Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Soạn bài kiều ở lầu ngưng bích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.56 KB, 4 trang )

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
Tháng Tư 24, 2015 - Category: Lớp 9 - Author: admin

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
A. Tìm hiểu chung
I. Tác giả Nguyễn Du
1. cuộc đời
– Nguyễn Du (1765 – 1820), tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông là một nhà thơ lớn của Việt
Nam được mệnh danh là đại thi hào.
– quê quán: Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây
và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
– cha là Nguyễn Nghiễm làm quan trong triều đến chức đại tư đồ, không những thế ông còn là một
nhà nho, nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học, anh trưởng là Nguyễn Khản đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm
quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công.
– Mẹ là Trần Thị Tần, là người con gái của một thuộc hạ làm chức câu kế
– mười năm tuổi thơ Nguyễn Du sống trong nhung lụa giàu sang phú quý nhưng không được lâu.
Mười tuổi mồ côi cha, mười ba tuổi mồ côi mẹ. thế rồi ông phải chuyển đên ở người anh Nguyễn
Khản.
– 1783 Nguyễn Du thi hương đỗ tam trường sau đó ông không đi thi nữa. Sau thì nhận làm con
nuôi của một người có chức xong khi ông ta mất đi thì Nguyễn Du kế thừa chức quan ở Thái
Nguyên.
– kể từ đó ông bắt đầu tham gia vào làm quan trong triều đình.
– Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc nhưng chưa kịp sang đến nơi thì bị mất
đột ngột do một bệnh dịch ở Huế.
– Năm 1965 ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.


2. Sự nghiệp
– Ông nổi tiếng với tác phẩm truyện thơ : Truyện Kiều.
– ngoài ra còn rất nhiều tập viết bằng chữ Hán nổi tiếng như : Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp


ngâm, Bắc hành tạp lục.
– ngoài ra là những tác phẩm khác như: Văn chiêu hồn, Văn tế sống trường lưu nhị nữ, nỗi lòng
Nguyễn Du…
B. tác phẩm (đoạn trích).
1. sáu câu thơ đầu với khung cảnh thiên nhiên trước Lầu Ngưng Bích khiến cho người ta cảm nhận
được không gian và thời gian đang diễn ra ở đây.
“Trước lầu Ngưng-bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
– “khóa xuân” kiều đang bị lầu ngưng bích kia khóa tuổi thanh xuân của mình lại.
– hình ảnh những mây, trăng, non nước như thể hiện sự trôi chảy của thời gian khiến cho nhân vật
càng thấy buồn trước cảnh thực tại bị giam trong lầu ngưng bích.
– bốn bề với những hình ảnh bát ngát mênh mông so với sự trơ trọi lẻ loi một mình của nàng Kiều
làm cho ta thấy được đúng là “ nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”.
=> đó là cảnh tượng của người con gái bị xã hội cũ dồn vào chốn thanh lâu, bị giam hãm lãng phí
tài năng lãng phí tuổi thanh xuân ở đây. Bốn bề bát ngát kia mang đậm một nỗi buồn lớn của người
con gái ấy. Ở đây cái tình cái cảnh đã hòa với nhau làm một nỗi buồn mênh mang rợn ngợp.


2. 8 câu thơ tiếp theo: Kiều thể hiện nỗi nhớ thương của mình.
– Kiều nhớ đến Kim Trọng, nhớ lại buổi nàng cùng với chàng “dưới nguyệt chén đồng/Tin sương
luống những rày trông mai chờ. ”. Chính bởi nhớ nên hiện tại của nàng khiến cho nàng thấy không
còn có thể nào gột rửa tấm thân này. Phải chăng nàng đang xấu hổ với chàng Kim.
=> Nhớ đến chàng Kim trước bởi vì Kiều đã phụ bạc chàng để làm tròn chữ hiếu và hiểu theo đó thì
Kim Trọng chính là người mà nàng có lỗi nhiều nhất.
– Kiều nhớ về cha mẹ: Kiều thương cha mẹ tựa của trông ngóng tin mình, ngậm ngùi trước tuổi già
của bố mẹ và Kiều day dứt khi không làm tròn được chữ hiếu không đền ơn được công lao sinh

thành của bố mẹ.
=> qua đây ta thấy Kiều là một người tình sắt son yêu thương người mình yêu, dù đã lâm vào cảnh
lầu xanh nhục nhã nhưng Kiều vẫn không thể nào quên được tình yêu mà cô đã chót trao kia. Thấy
có lỗi với Kim Trọng và đồng thời có lỗi với bố mẹ. Vì không thể nào đền đáp chăm sóc được cho bố
mẹ già.
3. tám câu cuối: cảnh sắc nhuốm màu tâm trạng nàng Kiều:
– nhớ thương cha mẹ Kiều thấy cảnh vật:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
-Nhớ thương người yêu xót xa tình duyên chưa trọn vẹn:
Buồn trong ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
-Buồn tủi đau đớn cho thân phận:
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. ”
Nguyễn Du đã dùng thủ pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, điệp từ “buồn trông” để thấy được tâm
trạng của người con gái hồng nhan bạc mệnh ấy. Những hình ảnh cũng hiện lên thật sự mang
những ý nghĩa biểu tượng rất lớn.
C. Kết luận
Nguyễn Du bằng tài năng của mình đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Thúy Kiều khi ở
lầu ngưng bích những tâm trạng của cô hiện lên thật sự rất đau đớn khiến cho chúng ta cũng đau
và thương cho người con gái hồng nhan bạc mệnh ấy.




×