Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.13 KB, 11 trang )

Lời mở đầu
Trong suốt chiều dài lịch sử, cuộc đấu tranh vì quyền con người, nhân đạo xuất
hiện như một giá trị xã hội đích thực, cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và vững
chắc của nền kinh tế, sự phát triển chóng mặt của khoa hoc – công nghệ, nhu cầu của
con người về các quyền tự do, công bằng, bình đẳng, dân chủ, bác ái và đặc biệt là
nhân đạo luôn là niềm khát vọng cháy bỏng, và ngày càng thực sự trở thành mục tiêu
đấu tranh của con người. Bởi là giá trị cực kì quan trọng, nhân đạo thể hiện mạnh mẽ, rõ
nét nhất trong pháp luật Việt Nam. Cố nhiên nguyên tắc nhân đạo sẽ trở thành một trong
những nguyên tắc quan trọng trong toàn bộ chủ trương, đường lối của Đảng và trong
toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam.
Để hiểu kĩ vấn đề này bày viết dưới đây xin trình bày vấn đề: “Nguyên tắc nhân
đạo trong pháp luật Việt Nam hiện nay”. Bởi nhân đạo trong pháp luật Việt Nam là
một vấn đề phức tạp, đa dạng và nhiều mặt nên trong phạm vi một bài viết khó trình bày
được một cách đầy đủ, mặc dù đã có sự tìm hiểu, nghiên cứu xong do kiến thức còn hạn
chế nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót hạn chế, trên tinh thần đó em rất mong nhận
được sự góp ý từ phía quý thầy cô để bài làm đầy đủ, hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


A. LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO CỦA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM.
Nhân đạo là giá trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự suất hiện của xã hội
loài người nói chung và trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng. Chính vì
vậy, Đảng và Nhà nước ta trước sau như một khẳng định sự cần thiết phải thiết lập và
thực hiện một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam
nói riêng và công cuộc đổi mới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân
do dân và vì dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.
Trong xu thế phát triển chung của thế giới cùng với những giá trị khác như:
Công bằng, bình đẳng, dân chủ… Nhân đạo trong pháp luật có vai trò hết sức to lớn đối


với hoạt động xây dựng pháp luật, trong tổ chức thực hiện pháp luật và toàn bộ đời sống
pháp luật. Có thể khẳng định rằng pháp luật Việt Nam ngày nay thể hiện bản chất ngày
càng nhân đạo và thực sự nhân đạo.

B. NỘI DUNG NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM.
I. Nhân đạo – Nguyên tắc quan trọng của pháp luật Việt Nam
1. Nhân đạo
Nhân đạo là đường làm người, là đạo làm người, là sự yêu thương, tôn trọng,
bảo vệ giá trị phẩm giá và truyền thống của con người.
Xuất phát từ ý kiến cá nhân: Nhân đạo được hiểu là đạo lí làm người, là sự yêu
thương, sự đối sử nhân từ có tình có nghĩa giữa các chủ thể trong xã hội với nhau.
Với tư cách là phạm trù ý thức xã hội, nhân đạo chỉ xuất hiện khi xã hội phân chia
thành giai cấp ở đó có sự ra đời của Nhà nước và xã hội, đồng thời nhân đạo còn là một
phạm trù mang tính giai cấp: tư tưởng, tình cảm thái độ đối xử của con người trong xã
hội bao giời cũng xuất phát từ lợi ích giai cấp tầng lớp hay nhóm xã hội mà họ là thành
việc.

2


2. Pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc sử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu định hướng
cụ thể.
Vì vậy pháp luật là chuẩn mực xã hội, là thước đo chính xác nhất của hành vi con
người nó được hình thành bằng con đường Nhà nước do vậy pháp luật mang tính quyền
lực Nhà nước.
Trong mối quan hệ nhân đạo và pháp luật vì là vấn đề con người do vậy nhân đạo
chẳng những có mối liên hệ mật thiết, đan sen với các giá trị khác mà còn là mối liên hệ

mật thiết với pháp luật. Pháp luật ngày nay không chỉ là công cụ để quản lí xã hội mà
còn là một giá trị xã hội thực sự.
Bởi vậy pháp luật và nhân đạo ngày nay rất được chú trọng, phát huy đến mức tối đa
đặc biệt trong việc quy định hình phạt đối với tội phạm để nhằm giáo dục, cải tạo con
người trở thành những con người có ích cho xã hội. Không sai khi nói rằng pháp luật
Việt Nam đã thực sự thể hiện bản chất nhân đạo và ngày càng chiếm một vị trí hết sức
quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.
II. Sự thể hiện của Nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật Việt Nam – Trong
hoạt động xây dựng pháp luật và trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật.
Pháp luật Việt Nam hiện nay không chỉ là công cụ, phương tiện mà Nhà nước sử
dụng để quản lí xã hội mà nó còn là một giá trị xã hội thực sự. Việc thừa nhận Pháp luật
như một giá trị xã hội làm nảy sinh hai vấn đề cần quan tâm hiện nay đó là nhân đạo
trong quá trình xây dựng pháp luật và trong việc tổ chức thực hiện pháp luật.
1.

Trong hoạt động xây dựng pháp luật

Hoạt động xây dựng pháp luật được hiểu theo nhiều nghĩa với phạm vi rộng hẹp
khác nhau như vậy xây dựng pháp luật là toàn bộ các hoạt động ban hành ra các văn bản
quy phạm pháp luật.
Một nhà nước ra đời mà không có pháp luật để quản lí xã hội thì Nhà nước đó sẽ
không thể tồn tại. Một hệ thống pháp luật tồn tại trong xã hội mà chỉ quy định những
hình phạt dã man, vô nhân đạo thì cũng không thể nào quản lí được nhân dân, làm cho
dân tôn trọng. Nhận thức rõ điều đó Nhà nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống
3


pháp luật thực sự do dân và vì dân, và ngày càng nhân đạo. trở thành mục tiêu để con
người vươn lên trong cuộc sống. Có thể thấy tính nhân đạo trong pháp luật Việt Nam
ngày nay thể hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất: Quá trình xây dựng pháp luật đã phản ánh được những yêu cầu khách quan
về sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội nhất định,
nghĩa là pháp luật đã đảm bảo thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong hoạt
động quản lí nhà nước, các nhà làm luật đã xem xét kế thừa những tinh hoa của tập quán
pháp, đạo đức phù hợp với truyền thống của dân tộc ta và đưa nó lên thành pháp luật.
Thứ hai: Nội dung trong các quy định của pháp luật phù hợp với các quy luật khách
quan, phần nào bảo đảm phát huy vai trò tích cực của pháp luật đối với đời sống xã hội.
Thứ ba: Pháp luật đã thể chế hóa các đường lối chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí
của nhân dân, pháp luật mang bản chất là sự thống nhất hữu cơ giữa tính chất giai cấp
công nhân và nhân dân lao động, coi công nhân nhân và nhân dân là lực lượng chính
trong việc đưa đất nước lên ngang hàng với các nước trên thế giới.
Thứ tư: Cùng với việc thể chế hóa đường lối lãnh đạo, chính sách, Đảng chủ trương
dân chủ hóa, bảo đảm cho mọi người dân được tham gia vào quản lí Nhà nước ngay từ
khâu đầu tiên của hoạt động xây dựng pháp luật.
Thứ năm: Trong quy trình xây dựng, pháp luật rất quan tâm việc tôn trọng các quyền
tự do, cơ bản của con người bằng việc quy định hẳn một chương trong Hiến pháp về
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các quyền của con người về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa và xã hội được Nhà nước bảo đảm thực hiện điều mà các Nhà nước giai
đoạn trước chưa làm được như: Điều 64 Hiến pháp 1992: “ Nhà nước bảo hộ hôn nhân
và gia đình” hay quy định công dân có quyền tự do kinh doanh, tự do cư trú, đi lại, và có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể hoặc đủ 18 tuổi trở lên đều được bầu cử….
Thứ sáu: Tại điều 51 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định “mọi
công dân đều có quyền bình đằng trước pháp luật”. Đồng thời pháp luật tạo điều kiện để
giải phóng con người trên tất cả các lĩnh vực quan trọng của dời sống xã hội, giải phóng
con người khỏi xã hội bất công, bất bình đẳng và làm cho lực lượng sản xuất phát triển ở
trình độ cao.

4



Thứ bảy: Tất cả mọi công dân đều được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm và kèm theo đó là các quy định nghiêm cấm mọi hình thức truy
bức, nhục hình, xúc phạm danh dự nhân phẩm của công dân.
Nhằm thể hiện bản chất của mình là Nhà nước của dân, do dân, và vì dân Nhà nước ta
trong quá trình xây dưng pháp luật đã rất chú ý tới khía cạnh nhân đạo luôn đi kèm với
các quy định về hình phạt đối với các hành vi xâm hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân. Pháp luật luôn tạo điều kiên để con người tự hoàn thiện nhân cách của
mình thông qua vệc thực hiện pháp luật đúng đắn.
2. Trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của
pháp luật làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của
các chủ thể (cá nhân, tổ chức) pháp luật. Việc tổ chức thực hiện pháp luật là thẩm quyền
của các cơ quan tổ chức cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội thực hiện đúng các quy
định của pháp luật.
Nhằm đưa những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống vì lợi ích của mỗi thành
viên, cũng như của cả cộng đồng xã hội, thực hiện pháp luật còn cho phép làm rõ những
hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thực định để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống pháp luật, ngày càng nhân đạo, vì con người. Nguyên tắc nhân đạo
trong việc tổ chức thực hiện pháp luật thể hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất: Pháp luật Việt Nam quy định những hình thức thực hiện pháp luật và quy
định từng loại chủ thể vào những quan hệ nào thì được thực hiện những hành vi nhất
định như đủ 18 tuổi thì được bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên được ứng cử vào Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp.
Thứ hai: Khi các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, dựa vào các quy định
của pháp luật các cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho nhân dân thực hiện các quy định
của pháp luật, hướng dẫn cho họ cách thức thực hiện. Hoặc những cá nhân, tổ chức có
thể dựa vào những quy định của pháp luật có thể tự mình xác lập quyền và nghĩa vụ của
mình theo đúng quy định của pháp luật nếu họ đạt những yêu cầu mà pháp luật đề ra.
Thứ ba: Trong thực hiện pháp luật, pháp luật Việt Nam ngày nay coi trọng việc giáo
duc, cải tạo tội phạm khuyến khích họ ăn năn, hối cải, mong được làm lại cuộc đời hơn

5


là dùng những hình phạt nghiêm khắc, dã man, xúc phạm tới thân thể, danh dự nhân
phẩm, chà đạp họ, xa lánh họ như pháp luật thời phong kiến.
Thứ tư: Đối với những hành vi vi phạm pháp luật lần đầu hoặc có thân nhân tốt thì sẽ
được pháp luật giảm án tới mức thấp nhất hoặc cải tạo không giam giữ tại địa phương
hoặc cho hưởng án treo để địa phương đó tự quản lí. Những tội phạm nào trong thời
gian bị giam giữ nếu có những biểu hiện tốt, thực sự vươn lên trong cuộc sống và thiết
tha được làm lại cuộc đời thì trong những ngày lễ lớn như Quốc khánh họ sẽ được thả về
trước thời hạn, hoặc xóa bỏ hẳn tội danh cho họ để họ tự tin trở lại xã hội làm người có
ích cho xã hội.
Thứ năm: Trong các lĩnh vực khác như dân sự; thương mại; kinh tế; hôn nhân gia
đình; quan hệ tài sản;… nếu có tranh chấp xảy ra giữa hai bên, pháp luật cho phép họ tự
thỏa thuận với nhau để tạo ra mối quan hệ có lợi cho hai bên, nếu tự họ không giải quyết
được thì lúc đó các cơ quan, nhà nước có thẩm quyền cụ thể ở đây là tòa án sẽ đứng ra
giải quyết phân tích cho họ bên nào đúng, bên nào sai theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu: Các thủ tục hành chính trong giải quyết các công việc của công dân và các
tổ chức kinh tế đã được giảm bớt, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tự
do sản suất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Trong lĩnh vực xét xử
Thứ nhất: Trong quá trình xét xử các cơ quan tòa án, Viện kiểm sát chú ý tới việc
xác định rõ từng hành vi để định tội, đồng thời nếu có sự ăn năn, khai báo chân thực thì
bị cáo sẽ được giảm án, hoặc nếu phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì sẽ
không bị tủ hình nếu đã có án tử hình.
Thứ hai: Trong quá trình xét xử các vụ án thì các cơ quan chức năng luôn xem xét tất
cả các đặc điểm về nhân thân người phạm tội, xem xét kĩ tâm sinh lí cũng như hoàn
cảnh của người phạm tội để có thể sử giảm án tới mức thấp nhất để họ có cơ hội làm lại
cuộc đời.
Thứ ba: Pháp luật hiện hành không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những

người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, ví dụ: Vụ án Lê Văn
Luyện vừa qua đã làm cho dư luận cả nước rất bức xúc bắt phải tử hình xong theo quy
6


định của pháp luật Lê Văn Luyện tại thời điểm gây án chưa đủ 18 tuổi vì vậy không bị
tủ hình mà chỉ phải chịu tù trung thân.
Như vậy pháp luật xây dựng trên cơ sở nghiêm trị kết hợp với khoan hồng luôn là chìa
khóa thành công trong việc cải tạo con người hướng tới một tương lai tốt đẹp.
III. Một số phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật đảm bảo nguyên tắc
nhân đạo trong giai đoạn hiện nay
Về nguyên tắc, pháp luật được ban hành là để điều chỉnh những quan hệ xã hội đang tồn
tại trên thực tế, do vậy cần có sự chung tay của toàn thể nhân dân góp ý để các nhà làm
luật hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật ngay từ khâu xây dựng pháp luật đến việc tổ
chức thực hiện pháp luật một cách nghiêm túc trong cuộc sống.
Đảm bảo và coi trọng hơn nữa các yêu cầu nhân đạo cũng như các yêu cầu khác như :
công lí, công bằng, dân chủ, tự do, phòng ngừa tội phạm. Việc xét xử luôn phải xuất
phát từ thực tế chứ không được dựa vào ý kiến một phía để kết tội, khi xét xử phải chú ý
tới sự ăn năn, hối cải của kẻ phạm tội để từ đó áp dụng những sự khoan hồng của pháp
luật để họ có cơ hội được trở về với xã hội. Thực tế một số năm gần đây cho thấy đã có
những vụ án bị xử oan, như vậy tính nhân đạo của pháp luật ở đây đã không được đảm
bảo vậy liệu sau khi họ được thả ra vì xét sử oan thì tâm lí của họ sẽ thế nào khi mà
tương lai của họ đã bị những nhà công lí xử sai.?
Phải luôn quan niệm rằng xét xử chỉ là việc bắt buộc chứ không phải là cách duy nhất
để răn đe con người, luôn coi việc giáo dục, cải tạo con người là mục tiêu hàng đầu của
nhà nước. Xác định rõ các dấu hiệu, tình tiết để xác định đúng đâu là vi phạm pháp luật
đâu là trái pháp luật để từ đó tùy từng đối tượng mà định khung, tăng nặng hay giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự.
Nhà nước phải thực sự đảm bảo cho lợi ích của tất cả mọi chủ thể trong xã hội thực

tế cho thấy việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe và đặc biệt là các quyền và lợi ích của nhân
dân chưa thực sự được đảm bảo, nhân dân chưa thực sự phát huy được quyền tham gia
vào quản lí nhà nước. Không ngừng hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật hiện hành
phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội, chính trị trong và ngoài nước để khắc phục
những hạn chế, yếu kém tạo ra sự ổn định, phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

7


Củng cố và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với tư cách
là công cụ chủ yếu để nhà nước quản lí kinhh tế, pháp luật Việt Nam cần tạo ra sự đổi
mới có hiệu quả trong lĩnh vực kinh tế, thiết lập trật tự, kỉ cương trong hoạt động kinh tế
tạo ra cơ cấu sản xuất hợp lí nâng cao đời sống của nhân dân. Tạo ra cơ sở pháp lí vững
chắc cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, và vì dân, tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân. Pháp luật ngày nay góp phần nâng cao hơn nữa việc
xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ngày càng nhân đạo vì con người. Pháp luật ghi nhận, tôn trọng và đảm bảo việc thực
hiện các quyền con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, xóa bỏ dần hình
phạt tử hình trong pháp luật hình sự; giảm bớt các hành vi bị coi là tội phạm; bỏ bớt một
số hình phạt; xóa bỏ việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, đẩy mạnh việc bản vệ
quyền công dân, giải quyết các tranh chấp bằng con đường tư pháp.
Phương hướng trên đây chỉ mang tính tham khảo do vậy hi vọng rằng nhân đạo
trong pháp luật cần được coi trọng hơn nữa đặc biệt trong việc xây dựng và áp dụng
pháp luật trong đời sống một cách có hiệu quả nhất đúng với bản chất của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

C KẾT LUẬN
Cũng như các cặp phạm trù: ác – thiện; tốt – xấu; công bằng – bất công, bình
đẳng – bất bình đẳng; nhân đạo – vô nhân đạo từ lâu đã trở thành những tiêu chí đánh

giá hành vi của con người. Nhân đạo trong pháp luật Việt Nam ngày nay đang dần
chiếm một vị trí hết sức quan trọng, và thực sự trở thành một giá trị xã hội thực sự mang
tính toàn cầu, đặc biệt trong các điều ước quốc tế giữa các nước với nhau nguyên tắc
nhân đạo được coi là vấn đề sống còn cho quan hệ giữa các quốc gia với nhau.
Nguyên tắc nhân đạo của pháp luật Việt Nam hiện nay là một vấn đề có tính thời
sự và rất phức tạp vì vậy bài làm trên đây tập trung phân tích những ý cơ bản nhất của “
Nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật Việt Nam” qua đó đưa ra một số nhưng phương
hướng nhằm hoàn thiện hơn nữa nguyên tắc nhân đạo trong toàn bộ hệ thống pháp luật
việt Nam hiện nay.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật NXB công an nhân dân, Nam 2010.
2/ Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật TS. Nguyễn Thị Hồi.
3/ Nguyễn Đức Khiển (chủ nhiệm), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước:
“Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”, mã số KX 04.05, Năm 2005.
4/ Viện khoa học xã hội việt nam viên nhà nước và pháp luật TS. Hồ Sỹ Sơn
Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam.
5/ Web. www.nclp.gov.vn
www.violet.vn
www.phapluatdansu.vn
www.baomoi.com

9


MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………0
A. Lí LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM…..………………………………………………….....1
B. NỘI DUNG NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO CỦA PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY…..………………………………………..…..1
I. Nhân đạo – nguyên tắc quan trọng của pháp luật Việt Nam…………………1
1. Nhân đạo……………………………………………………………………..1
2. Pháp luật……………………………………………………………...............2
II. Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật Việt Namtrong hoạt động xây dựng pháp luật, trong hoạt động tổ chức thực
hiện pháp luât và trong lĩnh vực xét xử……………………………................2
1. Trong hoạt động xây dựng pháp luật....…………………………….................2
2. Trong hoạt động tổ chức thực hiên pháp luật……………………….................5
3. Trong lĩnh vực xét xử……………………………………………….................5
III. Một số phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật đảm bảo nguyên tắc
nhân đạo trong giai đoạn hiện nay……………………………………………6
C. KẾT LUẬN……………………………………………………………….7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

10


11



×