Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích tiếng cười trong truyện tam đại con gà văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.37 KB, 3 trang )

Phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà văn 10
Tháng Ba 14, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích Tiếng cười trong truyện Tam đại con gà.
Từ xưa cha ông ta đã sáng tác ra những câu truyện cười truyện ngụ ngôn mang tính chất giải trí và
đồng thời cũng để phê phán chê bai một sô loại người trong xã hội. Đó thường là những câu truyện
dân gian ngắn có kết cấu chặt chẽ kết thúc bất ngờ kể về những sự việc hành vi tự nhiên của con
người. Trong số đó truyện cười Tam đại con gà là một câu truyện khá phổ biến hướng đến sự châm
biếm đả kích vào những kẻ “xấu hay làm tốt dốt hay nói chữ”. Cái xấu cái đốt càng che đậy càng dễ
lộ ra kệch cỡm và đáng cười hơn rất nhiều lần.
Truyện Tam đại con gà châm biếm một anh học trò loại người “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”. Anh
ta học hành dốt nát nhưng lại có tính khoe khoang đi đâu cũng ra vẻ cũng lên mặt “văn hay chữ
tốt”. Nhưng vì không biết được bộ mặt thật của anh ta mà có nhiều người tưởng anh ta là hay chữ
là học rộng tài cao mới mời anh ta về làm thầy dạy dỗ bọn trẻ.Và từ đó những câu chuyện bi hài
liên tiếp xảy ra thể hiện tài năng kém cỏi của “ông thầy “nhưng lại luôn ra oai phản ánh một lớp
người trong xã hội thời bấy giờ.

Mấu chốt của câu chuyện chính là ông thầy được mời về gõ đầu trẻ.Bi kịch đã bắt đầu từ đó và
khiến ông thầy không thể xoay xở được.Bắt đầu là việc nhận biết mặt chữ.Thầy đồ di dậy học trò
nhưng “thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối quá học trò lại hỏi gấp,thầy cuống nói liều”. Thầy gặp chữ
“kê” mà cũng không biết là chữ gì nên nói bừa “dủ dỉ là con dù dì”. Chữ kê là con gà mà thầy lại trả
lời học trò là con dù dì.Vốn trên thế giới các loài động vật không hề có con nào như thê cả. Ta thấy
thầy đồ ở đây dốt tận cùng của cái dốt không những không hiểu biết gì về kiến thức căn bản trong


sách vở mà thầy còn dốt ở cả những kiến thức đơn giản căn bản trong xã hội. Dốt nát là thế mà
cũng có thể làm liều nhận lời dậy học. Ta thấy được anh học trò này hiện lên ngay từ những câu
đầu tiên là một anh chàng dốt nát đến cực độ nhưng cái dốt trong anh luôn được giấu kín và khi đi
dậy trẻ cái dốt ấy lại được thể hiện rõ nét.
Cái dốt của thầy càng được nâng cao khi mà thầy sợ mình dậy sai nên bảo trò đọc khẽ thôi không
người khác nghe thấy lại chê bai nói thầy đi dậy mà không biết chữ. Đến dây tiếng cười càng giòn


giã hơn khi ta biết được cái giấu dốt của thầy rất đáng cười cười vì cái giấu dốt rất láu cá. Đây là sự
giấu dốt mà ta đáng chê trách đáng phê bình. Nhân vật Thổ Công xuất hiện khiến cho ý nghĩa phê
phán và nghệ thuật trào phúng của truyện càng sinh động, sâu sắc. Như một mũi tên bắn trúng hai
đích, truyện “khoèo” cả Thổ Công vào với thầy mà chế giễu. Té ra thần thánh tưởng là thiêng liêng
mà cũng dốt. Cái dốt ấy thể hiện ở chi tiết thầy đổ xin ba đài âm dương, Thổ Công cho được cả ba.
Như vậy là Thổ Công đồng ý với thầy đồ chữ ấy đúng là dù dì. Thế là thầy đồ vững bụng, không sợ
nữa mà đắc chí lắm… bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ
dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Với chi tiết ấy, cái dốt của thầy đã được khuếch đại lên gấp
nhiều lần.

Cái dốt cuối cùng cũng là phần kết thúc của câu chuyện khi mà thầy tin vào thổ công tin vào thần
thánh nên tin tưởng chữ đó đúng là “dủ dỉ”. Vậy nên thầy đã bảo học trò đọc to,thế là đứa nào đứa
đấy gào cổ lên mà đọc.Chủ nhà thấy thầy dậy cái gì mà lạ quá cho nên mới đến xem sự tình.Thế là
thầy đồ đã bị lật tẩy là dốt náy không biết chữ gì cả.Lúc này thấy mới nhận sự dốt nát của mình và
tiếng cười giòn giã hơn khi mà thầy thầm trách thổ công “mình đã dốt nó còn dốt hơn.Nhưng bản
tính lại vốn dựng chèo khéo trống thế nên trước mặt nhà chủ cái sai rành rành cái dốt lộ thiên mà
anh học trò vẫn còn cố cãi giải oan cho mình bằng cách giải nghĩa thật luẩn quẩn và buồn
cười.Cách chống chế của thầy nhằm mục đích giấu dốt và thầy vẫn ra vẻ ta đây hay chữ, trái ngược
với sự tự nhận thức về mình lúc trước. Chính sự trái ngược này đã tạo ra tiếng cười trào phúng hả
hê..Ta thấy ở đây anh học trò không biết chữ này thì phải hỏi người biết hoặc tìm trong sách vở
.Vậy mà thầy lại đi hỏi thổ công đó là cách hỏi ngược đời trái tự nhiên và xưa nay chưa từng có.Chi
tiết thầy xin ba đài âm dương để hỏi về chữ dủ dỉ dù dì là một sáng tạo của tác giả dân gian,Với
nghệ thuật sáng tạo này tác giả dân gian đã sảy câu chuyện lên một bước phát triển cả về nội dung
lẫn nghệ thuật.Như vậy ta thấy rằng ở đây tác giả dân gian cũng không nới thẳng ra vấn đề mà để
nhân vật tự bộc lộ dần đó là cái dốt cái sĩ cái kênh kiệu đáng che bai phê phán.
Ta thấy cái dốt của người học trò thì không đáng cười mà đáng cười ở đây là đã dốt lại còn ra vẻ sĩ
diện hão huyền cái giấu dốt mới là cái dáng cười. Như vậy, mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là mẫu
thuẫn giữa cái dốt và sự giấu dốt. Thầy càng ra sức che đậy thì bản chất dốt nát càng phơi bày và
thầy tự biến mình thành trò cười cho thiên hạ.



Trong toàn bộ câu chuyện, cái dốt của thầy đồ bị lộ dần ra khi lâm vào các tình huống khó xử
nhưng thầy đã cố che giấu một cách phi lí. Vì thế, thầy càng che giấu thì bản chất dốt nát càng bị
phơi bày. Cuối cùng, thầy đành tìm một lối thoát phi lí hơn. Nhưng thầy càng “lấp liếm” thì càng trở
nên thảm hại vì ai cũng biết rằng đó chi là “lí sự cùn” chứ không phải là một cách chống chế thông
minh có thể chấp nhận được. Ở đây, ta thấy có sự tăng tiến về mức độ phi lí trong hành động và lời
nói của thầy đồ. Đó cũng là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong truyện cười dân
gian.
Tam đại con gà phê phán thói giấu dốt một tật xấu có thật và khá phổ biến trong nội bộ nhân dân. Ý
nghĩa phê phán của truyện toát lên từ hành động tức cười của một anh thầy đồ “dốt đặc cán mai”
mà lại cố tình giấu dốt, nhưng càng cố tình che giấu thi sự dốt nát lại càng lộ ra. Anh học trò dốt nát
đến thế mà lại cả gan đi làm thầy dạy trẻ thì tác hại quả là khôn lường.Tác phẩm đã mở thêm đối
tượng bi chê bai phê phán đó là cả ông thổ công cũng dốt .Và thầy đồ không những dốt về chữ mà
còn dốt về phương pháp học hỏi.Việc đưa nhân vật thổ công vào trong truyện là chi tiết hư cấu
không thật nhưng sự xuất hiện của nhân vệt thổ công khiến cho tác phẩm phát triển nhanh hơn
mạnh hơn và độc đáo hơn.
Qua truyện Tam đại con gà nhân dân muốn phê phán chê bai một tật xấu trong nội bộ nhân dân phê
phán những người không chịu học hỏi mà lúc nào cũng tự cho ta đây là tài giỏi mặc dù không biết
gì.Câu chuyện phê phán cao những kẻ dấu dốt không dũng cảm đối diện với cái dốt để mình tốt
hơn.



×