Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích ý nghĩa nhan đề đoạn trích người cầm quyền khôi phục uy quyền của huygo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.41 KB, 3 trang )

Phân tích Ý nghĩa nhan đề đoạn trích Người cầm quyền khôi
phục uy quyền của Huygo
Tháng Năm 7, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin

Đề bài: Phân tích Ý nghĩa nhan đề đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Huygo
Một tác phẩm hay thì không chỉ thành công trong nội dung cũng như nghệ thuật mà còn ngay cả
nhan đề cũng thấp thoáng những ý nghĩa rồi. Những nhà văn cũng rất rất trăn trở và mất khá nhiều
suy nghĩ để có thể đặt tên cho đứa con tinh thần của mình. V. Huy- gô cũng vậy, ông tự đặt cho
đoạn trích của mình là người cầm quyền khôi phục uy quyền trích từ tác phẩm lớn những người
khốn khổ của ông. Có thể nói rằng nhan đề đoạn trích ấy mang một ý nghĩa rất lớn cần chúng ta
phải đọc cả nội dung thì mới có thể hiểu thấu đáo được.
Xét nhan đề với nội dung của tác phẩm thì chúng ta không thể hiểu một cách bình thường qua câu
chữ và nội dung nổi của tác phẩm được. Mà cái ý nghĩa nhan đề nó nầm ở phần chìm của đoạn
trích ấy, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ. Người cầm quyền và người khôi phục uy quyền ở đây có
thể là giăng văn giăng nhưng lại cũng có thể là Gia ve.
Ta có thể nghĩ rằng giăng văn giăng là người cầm quyền và cuối cùng đã khôi phục được uy quyền
của mình. Ông với vai thị trưởng Man đơ len và đúng là ông nắm trong tay rất nhiều quyền hành
của mình. ông cao hơn hẳn so với Gia ve thế nhưng khi tên mật thám ấy phát hiện ông là một người
tù khổ sai mạo danh của thị trưởng thì Giang văn giăng lại trở thành một cấp dưới thuộc quyền của
Gia ve. Khi ấy giăng văn giăng đã không còn quyền hành gì cả. Trong lúc Phăng tin nguy kịch giăng
văn giăng đã mất hết quyền và chỉ mong rằng có thể giúp con người khốn khổ kia cho nên cái mà
ông khôi phục uy quyền đó chính là hành động cầm thanh sắt và nói nhỏ vào tai Gia ve như muốn
xin hắn để cho bà Phăng tin ra đi thanh thản. Hãy để cho con người ấy chết đi mà yên tâm rằng đứa
con gái của bà sẽ được cứu thoát. Thế nhưng uy quyền ấy cũng chỉ được có trong chốc lát sau đó
cũng đành nói “bây giờ tôi thuộc về anh” với Gia ve. Nói như thế chúng ta thấy được rằng giăng văn
giăng lại mất quyền, và lần này là mất thật sự. Vậy là quyền lực ở đây là cái để định đoạn người
khác theo pháp luật. Và xét theo pháp luật thì giăng văn giăng – một người tù khổ sai thì chẳng có tí
quyền hành nào cả.
Còn Gia ve thì sao?. Hắn cũng đại diện cho quyền lực, cũng mất quyền và khôi phục quyền của
mình. Hắn biết thị trưởng người trên hắn giống như người tù khổ sai giăng văn giăng nhưng hắn
vẫn phải dè chừng. Khi phát hiện ra sự thật thì hắn không phục tùng lễ phép nữa hắn xông đến


bệnh viện như một con thú dữ, cười tiếng cười gầm rú và làm cho bà Phăng tin khốn khổ chết đi.
Thế nhưng hắn vẫn không mảy may ân hận hay cảm thấy tội lỗi mà vẫn sắc lạnh vói cái ánh mắt
như móc câu. Và đến đây thì hắn lấy lại được uy quyền của mình đó là bắt giăng văn giăng đi.


Tuy nhiên ở đây khi nói về giăng văn giăng nhà văn lại dùng những câu văn, những tù ngữ rất hay
rất đẹp. thể hiện con người ấy không giống với danh là người tù khổ sai mà là một người rất giàu
tình thương và tình nhân ái. Còn nhắc đến con người đại diện cho pháp luật Gia ve kia thì tác giả lại
miêu tả hắn giống như một con thú dữ với cái điệu cười như thú gầm ánh mắt thì như móc câu cứ
như muốn ăn tươi nuốt sống con mồi . Vậy thì tại sao lại thế? Rõ ràng một người đại diện cho pháp
luật thì hẳn phải tốt đẹp, người tù hẳn phải xấu xa chứ thế mà ở đây lại bị đảo ngược như vậy. Và
qua nội dung đoạn trích thì ta thấy được nhân vật giăng văn giăng là nhân vật chính. Ở đây ta còn
thấy một ý nghĩa sâu xa khác mà chúng ta phải suy nghĩ. Đó chính là cái thiện và cái ác. Đối với
giăng văn giăng thì anh đại diện cho cái thiện, anh là một người tù nhưng là do xã hội bất công gây
nên. Anh luôn thương yêu những người trong xã hội. Anh sẵn sàng ăn trộm bánh ngọt cho em bé
đói nghèo, anh đóng giả thị trưởng để đem đến niềm tin cho Phăng Tin. Còn Gia ve kia chính là cái
ác. Hắn đai diện cho pháp luật nhưng tâm địa thì quả thật không khác nào một con thú. Và ở đây về
bề nổi thì Gia ve đã lấy lại được quyền hành của mình mà bắt giăng văn giăng giải đi. Thế nhưng
cái mà tác giả muốn nói ở đây là sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. Cái ác ấy tồn tại ngay
trong chính pháp luật của xã hội, nên nó gây sự bất công cho những con người thuộc tầng lớp dưới
xã hội. Cái ác ấy không bao giờ có thể thắng cái thiện được. Còn giăng văn giăng thì khác, cái thiện
trong con người ấy đã thắng cái ác. Mặc cho hoàn cảnh anh đã làm cho người chết đi được nhắm
mắt xuôi tay mà yên tâm. Trái tim anh là một trái tim tràn đầy niềm yêu thương của con người. Và
anh tuy mất quyền nhưng cái thiện trong anh chính là cái khôi phục quyền lực. Đó chính là cái
quyền được yêu thương, hạnh phúc của con người chứ không phải quyền thị trưởng. trong xã hội
bất công, trong hoàn cảnh éo le thì cái thiện luôn luôn tỏa sáng và giống như một ngọn đèn không
bao giờ dập tắt – ngọn đèn của tình thương yêu con người.


Như vậy có thể nói rằng nhà văn đã thành công khi đặt nhan đề cho đoạn trích này. Với nhan đề ấy

Huy Gô cũng mong muốn mọi người có cái nhìn thấu đáo hơn về cuộc sống. Trong xã hội bất công
ấy, con người đã bị tước quyền công dân, quyền sống những kẻ ác độc thì lại nắm trong tay pháp
luật uy quyền, những người khốn khổ thì không có một chút quyền hành nào. Thế nhưng cái thiện
đã khôi phục quyền lực của mình mà tạo hóa đã ban cho. Đó la quyền lực về tình yêu thương của
con người với con người. Và câu trả lời duy nhất đúng nhất người cầm quyền và khôi phục quyền
chính là giăng văn giăng và cái thiện.



×