Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số lý luận và thực tiễn tuyển dụng công chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.82 KB, 18 trang )

A- MỞ ĐẦU
Ngay từ thời phong kiến các nhà nước phong kiến Việt Nam rất đề cao nhân tài,
chú trọng khâu tuyển dụng nhân tài, bởi “xem xét cái mực hơn kém của nhân vật, quan
hệ đến cơ an nguy của nước nhà”. Chính vì vậy các triều đại phong kiến tuy lúc
thịnh,lúc suy nhưng đều chú trọng đến khâu tuyển chọn quan lại, những tiêu chuẩn về
phẩm hạnh ,đạo đức của người làm quan được đặt lên hàng đầu, kẻ làm quan phải là
người quân tử,phải”trung với vua,hiếu với nước”,phải coi “công việc quôc gia là công
việc của mình, lấy điều lo của dân,làm điều lo thiết kỉ”.
Tuyển dụng công chức ngày nay thực chất là tuyển chọn từ nguồn nhân lực xã
hội những người đáp ứng được yêu cầu của ngạch sử dụng bổ sung cho nguồn nhân lực
của cơ quan,tổ chức có nhu cầu. Vì vậy, khi tuyển dụng công chức cần phải đảm bảo
tuyển chọn được những người có khả năng đảm trách được các công việc của cơ quan
trong hiện tại cũng như khả năng phát triển cùng với sự phát triển của cơ quan, tổ chức.
Tuy nhiên,việc tuyển dụng công chức từ lý luận đến thực tiễn bên cạnh những
ưu điểm vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế.Vì thế tuyển dụng công chức vẫn là nỗi lo
của nhiều bạn trẻ. Chính vì thế, em xin chọn đề tài : “Một số lý luận và thực tiễn
tuyển dụng công chức”.
B- NỘI DUNG.
I. Khái niệm chung về cán bộ, công chức
Trong mỗi giai đoạn khác nhau, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước sử
dụng những thuật ngữ khác nhau để chỉ những người làm việc trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
1. Theo Điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003 thì Cán bộ, công chức
quy định tại Pháp lệnh là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách
nhà nước và bao gồm 8 đối tượng sau:
a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).
1



b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường
xuyên làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện
c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức
hoặc được giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc
giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân;
e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không
phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong
cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp;
g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy;
người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung
là cấp xã);
h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp
vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
2. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và h khoản 1 Điều này
được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ, công chức quy định tại điểm d
khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự
nghiệp theo quy định của pháp luật.
II. Một số vấn đề lý luận về tuyển dụng công chức.
1. Điều kiện tuyển dụng:
Những điều kiện tuyển dụng một công dân vào hàng ngũ công chức được phân
ra thành hai phần: những điều kiện chung và những điều kiện riêng.

2


Những điều kiện chung là những điều kiện bắt buộc được áp dụng chung cho
mọi công dân khi tuyển vào cơ quan nhà nước. Nghị định 117 điều chỉnh vấn đề này tại
điều 5:
“1. Người đăng kí dự tuyển vào công chức phải đảm bảo những điều kiện sau
đây:
a) Là công dân Việt Nam. Có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.
b) Tuổi của người dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến dưới 40 tuổi.Trường hợp
người dự tuyển là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thì tuổi dự tuyển có thể cao hơn nhưng không quá 45
tuổi.
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp
với yêu cầu của ngạch dự tuyển;
d) Đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ,công vụ
đ) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù,
cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
2. Những người dự tuyển vào công chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1
Điều 1 của pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức
ngày 29 tháng 4 năm 2003 phải qua thực hiện chế độ công chức dự bị.
3.Ngoài những điều quy định tại khoản 1 điều này, căn cứ vào tính chất, đặc
điểm chuyên môn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều
kiện đối với người dự tuyển.”
Những điều kiện riêng được áp dụng để tuyển dụng những chức danh cụ thể,
nhằm đảm bảo chuyên môn và tiêu chuẩn hóa chức danh, đó là thời gian, cônh tác, tuổi,
trình độ và năng lực, kinh nghiệm chuyên môn, học vấn…Trong thời đại mở cửa và
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cách mạng công nghệ thông tin thì trình độ ngoại ngữ và
kiến thức tin học là bộ phận kiến thức hầu như là bắt buộc, đặc biệt đối với những cán

bộ,công chức trẻ. Một số ngành nghề còn đòi hỏi cả về ngoại hình và giọng nói
3


v..v..Những quy định riêng này được áp dụng trong các ngành kinh tế quốc dân cụ thể,
và do những cơ quan quản lý ngành đó quy định.
2. Hình thức tuyển dụng
Việc tuyển dụng công chức, viên chức trước đây được thực hiện dưới 3 hình
thức bầu, xét tuyển,thi tuyển. Nay chỉ còn hai hình thức là thi tuyển và xét tuyển. Điều
23 Pháp lệnh sửa đổi 2003 quy định chung về căn cứ tuyển dụng, tiêu chuẩn, hình thức
tuyển dụng và chề độ công chức dự bị như sau:
“1. Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại điểm b, c, d, e và h khoản 1
điều 1 của Pháp lệnh này, cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí
công tác của chức danh, cán bộ, công chức và chỉ tiêu biên chế được giao.
2.Khi tuyển dụng cán bộ,công chức quy định tai điểm d khoản 1 Điều 1 của pháp
lệnh này, đơn vị sự nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế và
nguồn tài chính của đơn vị. Việc tuyển dụng được thực hiện theo hình thức hợp đồng
làm việc.
3. Người được tuyển dụng làm cán bộ, công chức quy định tại điểm b và điểm c
khoản 1 điều 1 của pháp lệnh này phải thực hiện chế độ công chức dự bị.
4. Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông
qua thi tuyển; đối với việc tuyển dụng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để
đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người thì có thể
thực hiện thông qua xét tuyển.
Chính phủ quy định cụ thể chế độ thi tuyển và xét tuyển”
** Hình thức tuyển dụng:
a) Thi tuyển là hình thức phổ biến đóng vai trò rất quan trọng để thiết lập đội ngũ
công chức. Thực chất đây là hình thức để tuyển công chức mới. Nghị định số
117/2003/NĐ-chính phủ quy định các yêu cầu về nội dung và thủ tục tổ chức thi tuyển,
nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng, cách tính điểm trong thi tuyển, nguyên

tắc xác định người trúng tuyển và các vấn đề khác có liên quan đến tuyển dụng công
chức.
4


Tất cả những quy định nêu là khung pháp lý mà khi thi tuyển công chức các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân theo, nhưng tất nhiên các quy định này cũng
hoàn toàn không phải là những bảo đảm đầy đủ, chắc chắn cho việc tuyển dụng công
chức một cách khách quan, khoa học, mà còn tuỳ thuộc vào việc tổ chức thi tuyển, hình
thức thi tuyển bởi từng nghề có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng.
Đây là hình thức có nhiều ưu điểm do tính khách quan của nó,đang đóng vai trò
rất quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có chuyên môn,tay nghề cao.Tùy
theo yêu cầu cụ thể của từng ngành, nghề mà cơ quan tuyển dụng đề ra yêu cầu lựa
chọn theo tài năng,trình độ chuyên môn….Trước đây, hình thức này còn được áp dụng
rất hạn chế, đặc biệt trong cơ chế quản lí hành chính- mệnh lênh khép kín.Nhưng cùng
với quá trình đổi mới theo cơ chế thị trường, dân chủ hóa, hình thức này dần dần được
áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, nhất là vào các ngạch công chức chuyên môn và
nghiệp vụ kĩ thuật, không chỉ đối với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và giảng dạy, mà
cả đối với các cơ quan hành chính nhà nước, các công ty, xí nghiệp,văn phòng đại diện,
tư vấn Việt Nam và liên doanh nước ngoài…
b) Xét tuyển là một trong những hình thức tuyển dụng cán bộ, công chức mới
được quy định trong pháp luật. Việc áp dụng hình thức này là hợp lý trong điều kiện
nay ở nước ta.
Trong nền kinh tế thị trường con người đều cao lợi ích kinh tế, bị cuốn hút bởi
các quy luật của kinh tế thị trường, do vậy sau khi được đào tạo người ta thường đổ xô
về các đô thị lớn để tìm kiếm việc làm, thậm chí làm cả những công việc không liên
quan đến chuyên môn đã được đào tạo, miễn là kiếm được một khoản thu nhập nhất
định, miễn là khoản thu nhập ấy cao hơn thu nhập của họ nếu họ làm việc ở vùng núi,
hải đảo hơn nữa đô thị bao giờ điều kiện sống với đầy đủ ý nghĩa của nó cũng tốt hơn
các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Để khắc phục tình trạng này và khuyến khích

những người lao động có trình độ cao tự nguyện công tác tại vùng sâu, vùng xa, miền
núi. Điều 8 Nghị định số 117/2003/NĐ - CP đã quy định việc ưu tiên trong việc xét
tuyển gồm: Những người cam kết tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở vùng cao,
vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo được xét tuyển theo thứ tự ưu tiên sau
5


đây: người dân tộc thiểu số, người cư trú tại nơi tình nguyện làm việc; Anh hùng lực
lượng vũ trang, Anh hùng lao động; thương binh; con liệt sỹ; con thương binh, con
bệnh binh; người có học vị tiến sỹ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu
tuyển dụng; người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu
tuyển dụng; người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù
hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển
dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên
đội trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn
thành nhiệm vụ.
3. Công chức dự bị và tập sự của công chức trong các cơ quan nhà nước.
Theo Nghị định 115/2003/NĐ-CP của Chính phủ thì “công chức dự bị là công dân
Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được tuyển dụng để bổ
sung cho đội ngũ cán bộ, công chức quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 1 Pháp
lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2003” và làm
việc có thời hạn tại: Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước, TAND các cấp;
VKSND các cấp; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; HĐND, UBND các
tỉnh, thành phố thực thuộc T.Ư; UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; bộ
máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. UBND xã, phường, thị
trấn.
Và thời gian tập sự được hiểu là giai đoạn đầu của công chức dự bị.
Thời gian tập sự là khoảng thời gian, trong đó người trúng tuyển qua kỳ thi tuyển
công chức, đã có quyết định tuyển dụng và xếp theo lương theo đúng tiêu chuẩn ngạch,
bậc của công chức nhưng chưa được bổ nhiệm chính thức vào ngạch công chức phải

"học làm việc", đồng thời cũng là khoảng thời gian mà cơ quan nhà nước "dạy học" cho
người trúng tuyển và đánh giá toàn diện về năng lực của người được tuyển. Giai đoạn
này hình thành quan hệ giữa người trúng tuyển và cơ quan sử dụng người trúng tuyển
thể hiện qua quy định của pháp luật.
- Thời gian tập sự đối với từng loại công chức được quy định tại Điều 16 Nghị
định số 117/2003/NĐ-CP như sau:
6


+ 12 tháng đối với ngạch chuyên viên và tương đương;
+ 06 tháng đối với ngạch cán sự và tương đương;
+ 03 tháng đối với ngạch chuyên viên và thị tương đương;
Trong thời gian tập sự, cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm cử một công
chức cùng ngạch, có năng lực và kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn. Thời gian này,
người tập sự được hưởng 85% hệ số lương khởi điểm của ngạch được tuyển dụng và
các quyền lợi khác như công chức trong cơ quan. Người được tuyển dụng làm việc ở
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo hoặc làm việc trong các ngành nghề độc hại,
nguy hiểm, thì trong thời gian tập sự được hưởng 100% hệ số lương khởi điểm của
ngạch được tuyển và được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định chung.
Thời gian tập sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với người đã trúng tuyển qua kỳ
thi tuyển công chức cũng như đối với cơ quan tuyển công chức. Đây là khoảng thời
gian để "người công chức trẻ" học các kỹ năng, kiến thức chuyên môn, kiểm nghiệm lại
những kiến thức đã tiếp thu trong nhà trường cũng là thời gian để cơ quan sử dụng công
chức có điều kiện đánh giá đúng khả năng thực tế của người đã trúng tuyển. Điều đặc
biệt quan trọng là người mới được tuyển phải làm việc trong một môi trường mới, phải
giao tiếp với những người xa lạ, đồng thời cũng là thời gian để người đó thể hiện năng
lực của mình qua công việc, tìm hiểu giá trị nơi mình làm việc và cũng bắt đầu thể hiện
giá trị của bản thân.
4. Nguyên tắc tuyển dụng công chức
Tuyển dụng công chức là một hoạt động của quản lý hành chính nhà nước.Vì thế

việc tuyển dụng phải được tuân thủ theo quy định của pháp luật và phải được tuân theo
một số nguyên tắc sau:
Nguyên tắc bình đẳng: Đây là nguyên tắc xuất phát từ Hiến pháp quy định
những quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền được tham gia quản lý Nhà nước,
quản lý xã hội.Ở đây nói về việc mọi công dân đều bình đẳng trong việc tham gia vào
các hoạt động tuyển dụng công chức.Nguyên tắc trên căn bản bảo đảm bình đẳng về
giới, về giai cấp, về tôn giáo, dân tộc và mức độ thu nhập…..
7


Dựa trên nguyên tắc bình đẳng, Chính phủ ban hành những điều kiện pháp lý cụ
thể, nhưng hướng chủ yếu vào những tiêu chuẩn khách quan do công vụ đòi hỏi, nhưng
không vi phạm quyền bình đẳng được Hiến pháp thừa nhận.
Trên thực tế,do những yếu tố chi phối như tâm lý trọng nam khinh nữ nên có nơi
này, nơi kia còn có những quy định “bất thành văn” hạn chế tuyển dụng cán bộ nữ.
Nguyên tắc khách quan: Nguyên tắc khách quan đòi hỏi cơ quan tuyển dụng
phải căn cứ vào những yêu cầu khách quan để tuyển dụng và lựa chọn.Đó là nhu cầu
thực tế của công việc, là hệ thống quy định pháp luật do Nhà nước ban hành.Nguyên
tắc khách quan không chấp nhận việc tuyển dụng bị chi phối bởi những thái độ chủ
quan như: cố tình tuyển dụng số lượng công chức vượt quá tiêu chuẩn biên chế, lựa
chọn thí sinh căn cứ vào những quan hệ chủ quan như chọn người nhà, chọn người “ăn
cánh”, người “hiền”.Đáng tiếc nhất là trong việc vi phạm nguyên tắc khách quan là
những quan hệ tiêu cực, hối lộ trong tuyển dụng.
Khi những yếu tố chủ quan vi phạm,lấn át những quy định pháp lý,thì nguyên
tắc khách quan không được tôn trọng. Nghĩa là cơ quan,người có trách nhiệm đã bỏ
qua, bất chấp những đòi hỏi của công việc, của sự nghiệp cải cách để phục vụ những
mục đích vụ lợi,cục bộ.
Nguyên tắc này còn được bổ sung bằng hai nội dung chi tiết là vô tư và công
bằng.
5.Vai trò của tuyển dụng công chức.

Mục đích của việc thi tuyển là để chọn nhân tài, xoá bỏ chế độ dùng tiền,
dùng quyền để mua bán văn bằng, tước vị.Việt Nam là nước có một số lượng lớn
lao động và việc thi tuyển,xét tuyển sẽ giúp lựa chọn những người có năng lực để
hoàn thành tốt công việc cũng như tránh được tình trạng sử dụng nhầm những
người không có năng lực.
Tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhu cầu thực tế- thiếu công chức
nào, thi tuyển đúng chuyên môn,trình độ.Có thể cao hơn, nhưng tối kị lấy thấp
hơn.Như vậy,tuyển dụng không những là để bổ sung cho việc “thiếu” mà còn đáp
ứng sự “cần” của công việc.
8


Việc tuyển dụng công chức sẽ giúp tránh được những hậu quả như: đủ biên
chế mà vẫn thiếu người làm việc,có người chơi mà không có người làm; việc
đang một người làm lại phân ra cho ba,bốn người làm.Không những thế cũng
tránh được việc có sự tị nạnh,nhòm ngó lẫn nhau trong công vụ khá phổ biến ở
những cơ quan bất cập về cơ cấu hiện nay.
III) Thực tiễn tuyển dụng công chức hiện nay.
Theo ông Trần Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ),
mỗi năm ở nước ta có 1,5 triệu người đến độ tuổi lao động. Hiện nay các đơn vị tuyển
dụng của Nhà nước đang quá tải do có quá nhiều người muốn vào vì ở khu vực này,
người ta nghĩ rằng công việc sẽ ổn định hơn dù thu nhập không cao. Vì thế dẫn đến
công tác tuyển dụng rất khó khăn và đây cũng là một phần gây ra những tiêu cực. Tuy
từ trước tới nay, các quy định của Nhà nước trong vấn đề tuyển dụng đều khá rõ ràng,
đầy đủ và công khai, nhưng ở đâu đó vẫn có những hiện tượng tiêu cực như báo phản
ánh. Dù sao đó cũng chỉ là hiện tượng chứ không phải bản chất và nó không diễn ra
một cách công khai, nguyên nhân vẫn là do sự chênh lệch giữa cung và cầu.
1. Nhà nước ban hành thêm một số nghị định thông tư mới.
Trên cơ sở Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam và Bộ Nôị vụ Việt Nam năm 2003, 2004 đã ban hành các Nghị định, Thông

tư nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh:
Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số:
117/2003/NĐ-CP, ngày 10 - 10 - 2003, về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán
bộ,công chức trong các cơ quan Nhà nước; và Nghị định số: 116/2003/NĐ-CP, ngày
10 - 10 - 2003, về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn
vị sự nghiệp của Nhà nước;
Bộ nội vụ ban hành Thông tư số: 09/2004/TT-BNV, ngày 19 - 02 - 2004,
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 - 10 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,công chức trong các cơ
quan Nhà nước; và Thông tư số: 10/2004/TT-BNV, ngày 19 -02 - 2004 hướng dẫn thực
hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 - 10 - 2003 của Chính
9


phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp
của Nhà nước.
Ngoài ra Ngày 15/01/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2007/NĐCP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 117/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
2.Nhà nước đã có những đổi mới trong luật cán bộ công chức.
Ngày 13/11/2008, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII thông qua Luật Cán bộ,công
chức (CBCC) thay thế Pháp lệnh CBCC nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; xây
dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển
đổi sang nền hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Luật CBCC được ban hành với
các quan điểm chỉ đạo là: thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về tiếp tục cải cách chế độ công chức, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
Về tổ chức tuyển dụng, nâng ngạch: cùng với việc giao thẩm quyền tuyển dụng
cho các bộ, ngành và địa phương, Luật bổ sung quy định các bộ, ngành và địa phương

có trách nhiệm thực hiện việc phân cấp tuyển dụng công chức cho các cơ quan thuộc
quyền quản lý. Bước đầu gắn dần thẩm quyền sử dụng với thẩm quyền tuyển dụng,
khắc phục tình trạng người được giao quyền tuyển dụng không được giao quyền sử
dụng; người được giao sử dụng thì lại không được giao quyền tuyển dụng; qua đó nâng
cao chất lượng công tác tuyển dụng, lựa chọn được đúng người có đủ năng lực, tiêu
chuẩn đáp ứng yêu cầu công việc.Việc nâng ngạch phải qua kỳ thi và thực hiện theo
nguyên tắc cạnh tranh để lựa chọn người giỏi hơn; không hạn chế số người đăng ký,
không quy định thâm niên giữ ngạch và hệ số lương… Tuy nhiên, chỉ tiêu dự thi được
xác định trên cơ sở nhu cầu vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức. Theo nguyên tắc
cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ bổ nhiệm vào ngạch dự thi số người bằng
đúng số vị trí còn thiếu trong số những người đạt yêu cầu, theo nguyên tắc chọn người
10


giỏi hơn. Để nâng cao chất lượng công chức, nội dung và hình thức thi tuyển, thi nâng
ngạch được đổi mới nhằm lựa chọn đúng người có đủ năng lực, phẩm chất, kỹ năng và
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc tổ chức thi nâng ngạch được tập trung vào một đầu
mối do Bộ Nội vụ chủ trì, trên cơ sở phối hợp với các đơn vị, cơ quan hữu quan.
3. Khó tuyển vì quy định quá khắt khe
Điều 1, Nghị định số 09(Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2007/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 117/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và
quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. )quy định những đối tượng
được đăng ký thi tuyển công chức gồm: viên chức đang làm việc ở các đơn vị sự
nghiệp của Nhà nước; viên chức đang làm công tác quản lý, lãnh đạo từ cấp phòng trở
lên trong các doanh nghiệp nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã; sĩ quan và quân nhân
chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam.
Theo quy định trên, người tham gia thi tuyển công chức trước hết phải là “người
của Nhà nước”. Hơn nữa, phải là “người của Nhà nước” đã có thời gian làm việc liên
tục tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước từ đủ 3 năm trở lên (Khoản 4, Điều 1,
Nghị định 09).

Những đối tượng khác có nguyện vọng được tuyển dụng và bổ nhiệm vào công
chức thì đăng ký dự tuyển vào công chức dự bị và phải thực hiện chế độ công chức dự
bị theo quy định hiện hành trước khi xem xét tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch công
chức (Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 09).
Như vậy, những người mới tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc sau đại
học không được thi công chức mà chỉ được tham gia thi tuyển công chức dự bị theo
quy định tại Nghị định số 115/2003/NĐ-CP (về chế độ công chức dự bị) và Nghị định
số 08/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 sửa đổi, bổ sung nghị định này?
Thực tế cho thấy, viên chức đang làm việc ở các đơn vị sự nghiệp hoặc đang làm
công tác quản lý, lãnh đạo từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp nhà nước; quân
nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam ít tham
gia thi tuyển để trở thành công chức hành chính nhà nước.
11


Bản thân họ đang có việc làm, tiền lương của họ cao hơn những công chức có
cùng trình độ đào tạo và thời gian công tác. Những người làm việc trong các doanh
nghiệp nhà nước, trong lực lượng vũ trang có mức lương tối thiểu bao giờ cũng cao hơn
cơ quan hành chính nhà nước. Với viên chức sự nghiệp cũng vậy, ngoài lương, họ còn
được hưởng những chế độ khác hình thành từ nguồn thu của đơn vị theo quy định.
Đối với đối tượng dự tuyển là cán bộ, công chức cấp xã, hiện, trình độ của đội
ngũ này chưa đồng đều. Nhiều nơi, cán bộ, công chức cấp xã còn chưa đạt chuẩn nên
chưa thể tham gia thi tuyển để được giao nhiệm vụ ở cấp hành chính cao hơn.
Chẳng hạn, theo quy định, công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có trình độ từ
trung cấp luật trở lên. Nhưng thực tế, đa số các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa
đảm bảo yêu cầu này. Vì vậy, quy định cán bộ, công chức cấp xã là đối tượng dự tuyển
như đã nêu là điều ít thực hiện được trên thực tế.
4.Nhiều nơi vẫn tổ chức thi tuyển chung giữa công chức và công chức dự bị.
Ngay từ khái niệm "công chức dự bị" đã có cách hiểu khác nhau liên quan đến việc
phân định "công chức" và "công chức dự bị". Với quy định trên đây, có cách hiểu cho

rằng công chức dự bị chỉ là nguồn "bổ sung" do đó là nguồn chờ biên chế chính thức để
chuyển đổi hoặc để thay thế những công chức khi nghỉ hưu. Cách hiểu này dẫn đến tình
trạng nhiều người sau khi trải qua kỳ thi tuyển công chức dự bị luôn trong tình trạng
thấp thỏm.
Trên thực tế, với cách hiểu khác nhau về công chức dự bị cũng dẫn đến việc
quản lý công chức dự bị ở các địa phương cũng khác nhau.
Về việc thi tuyển công chức dự bị, một số địa phương đã tổ chức kỳ thi tuyển
công chức dự bị thành một kỳ thi riêng nhưng có địa phương tổ chức thi tuyển chung
với thi tuyển công chức.
Ví dụ, theo báo cáo tổng kết năm 2005 của Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc thì tỉnh
này đã tổ chức 1 kỳ thi tuyển công chức, viên chức và công chức dự bị với tổng số
tuyển 86 công chức, công chức dự bị. Ngày 6/1/2006, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã
có thông báo thi tuyển chung cho công chức dự bị và công chức. Thông báo này không
12


có sự phân biệt về tiêu chuẩn, điều kiện dự thi, hình thức thi tuyển giữa các đối tượng
dự tuyển vào "công chức" và "công chức dự bị" .
Sau khi trúng tuyển công chức dự bi, theo quy định tại Nghị định 115 thì công
chức dự bị phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính (khoá
học tiền công vụ) và thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị là 24 tháng. Tuy nhiên,
Nghị định 117 cũng buộc những người được tuyển dụng công chức thuộc các điểm b
và c khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, Công chức thì phải thực hiện chế độ công chức
dự bị. Mặt khác, Nghị định 117 còn quy định thời gian tập sự là 12 tháng, 6 tháng, 3
tháng đối với các ngạch công chức khác nhau. Vấn đề thực hiện chế độ công chức dự bị
đối với người được tuyển dụng theo biên chế công chức từ đó mà có những cách hiểu
khác nhau. Có người cho rằng tuyển dụng theo Nghị định 117 thì đương nhiên là công
chức nhà nước, còn tuyển dụng theo Nghị định 115 thì là công chức dự bị. Mặt khác,
Nghị định 115 quy định việc tuyển dụng công chức dự bị có thể được tổ chức tuyển
theo từng ngạch công chức nhưng không nói rõ rằng việc tuyển công chức dự bị có

được áp dụng đối với các ngạch yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao đẳng trở
xuống hay không. Đây là vấn đề nhiều địa phương gặp lúng túng khi tuyển đối tượng
này vào làm việc ở cơ quan nhà nước.
5.Thi tuyển vẫn còn nhiều bất cập.
Khi bàn đến nội dung tuyển dụng cán bộ, công chức cho rằng, các quy định về
tuyển dụng cán bộ, công chức theo quy định hiện hành còn rất nhiều bất cập về phương
thức, cách thức tuyển dụng, đặc biệt là quy định nội dung và các môn thi tuyển và chế
độ ưu tiên xét tuyển, quy định về các môn thi bắt buộc chung và cách tính điểm.
Việc cho điểm ưu tiên đến 30 điểm trên thang điểm 100 cho các đối tượng ưu
tiên xét tuyển bao gồm các đối tượng chính sách, người có công, dân tộc thiểu số quá
chênh lệch so với những đối tượng không thuộc diện ưu tiên làm cho các cơ quan
không tuyển được người có chuyên môn phù hợp, có năng lực thực sự, đáp ứng những
tiêu chuẩn, nhu cầu công việc nhất là các lĩnh vực chuyên môn, ngành có yêu cầu
chuyên môn cao chẳng hạn như ngành y tế.
13


Về nội dung thi,thì có thể nhận thấy nội dung thi tuyển còn bất cập, nặng về
hình thức, nhẹ về kiến thức chuyên môn. Các môn thi bắt buộc rất cứng nhắc, chủ yếu
là các môn: Hành chính nhà nước hoặc lý luận nhà nước - pháp luật và một môn thi
chuyên ngành.., Tin học và Ngoại ngữ. Trong khi có nhiều lĩnh vực cần chuyên môn
chứ không cần quá thạo về Ngoại ngữ, Tin học hay Nghiệp vụ hành chính, nên những
quy định này vô tình làm rào cản cản trở ý định nhiều người được đào tạo chuyên môn
bài bản muốn trở thành công chức.
Có những nơi tổ chức thi công chức với những nội dung kiến thức rất chung
chung về quản lý Nhà nước, không đề cập sâu về chuyên môn, nên có trường hợp sinh
viên đỗ loại khá hệ chính quy lại không trúng tuyển, sinh viên đỗ loại trung bình tại
chức lại trúng tuyển.
Đó là một thực trạng đã tồn tại rất nhiều năm qua, thậm chí, ngay tại các địa
phương có "phong trào" trải thảm đỏ thu hút nhân tài vào làm việc trong bộ máy chính

quyền. Chẳng hạn, thành phố Hà Nội năm nào cũng tổ chức tuyên dương và có nhiều
chính sách đãi ngộ cho các thủ khoa đại học.
Thế nhưng, theo Lê Hoài Châu (thủ khoa HV Tài chính 2008) - sau một thời
gian tìm hiểu chế đỗ đãi ngộ các thủ khoa xuất sắc của Hà Nội - đã cho rằng, chế độ
tuyển dụng chưa công bằng, chính sách đãi ngộ chưa thoả đáng hay không thật chính
xác như lời hứa ban đầu. Ngoài yêu cầu về năng lực, một số cơ quan còn yêu cầu khác
như... thẻ Đảng viên. Kết quả là, sau 5 năm trải thảm "cầu hiền", Hà Nội chỉ tuyển được
vẻn vẹn 59/499 thủ khoa.
Điều đó có thể cho thấy rằng mặc dù việc tuyển dụng công chức đã có những
thay đổi tiến bộ nhưng trên bình diện chung vẫn còn có những sai sót, và yếu kém.
IV) Phương hướng hoàn thiện.
- Nên cải cách việc thi tuyển công chức.
Luật cần quy định rõ việc thi tuyển công chức phải thành lập hội đồng thi tuyển
và nội dung thi tuyển ngoài kiến thức quản lý Nhà nước là kiến thức chuyên môn (cụ
thể do Chính phủ quy định).
14


Tuyển dụng cần qua 2 vòng, vòng 1 - thi viết - để chọn ra những người đủ kiến
thức chung, nền tảng về công vụ. Vòng 2, kiểm tra trình độ chuyên môn và các năng
lực liên quan cần thiết qua phỏng vấn, trắc nghiệm tâm lý, thẩm tra lý lịch cá nhân, sức
khoẻ và gặp gỡ trực tiếp với lãnh đạo đơn vị sử dụng công chức.
Bên cạnh đó,có trường hợp quá nặng về kiến thức quản lý Nhà nước khi thi
tuyển công chức. Trong khi đó, đối tượng điều chỉnh của Luật lại rất rộng, gồm có cán
bộ của Đảng, cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, công chức của khối Nhà
nước...
Chính phủ cần sớm ban hành quy định cụ thể việc thi tuyển, xét tuyển công
chức, đặc biệt là phần nội dung thi tuyển để khắc phục thực trạng không công bằng kể
trên.
- Thông báo công khai việc thi tuyển, xét tuyển công chức.

Dân chủ, đó là nguyên tắc duy nhất mà ta có thể áp dụng để hạn chế những tiêu
cực trong tuyển dụng. Phải công khai trên báo chí về những đợt thi tuyển để mọi người
đều biết và tham gia, không thể "xập xí xập ngầu", lập lờ trong việc công khai chỉ tiêu.
Thứ hai, cũng hết sức quan trọng là vai trò giám sát của nhân dân, quần chúng tại từng
đơn vị, cơ quan phải được đề cao. Thực tế cho thấy, ở nhiều đơn vị, cấp dưới ngại, sợ
cấp trên nên không dám đấu tranh, không dám phanh phui tiêu cực, không chỉ trong
vấn đề tuyển dụng mà còn ở nhiều vấn đề khác. Tình trạng lạm quyền cũng diễn ra khá
phổ biến.
- Không cần thiết phải quy định việc thi tuyển công chức dự bị riêng rẽ trong
một Nghị định mà chỉ cần cụ thể bằng một chương riêng về Chế độ công chức dự bị tại
Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức. Theo đó, tất
cả những người muốn trở thành công chức nhà nước phải qua thi tuyển, sau khi được
tuyển dụng thì phải thực hiện chế độ công chức dự bị. Quy định như vậy vừa rõ ràng,
lại tránh được sự trùng chéo, chồng lắp gây khó hiểu như hiện nay.

15


C- KẾT LUẬN
Một thực trạng đáng lo ngại ở Việt Nam gần đây, là số lượng công chức bỏ Nhà
nước ra làm tư rất nhiều.Nhà nước đang dùng nhiều biện pháp để giữ chân cán bộ công
chức giỏi như tăng lương, tăng chế độ ưu đãi, tạo môi trường làm việc lành mạnh để
tránh tình trạng “chảy máu chất xám”. Và có thay đổi tuyển dụng công chức, đưa lí
luận tiến sát hơn với thực tế cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để
giữ chân công chức cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.
Tuyển dụng công chức bây giờ không còn là việc riêng của một cơ quan, một
ngành nữa mà việc chung của của toàn xã hôi, của đất nước để có thể tạo ra những điều
kiện tôt nhất thu hút nguồn nhân tài này trở lại với Nhà nước nhằm góp phần đưa nền
kinh tế phát triển hơn nữa trong tương lai không xa.


16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình luật hành chính Việt Nam-Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb. Công
an nhân dân.
2. Giáo trình luật hành chính Việt Nam-Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính-Học viện chính trị quốc gia.
Nxb. Giáo dục.
4. Cộng vụ và công chức nhà nước-Phạm Hồng Thái. Nxb. Tư pháp Hà Nội.
5.Pháp lệnh cán bộ công chức 1998 (sửa đổi bổ sung năm 2000,2003).
6.Nghị định của chính phủ số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về chế độ công
chức dự bị (đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị định số 08/2007/NĐCP ngày 15/01/2007).
7. Nghị định của chính phủ số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển
dụng,sử dụng và quản lí cán bộ,công chức trong cơ quan nhà nước (đã được sửa
đổi bổ sung một số điều theo Nghị định của Chính phủ số 09/2007/NĐ-CP ngày
15/01/2007).
8.Tạp chí dân chủ và pháp luật số 02 năm 2005.

17


MỤC LỤC

18




×