coi là cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
Lẽ thường tình, thư pháp là một nghệ thuật cao quý. Người ta thương trân trọng tìm đến những
nơi thanh tịnh, cao quý mà đặt bút viết những nét chữ. Cái thú vị của thiên truyện này là ở chỗ,
Nguyễn Tuân đã đi ngược với thói quen đó. Ông để Huấn Cao viết những nét chữ cuối cùng
trong "một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân
gián...không khí khói tỏa như đám chay nhà". Cái tài của Huấn Cao lại càng được tô đậm thêm
trong cái sự đối nghịch giữa thiện và ác, giữa cái tối tăm lọc lừa với cái trong sạch, đẹp đẽ. Rồi
cái trật tự của xã hội dường như cũng bị đảo lộn. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướn xiềng,
đang dậm tô nét chữ.Con người ấy mang một khí phách, một tâm thế hoàn toàn tự do, không hề
bận tâm tới những xiềng xích đang trói buộc mình. Ngay cạnh đó là một viên quản ngục khúm
núm, nhún nhường, là thầy thơ lại gầy gò, run run bưng chậu mực. Nơi đây, mặc dù là chốn
ngục tù tối tăm đầy tội ác, nhưng dường như cái đẹp đã lên ngôi, cái thiện đã chiến thắng.
Không chỉ gửi gắm nơi ngục quan những con chữ, kẻ tử tù còn nhắn nhủ y nên"tìm về nhà quê
mà ở".Một lần nữa, cái thiên lương của Huấn Cao lại được thể hiện. Nó không chỉ tỏa sáng mà
trên hết thảy nó còn làm tỏa sáng cả thiên lương của người khác. Thông qua đây, Nguyễn Tuân
2
cũng gứi tới người đọc một triết lý sống"cái thiện-cái ác không thể cùng chung sống, cùng tồn
tại", và câu nói của viên quản ngục kết thúc câu chuyện nay cũng đồng thời khẳng định" giữa cái
thiện và cái ác, cái thiện nhất định sẽ chiến thắng.
Bằng tài năng của mình, Nguyễn Tuân đã xây dựng nên một hình tượng nhân vật độc đáo: Huấn
Cao-một khí phách uy vũ bất năng khuất. Huấn Cao-một tai năng được ví"hữu xạ tự thiên
hương". Huấn Cao-một thiên lương"nhất sinh đê thủ bái mai hoa". Trong con người của Huấn
Cao hội tụ cả ba vẻ đẹp nhân, trí, dũng. Thông qua đó, nhà văn đã bày tỏ sự trân trọng những
thú vui tao nhã, thanh cao của người xưa. Có thể khắng định, "Chữ người tử tù" chính là một
nén tâm hương mà Nguyễn Tuân cũng như con cháu đời sau gứi tới cha ông mình.
3