Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và giải pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.31 KB, 18 trang )

Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ

Môn: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Bài tập: Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và giải pháp hoàn thiện.

Họ và tên

1


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………3
NỘI DUNG …………………………………………………………………….3
A/ Pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng ………..3
I/ Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất …3
II/ Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản riêng …………………………10
B/ Hạn chế của một số quy định về tài sản giữa vợ chồng của pháp luật …...12
C/ Giải pháp hoàn thiện ………………………………………………………..14
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU


2


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
C.Mác và Ph. Ăngghen đã nhận định rằng: “Gia đình là tế bào của xã hội”. Đúng
như nhận định, gia đình là gốc rễ nhỏ nhất để hình thành nên 1 xã hội rộng lớn, gia đình
có được ấm no, hạnh phúc thì xã hội mới có thể phát triển phồn vinh, thịnh vượng. Tuy
nhiên lại có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động có thể phá vỡ và ảnh hưởng đến hạnh
phúc trong cuộc sống của gia đình, trong đó yếu tố tác động lớn nhất chính là tài sản và
các vấn đề liên quan đến phân chia tài sản. Chính vì lí do đó nên pháp luật đã quan tâm,
nghiên cứu về vấn đề này, đưa vấn đề quy định về quan hệ tài sản giữa vợ chồng vào
pháp luật để dễ dàng giải quyết khi xảy ra tranh chấp về tài sản, hay trong trường hợp các
bên muốn phân chia tài sản ngay trong thời kì hôn nhân.
NỘI DUNG
A/ Pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
I/ Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.
1. Quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng được pháp luật quy định.
Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng bao gồm: quyền sở hữu tài sản, quyền và
nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế. Về tài sản chung của vợ chồng theo Luật hôn nhân
gia đình năm 2000 quy định tại: “ Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và
những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.
Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ
là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.


3


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định
phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả
vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh
chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.”
Và theo điều 219 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Sở hữu chung của vợ
chồng:
1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi
người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định
của Toà án.
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
Tính chất của quan hệ hôn nhân là cùng chung ý chí, cùng chung công sức trong việc tạo
nên khối tài sản chung nhằm xây dựng gia đình, bảo đảm cho gia đình thực hiện tốt các
chức năng xã hội của nó như: Phát triển kinh tế gia đình vững mạnh, tạo điều kiện tốt cho
việc nuôi dạy con, do vậy, bình thường chúng ta trong khối tài sản chung hợp nhất, chỉ
khi nào có sự phân chia tài sản chung thì vợ chồng mới xác định được tài sản của từng
người trong khối tài sản chung đó. Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, do
vợ, chồng tạo ra bằng công sức của mỗi người từ khi họ kết hôn cho đến khi hôn nhân
chấm dứt và những tài sản khác do vợ chồng thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Cơ
sở pháp lý để xác định những tài sản phải đăng kí quyền sở hữu là tài sản chung của vợ
chồng chính là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có ghi tên của cả vợ và chồng. Một


4


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
số tài sản mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu như nhà ở, quyền sử dụng đất
và các tài sản có giá trị lớn khác…
2. Quyền và nghĩa vụ của của vợ chồng đối với tài sản chung.
a. Vợ chồng bình đẳng trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung.
Đối với tài sản chung của vợ, chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau
trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tại khoản 2 Điều 219 Bộ luật dân sự năm
2005: “ 2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của
mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung” và tại khoản 1 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “1. Vợ,
chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung”. Về nguyên tắc, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau trong việc
xây dựng, phát triển và duy trì khối tài sản, đồng thời họ cũng có quyền và nghĩa vụ
ngang nhau trong việc chiếm hữu sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu
chung hợp nhất.
Mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất
của gia đình thì vợ chồng cần phải bàn bạc, thỏa thuận với nhau thì giao dịch đó mới có
giá trị pháp lí.
Đối với những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản có giá trị không lớn hoặc để
phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình thì chỉ cần một bên vợ và chồng thực
hiện hoặc đương nhiên coi là có sự đồng ý của bên kia. Điều 25 Luật HNGĐ năm 2000
có quy định về trách nhiệm liên đới trong trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng thực
hiện giao dịch dân sự có liên quan đên tài sản chung: “Trách nhiệm liên đới của vợ,
chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện. Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên

đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.” Vợ, chồng sử dụng tài sản chung của vợ chồng
đương nhiên được coi là có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng.
5


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
Trường hợp vợ chồng sống các xa nhau vì lý do chính đáng không ảnh hưởng đến các
quyền và nghĩa vụ của họ đối với tài sản chung hợp nhất.
Như vậy, kể từ sau khi kết hôn, những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp
của vợ chồng, tài sản mà vợ chồng mua sắm được từ những thu nhập hợp pháp đều thuộc
sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng mà không phụ thuộc vào công sức đóng góp của vợ,
chồng nhiều hay ít, có lao động trực tiếp hay không. Pháp luật còn quy định các quyền và
nghĩa vụ của vợ, chồng đối với khối tài sản chung và mục đích của việc sử dụng tài sản
chung là nhằm đáp ứng nhu cầu chung của gia đình, đảm bảo cho vợ chồng cùng nhau
xây dựng gia đình và lao động tạo ra vì lợi ích chung của gia đình.
b. Đăng kí quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng.
Đăng kí quyền sở hữu của vợ chồng liên quan đến các loại tài sản có giá trị lớn là rất
cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của vợ chồng đối với các tài sản đó. Thông qua
việc đăng kí, Nhà nước bằng pháp luật công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của
vợ chồng đối với các tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng, mặt khác, điều chỉnh
được các hành vi xử sự của vợ chồng, của những người khác khi kí kết các hợp đồng liên
quan trực tiếp đến tài sản chung của vợ chồng và còn là căn cứ pháp lý để giải quyết các
vấn đề tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và liên quan đến quyền và lợi ích
hợp pháp của những chủ thể khác khi quyền lợi của họ được đảm bảo trực tiếp từ tài sản
chung của vợ chồng. Việc đăng kí được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 quy định: “2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ
chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền
sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.”

3. Chia tài sản chung của vợ chồng.
Xuất phát từ tình hình thực tế trong quan hệ hôn nhân, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng
của vợ chồng về vấn đề tài sản thì pháp luật đã có những quy định riêng về các trường
hợp chia tài sản để từ đó có những hướng giải quyết vấn đề đúng đắn.
6


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
a. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.
Đây là trường hợp mới quy định của luật HNGĐ. Trong thực tế có nhiều trường hợp vợ
chồng không muốn ly hôn mà chỉ yêu cầu chia tài sản chung để ra ở riêng hoặc vì một lí
do nào đó mà vợ chồng vẫn muốn chia tài sản trong quá trình đang chung sống với nhau.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định tại khoản 1 Điều 29: “1. Khi hôn nhân
tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự
riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung;
việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền
yêu cầu Toà án giải quyết.” Nhằm giúp cho các tòa án có cơ sở pháp lý để xét xử khi có
yêu cầu của vợ chồng, pháp luật cũng chỉ rõ một số trường hợp chia tài sản chung của vợ
chồng khi hôn nhân vẫn tồn tại:
Trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng. Trường hợp này xuất phát từ việc tôn
trọng quyền tự do kinh doanh của cá nhân, pháp luật tạo điều kiện, ngoài ra còn nhằm
bảo vệ lợi ích và bảo đảm cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình tránh khỏi
những ảnh hưởng tiêu cực của kinh doanh.
Trường hợp vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng. Trong trường hợp này tài
sản được phân chia nhằm giúp người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình khi họ
không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp có lý do chính đáng khác phải xuất phát từ lợi ích gia đình, lợi ích vợ
chồng hoặc của người thứ ba.
Luật hôn nhân gia đình cũng tôn trọng quyền định đoạt tài sản của vợ chồng bằng việc

không quy định cụ thể phương thức chia tài sản mà chỉ quy định vợ chồng có thể thỏa
thuận chia tài sản chung, nếu thỏa thuận thành công thì được lập thành văn bản và việc
phân chia tài sản được pháp luật công nhận; nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì có
quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Ngoài ra luật cũng dự liệu trường hợp vợ chồng lạm
dụng quyền của mình trong việc chia tài sản chung có thể gây hậu quả xấu, xâm phạm
đến lợi ích hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ (khoản 2 Điều 29 Luật hôn nhân và gia
7


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
đình năm 2000). Chia tài sản trong thời kì hôn nhân là trường hợp đặc biệt. Vợ chồng có
thể thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án chia toàn bộ hoặc chia một phần tài sản chung. Nếu
chia toàn bộ tài sản chung thì phần tài sản của mỗi người sau khi chia hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người. Nếu chia một phần tài sản
trong khối tài sản chung thì chỉ có một phần tài sản được chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ số tài sản được chia mới là tài sản riêng của mỗi người; phần tài sản chung còn lại
không chia vẫn thuộc khối tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng trong thời kì hôn
nhân. Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn đang tồn tại không phải là
gián tiếp quy định chế định ly thân. Pháp luật chỉ cho phép chia tài sản chung của vợ
chồng khi hôn nhân tồn tại trong trường hợp thật sự cần thiết vì lợi ích của gia đình, của
các đương sự hoặc của người thứ ba. Nếu áp dụng việc chia tài sản khi hôn nhân đang tồn
một cách rộng rãi dễ phá vỡ thể chế gia đình, ảnh hưởng không tốt tới tình cộng đồng
trong quan hệ hôn nhân.
b. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là trường hợp thường gặp, sau khi tòa án giải
quyết cho vợ chồng ly hôn, tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng sẽ được cho phép tự
thỏa thuận với nhau. Trường hợp không thảo thuận được thì Tòa án sẽ điều tra về quan hệ
tài sản của vợ chồng, xác định đâu là tài sản riêng của mỗi bên, những tài sản nào thuộc
khối tài sản chung, xác định nguồn gốc, giá trị, số lượng… sau đó, Toà áp dụng các quy

tắc tại điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để chia, kết hợp với từng trường hợp
cụ thể được quy định tại các Điều 96, 97, 98, 99 của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng cũng như các
thành viên khác liên quan.
c. Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước hoặc bị Tòa án
tuyên bố là chết.

8


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
Nếu kết hôn là sự kiện bình thường xác lập quan hệ hôn nhân thì trường hợp vợ,
chồng chết là thời điểm cuối cùng và tất yếu chấm dứt hôn nhân. Nhà nước ta quy định
hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc được thực hiện theo ý chí của người để lại di sản cho người
được chỉ định trong di chúc (Điều 646 Bộ luật Dân sự năm 2005). Nếu vợ, chồng chết
trước có để lại di chúc định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung cho
người chồng, vợ còn sống được hưởng thì di sản đó thuộc quyền sở hữu của người chồng,
vợ. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, phần tài sản của người vợ,
chồng chết sẽ được chia đôi theo di chúc của người chết.
Khi hôn nhân chấm dứt, đối với tài sản chung của vợ chồng được chia theo quy định
của pháp luật về thừa kế ( Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2005). Trong trường hợp vợ,
chồng không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp ( Điều 675 Bộ luật Dân sự năm
2005). Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa
kế, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người chồng, vợ còn sống khi vợ, chồng chết
trước, cũng như quyền lợi của các con. Trong trường hợp không có yêu cầu của những
người thừa kế chia di sản của người vợ, chồng đã chết thì bên còn sống có quyền quản lý
tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lí
di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lí di sản. Trường hợp

cần phải chia di sản của người vợ, chồng đã chết theo yêu cầu của những người thừa kế
di sản chung của vợ, chồng sẽ được chia đôi; phần tài sản của người vợ, chồng đã chết
được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế.
II/ Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản riêng.
1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng.
Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản riêng được pháp luật quy định tại Điều 32
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “
1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
9


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài
sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia
riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ
dùng, tư trang cá nhân.
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản
chung.”
Vợ chồng có quyền có tài sản riêng và xác định rõ nguồn gốc phát sinh tài sản riêng.
Chỉ những tài sản mà vợ hoặc chồng có từ trước khi kêt hôn, tài sản mà vợ hoặc chồng
được thừa kế, tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được chia từ
khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân và nhưng hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản đó đồ dùng,tư trang cá nhân mới được coi là tài sản riêng của vợ hoặc
chồng. Quy định vợ chồng có tài sản riêng là phù hợp với chế định quyền sở hữu riêng về
tài sản của công dân đã được hiến pháp thừa nhận; phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt
về tài sản của công dân, đồng thời quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng còn
nhằm bảo đảm cho vợ, chồng có thể thực hiện các nghĩa vụ về tài sản một cách độc lập,
không phụ thuộc vào ý chí của bên kia.
2. Quyền của vợ, chồng đối với tài sản riêng.

Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ quy định: “1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này ”.
Quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng không phụ thuộc vào tình trạng hôn
nhân của họ nên trong những trường hợp cần chia tài sản vợ chồng theo quy định của
pháp luật thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc về người đó. Với tư cách là chủ sở hữu tài sản
của mình, vợ, chồng có toàn quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt) đối với tài sản riêng, không phụ thuộc vào ý chí của bên người chồng, người
vợ kia. Đối với tài sản riêng mỗi bên sẽ tự quản lí, trong trường hợp vợ hoặc chồng
không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý
thì bên người vợ, chồng kia có quyền quản lí tài sản riêng đó, bên cạnh đó có nghĩa vụ
10


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
bảo quản, giữ gìn tài sản đó nếu làm hư hại thất thoát mà không có lý do chính đáng thì
có nghĩa vụ phải bồi thường. Đối với tài sản riêng vợ, chồng có quyền nhập hoặc không
nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng.
3. Nghĩa vụ được thực hiện bằng tài sản riêng của vợ, chồng.
Theo luật định vợ, chồng phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của vợ, chồng liên
quan tới tài sản riêng của các bên. Trường hợp cuộc sống chung của gia đình gặp nhiều
khó khăn mà vợ, chồng có tài sản riêng thì vợ, chồng có nghĩa vụ sử dụng đóng góp tài
sản riêng của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu đó của gia đình, đảm bảo cuộc
sống của vợ,chồng và các con. Ngoài ra theo quy định của pháp luật vợ, chồng bằng tài
sản riêng của mình để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ: trả các khoản nợ mà vợ,
chồng đã vay của người khác trước kết hôn không vì nhu cầu đời sống chung của gia
đình; trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác trong thời kì hôn nhân sử
dụng vào mục đích riêng, không đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và lợi ích chung của gia
đình; trả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản riêng;
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi vợ, chồng là người quản lí thừa kế có hành vi nhằm tẩu

tán, phá tán hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản; các khoản nợ phát sinh khi thực hiện các
nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân; nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện liên đới với
các thành viên trong gia đình theo quy định của pháp luật; nghĩa vụ bồi thường khoản
tiền cấp dưỡng mà vợ, chồng là người được quản lí nhưng đã làm tiêu tán hoặc sử dụng
không đúng mục đích; nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh dựa trên cơ sở vợ,chồng đã có
hành vi tự mình tiến hành các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn;
trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của vợ chồng.
B/ Hạn chế của một số quy định về tài sản giữa vợ chồng của pháp luật.
Mặc dù pháp luật đã có quy định rất rõ ràng về vấn đề tài sản của vợ chồng tuy
nhiên bên cạnh đó thực tế vẫn xảy ra nhiều các vấn đề gây tranh cãi và là mặt hạn chế
không đáng có.

11


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
Trong xã hội còn xảy ra rất nhiều tình trạng nam nữ sống chung với nhau như vợ
chồng, mới chỉ tổ chức lễ cưới theo tập quán, mà chưa đăng kí kết hôn theo quy định của
pháp luật, nên khi có mâu thuẫn và có tranh chấp về tài sản thì rất khó khăn trong việc
xác định và phân chia tài sản.
Đối với trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà sau này vì lý do
nào đó họ lại trở về (chưa chết), thì việc xác định tài sản chung của vợ chồng rất phức tạp
vì pháp luật dân sự và HN&GĐ của Nhà nước ta chưa có dự liệu về vấn đề này. Pháp luật
HN&GĐ chỉ mới đề cập về quan hệ nhân thân giữa vợ, chồng khi một bên vợ, chồng bị
tuyên bố chết mà lại trở về, còn quan hệ pháp luật về tài sản thì chưa dự liệu cụ thể. Vấn
đề đặt ra là người vợ hoặc chồng trở về người kia chưa kết hôn, quan hệ hôn nhân của họ
được khôi phục tuy nhiên tài sản chung của vợ, chồng đã được chia, phần tài sản của
người vợ, chồng trong khối tài sản chung đã chia cho những người thừa kế của người đó.
Vậy quan hệ tài sản (gồm khối tài sản chung của vợ chồng) có đương nhiên được khôi

phục hay không? Những tài sản do người chồng, vợ tạo dựng, cùng các hoa lợi, lợi tức
thu được từ các loại tài sản kể từ khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết cho đến ngày
trở về, thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của người vợ, người
chồng đó? Những hợp đồng mà người chồng, vợ đã ký kết với người thứ ba nhưng chưa
được thực hiện, những món nợ vay nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình sẽ thuộc
nghĩa vụ chung hay thuộc nghĩa vụ riêng của người chồng, vợ? Những vấn đề này rất cần
thiết được pháp luật dự liệu để có cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa
vợ chồng với nhau và liên quan đến quyền lợi của người khác.
Thực tế cuộc sống chung giữa vợ chồng được xác lập dựa tren yếu tố tình cảm,
yêu thương gắn bó, khi hòa thuận thường không phân biệt tài sản chung, tài sản riêng,
nên khi xảy ra mâu thuẫn việc phân chia tài sản chung, riêng gặp rất nhiều khó khăn,
vướng mắc do tính chất phức tạp của quan hệ tài sản giữa vợ chồng.
Theo khoản 2 Điều 28 Luật HN&GĐ thì cần phải làm rõ mục đích sử dụng tài sản
chung của vợ chồng nhằm bảo đảm nhu cầu gia đình. Tuy nhiên, chưa có một văn bản
12


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, gia đình, hướng dẫn về vấn đề này.
Cần phải xác định rõ nhu cầu của gia đình là những nhu cầu như thế nào? Có thực sự cần
thiết hay không?. Đôi khi những nhu cầu thực sự cần thiết đòi hỏi vợ, chồng phải có mối
quan hệ, giao dịch với nhiều người khác đề đáp ứng quyền lợi cho gia đình. Đó chính là
những khoản nợ mà vợ chồng phải có nghĩa vụ thanh toán trả cho chủ nợ. Theo nguyên
tắc nếu là nợ chung thì cùng trả, nếu là nợ sử dụng vào mục đích riêng thì vợ, chồng phải
thanh toán bằng tài sản riêng không buộc người còn lại liên đới trách nhiệm. Vậy vấn đề
nợ chung, nợ riêng của vợ chồng được phân biệt như thế nào để quy kết trách nhiệm
chung của vợ chồng hay trách nhiệm cá nhân của vợ chồng? Luật và những văn bản
hướng dẫn áp dụng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa quy định và hướng
dẫn cụ thể vấn đề này.

Các tranh chấp giữa vợ chồng về đồ dùng tư trang cá nhân rất phức tạp. Theo luật
quy định các đồ dùng và tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng nhằm đảm bảo
quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tư của vợ, chồng. Tuy nhiên, kể từ khi Luật, các
văn bản hướng dẫn áp dụng và thi hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa
giải thích và hướng dẫn cụ thể quy định này. Trong học lý và thực tiễn áp dụng có rất
nhiều quan điểm khác nhau. Vậy để hiểu thống nhất ta nên hiểu như thế nào là đồ dùng,
tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng?
Luật hôn nhân và gia đình đã phát triển cao hơn, đáp ứng được những nhu cầu cần
thiết (chế độ tài sản của vợ chồng là một trong những chế định của Luật hôn nhân gia
đình phản ánh rõ nét nhất vần đề này). Tuy nhiên, trên thực tế chưa đi vào đời sống xã
hội. Nguyên nhân cơ bản nhất không phải do thiếu các quy định pháp luật, hay các quy
định pháp luật chưa cụ thể mà là do còn quá nhiều hạn chế trong công tác tổ chức và áp
dụng luật hôn nhân và gia đình.
Các mặt hạn chế là những tồn tại không đáng có, đòi hỏi các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền nghiên cứu và đưa ra những hướng dẫn, giải pháp cụ thể đề việc áp dụng luật
vào thực tiễn được gần gũi, dễ dàng hơn.
13


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
C/ Giải pháp hoàn thiện.
1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng.
a. Đối với tài sản chung của vợ chồng.
Xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên
bố chết, mà sau đó lại trở về ( Điều 26 Luật HN&GĐ năm 2000; Điều 83 Bộ luật Dân sự
năm 2005). Theo yêu cầu của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà lại trở về, những
người đã được chia di sản thừa kế của người đó phải trả lại những tài sản, giá trị tài sản
hiện có; nếu cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài
sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó, nếu gây thiệt hại phải bồi

thường.
Xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên
bố mất tích. Theo điều 78 Bộ luật Dân sự năm 2005, vợ, chồng bị tuyên bố mất tích
không làm chấm dứt quan hệ giữa vợ chồng. Vậy nên, tất cả những tài sản do vợ, chồng
tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh… của vợ chồng đều phải
được tính thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Người vợ, chồng không bị mất tích sẽ
được Tòa án ra quyết định có quyền quản lý tài sản chung của vợ chồng, sử dụng tài sản
chung bảo đảm nhu cầu đời sống chung của gia đình. Trong trường hợp này, các giao
dịch mà người vợ, chồng (không bị tuyên bố mất tích) kết ước với người khác vì lợi ích
chung của gia đình được đảm bảo bằng khối tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp
người vợ, chồng (không bị tuyên bố mất tích) khi quản lý và sử dụng, định đoạt tài sản
chung không nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình thì theo yêu cầu của người vợ
chồng bị tuyên bố mất tích mà sau này lại trở về hoặc yêu cầu của những người có quyền
lợi liên quan, Tòa án xác định nghĩa vụ của người kia phải đền bù khối tài sản chung của
vợ chồng. Trường hợp người vợ, chồng (không bị tuyên bố mất tích) có yêu cầu ly hôn
với người bị mất tích thì việc quản lý tài sản của người mất tích sẽ được giao cho con đã
thành niên, hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; không thì sẽ giao cho người thân
thích quản lý; nếu không có người thân thích thì tòa án sẽ chỉ định người khác quản lý tài
sản.
14


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
Xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản
chung trong thời kì hôn nhân, sau đó lại khôi phục chế độ tài sản chung. Điều 9, điều 10
Nghị định số 70/2001/NĐCP ngày 03/10/2001 có quy định về vấn đề này. Tuy nhiên,
nhiều vấn đề về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì
hôn nhân chưa được pháp luật hôn nhân gia đình dự liệu. Cần xác định rõ những lý do
chính đáng để vợ chồng chia tài sản trong thời kì hôn nhân. Việc chia tài sản có thể do vợ

chồng tự thỏa thuận nhưng phải được Tòa án công nhận hoặc được công chứng, chứng
thực theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế hành vi của vợ chồng lợi dụng việc phân
chia tài sản để tẩu tán tài sản và trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác. Sau khi chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân thì chế độ tài sản chung của vợ chồng
phải được coi là chấm dứt. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân không
làm chấm dứt quan hệ của vợ chồng trước pháp luật. Việc khôi phục lại các tài sản chung
sau khi đã chia tài sản là khôi phục căn cứ pháp lý xác lập tài sản chung của vợ chồng.
Khi khôi phục chế độ tài sản chung cần phải có cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
nhận, nên được ghi chú bên lề giấy chứng nhận kết hôn và giấy khai sinh của vợ chồng.
Bởi lẽ, vấn đề này liên quan trực tiếp đến quyền lợi của những người khác khi ký kết các
hợp đồng liên quan đến tài sản của vợ chồng và lợi ích của gia đình.
b. Đối với tài sản riêng của vợ, chồng.
Về căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản riêng của vợ, chồng:
Đối với căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng còn bao gồm những tài sản mà
vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng của một bên; trừ trường hợp sự thỏa thuận có căn cứ
rõ ràng nhằm tẩu tán tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng đối với người
khác. Đối với những tài sản mà vợ, chồng được hưởng do cùng hàng thừa kế theo pháp
luật, về nguyên tắc thuộc tài sản riêng của vợ, chồng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có
thỏa thuận.
Cần quy định cụ thể nguồn gốc tài sản là đồ dùng tư trang cá nhân bao gồm những
gì thuộc tài sản riêng của vợ, chồng. Đề khi có tranh chấp về loại tài sản này theo từng
15


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
trường hợp cụ thể mà xem xét đồ dùng, tư trang cá nhân có nguồn gốc và giá trị như thế
nào so với khối tài sản chung và mức thu nhập thực tế của vợ chồng để xác định chính
xác và hợp lý tài sản riêng của vợ chồng. Với đồ nữ trang mà cha mẹ cho con trong ngày
cưới thì cần phải xác định theo nguyên tắc: nếu cha mẹ tuyên bố cho riêng thì được coi là

tài sản riêng; nếu cha mẹ tuyên bố cho chung cả hai vợ chồng thì đó là tài sản chung. Nếu
xảy ra tranh chấp thì chia cho người đang sử dụng những đồ nữ trang đó.
Về nguyên tắc hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kì
hôn nhân được tính thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Sau khi chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kì hôn nhân hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia, thu nhập
do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác là tài sản
riêng của vợ, chồng trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Để pháp luật thực sự đi vào đời sống xã hội, trở thành những chuẩn mực pháp lý
trong cách cư xử của mọi thành viên trong xã hội, đề nâng cao hiệu quả của công tác giải
quyết các loại tranh chấp trong vấn đề tài sản giữa vợ chồng nghành Tòa án cần xây dựng
một đội ngũ thẩm phán chuyên trách cả về chuyên môn và nghiệp vụ xét xử về các vụ
việc liên quan, thành lập Tòa án hôn nhân và gia đình. Tòa án cần đa dạng hóa việc áp
dụng pháp luật, đặc biệt vận dụng các phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp trong xã
hội về hôn nhân gia đình. Tòa án cần định kỳ ban hành các tập hợp án lệ điển hình để Tòa
án các cấp học tập và rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử, cũng như phục vụ cho
công tác khoa học, tiến tới xây dựng các tập án lệ về hôn nhân.
KẾT LUẬN
Luật hôn nhân gia đình nói chung cũng như các quy định về tài sản giữa vợ chồng
nói riêng là vấn đề rất gần gũi và quan trong đối với mỗi gia đình. Chính vì vậy việc tăng
cường việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật về sở hữu trong
gia đình cho tất cả mọi người cùng nắm rõ và hiểu biết những kiến thức cần thiết, quan
trọng nhất.

16


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.
 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
17


Pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và
giải pháp hoàn thiện.
 Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
 Ts. Nguyễn văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2008.

18



×