Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Bài Giảng Thanh Tra Đất - ThS GVC Đinh Văn Thóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.27 KB, 42 trang )

THANH TRA ĐẤT ĐAI
---  --CHUNG VÊ THANH TRA VÀ THANH TRA ĐẤT
ĐAI.
NG VỀ THANH TRA ĐẤT ĐAI
I. KHÁI NIỆM VỀ THANH TRA, KIỂM TRA, NGHIỆP VỤ THANH TRA.
1. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của thanh tra.
Để góp phần tăng cường, quản lý Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh chính sách pháp
luật nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước phải coi thanh tra là một chức năng thiết yếu
của mình.
Vậy thanh tra là gì ?
Thanh tra là xem xét tại chỗ việc chấp hành chính sách, pháp luật Nhà nước, việc thực
hiện nhiệm vụ kế hoach nhà nước của địa phương, cơ quan, xí nghiệp…nhằm đảm bảo
pháp chế tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước.
- Vị trí của thanh tra được xác định là chức năng thiết yếu của cơ quan Nhà nước, là
phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước.
- Thanh tra có ý nghĩa vừa là vấn đề có tính lý luận, vừa đòi hỏi thực tiễn về quản lý
nhà nước, lập lại trật tự kỷ cương và thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa.
2. Khái niệm về kiểm tra.
Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá nhận xét.
Về chủ thể thì kiểm tra rộng hơn , kiểm tra đa dang hơn thanh tra . Phạm vi kiểm tra
lớn hơn thanh tra . Kiểm tra xuất hiện trước thanh tra và xuất hiện trước khi có sư ra đời
của nhà nước đầu tiên
Trong lịch sử và kiểm tra sẽ tồn tại mãi mãi cùng xã hội loài người
Khi nhà nước tự tiêu vong thì thanh tra sẽ mất đi . Nhưng kiểm tra vẩn tồn tại cùng với
chức năng quản lý đơn thuần là chăm lo đến lợi ích của xã hội
Giữa thanh tra và kiểm tra có sự giao thoa về chủ thể đó là nhà nước . Vì nhà nước tiến
hành các hoạt động thanh tra và kiểm tra . Thanh tra , kiểm tra đều là các hoạt động trong
chức năng quản lý nhà nước


Ví dụ: Kiểm tra sổ sách, kiểm tra sức khoẻ.


Như vậy khái niệm về kiểm tra khác với khái niệm về thanh tra nhưng trong thực tế
thanh tra và kiểm tra được thực hiện như nhau.
3 Giám sát
Giám sát được hiện là sự theo dõi việc làm đúng hoặc sai những điều đã quy định
Giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định
Ai có quyền giám sát ? Ai có quyền theo dõi giám sát ?
Giám sát luôn gắn với một đối tượng cụ thể : giám sát ai ? giám sát cái gì ? giám sát
việc gì ?
Giám sát cũng phải được tiến hành trên những căn cứ nhất định và phải có những quy
định cụ thể . trong hoạt động giám sát cũng rất rộng rãi đa dạng về đối tượng và nội dung .
Từ giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước là cái chung , đến giám sát việc xây dựng các
công trình
Có hai loại giám sát :
Giám sát mang tính quyền lực nhà nước : Đây là hoạt động giám sát được tiến hành bởi
chủ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một hay một số các hệ thống cơ
quan nhà nước theo những nguyên tắc nhất định về sự phân công quyền lực của cơ quan
nhà nước.
Ví dụ Quốc hội giám sát chính phủ …
Giám sát không mang tính quyền lực nhà nước : Đây là loại hình giám sát được tiến
hành bởi các chủ thể phi nhà nước . Ơ nước ta hình thức này là mặt trận tổ quốc không có
quyền giám sát tât cả các hoạt động của thanh viên của nó . mặt trận tổ quốc không những
có quyền giám sát bên trong nó mà còn giám sát bên ngoài
4. Khái niệm về nghiệp vụ thanh tra.
Nghiệp vụ thanh tra là công việc chuyên môn thanh tra. Nắm vững nghiệp vụ thanh tra
là yêu cầu, nhiệm vụ của thanh tra viên, chuyên viên thanh tra.
II. HỆ THỐNG THANH TRA NHÀ NƢỚC
Hệ thống thanh tra nhà nước bao gồm:


g bộ, cơ quan thuộc chính phủ.

h ;TP trực thuộc trung ương)

5. Thanh tra huyện Quận , huyện , thị xã , TP
tỉnh phủ
1. Ttrực
hanhthuộc
tra chính
Chức năng thanh tra nhà nước ở các phường, xã, thị trấn do uỷ ban nhân dân cùng cấp
2. Thanh tra bộ, cơ quan ngan
trực tiếp đảm nhiệm.
Thanh tra nhà nước chịu sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các tổ chức thanh tra
nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cùng cấp và sự chỉ đạo của thành tra
Nhà nước cấp trên.
Các tổ chức thanh tra nhận dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, đơn vị sản xuất,
kinh doanh, cơ quan hành chính sự nghiệp để thực hiện giám sát, kiểm trta việc thực hiện
chính sách, pháp luật Nhà nước tại địa phương, cơ quan mình.
Trong phạm vi chức năng của mình, uỷ ban mặt trận tổ quốc, liên đoàn lao động các
cấp có trách nhiệm tổ chức hoạt động thanh tra nhân dân và cùng với các tổ chức thành
viên khác của Mặt trận phối hợp với các tổ chức thành tra trong hoạt động thanh tra.
III. NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG, MỤC ĐÍCH CỦA THANH TRA.
1. Nội dung:
Lê Nin chỉ rằng: “Phải kiểm tra con người và thực tế công việc”
Thanh tra thực tế công việc là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, thanh tra
việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước giao cho cơ quan, địa phương, đơn vị.
Thanh tra con người là thông qua việc thực hiện chính sách, pháp luật, các nguyên tắc
quản lý của Nhà nước mà đánh giá cán bộ, trên cơ sở đó giúp họ phát hiện mặt tốt, khắc
phục mặt chưa tốt.
Tóm lại, nội dung của thanh tra là: “ Thanh tra việc thực hiện các chính sách pháp luật,
nhiệm vụ, kế hoạch của Nhà nước”.
2. Đối tƣợng của thanh tra: Đối tượng của thanh tra bao gồm:



Các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang Nhân dân, tổ chức, đơn vị và cá nhân có trách
nhiệm.
3. Mục đích:
Mục đích của thanh tra là nhằm phát hiện nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các sai
phạm để góp phần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Điều 3: luật thanh tra ghi rõ Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa , phát hiện và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật ; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý , chính sách ,
pháp luật để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục
phát huy nhân tố tích cực ; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN ;
bảo vệ lợi ích của nhà nước , quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan , tổ chức cá nhân .
IV. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA THANH TRA, KIỂM TRA.
Có 4 nguyên tắc sau:
1. Hoạt động thanh tra chỉ tuân theo pháp luật.
Nguyên tắc này quy định tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo pháp luật.
Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra, thanh tra việc, trình tự thanh
tra, đối tượng thanh tra, thời gian thanh tra tuân theo pháp luật.
Điều 32 hiến pháp chỉ rõ: “ Thành viên đoàn thanh tra chịu trách nhiệm trước người có
thẩm quyền ra quyết định thanh tra”.
“Đối tượng thanh tra phải thực hiện đúng yêu cầu của trưởng đoàn thanh tra và thanh
tra viên, phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu mình cung
cấp”. ( luật thanh tra)
2. Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào đƣợc can thiệp trái pháp luật vào
hoạt động thanh tra.
Điều 12 luật thanh tra nêu các hành vi bị nghiêm cấm
1; Lợi dụng chức vụ quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật sách nhiễu ,
gây khó khăn , phiền hà cho đối tượng thanh tra
2; Thanh tra vượt quá thẩm quyền , phạm vi nội dung trong quyết định thanh tra.



yết định, xử lý trái pháp luật, bao che cho người có hành vi
nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết
Có, thiếu
ý kết trung
luận sthực
áị sự ;thchiếm
ật, đoạt thủ tiêu tài
hông chính 3;
xác
qu vi
pháp luật.
liệu , vật chứng liên quan đến nội dung thanh
traphạm
.
6; Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù 4;
, trù
Tiếdập
t lộ người
thông làm
tin, tnhiệm
ài liệu vụ
về thanh tra, người
cung cấp thông tin tài liệu cho hoạt động thanh tra ; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra
.
7; Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra.
8; Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp
luật
Thực tế công tác thanh tra cho thấy: Có người lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra

mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức công dân. Có người cản
trở mua chuộc, trả thù nhân viên thanh tra. Do đó công tác tổ chức thanh tra phải phối hợp
với các cơ quan bảo vệ pháp luật, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống
hành vi can thiệp trái pháp luật vào thanh tra.
3. Bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời trong hoạt động
thanh tra.
a. Chính xác: Là nguyên tắc không thể thiếu được của công tác thanh tra. Phải điều tra
chính xác mới có kết luận đúng và giải quyết đúng.
Muốn thanh tra chính xác phải thận trong trong điều tra, nghiên cứu kỹ thực địa, sổ
sách, tìm hiểu công chúng, tìm hiểu lãnh đạo, chú ý tiếp nhận thông tin từ hai chiều trên
xuống, từ dưới lên mới kết luận được.

b. Khách quan: Khách quan là không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một người
nào, không phụ thuộc và bất cứ các yếu tố bên ngoài nào tác động vào công tác thanh tra,
làm mất đi tính trung thực của sự việc, của hiện tượng.


Để có kết luận khách quan, đúng đối tượng thanh tra thì phải đến tận nơi điều tra,
nghiên cứu, phân tích. Kết luận phải dựa trên cơ sở chứng lý và khi xử lý phải nghiêm
minh.
c. Công khai trong thanh tra có tác dụng ngăn ngừa, giáo dục, gây thành dư luận xã hội,
lên án những hành vi vi phạm, biểu dương người tốt, việc
tốt.
Thực hiện tính công khai, công tác thanh tra phải cho dân biết, dân đóng góp ý kiến vào
công việc mà đoàn thanh tra đang tiến hành.
d. Dân chủ: Mục đích của thanh tra là nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử
lý các vi phạm để góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ
chức... Thực hiện tính dân chủ trong thanh tra chính là thu hút nhân dân lao động vào việc
thực hiện mục đích của thanh tra.
e. Kịp thời: Quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ diễn ra trên hai

mặt có ưu điểm song cũng có nhược điểm. Kiểm tra kịp thời, mới kịp thời phát hiện việc
làm tốt để phát huy, sửa chữa mặt chưa tốt
Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của hoạt động thanh tra.
V. PHƢƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA
Phương pháp thanh tra phải vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình và
từng đối tượng thanh tra.
Muốn tiến hành thanh tra tốt phải vận dụng tổng hợp các phương pháp sau:
a. Phƣơng pháp công tác quần chúng: để thu hút nhân dân lao động tham gia vào hoạt
động thanh tra.
b. Tổ chức các hoạt động với các lực lƣợng liên quan: Khi tiến hành thanh tra phải phối
hợp, cộng tác với các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, toà án, việm kiểm sát; với
các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, nhằm tạo tiếng nói, phối hợp với các cơ
quan thông tin đại chúng để làm tốt công tác tuyên truyền, gây dư luận.
c. Phƣơng pháp giáo dục, thuyết phục: nhằm tạo sự hợp tác ngay từ đầu giữa thanh tra
và đôi tượng được thanh tra.
Thực tế nhiều đoàn thanh tra tạo được sự phối hợp tốt với đối tượng thanh tra. Song
còn nhiều trường hợp đối tượng thanh tra dùng thủ đoạn tinh vi, có khi trắng trợn như trì


hoãn báo cáo, kéo dài thời gian mong hợp pháp giấy tờ, chống đối đoàn thanh tra. Do đó
tạo sự


ượng thanh tra trong khi tiến hành công việc là việc làm
áo tình hình, cung cấp tài liệu, số liệu liên quan.
ể lựa chọn nội dung chính, từ đó đi lựa chọn hình thức
a có nhiều hình thức như: thanh tra chuyên đề, thanh tra
n, thanh traphđột
ối xuất.
hợp giữa thanh tra và đối

t
Chọn hình thức thanh tra phù hợp với nội dung thanh tra sẽ nâng cao hiệu quả thanh tra.
cần thiết, nhất là công việc báo
Ví dụ:
- Thanh tra tình hình giao đất làc thanh tra chuyên đề
- Thanh tra theo yêu cầu của lãnh đạo là thanh tra đột xuất
đ. Phƣơng pháp tổng hợp: công tác thanh tra đòi hỏi phải bảo đảm tĩnh tổng hợp cao.
Tính tổng hợp của thanh tra chỉ ra rằng từ các vấn đề cụ thể, riêng biệt phải được tổng
hợp, phân tích, rút ra được kết luận, được nguyên nhân, xác định đúng biện pháp giải
quyết.
B. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TÀI NGUYÊN – MÔI
TRƢỜNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Thanh tra đất đai là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước về Tài
nguyên – Môi trường, là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường quản lý nhà nước
trong lĩnh vực Tài nguyên – Môi trường.
- Hệ thống tổ chức thanh tra đất đai bao gồm:
+ Ở trung ương có thanh tra bộ Tài nguyên - Môi trường
+ Ở tỉnh có thanh tra sở Tài nguyên – Môi trường
- Thanh tra Tài nguyên – Môi trường là một đơn vị trong bộ máy tổ chức của bộ Tài
nguyên – Môi trường, đồng thời thuộc hệ thống thanh tra nhà nước, thực hiện quyền thanh
tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên – Môi trường, chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về tổ chức, nghiệp vụ của Tổng thanh tra Nhà nước.
Các chức danh thanh tra của Bộ Tài nguyên – Môi trường gồm có: Chánh thanh tra và
các phó chánh thanh tra, các thanh tra viện, chuyên viên thanh tra.
Thanh tra Bộ Tài nguyên – Môi trường làm việc theo chế độ thủ trưởng, được sử dụng
con dấu riêng, thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra viên.


- Thanh tra sở Tài nguyên – Môi trường là cơ quan trong bộ máy tổ chức của sở Tài

nguyên – Môi trường, đồng thời thuộc hệ thống thanh tra Nhà nước, thực hiện quyền
thanh tra theo chức năng quản lý nhà nước về Tài nguyên – Môi trường trên địa bàn tỉnh,
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường và sự chỉ đạo nghiệp
vụ của chánh thanh tra tỉnh.
Thanh tra sở Tài nguyên – Môi trường gồm có chánh thanh tra, thanh tra viên Tài
nguyên – Môi trường, chuyên viên thanh tra Tài nguyên – Môi trường. Thanh tra sở Tài
nguyên – Môi trường có con dấu riêng theo mẫu chung của thanh tra nhà nước. Thanh tra
sở Tài nguyên – Môi trường làm việc theo chế độ thủ trưởng.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA TÀI NGUYÊN – MÔI TRƢỜNG
CÁC CẤP.
1. Thanh tra Bộ Tài nguyên – Môi trƣờng.
Thanh tra Bộ Tài nguyên – Môi trường có những nhiệm vụ quyền hạn sau:
a. Nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình kê hoạch công tác thanh tra hàng năm của Bộ tổ chức, chỉ đạo
hướng dẫn thực hiện các kê hoạch thanh tra của Bộ đối với các đơn vị trực thuộc, định
hướng thanh tra hàng năm cho thanh tra sở Tài nguyên – Môi trường.
- Thanh tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, hoạt
động Tài nguyên – Môi trường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
và công dân theo thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng , Bộ Tài nguyên – Môi trường.
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan sự
nghiệp, hành chính, các doanh nghiệp và cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực
tiếp của Bộ đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc phát hiện có tình tiết mới
hoặc việc giải quyết có dấu hiện vi phạm pháp luật.
Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo những vấn đề thuộc thẩm quyền giải
quyết của Bộ trưởng. Trường hợp kiến nghị không được thực hiện, có quyền bảo lưu và
báo cáo Tổng thanh tra nhà nước giải quyết.
- Chỉ đạo công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra đối với các đơn vị trực thuộc Bộ , kiểm
tra, đôn đốc thủ trưởng các đơn vị thực hiện các quy định về công tác thanh tra, giải quyết



ghiệp vụ thanh tra cho thanh tra sở Tài nguyên – Môi
a theo yêu cầu của thanh tra nhà nước.
ề công tác thanh tra, giải quyết khiếu nài, tố cáo, tổ chức
khiếu Tổng
nại, tốthanh
cáo,tra
hưNhà
ớng nước.
dẫn nQuản lý hồ sơ,
h của Bộ trưởng,
ờngtố. cáo theo quy định.
tài liệu về công tác thanh tra, công tác khiếutrư
nại,
b. Quyền hạn của thanh tra Bộ Tài nguyên – Môi trƣờng:
- Thực hiện nhiệ m vụ thanh
- Yêu cầu các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết phục
vụ cho việc thanh tra, yêu cầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cử cán bộ tham gia các đoàn
thanh tra.
- Trưng cầu giám định.
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo bằng văn bản, trả lời các chất
vấn của tổ chức thanh tra, thanh tra viên.
- Quyết định niêm phong tài liệu, kê biên lai tài sản khi có căn cứ để nhận định các vi
phạm pháp luật, ra quyết định yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tiền, dồ vật, giấy
phép được cấp sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn việc vi phạm pháp luật để
xác minh tình tiết làm chứng cho việc kết luận xử lý.
- Đình chỉ việc xem xét khi thấy đang hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
- Tạm đình chỉ việc thi hành kỷ luật, thuyên chuyển công tác người đang cộng tác với
tổ chức thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định

sẽ gây cản trở tới việc thanh tra.
- Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác của tổ chức, viên chức nhà nước cố ý cản trở việc
thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định của tổ chức thanh tra, thanh
tra viên hoặc cán bộ thanh tra.
- Kiến nghị, kết luận hoặc quyết định xử lý theo quy định của pháp luật. Kiến nghị Bộ
trưởng giải quyết các vấn đề về công tác thanh tra, trong trường hợp kiến nghị không được
chấp nhận thì thanh tra Bộ có quyền bảo lưu và báo cáo thanh tra Chính phủ.
- Chuyển hồ sơ về việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền
giải quyết, nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm.


- Khi thấy không cần thiết áp dụng các biện pháp: Niêm phong tài sản, kê biên tài sản,
giữ tiền, đồ vật, đình chỉ việc thì gây tác hại cho nhà nước, cho cơ quan, thi hành kỷ luật,
thuyên chuyển công tác người cộng tác với tổ chức thanh tra, đối tượng thanh tra; cảnh
cáo, tạm đình chỉ công tác của công chức, viên chức nhà nước cản trở thanh tra...thì người
ra quyết định phải ra quyết định huỷ bỏ việc áp dụng các biện pháp đó.
- Trước khi thực hiện các quyền nói trên phải báo cáo bằng văn bản với người ra quyết
định thanh tra.
c. Quyền hạn của chánh thanh tra Bộ Tài nguyên – Môi trƣờng:
- Tạm đình chỉ việc thi hành kỷ luật, thuyên chuyển công tác của thủ trưởng cơ quan,
đơn vị thuộc quyền quản lý nhà nước trực tiếp của Bộ đối với người đang công tác với tổ
chức thanh tra hoặc là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định gây cản
trở cho việc thanh tra.
- Đối với các quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác mà đương sự là thủ trưởng cơ
quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ thì kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi
trường quản lý.
- Đối với người không thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường
thì kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết.
- Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác nhân viên nhà nước cố ý cản trở việc thanh tra hoặc
không thực hiện yêu cầu kiến nghị, quyết định của tổ chức thanh tra, thanh tra viên hoặc

cán bộ thanh tra, những đối tượng do Bộ trưởng quản lý thì kiến nghị Bộ trưởng quyết
định. Đối tượng không thuộc Bộ Tài nguyên – Môi trường quản lý thì kiến nghị cấp có
thẩm quyền quyết định.
- Giúp Bộ trưởng xem xét kết luận, kiến nghị xử lý về thanh tra của thủ trưởng đơn vị
trực thuộc bộ trước khi trình Bộ trưởng quyết định. Trường hợp ý kiến của chánh thanh tra
Bộ nhất trí với ý kiến của thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ thì cùng báo Bộ trưởng, nếu không
nhất trí thì chánh thanh tra Bộ và thủ trưởng đơn vị trực thuộc bảo lưu để báo cáo Bộ
trưởng giải quyết.
- Thực hiện các quyền hạn khác quy định tại quyền hạn của thanh tra Bộ Tài nguyên –
Môi trường.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra sở Tài nguyên – Môi trƣờng tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ƣơng (gọi chung là thanh tra sở Tài nguyên – Môi trƣờng).


chính sách, pháp luật về đất đai, Tài nguyên – Môi trường
trên địa bàn tỉnh. Kiến nghị cho thanh tra tỉnh tổ chức
h tra các sở, các huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh
yên – Môi trường thực hiện thanh tra tranh chấp các quy
định về quản lý, sử dụng đất và môi trường. Tham gia các cuộc thanh tra liên quan đến
a. N
hiTài
ệm vnguyên
ụ - Quy–ềMôi
n hạtrường
n:
công tác quản lý đất đai và môi trường do thanh
tra
của Bộ hoặc
thanh tra tỉnh tiến hành trên địa bản tỉnh khi có yêu cầu.
các đối với các tổ chức và

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật nhiệm vụ kế hoạch nhà nước của các
cá nhân thanh tra và chỉ đạo
đơn vị thuộc sở Tài nguyên – Môi trường.
- Thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của luật khiếu nại, tố
cáo của công dân, kiến nghị giám đốc sở Tài nguyên – Môi trường giải quyết khiếu nại, tố
cáo thuộc thẩm quyền của sở Tài nguyên – Môi trường.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác thanh tra, xem xet, giải
quyết khiếu nại, tố cáo đối với thủ trưởng các đơn vị trực thuộc sở Tài nguyên – Môi
trường và trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường các huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh, tạm đình chỉ những quyết định không đúng của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
kể trên về công tác thanh tra, đồng thời kiến nghị giám đốc sở Tài nguyên – Môi trường
giải quyết, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi báo cao kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị
của thanh tra Bộ Tài nguyên – Môi trường hoặc thanh tra tỉnh đã tiến hành thanh tra trong
phạm vi sở Tài nguyên – Môi trường quản lý.
-Phối hợp với thanh tra tỉnh giải quyết những vấn đề liên quan đến thanh tra Tài nguyên
– Môi trường trên địa bàn tỉnh, kiến nghị với giám đốc sở Tài nguyên – Môi trường giải
quyết những vấn đề vê thanh tra, trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thỉ bảo lưu
và báo cáo chánh thanh tra Bộ Tài nguyên – Môi trường hoặc thanh tra tỉnh giải quyết.
b. Quyền hạn của chánh thanh tra sở Tài nguyên – Môi trƣờng tỉnh.
- Tạm đình chỉ thi hành các quyết đinh kỷ luật, thuyên chuyển công tác của công chức,
viên chức nhà nước trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của sở Tài
nguyên – Môi trường đang công tác với tổ chức thanh tra hoặc là đối tượng thanh tra, nếu
xét thấy việc thi hành gây cản trở cho việc thanh tra.
Đối với quyết định kể trên của thủ trưởng cơ quan không thuộc sở Tài nguyên – Môi
trường trực tiếp quản lý thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định.


- Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác của công chức, viên chức nhà nước do sở Tài nguyên
– Môi trường trực tiếp quản lý có hành vi cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu
cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định vê thanh tra. Đối với thủ trưởng cơ quan do sở Tài

nguyên – Môi trường quản lý thì kiến nghị giám đốc sở Tài nguyên – Môi trường quyết
định. Đối với người không thuộc thẩm quyền sở Tài nguyên – Môi trường quản lý thì kiến
nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
- Thực hiện các quyền quy định tại điều 28 Luật thanh tra; (quy định nhiệm vụ quyền
hạn của thanh sở) bao gồm:
1 ; Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật , nhiệm vụ của cơ quan đơn vị thuộc
quyền quản lý trực tiếp của sở.
2; Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan , tổ chức , cá nhân
trong lĩnh vực quản lý do sở phụ trách .
3; Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính .
4; Thanh tra vụ việc khác do giám đốc sở giao
5; Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại , tố cáo theo quy định của pháp luật về
khiếu nại ,tố cáo .
6; Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của
pháp luật về chống tham nhũng .
7; Hướng dẫn ,kiểm tra các đơn vị thuộc sở thực hiện các quy định của pháp luật về
công tác thanh tra
8; tổng hợp , báo cáo kết quả về công tác thanh tra , giải quyết khiếu nại , tố cáo , chống
tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của sở.
9; Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật .
+ Yêu cầu các cơ quan, đơn vị , cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần
thiết cho thanh tra. Yêu cầu cơ quan, đơn vị cử người thanh tra.
+ Trưng cầu, giám định.
+ Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo bằng văn bản, trả lời chất vấn
của thanh tra, khi cần thiết tiến hành ke biên tài sản.


iệu, kê biên tài sản khi có căn cứ để nhận định có vi phạm
u cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép

xét thấy cần ngăn chặn vi phạm pháp luật hoặc để xác
luận.
ang hoặc sẽ gây
tác
quyền và lợi
+ Qu
yếhại
t địđến
nh nlợi
iêmích
phonhà
ng nước,
tà i
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công ldân.
pháp luật. Ra quyết định yêu
được
dụng
tràisựphép
+ Chuyển hồ sơ về việc vi phạm phápcầ
luật
chocấp
co sử
quan
hình
có thẩm quyền giải
khi
minh
làm
chứng
cứ

cho
quyết nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Tài nguyên – Môi trƣờng huyện, quận, thị
xã. thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là thanh tra Tài nguyên – Môi trƣờng huyện).
Thanh tra Tài nguyên – Môi trường ở huyện là một trong những chức năng của phòng
Tài nguyên – Môi trường do trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường trực tiếp đảm nhận
có các nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức thanh tra đất đai và Môi trường trong đơn vị hành chính cấp mình.
- Chỉ đạo nghiệp vụ thanh tra đất đai và môi trường đối với xã, phường, thị trấn.
- Kiến nghị với uỷ ban nhân dân cùng cấp để bãi bỏ, sửa đổi hoặc đình chỉ thi hành các
quyết định không đúng pháp luật của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về quản lý, sử
dụng đất đai và môi trường.
- Thực hiện các quy định của quy chế, tổ chức hoạt động của thanh ra Tài nguyên – Môi
trường để quy định giúp UBND huyện về thanh tra đất đai mà pháp luật đất đai quy định.
4. Thanh tra Tài nguyên – Môi trƣờng ở xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
- Yêu cầu các tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu cần thiết
cho thanh tra.
- Quyết định tạm đình chỉ việc sử dụng đất không đúng pháp luật và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về quyết định đó đồng thời báo cáo ngay với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết đinh xử lý.
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị vơi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các
vi phạm về quản lý, sử dụng đất.
- Thanh tra viên Tài nguyên – Môi trường khi tiến hành công vụ được thực hiện các
quyền quy định tài điều 50 luật thanh tra như sau:


+ Yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết cho thanh
ra, cử người tham gia hoạt động thanh tra.
+ Trưng cầu giám định.
+ Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo bằng văn bản, trả lời chất vần

khi, khi cần thiết tiên hành kê biên tài sản.
+ Quyết định niêm phong tài liệu, kê biên tài sản khi có căn cứ nhận định vi phạm pháp
luật, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp sử dụng trái
pháp luật.
+ Kết luận, kiến nghị hoặc quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC THANH TRA TÀI
NGUYÊN – MÔI TRƢỜNG.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, của thủ trưởng các ngành các cấp đối với công tác
thanh tra Tài nguyên – Môi trường.
- Kiện toàn tổ chức thanh tra ngành Tài nguyên – Môi trường từ Trung ương đến địa
phương.
- Tăng cường mối quan hệ công tác trong và ngoài ngành thanh tra Tài nguyên – Môi
trường.
- Kịp thời biểu dương khen thưởng người tốt, phê phán, xử lý vi phạm hoặc kỷ luật
người vi phạm pháp luật đất đai.
Chƣơng II. THANH TRA QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI.
Thanh tra quản lý và sử dụng đất đai là nhiệm vụ quan trọng của thanh tra Tài nguyên
– Môi trường các cấp, được thể hiện ở khoản 2 điều 8, khoản 1 điều 12, khoản 1 điều 14
và khoản 1 điều 15 về quy chế tổ chức và hoạt động của thanh tra địa chính ( ban hành
trước đây theo nghị quyết số 1384 TT ngày 13-12 1994 của tổng cục địa chính ) nay là
Nghị định số 65 /2006/ NĐ – CP ngày 23/6 /2006 về việc tổ chức và hoạt động của thanh
tra Tài nguyên – Môi trường.
Để hiểu rõ hơn các khoản trên, chương này tập trung giải quyết 3 vấn đề lớn sau đây:
- Một số vấn đề chung về thanh tra quản lý và sử dụng đất đai.
- Thanh tra việc quản lý nhà nước về sử dụng đất đai của uỷ ban nhân dân các cấp.


áp luật đất đai của các chủ sử dụng đất.
NG VỀ THANH TRA QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
ĐAI.

ĐẤT ĐAI.

- Thanh tra việc chấp hành
Quản lý nhà nước đối với đất đai là quản lýphtoàn bộ lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Do đó phạm vi thanh tra đất đai là thanh tra tất cả các loại đất đang được
quản lý và sử dụng trong cả nước.
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHU
II. ĐỐI TƢỢNG CỦA THANH TRA ĐẤT ĐAI.
Đối tượng của thanh tra đất đai bao gồm:
- Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về đất đai.
- Các chủ sử dụng đất bao gồm: Các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình và cá nhân.
Khi thanh tra, tuỳ theo nhiệm vụ của từng thời kỳ, yêu cầu lãnh đạo, tình hình quản lý
và sử dụng đất mà lựa chọn phạm vi. đối tượng cho phù hợp.
III. NỘI DUNG CỦA THANH TRA ĐẤT ĐAI.
- Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của uỷ ban nhân dân các cấp.
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật đất đai của các chủ sử dụng đất.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
IV. QUY TRÌNH THANH TRA ĐẤT ĐAI.
Thực hiện thanh tra đất đai phải tiến hành theo quy trình sau:
- Ra quyết định thanh tra
- Chuẩn bị thanh tra.
- Tiến hành thanh tra.
- Kết thúc thanh tra.
1. Ra quyết định thanh tra.


Quyết định thanh tra là văn bản pháp lý do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ký, là căn
cứ để đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra thực hiện.
a. Căn cứ ra quyết định thanh tra.

- Chương trình, kế hoạch thanh tra được lập ra theo yêu cầu của công tác quản lý của cơ
quan quản lý nhà nước.
Chương trình, kế hoạch thanh tra phải được thực hiện hàng năm, trong đó quy đinh nội
dung, thời gian và trách nhiệm của từng cấp trong công tác thanh tra đất đai.
- Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật đất đai
theo thẩm quyền của cơ quan nhà nước, tổ chức thanh tra.
Chú ý: Không phải bất cứ đơn thư khiêu nại, tố cáo nào cũng giải quyết bằng một cuộc
thanh tra, mà tuỳ tính chất phức tạp đơn khiếu kiện để ra quyết định thanh tra.
- Những vụ việc được thủ trưởng cơ quan nhà nước, thủ trưởng của tổ chức thanh tra
cấp trên giao, hoặc do quần chúng phát hiện viết đơn khiếu nại hay hay do thực tế công
tác quản lý có vi phạm pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình.
b. Quyền ra quyết định thanh tra và trách nhiệm của ngƣời ra quyết định thanh
tra.
- Quyền ra quyết định thanh tra:
Điều 36 luật thanh tra nêú thanh tra hành chính, ghi rõ ;
1;Hoạt động thanh tra chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh
tra .
2; Thủ trưởng cơ quan thanh tra ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra để
thực hiện qyyết định thanh tra .Khi xét thấy cần thiết , thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra ( đoàn thanh tra có trưởng đoàn
thanh tra và các thành viên ).
3; Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây :
a; Chương trình kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt
b; yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước .
c; Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật .
Điều 47 luật thanh tra nếu thanh tra chuyên ngành ghi rõ:


h thanh tra sở ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn
nh thanh tra hoặc phân công thanh tra viên chuyên ngành

hi xét thấy cần thiết , Bộ trưởng , giám đốc sở ra quyết
thanh tra . trong quyết định thanh tra phải có các nội dung
t thanh tra là
1; Chánh thanh tra bộ, chán
- Căn cứ pháp lý để thanh tra .
thanh tra để thực hiện quyết đị
thực
- Đối tượng , nội dung , phạm vi , nhiệm
vụ hiện
thanhnhiệm
tra ; vụ thanh tra .
K định thanh tra và thành lập
- Thời hạn tiến hành thanh tra ;
- Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra .
Chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng
thanh tra ( trừ trường hợp thanh tra đột xuất ). Quyết định thanh tra phải được công bố
chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra . Việc công bố quyết định thanh
tra phải được lập thành văn bản.
Trong trường hợp phân công thanh tra viên chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì
người có quyết định thẩm quyền ra quyết định thanh tra phải xác định rõ phạm vi, nhiệm
vụ ,thời hạn tiến hành thanh tra
2; Ngoài những người có thẩm quyền quy định tại mục 1 trên của điều này . chính phủ
quy định người được ra quyết định thanh tra , thành lập đoàn thanh tra và phân công thanh
tra viên chuyên ngành đối với một số ngành , lĩnh vực
“ Thủ trưởng cơ quan nhà nước, thủ trưởng các tổ chức thanh tra có quyền ra quyết định
thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền pháp luật quy định.
Quyết đinh thanh tra phải ghi rõ nội dung. Quyết định thanh tra do đoàn thanh tra hoặc
thanh tra viên thực hiện”.
- Trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra:
+ Thường xuyên chỉ đạo thanh tra hoặc thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Giải quyết kịp thời đề nghị của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên.
+ Theo dõi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị quyết định xử lý của đoàn thanh tra,
hoặc thanh tra viên khi cần thiết được quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ thi hành quyết
định thanh tra hoặc thay đổi trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra (Điều 42 luật thanh
tra)
c. Nội dung quyết định thanh tra:


Nội dung quyết định thanh tra thể hiện rõ các vấn đề: Mục đích, yêu cầu, nội dung
thanh tra, tổ chức, nhân sự , đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra.
2. Chuẩn bị thanh tra.
Những việc cần làm gồm:
- Xây dựng đề cương, kế hoạch, tiến độ thực hiện, yêu cầu cuộc thanh tra.
- Bố trí lực lương thanh tra, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, công tác chuần bị
của mỗi thành viên.
- Chuẩn bị thủ tục hành chính và điều kiện làm việc, sinh hoạt như:
+ Gửi giấy thông báo cho đối tượng thanh tra.
+ Các giấy tờ cần thiết cho việc liên hệ, giao dịch công tác.
+ Phương tịên đi lại, sinh hoạt.
- Phổ biến quy chế làm việc va sinh hoạt của đoàn, xác định tư tưởng, tác phong, thái
độ, trách nhiệm của đoàn đối với đối tượng được thanh tra.
3. Tiến hành thanh tra.
Thực hiện trình tự này cần tiếp xúc với đối tượng được thanh tra để trình bày mục đích,
yêu cầu, nội dung thanh tra và nghe lãnh đạo đơn vị báo cáo tình hình có liên quan đến
nội dung thanh tra đất đai.
Khi tiến hành thanh tra cần vận dụng phương pháp tổng hợp sau:
- Tự khai của người sử dụng đất
- Xem xét giấy tờ, tài liệu, bản đổ, kiểm tra thực địa, lấy ý kiến của quẩn chúng rồi so
sánh số liệu, bản đồ với thực địa, nghiên cứu báo cáo của cơ quan.
- Kiểm tra đối tượng nào phải lập biên bản tại chỗ. Trong biên bản phảo ghi rõ đúng sai,

nguyên nhân sự việc, kết luận từng vấn đề. Biên bản phải có chữ ký của đối tượng thanh
tra va đại diện đoàn thanh tra. Khi kết luận nếu đối tượng thanh tra chưa nhất trí thì đoàn
thanh tra phải xem xét lại và khẳng định về kết luận của đoàn.
4. Bƣớc kết thúc: Trình tự này bao gồm các công việc:
a. Viết báo cáo kết luận cuộc thanh tra


của cuộc thanh tra.
uan đến thanh tra.
.
- Kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nội dung báo cáo nêu rõ:
- Kiến nghị giải quyết kết luận của thanh tra.
- Mục đích, yêu cầu, nội
Báo cáo kết luận cuộc thanh tra được trình dlên
ungngười ra quyết định, sau đó công bố đối
tượng được thanh tra.
b. Làm việc với những ngƣời có liên quan để giải quyết các kiến nghị, kết luận của
đoàn thanh tra.
- Đối với thủ trưởng ra quyết định thanh tra: Đối với các trường hợp sử dụng đất trái
phép, đoàn thanh tra phải có sự báo cáo tận tường kể cả dự kiến các biện pháp cưỡng chế
của nhà nước đê thủ trưởng xử lý.
- Đối tượng được thanh tra, các tổ chức, cơ quan liên quan phải có trách nhiệm thực
hiện các kiến nghị của đoàn và quyết định xử lý của cơ quan ra quyết định thanh tra. Nếu
quyết định không được thực hiện thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên phải báo
cáo với người ra quyết định xử lý hoặc cơ quan có thẩm quyền bắt buộc thi hành.
c. Giải quyết khiếu nại sau thanh tra: Trong 20 ngày kể từ ngày nhận khiếu nại, đoàn
thanh tra phải giải quyết khiếu nại của đối tượng được thanh tra.
d. Theo dõi kiểm tra, giám sát việc thực hiện kết luận xử lý sau thanh tra.
e. Lƣu hồ sơ: Hồ sơ cuộc thanh tra cần được lưu giữ ở cơ quan ra quyết định thanh tra.

Hồ sơ gồm: Quyết định cuộc thanh tra, báo cáo kết luận cuộc thanh tra, tài liệu, bản đồ, sổ
sách liên quan.
B. THANH TRA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA UỶ BAN
NHÂN DÂN CÁC CẤP.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của uỷ ban nhân dân các cấp nhằm:


- Xem xét việc chấp hành pháp luật về quản lý đất đai ở địa phương. Qua đó rút kinh
nghiệm, phát hiện những vấn đề giúp cho việc hoàn chỉnh các văn bản cụ thể hoá pháp
luật đất đai sát tình hình địa phương, cơ sở.
- Xử lý nghiêm minh những vụ vi phạm về quản lý đất đai của uỷ ban nhân dân các cấp.
II. NỘI DUNG THANH TRA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI.
Nội dung thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
1. Thanh tra nhiệm vụ quản lý đất đai.
a. Thanh tra, điều tra khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đổ địa chính
Xem xét việc điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng, lập bản đồ địa chính có thực hiện
đúng quy trình, quy phạm, đúng thực tế không ?
Việc quản lý biến động, việc lưu giữ và bảo quản bản đồ, tài liệu tốt hay xấu.
b. Thanh tra việc quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất.
(xem xet rà soat đối chiếu với thông tư 30/2004 TT BTN – MT)
Thanh tra tính pháp lý, tính khoa học và thực tiễn việc phân bổ sử dụng đất ở địa
phương, cơ sở.
c. Thanh tra việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất và tổ chức
thực hiện các văn bản ấy.
- Thanh tra cụ thể hoá văn bản pháp luật đất đai có sát tình hình địa phương hay không ?
có trái với quy định của nhà nước không ?
Ví dụ: Xem xét cụ thể hoá nghị định 64 CP ngày 27/9/1994 của chính phủ về giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp.
- Xem xét việc tuyên truyền pháp luật đất đai, trên cơ sở đó giúp địa phương tổ chức tốt

việc tuyên truyền sâu rộng pháp luật đất đai trong nhân dân.
d. Thanh tra công tác giao đât, thu hồi đất, cho thuê đất.
- Về giao đất: Xem xét việc giao đất có đúng nguyên tắc, thủ tục, đúng đối tượng hay
không ?
- Về thu hồi đất: Xem xét có đúng thủ tục hay không ?


t các mặt như thời hạn, đối tượng, thủ tục cho thuê đất.
quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất,
ấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
ù hợp với bản đồ địa chính và hiện trạng sử dụng đất hay
- Về cho thuê đất: Cần xem

- Tính hợp pháp của việc đăng ký quyền sử dụng đất.
e. Thanh tra việc đăng ký,
g. Thanh tra việc thanh tra đất đai, giải quyết việc tranh chấp đất đai, xét và giải quyết
khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Có công khai thông báo các trường hợp bao che lợi dụng chức vụ quyền hạn
h. Thanh tra hồ sơ địa giới, quản lý hồ sơ địa giới và mốc giới hành chính các cấp.
xem các văn bản tài liệu hồ sơ sổ sách khi xác định ranh giới để biết trường hợp lấn
chiếm ở bản đồ hành chính (chú ý chỉ thị 364 của TTg)
i; Thanh tra công tác Thống kê kiểm kê đất đai
X em số liệu khi đánh giá so với đăng ký sử dụng loại hạng, diện tích chú ý các trường
hợp biến động
k; Thanh tra công tác tài chính về đất đai
Xem xét các nguồn thu , cách xác định giá, tiền thuế tiền thuê , tiền đền bù khi cho các
chủ thực hiện các quyền của người sử dụng đất
l;Thanh tra công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản.
X em xet sự đầu cơ, các giấy tờ hồ sơ khi giao dịch nhất là khi góp vốn , hoặc thế chấp

m; Thanh tra công tác quản lý , giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất
hiệu quả sử dụng đất như thế nào, các quyền của chủ sử dụng khi thực hiện có đúng
pháp luật không
thông qua thu nhập xã hội
n;Thanh tra việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai


xem giấy phép , tư cách cá pháp nhân, giấy phép hành nghề, giá dịch vụ , giá đất chênh
lệch so với giá quy định của UBND tỉnh quy định
2. Thanh tra thẩm quyền quản lý đất đai.
Thanh tra thẩm quỳên quản lý đất đai bao gồm những nội dung sau:
- Thanh tra việc thực hiện quyền giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
(Điều 31;32;33;34;35;36;37 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45 luật đất đai 2003)
- Thanh tra thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
(Điều 26;27 ;28;29; 30 luật đất đai năm 2003).
- Thanh tra thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
(Điều 135;136;137;138;139 luật đất đai năm 2003).
Khi thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai thì uỷ ban nhân dân các cấp, trước hết
phải giúp họ thực hiện tốt luật đất đai, đồng thời rút ra những kinh nghiệm trong công tác
quản lý đât đai.
C. THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI CỦA CÁC CHỦ SỬ
DỤNG ĐẤT.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Mục đích: Thanh tra việc thực hiện pháp luật đất đai của các chủ sử dụng đất (các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân) nhằm:
Làm cho các chủ sử dụng đất nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật đất đai của các chủ sử
dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao, qua thanh tra mà phòng ngừa, xử lý các vi phạm về
sử dụng đất của các chủ sử dụng đất, góp phần thúc đẩy hoàn thiện nhiệm vụ kinh tế, xã

hội của địa phương, cơ sở, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Yêu cầu: Qua thanh tra phải đạt được các yêu cầu:
- Xác định quyền sử dụng hợp pháp các loại đất được giao ranh giới đất của các chủ sử
dụng đất.


ử dụng trái pháp luật, diện tích đất hoang hoá, đất bị thoái
g đất chưa thực hiện đúng nghĩa vụ, người sử dụng đất,
phù hợp.
a những phương hướng sử dụng, bồi dưỡng và cải tạo đất.
A VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC CHỦ SỦ DỤNG
ĐẤT.
1. Thanh tra quyền sử dụng đất hợp pháp.
Người sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử đụng đất là
người được quyền sử dụng đất hợp pháp (có GCNQSD đất và được lưu trử các loại giấy tờ
vào hồ sơ địa chính ).có quyết định giao đất ; có tư cách pháp nhân như quyết định thành
- Phát hiện những diện tích s
lập có hộ khẩu CMND Hộ chiếu
hoá, ô nhiễm, những chủ sử
dụncác
trêntổcơchức
sở đó
biệnđất.
pháp
a. Đối với
sửcódụng
xử lý
- Thanh tra hồ sơ quyền sử dụng đất gồm:
+ Đơn xin giao đất
+ Dự án đầu tư xây dựng (hay luận chứng kinh tế kỹ thuật) được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền xét duyệt.
+ Bản đồ địa chính hoặc hiện trạng khu đất xin giao tỷ lệ 1/200 – 1/1000.(tùy diện tích
mà căn cứ tỷ lệ thích hợp để xem xét
+ Phương án đền bù.
+ Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thanh tra thẩm quyền giao đất, thực tế sử dụng đất.
- Thanh tra đất đang sử dụng đã đăng ký vào sổ địa chính hay chưa ?
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất có đúng thẩm quyển, đúng thủ tục hay không ?
Điều kiện để đăng ký, tính hợp pháp của việc đăng ký quyền sử dụng đất.
- Thanh tra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
b. Thanh tra hồ sơ sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân gồm:
- Thanh tra quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


- Thanh tra hồ sơ đăng ký đât đai (các loại giấy tờ khi đăng ký).
- Thanh tra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
Tóm lại: Hồ sơ về chuyển quyền sử dụng đất là cơ sở pháp lý để công nhận quyền sử
dụng đất của các chủ sử dụng đất. Do đó các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu sử
dụng đất phải làm đầy đủ các thủ tục hồ sơ xin giao đất. Nếu được cấp có thẩm quyền cho
phép thì mới được sử dụng, nếu đất sử dụng bất hợp pháp thì kiên quyết thu hồi.
2. Thanh tra việc thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bão lãnh, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất, quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.
Thanh tra người sử dụng đất thực hiện các quyền này gồm:
- Các điều kiện để được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất.
- Đất sử dụng có hợp pháp hay không ?
- Thủ tục, thẩm quyển cho phép chuyển quyền sử dụng đất.
- Mục đích, thời hạn sử dụng sau khi chuyển quyền sử dụng đất.

3. Thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất.
a. Thanh tra tình hình sử dụng đất
* Thanh tra mục đích sử dụng đất
- Đối với cơ quan, tổ chức:
+ Thanh tra việc thực hiện luận chứng kinh tế kỹ thuật.
+ Thanh tra ranh giới, diện tích sử dụng từng đơn vị so với hồ sơ và bản vẽ mặt bằng
công trình.
+ Thanh tra đất đã sử dụng, chưa sử dụng và nguyên nhân.
- Đối với lâm trường trang trai , công ty; cần chú ý thêm:
+ Thanh tra việc sản xuất, khu vực xây dựng cơ bản, có phù hợp luận chứng kỹ thuật
hay không ?


×