Soạn bài thơ Từ ấy của Tố Hữu văn lớp 11
Tháng Tám 12, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin
Đề bài: Soạn bài thơ Từ ấy của Tố Hữu văn lớp 11
I.
Tìm hiểu chung
1.
Tác giả
–
Tố Hữu ( 1920 – 2002) tên thật Nguyễn Kim Thành
–
Ông sinh ra tại mảnh đất mộng mơ Huế thương
–
Tuổi thơ Tố Hữu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm khi mất mẹ sau đó lại mất ông
–
Từ bé Tố Hữu đã tỏ ra rất thông minh và say mê niềm yêu văn học
–
Lớn lên ông băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời và sau đó ông hoạt động cách mạng
–
Ông từng bị bắt giam và sau đó vượt ngục thành công tiếp tục hoạt động trên hai mặt quân sự
và văn hóa nghệ thuật
–
Sự nghiệp:
•
Con đường thơ gắn liền với con đường cách mạng : Từ ấy, Việt Bắc, gió lộng…
•
Phong cách thơ trữ tình chính trị
•
Đề tài: về chiến tranh, tình quân dân, mẹ…
2.
Tác phẩm
a.
Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết khi nhà thơ bắt gặp lý tưởng cách mạng và được kết
nạp vào Đảng. Sự kiện ấy đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ. Từ đây ông không còn
băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời nữa mà thay vào đó ông đã nhận thấy được lẽ sống của mình. Nhân
sự kiện quan trọng ấy nhà thơ đã sáng tác bài thơ từ ấy để thể hiện niềm vui sướng của mình
b.
Vị trí: được in trong tập thơ từ ấy
II.
Tìm hiểu chi tiết
1.
Niềm vui sướng của nhà thơ kể từ khi được kết nạo vào Đảng
–
Từ ấy được mở đầu câu thơ thể hiện sự đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của nhà thơ
–
“nắng hạ” -> ánh nắng chói chang nhất, mạnh mẽ nhất -> lý tưởng cách mạng có sức mạnh soi
sáng rất lớn đối với nhà thơ
–
Động từ “bừng” -> sáng soi
–
“mặt trời chân lý” -> biện pháp nghệ thuật ẩn dụ lý tưởng cách mạng giống như là ánh mặt trời
kết hợp với động từ “chói” thể hiện sức mạnh chiếu sáng thức tỉnh của lý tưởng cách mạng
–
“một vườn hoa lá”, “đậm hương”, “rộn tiếng chim” -> nhà thơ được kết nạp vào Đảng vui sướng
tràn ngập, hồn đầy màu sắc của hoa lá, lại ngan ngát hương thơm và rộn rã âm thanh.
->
Khổ thơ đầu nhà thơ thể hiện niềm vui sướng của mình khi được kết nạp vào Đảng. Sự kiện ấy
đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ, đó là chặng đường của chiến sĩ cách mạng. Nhà
hạnh phúc ngập tràn
2.
Nhà thơ hướng tới cái ta chung
–
“buộc lòng” không phải là ép buộc mà đó là thể hiện sự khăng khít gắn chặt của nhà thơ với mọi
người dân tộc Việt Nam
–
Điệp từ “để” nhấn mạnh mục đích của hành động buộc lòng kia
–
Đó là để cho tình cảm riêng thành một tình cảm lớn, tình yêu đất nước và dân tộc Việt Nam. Để
được đồng cảm cộng khổ cùng nhân dân vượt qua khốn khó này
–
Gần gũi nhau tạo nên một khối đời vững mạnh chống lại thực dân xâm chiếm
->
Nhà thơ không chỉ vui mừng khi được kết nạp mà còn nhận ra được lí tưởng sống của mình
3.
Nhận ra đại gia đình dân tộc Việt Nam
–
Nhà thơ tự dùng những từ thân mật như “anh, em,con” thể hiện sự thân thiết gần gũi như một
gia đình
–
Và quả thật không chỉ có gia đình nhỏ của mình nhà thơ còn nhận ra gia đình Việt Nam to lớn
–
Nhà thơ đã là con của vạn nhà, là em của những kiếp phôi pha, những người anh đi trước đã
hiến thân cho cách mang, và là anh của những em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ
->
Có thể nói nhà thơ thức tỉnh và thật sự đang hướng tới cái ta chung, niềm vui lớn, lý tưởng lớn,
lẽ sống lớn
III.
–
Tổng kết
Bằng tấm lòng của mình, bằng giọng thơ sôi nổi hào hứng, những biện pháp nghệ thuật ẩn dụ,
so sáng linh hoạt, nhà thơ đã đem cảm xúc của mình làm nên bài thơ Từ ấy. Bài thơ khẳng định sức
ảnh hưởng to lớn của lý tưởng cách mạng Đảng cũng như ý chí quyết tâm và lẽ sống lớn của nhà
thơ