Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Soạn bài nỗi thương mình trích truyện kiều của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.97 KB, 3 trang )

Soạn bài nỗi thương mình trích Truyện Kiều
của Nguyễn Du
Tháng Tám 13, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Đề bài: Soạn bài nỗi thương mình trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
I.

Tìm hiểu chung

1.

Tác giả



Nguyễn Du (1766 – 1820)



Tên chữ là Tố Như , hiệu là Thanh Hiên



Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quan chức lớn. Cha là Nguyễn Nghiễm học rộng tài

cao, ra làm quan đến chức tể tướng. Mẹ là Trần Thị Tần


Sau đó không lâu khi triều đình bắt đầu rối ren, cha mẹ Nguyễn Du đều lần lượt qua đời,

Nguyễn Du phải ra ở với anh là Nguyễn Khản




Sau khi lớn lên Nguyễn Du cũng học hành đỗ đạt và ra làm quan



Ngoài việc triều chính Nguyễn Du còn là một nhà thơ lớn, ông đã góp vào nên thi ca Việt Nam

những bài thơ có giá trị lớn


Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, bắc hành tạp lục…



Đặc biệt nhất chính là Truyện Kiều – một tác phẩm truyện thơ hay nhất của Nguyễn Du

-> Ông được người đời mệnh danh là đại thi hào của dân tộc Việt Nam
2.

Tác phẩm

a.

Vị trí: từ câu 1229 đến 1248

b.

Bố cục: 3 phần




Phần 1: 4 câu thơ đầu:cảnh sống của Kiều tại lầu xanh



Phần 2: 8 câu tiếp: tâm trạng của Kiều



Phần 3: còn lại: nỗi niềm tâm trạng của Kiều thể hiện qua cảnh vật

II.

Phân tích

1.

Bốn câu thơ đầu: cảnh sống của Kiều tại lầu xanh



Nhà thơ sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật để miêu tả cảnh tượng lầu xanh



Hình ảnh ước lệ: bướm lả ong lơi -> sự lả lướt đong đưa của những cô gái lầu xanh




Thành ngữ chéo: bướm lả ong lơi



Điển cố điển tích: Tống ngọc Trường Khanh



Nghệ thuật đối lập bướm lả >< ong lơi, sớm đưa >< tối tìm



Cuộc say đầy tháng mà trận cười thì suốt đêm

->

Chỉ bằng bốn câu thơ Nguyễn Du đã khái quát một cách chân thực nhất về cảnh tượng ở lầu

xanh. Những cô kĩ nữa đong đưa lả lướt đón khách tới rồi lại đưa khách về. Những cuộc say những
tiếng cười dâm loạn, ồn ào náo nhiệt


2.

Tâm trạng của Kiều qua độc thoại nội tâm



Kiều tỉnh rượu lúc tàn canh -> đó là thời gian chỉ còn lại một mình trơ trọi đau đớn sau những


cuộc vui của khách




Điệp từ “mình” kết hợp với động từ “giật” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh vào sự xấu hổ với

bản thân của mình, tủi nhục và đầy đau đớn


Khi xưa phong gấm rủ là, tường đông ong bướm nhưng đi về mặc ai,



Giờ thi tan tác như hoa giữa đường -> nghệ thuật so sánh người con gái đẹp như hoa nhưng

nếu để ngoài đường thì cũng tan tác mà thôi


Thúy Kiều tự nhận thấy mặt mình đã dày gió dạn sương, thân thì bướm chán ông chường ->

những hình ảnh ước lệ càng thể hiện nỗi cay đắng mà Kiều đang mắc phải


Điển cố điển tích “mưa sở gió tần” -> nghĩa là những cuộc vui kia kệ cho người ta làm gì thì làm

Kiều nào có thấy vui gì mà chỉ thấy nhục mà thôi
->

Kiều thờ ơ với tất cả, Kiều có vui sướng gì mà chỉ khi tỉnh rượu mới thấy thương mình xót xa.


3.

Bức tranh tâm trạng của Kiều



Bằng hàng loạt các từ ước lệ bức tranh phong cảnh hiện lên thật đẹp, trữ tình nên thơ



Nhưng người buồn thì cảnh nào có vui, cảnh đẹp đấy nhưng nó cũng nhuốm màu tâm trạng



Tài năng của Kiều được thể hiện cầm kì thi họa tuy nhiên cũng chỉ là vui gượng kiểu là



Làm sao kiếm nổi một tri âm mà hiểu thấu được tấm lòng và nỗi niềm của Kiều

->

Như vậy có thể nói đoạn thơ cuối thể hiện rõ tâm trạng đau khổ của Kiều. Nàng buồn nên cảnh

tượng xung quanh cũng buồn, những tài năng của kiều trở thành món hàng để đem vào lầu xanh
kéo khách mua vui
III.



Tổng kết
Nhà thơ đã thành công khi khắc họa tâm trạng của Thúy kiều khi ở lầu xanh. Những hình ảnh ồn

ào, dâm đãng của lầu xanh cứ thế hiện lên nhà thơ muốn tố cáo nhà chứa của thời bấy giờ đã đang
tâm giết chết biết bao nhiêu người con gái tài sắc như kiều.



×