Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Những nét tương đồng và khác biệt giữa ASEANPOL và EUROPOL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.91 KB, 13 trang )

I. Khái quát chung về ASEANPOL và EUROPOL
Sáng kiến thành lập Hiệp hội cảnh sát các nước ASEAN – ASEANPOL được
lãnh đạo lực lượng cảnh sát của một số nước ASEAN đưa ra trong bối cảnh vấn
đề tội phạm xuyên quốc gia trong khu vực Đông Nam Á diễn ra ngày càng phức
tạp và nguy hiểm. Năm 1981, ASEANPOL chính thức được thành lập với sự
tham gia ban đầu của lực lượng cảnh sát đến từ năm nước thành viên ASEAN là
Malaysia, Indonesia, Philipin, Thái lan, Singapore. Hiện nay, ASEANPOL bao
gồm lực lượng cảnh sát của tất cả các nước thành viên ASEAN cùng 5 bên đối
thoại là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.1
Tại Châu Âu, ý tưởng thành lập một số hình thức hợp tác giữa các lực lượng
cảnh sát nhằm giải quyết vấn đề tội phạm xuyên quốc gia. Vào năm 1993, Hội
đồng Châu Âu đã bắt đầu hiện thực hóa việc thành lập cơ quan cảnh sát Châu
Âu- EUROPOL . Các ban của EUROPOL bắt đầu đi vào hoạt động vào năm
1994, có trụ sở ở Hague. Hiện nay, EUROPOL bao gồm sự hợp tác của tất cả 25
nước thành viên, với Estonia là nước mới nhất trong 10 nước liên minh Châu
Âu(EU) mới thông qua hiệp định Europol vào ngày 1-7-2005. Ngoài ra, Bulgary
và Romania cũng đã gần như là thành viên của Europol măc dù những nước này
chỉ chính thức tham gia EU vào năm 2007.
II. Những nét tương đồng và khác biệt giữa ASEANPOL và EUROPOL
1. Những nét tương đồng giữa ASEANPOL và EUROPOL
1.1 Về chức năng , nhiệm vụ:
ASEANPOL và EUROPOL đều là hai tổ chức hoạt động trên lĩnh vực an ninh
khu vực. Chức năng của cả hai đều là ngăn ngừa ,phòng chống các loại tội phạm
mang tính quốc tế trong khu vực,đồng thời hỗ trợ các cơ quan cảnh sát của các
nước thành viên trong hoạt động phòng chống tội phạm . Nhiệm vụ chủ yếu của
1

Trung tâm Luật Châu Á- Thái Bình Dương, Tập bài giảng Pháp luật Cộng đồng ASEAN

1



ASEANPOL và EUROPOL đều là cung cấp môi trường trao đổi thông tin về tội
phạm và hỗ trợ về mặt pháp lý,cũng như tạo điều kiện thực tế để lực lượng an
ninh các nước thành viên có thể bắt giữ các đối tượng phạm tội .Đồng thời, nó
cũng là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về chính sách
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia cũng như cách thức thực thi chính sách đó
. Bên cạnh đó , chúng tạo nên một nơi để các nước thành viên có thể đưa ra các
sáng kiến về việc phối hợp hoạt động phòng chống tội phạm trong khu vực.
Nhìn chung, chức năng chính của cả hai tổ chức ASEANPOL và EUROPOL chỉ
xoay quanh vấn đề tăng cường hợp tác giữa các cơ quan an ninh của các nước
trong khu vực. Bản thân các tổ chức này đều không có lực lượng cảnh sát riêng ,
có chức năng thực hiện các hoạt động (điều tra, bắt bớ) như cảnh sát mỗi nước.
Là các tổ chức mang tính khu vực, ASEANPOL và EUROPOL đều hoạt động
trên các lĩnh vực chủ yếu là chống khủng bố , ngăn chặn tội phạm ma túy, buôn
bán người ,buôn lậu , rửa tiền.v.v. Đây là các hình thức phạm tội thường gặp ở
các nước thuộc cùng một khu vực địa lý.
Về mặt hợp tác quốc tế, cả ASEANPOL và EUROPOL luôn hướng tới việc trở
thành một tổ chức quốc tế có sư liên hệ, phối hợp sâu rộng với cảnh sát các nước
trên thế giới, phối hợp với cảnh sát ngoài khu vực để có thể ngăn chặn những
tình huống xâm phạm an ninh phức tạp do tội phạm thực hiện.
1.2 Về cơ cấu tổ chức
Thứ nhất, trong cơ cấu tổ chức của ASEANPOL và EUROPOL đều có cơ quan
toàn thể, có đại diện của cơ quan là người đứng đầu, thay mặt cho tổ chức trong
các mối quan hệ với bên ngoài.
Thứ hai, thành viên cơ quan toàn thể của ASEANPOL và EUROPOL đều có
sự tham gia của tất cả các quốc gia là thành viên của tổ chức.

2



1.3 Về thực tiễn hoạt động
Có thể thấy một điểm rất giống nhau trong hoạt động của cả ASEANPOL và
EUROPOL là rất chú trọng tập trung vào một số loại tội phạm điển hình có tính
chất nguy hiểm cao như: Khủng bố, buôn bán trái phép chất ma túy, buôn lậu vũ
khí, buôn người, tội phạm rửa tiền, tội phạm công nghệ cao…có tính chất xuyên
quốc gia. Phòng chống những loại tội phạm này là một trong những nguyên nhân
chính để dẫn đến sự ra đời của cả 2 tổ chức phòng chống tội phạm khu vực này,
chính vì thế mà công tác đầu tranh phòng chống các loại tội này luôn được ưu
tiên hàng đầu trong thực tiễn hoạt động và cũng đã thu được nhiều kết quả đáng
ghi nhận, góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm nguy hiểm
này. Ví dụ như: Ngày 16/11/2011 vừa qua ASEANPOL đã phối hợp cùng cảnh
sát một số nước trong khu vực tổ chức một cuộc truy bắt lớn đối với các đối
tượng phạm tội lừa đảo qua mạng, qua đó đã tóm cổ hơn 600 tên tội phạm. Hay
như tháng 12/2009 EUROPOL đã phối hợp với cảnh sát một số nước Châu Âu
đã mở một chiến dịch quy mô lớn và đã vây bắt được 118 đối tượng có hành vi
lạm dụng tình dục trẻ em thông qua mạng internet…2
Thẩm quyền của ASEANPOL và EUROPOL bao gồm các hoạt động ngăn
chặn , phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Chính vì vậy hoạt động chủ yếu
của hai tổ chức này là truy nã quốc tế, lưu trữ và trao đổi thông tin, ...
Với vị trí là cơ quan đầu mối phối hợp hoạt động của các thiết chế cảnh sát các
nước trong khu vực, ASEANPOL và EUROPOL đều đã tiến hành hợp tác với
INTERPOL tiến hành truy nã quốc tế đối với tội phạm bỏ trốn.
Trong hoạt động lưu trữ và trao đổi thông tin, cả hai tổ chức ASEANPOL và
EUROPOL đều xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin cảnh sát ( ADS và

2

www.europol.europa.eu

3



EIS). Đây là nơi chứa đựng những thông tin chính xác, luôn được bổ sung và cập
nhật đáp ứng nhu cầu của lực lượng cảnh sát thành viên.
2. Nét khác biệt giữa ASEANPOL và EUROPOL
2.1 Chức năng, nhiệm vụ
Về phạm vi hoạt động, ASEANPOL có nhiều hoạt động, trên nhiều lĩnh vực
hơn so với EUROPOL. Trong khi EUROPOL hoạt động với ba trụ cột chính là:
hỗ trợ thực thi pháp luật, tạo một cơ sở dữ liệu thông tin tội phạm chung và đánh
giá, kiểm tra hoạt động thi hành pháp luật của EU về phòng chống tội phạm; thì
các lĩnh vực hợp tác của ASEANPOL là rất rộng, bắt đầu từ việc thành lập một
ban thư ký điều phối hoạt động của chính ASEANPOL cho đến việc hợp tác về
huấn luyện cảnh sát.
Ngoài ra, trên khía cạnh tiêu chí hợp tác, xuất phát từ mục tiêu hướng tới một
cộng đồng ASEAN toàn diện, xu hướng của ASEANPOL là xây dựng những
tiêu chuẩn chung về lực lượng cảnh sát của các nước trong khu vực, nhằm tạo sự
thống nhất trong phối hợp hành động. Còn các hoạt động của EUROPOL chủ
yếu chỉ xoay quanh hợp tác giữa lực lượng cảnh sát sẵn có của mỗi nước trong
khu vực, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn của các nước thành viên.
2.2 Cơ cấu tổ chức
Bên cạnh một số điểm giống nhau về thì cơ cấu tổ chức của ASEANPOL và
EUROPOL còn có rất nhiều điểm khác nhau, cụ thể:
Thứ nhất, ASEANPOL có cơ cấu tổ chức kiện toàn hơn bao gồm: Hội nghị
ASEANPOL, Ủy ban chấp hành ASEANPOL và Ban thư kí ASEANPOL với cơ
cấu, chức năng được quy định rất cụ thể:
+ Hội nghị ASEANPOL được tổ chức hàng năm theo nguyên tắc luân
phiên giữa các thành viên với sự tham gia của Tư lệnh cảnh sát của các nước
4



thành viên ASEANPOL. Ngoài ra còn có sự tham gia của quan sát viên đến từ
các nước đối thoại, Ban thư kí ASEAN và đại diện của Tổ chức cảnh sát quốc tế
(INTERPOL). Chủ tịch ASEANPOL sẽ được các thành viên tham dự Hội nghị
bầu ra và sẽ đại diện cho ASEANPOL tham gia vào các hội thảo, diễn đàn trao
đổi giữa ASEANPOL và các tổ chức khác về hoạt động đấu tranh chống tội
phạm xuyên quốc gia.
+ Ủy ban chấp hành ASEANPOL : bao gồm Phó Tư lệnh cảnh sát của các
nước thành viên tham gia Hội nghị ASEANPOL. Các cuộc họp của Ủy ban chấp
hành sẽ được tổ chức hàng năm, nay trước khi diễn ra Hội nghị ASEANPOL. Ủy
ban chấp hành có thẩm quyền xem xét nội dung báo cáo về các hoạt động của
Ban thư kí ASEANPOL do Giám đốc điều hành của ban Thư kí đệ trùng, bao
gồm cả các hoạt động tài chính, các dịch vụ do Ban thư kí thực hiện cũng như
kiểm soát và quản lí các hợp đồng, sau đó đệ trình một bản báo cáo tóm tắt về
các hoạt động cảy Ban thư kí lên Tư lệnh cảnh sát các nước tham dự Hội nghị tại
phiên bế mạc.
+ Ban thư kí là cơ quan thường trực của ASEANPOL có nhiệm vụ hài hòa
và chuẩn hóa cơ chế phối hợp và liên lạc giữa các thiết chế cảnh sát của ASEAN;
tiến hành những nghiên cứu toàn diện và thống nhất về các nghị quyết được ghi
nhận trong các Thông cáo chung của ASEANPOL; thiết lập một cơ chế chịu
trách nhiệm chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các nghị quyết trong Thông cáo
chung và chuyển hóa các nghị quyết được thông qua trong Thông cáo chung và
Kế hoạch hành động và chương trình hành động của ASEANPOL. Đứng đầu
Ban thư kí là giám đốc điều hành với nhiệm kì 2 năm do. Hội nghị bổ nhiệm trên
cơ sở luân phiên theo vần chữ cái. Giám đốc điều hành sẽ là quan chức cảnh sát
cao cấp trong lực lượng vũ trang giữ chức vụ đại tá trở lên hoặc tương đương.
Giúp việc cho Giám đốc điều hành là Giám đốc Ban cảnh sát có nhiệm kì 2 năm
và Giám đốc các dự án và chương trình với nhiệm kì 3 năm.
5



Còn cơ cấu tổ chức của EUROPOL đơn giản hơn, chỉ bao gồm Hội nghị
EUROPOL và Giám đốc, Phó giám đốc.
+ Hội nghị EUROPOL được bao gồm một đoàn đại biểu đến từ mỗi nước
thành viên, và một từ Ủy ban. Mỗi đoàn đại biểu Nhà nước thành viên sẽ có một
phiếu bầu. Đoàn đại biểu Ủy ban có trách nhiệm ba phiếu, ngoại trừ cho việc
thông qua ngân sách và chương trình làm việc, nơi mà nó sẽ có sáu phiếu. Hội
nghị được chủ trì bởi đại diện của các nước thành viên giữ cương vị Chủ tịch của
Hội đồng của Liên minh châu Âu và phải họp ít nhất hai lần một năm, và không
nhiều hơn bốn lần mỗi năm. Các cuộc họp bổ sung có thể được triệu tập trong
trường hợp khẩn cấp, được xác định do Chủ tịch.
+ Giám đốc, Phó giám đốc Europol: Giám đốc do Hội đồng Châu Âu bổ
nhiệm, hành động theo đa số có trình độ, từ một danh sách của ít nhất ba ứng cử
viên do Hội đồng quản trị, cho một thời gian bốn năm mở rộng một lần. Giám
đốc sẽ là đại diện theo pháp luật của Europol. Giám đốc phải được hỗ trợ bởi
Phó Giám đốc được chỉ định cho một khoảng thời gian bốn năm mở rộng một
lần, phù hợp với các thủ tục quy định. Nhiệm vụ của họ được định nghĩa chi tiết
hơn của Giám đốc. Hội đồng quản trị thiết lập các quy tắc liên quan đến việc lựa
chọn ứng cử viên cho vị trí của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc. Quy tắc này phải
được phê duyệt bởi Hội đồng, hành động theo đa số có trình độ trước khi nhập
cảnh có hiệu lực. Giám đốc và Phó Giám đốc có thể bị miễn nhiệm bởi một
quyết định của Hội đồng, hành động theo đa số có trình độ sau khi tham khảo ý
kiến của các Nghị viện châu Âu, sau khi có ý kiến của Hội đồng quản trị. Hội
đồng quản trị thiết lập các quy tắc được áp dụng trong trường hợp như vậy. Quy
tắc này phải được phê duyệt bởi Hội đồng, hành động theo đa số có trình độ sau
khi tham khảo ý kiến của các Nghị viện châu Âu, trước khi nhập cảnh có hiệu
lực.

6



Thứ hai, thành phần tham gia vào cơ quan toàn thể của mỗi tổ chức là khác
nhau, cụ thể:
Cơ quan toàn thể của ASEANPOL là Hội nghị ASEANPOL với thành phần là
Tư lệnh cảnh sát của các nước thành viên ASEANPOL, ngoài ra còn có sự tham
gia của quan sát viên đến từ các nước đối thoại, Ban thư kí ASEAN và đại diện
của Tổ chức cảnh sát quốc tế (INTERPOL); còn cơ quan toàn thể của
EUROPOL là Hội nghị EUROPOL với thành phần bao gồm một đoàn đại biểu
đến từ mỗi nước thành viên, và một từ Ủy ban được chủ trì bởi đại diện của các
nước thành viên giữ cương vị Chủ tịch của Hội đồng của Liên minh Châu Âu.
Thứ ba, đại diện cho ASEANPOL trong hợp tác với các tổ chức khác là Chủ
tịch ASEANPOL sẽ được các thành viên tham dự Hội nghị bầu ra và sẽ đại diện
cho ASEANPOL tham gia vào các hội thảo, diễn đàn trao đổi giữa ASEANPOL
và các tổ chức khác về hoạt động đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia; còn
đại diện của EUROPOL là Giám đốc do EU bổ nhiệm, và sẽ là đại diện theo
pháp luật của EUROPOL. Không những thế, EU còn quản lý ngân sách của tổ
chức này.
2.3 Thực tiễn hoạt động
Thứ nhất, EUROPOL là cơ quan thực thi pháp luật của EU do đó các hoạt
động nó được chỉ đạo bởi một Quốc hội châu Âu và trong một không gian kinh
tế thống nhất, bên cạnh đó các Thanh Tra châu Âu, mặc dù không được đưa ra
như một vai trò chính thức trong Công ước EUROPOL, dường như đã được
công nhận trên thực tế là một trọng tài viên trong EUROPOL giải quyết các vấn
đề liên quan đến yêu cầu truy cập tài liệu và tranh chấp nhân viên EURPOL.
Nhưng ASEANPOL chỉ là cơ quan hợp tác phòng chống tội phạm của các nước
ASEAN, do đó các hoạt động trên thực tế của ASEANPOL rất ít khi bị chi phối
bởi ASEAN.
7


Thứ hai,.EUROPOL có một lực lượng sĩ quan thường trực và hoạt động

thường xuyên có nhiệm vụ thực thi pháp luật bằng cách thu thập, phân tích và
phổ biến thông tin và phối hợp hoạt động với cảnh sát các nước thành viên từ đó
cảnh sát các nước thành viên sử dụng các tài liệu đó để ngăn chặn, phát hiện và
điều tra tội phạm, và để theo dõi và truy tố những người kẻ phạm pháp. chuyên
gia và các nhà phân tích Europol tham gia trong các nhóm điều tra chung giúp
giải quyết các vụ án hình sự tại chỗ ở các nước EU. Trong khi đó ASEANPOL
chỉ có ban thư kí được bầu ra theo nhiệm kì 2 năm cơ quan hoạt động thường
trực duy nhất có nhiệm vụ hài hòa và chuẩn hóa cơ chế phối hợp và liên lạc giữa
các thiết chế cảnh sát của ASEAN; tiến hành những nghiên cứu toàn diện và
thống nhất về các nghị quyết được ghi nhân trong thông cáo chung ASEANPOL;
thiết lập một cơ chế chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các nghị
quyết trong Thông cáo chung và chuyển hóa các nghị quyết vào trong các kế
hoạch hành động.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 5 Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa
các nước ASEAN năm 2004, thì trong những trường hợp khẩn cấp và có sự cho
phép của pháp luật quốc gia được yêu cầu thì các yêu cầu về tương trợ tư pháp
hình sự và mọi tài liệu kèm theo có thể được chuyển quan INTERPOL hoặc
ASEANPOL. Nhưng EUROPOL không có các hoạt động tương trợ tư pháp
hình sự giữa các nước thành viên.
III Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt
Có thể thấy, cả Cộng đồng ASEAN và Liên minh Châu Âu đều là các tổ chức
quốc tế khu vực. Hay nói cách khác đây là kết quả của sự hợp tác giữa các quốc
gia trong một khu vực địa lý nhất định trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa- xã hội nhằm hướng tới xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và phát
triển. Với mục tiêu hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy kinh tế
8


phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân thì yêu cầu đầu tiên đặt ra là phải tạo
ra một môi trường ổn định, hòa bình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tiến

trình hợp tác giữa các quốc gia trong khuôn khổ tổ chức nói chung và với cả thế
giới.
Mặt khác, tình trạng gia tăng ngày càng phức tạp của các tội phạm xuyên quốc
gia về cả tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như cấu kết ngày càng chặt chẽ giữa
các tổ chức tội phạm ở các quốc gia khác nhau. Để chống lại được tình trạng này
và xây dựng một trật tự xã hội ổn định thì tất cả các quốc gia đã thành lập ra các
tổ chức cảnh sát (ASEANPOL trong tổ chức ASEAN ở Đông Nam Á,
EUROPOL thuộc tổ chức EU ở Châu Âu). Xuất phát từ đòi hỏi, yêu cầu cần phải
hợp tác nêu trên, các tổ chức cảnh sát mà cụ thể là Hiệp hội cảnh sát các nước
ASEAN và Tổ chức cảnh sát Châu Âu đã được thành lập với những điểm tương
đồng về mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động bên cạnh những điểm khác
biệt mà chúng ta đã phân tích ở phần trên.
Có những sự khác nhau là do cơ chế hợp tác của ASEAN và EU có những sự
khác biệt nhất định. EU với vai trò là một trong những tổ chức hợp tác khu vực
thành công nhất trên thế giới, nó đã có những bước hợp tác hết sức chặt chẽ giữa
các quốc gia thành viên trong mọi lĩnh vực. Thậm chí nó còn có cả cơ quan nghị
viện chung, và đường biên giới lãnh thổ của các quốc gia không có nhiều ý nghĩa
đối với các nước trong khối. Biên giới quốc gia của từng nước EU hiện nay được
coi là đường ranh giới lãnh thổ mang tính nội địa và chỉ có giá trị về mặt hành
chính. Điều này cũng tương tự như các quy định biên giới nội địa trước đây giữa
15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ). Các đồn cảnh sát biên phòng đặt tại các
khu vực biên giới của từng nước chỉ làm nhiệm vụ của các đồn cảnh sát trong
nội địa, tập trung vào quản lý dân cư, theo dõi tạm trú, tạm vắng, phòng chống
tội phạm ở cơ sở. Chính điều này khiến cho các hiệp định tương trợ tư pháp giữa

9


các nước trong khối không còn ý nghĩa, thậm chí là không còn nhiều giá trị. Điều
này khác hoàn toàn so với cơ chế hợp tác của ASEAN hiện nay, mặc dù đã có

những bước phát triển trong những năm qua nhưng ASEAN vẫn luôn bị coi là
một “chợ chính trị”. Chính sự hợp tác lỏng lẻo này là nguyên nhân khiến chúng
ta chưa có được một đội ngũ sĩ quan cảnh sát chung của ASEANPOL, các hoạt
động hợp tác mới chỉ dừng lại ở các mức tích cực tham gia trong việc chia sẻ
kiến thức và chuyên môn về chính sách, thực thi, pháp luật, tư pháp hình sự, tội
phạm xuyên quốc gia và quốc tế…
Có thể thấy rằng, cho đến thời điểm này, Cộng đồng ASEAN vẫn còn là một tổ
chức khu vực, cấp độ hợp tác của các quốc gia thành viên mới chỉ là hợp tác thúc
đẩy sự gia tăng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa giữa các nước thành
viên và khuyến khích hòa bình trong khu vực ( chưa hình thành khái niệm Hiến
pháp chung, Quốc hội chung, việc đi lại giữa các công dân ASEAN chưa hoàn
toàn tự do và không giới hạn, ước mơ thực hiện đồng tiền chung vẫn chưa thống
nhất và hình thành. Còn khác nhau lớn trong thu nhập kinh tế, quan điểm và
trình độ dân trí, nhân quyền, dân chủ, tội phạm, sắc tộc, tôn giáo, y tế, xã hội,
năng lượng, môi trường … ). Trong khi cấp độ hợp tác của Liên minh Châu Âu
đã đạt đến đỉnh cao. Có thể nói rằng, Liên minh Châu ÂU có sự đan xem giữa
mô hình của một tổ chức quốc tế và mô hình của một nhà nước liên bang (có
hiến pháp chung, cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp chung, có đồng tiền
chung, và có quy chế công dân Châu Âu…). Chính sự khác nhau gữa các cấp độ
hợp tác của hai tổ chức này đã dẫn đến sự khác nhau giữa các thiết chế của từng
tổ chức. ASEANPOL và EUROPOL cũng vậy, xuất phát từ vị trí của nó trong hệ
thống các thiết chế của tổ chức thì chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và thực
tiễn hoạt động của hai tổ chức này có nhiều điểm khác biệt.

10


IV. Kết luận
ASEAN và EUROPOL là hai tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm là an
ninh nên cơ chế hoạt động dựa chủ yếu trên việc hợp tác và phối hợp giữa các cơ

quan cảnh sát các nước là rất hữu hiệu. Một mặt, nó tạo điều kiện tốt cho hoạt
động phòng chống tội phạm .Mặt khác, nó giúp làm hạn chế nguy cơ rò rỉ các
thông tin bí mật của mỗi quốc gia; cũng như nó không cho phép việc duy trì một
lực lượng vũ trang có chức năng tương tự như cảnh sát, có quyền bắt giữ, dẫn độ,
tội phạm trên lãnh thổ các quốc gia trên khu vực. Có thể thấy, cơ chế hợp tác chủ
yếu dựa vào hỗ trợ và chia sẻ thông tin là sự hợp tác mang tính gắn kết vừa đủ,
không quá yếu kém về hiệu quả cũng không quá chặt chẽ đến mức xâm phạm tới
quyền lợi của các nước thành viên.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trung tâm Luật Châu Á- Thái Bình Dương, Tập bài giảng Pháp luật Cộng
đồng ASEAN, 2011;
- ;
-

www.europol.europa.eu;

- Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (tuyên bố Bali II) 2003.

12


MỤC LỤC

13




×