Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Trình bày ủy thác tư pháp quốc tế theo quy định của pháp luật ViệtNam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.39 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ lâu, kết quả ủy thác tư pháp đã là một vấn đề “nhức nhối”, ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Song, qui định pháp
luật hiện hành về vấn đề này còn chung chung, nên cả cơ quan nhà nước và
người dân chỉ biết “chờ đợi” cơ quan nhận ủy thác có kết quả trả lời. Thực tế,
mỗi ngày, lãnh đạo các cơ quan chức năng Việt Nam phải “chia nhau” ký
hàng chục hồ sơ ủy thác tư pháp. Nhưng như Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế
(Bộ Tư pháp) Nguyễn Khánh Ngọc thừa nhận: “Bộ Tư pháp chỉ có chức năng
chuyển hồ sơ ủy thác tư pháp. Nếu giữa hai nước có Hiệp định Tương trợ tư
pháp thì còn có căn cứ để “nhắc nhở” các cơ quan chức năng của bạn thực
hiện theo yêu cầu ủy thác. Còn nếu không thì đành chỉ biết chờ bạn có thông
tin”1. Thực tế đó đã thúc đẩy cần phải nghiên cứu các quy định của pháp luật
về vấn đề này để tháo gỡ những vướng mắc của pháp luật. Chính vì thế, bài
viết dưới đây sẽ làm sang tỏ them những vướng mắc đó thông qua đề tài:
“Trình bày ủy thác tư pháp quốc tế theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành. Thực tiễn thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế giữa Việt
Nam và các nước không ký kết điều ước quốc tế về vấn đề này.”
NỘI DUNG
1. Khái niệm UTTP.
Theo quy định tại điều 6, Luật Tương trợ tư pháp 2008: “ Ủy thác tư
pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số
hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có lien quan
hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tương trợ tư pháp được
thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua ủy thác tư pháp”.
Qua quy định trên chúng ta có thể nhận thấy rõ một trong các hoạt động
tương trợ tư pháp chính được thực hiện thông qua các hoạt động ủy thác tư
1

Theo tin từ: .




pháp. Nói cách khác ủy thác tư pháp chỉ là một trong các hình thức của hoạt
động tương trợ tư pháp. Nội hàm các hoạt đồng tương trợ tư pháp rất rộng
không chỉ giới hạn trong các hoạt động tương trợ, giúp đỡ nhau trong hoạt
động tố tụng của quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
mà còn mở rộng sang cả các hoạt động về giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng pháp luạt,
nghiên cứu, đào tạo các chuyên gia pháp lý, trao đổi thông tin.. Còn hoạt động
ủy thác tư pháp chủ yếu được thực hiện trong quá trình tố tụng như: tống đạt
giấy tờ, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, xác nhận tình trạng nhân than, tài sản
của đương sự ở nươc ngoài…
2. Ủy thác TPQT theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Hiện nay pháp luật trong nước cũng đã xây dựng một số quy định về
tương trợ tư pháp, cụ thể:
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã đưa vào một số quy định về
tương trợ tư pháp tại Chương XXXVI (từ điều 414 đến điều 418).
- Luật Tương trợ tư pháp được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007
và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008.
- Nghị định số 92/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật TTTP.
Thông qua các văn bản trên có thể thấy, vấn đề ủy thác TPQT theo quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành gồm những nội dung chính sau:
2.1 Nguyên tắc thực hiện ủy thác TPQT.
Trên phương diện quốc tế, tương trợ tư pháp là biểu hiện của chủ quyền
quốc gia, các quốc gia khác không được can thiệp và phải tôn trọng, việc cho
phép tiến hành hoặc không cho phép, phạm vi, mức độ thực hiện các hoạt
động hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của mỗi quốc gia và việc thực hiện Ủy
thác TPQT cũng là một hình thức của TTTP vì thế cũng phải tuân theo những
nguyên tắc đó. Vì thế Hiện nay theo quy định tại điều 4 Luật TTTP việc thực
hiện các hoạt động ủy thác tư pháp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:



- Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt
Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về
tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên
tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật
và tập quán quốc tế.
2.2 Phạm vi nội dung thực hiện ủy thác tư pháp.
Nội dung các hoạt động ủy thác tư pháp với các nước cũng có nhiều
điểm khác nhau, phụ thuộc quan hệ song phương, cũng như ý chí của các bên
ký kết. theo quy định tại điều 10 của Luật TTTP hiện nay thì phạm vi tương
trọ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm 4 nội dung:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu lien quan đến tương trợ tư pháp về dân sự:
Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự có thể bao
gồm:
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân
sự. Văn bản này thực chất là công văn hoặc công hàm yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền của nước yêu cầu gửi tới nước nhận yêu cầu.
+ Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự. Văn bản uỷ thác tư pháp về dân
sự thực chất là những nội dung chính trong yêu cầu tương trợ của nước yêu
cầu. Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự theo quy định tại Điều 12 Luật Tương
trợ tư pháp bao gồm các nội dung như: ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn
bản; tên, địa chỉ cơ quan uỷ thác tư pháp; tên, địa chỉ cơ quan được uỷ thác tư
pháp; họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân, tên đầy
đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp
đến uỷ thác tư pháp; nội dung công việc được uỷ thác tư pháp về dân sự
(trong phần nội dung công việc này, cơ quan yêu cầu uỷ thác phải nêu rõ mục



đích uỷ thác, công việc và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật có thể áp
dụng, các biện pháp để thực hiện uỷ thác và thời hạn thực hiện uỷ thác).
+ Quyết định của Toà án. Trong vụ việc dân sự, Quyết định của Toà án
có thể là Quyết định ly hôn, Quyết định về truy nhận cha cho con, Quyết định
về quyền nuôi con, Quyết định về việc phân chia tài sản, Quyết định về phân
chia di sản trong thừa kế…
+ Giấy triệu tập đến Toà án. Trong vụ việc dân sự, Giấy triệu tập có thể
liên quan đến việc phân chia tài sản trong ly hôn, nuôi con, cấp dưỡng, thừa
kế…
- Triệu tập người làm chứng, người giám định:
Đối với một số vụ việc dân sự cần đến lời khai hoặc chứng cứ của
người người làm chứng, bản kết luận chuyên môn của người giám định như
một vụ việc về truy nhận cha cho con, tranh chấp tài sản trong hôn nhân, đòi
quyền thừa kế… nhưng người làm chứng, người giám định đang ở nước
ngoài, thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải gửi đề nghị triệu tập
người làm chứng, người giám định tới cơ quan có thẩm quyền của nước nơi
người làm chứng, người giám định đang có mặt để yêu cầu người làm chứng,
người giám định có mặt tại Việt Nam trong một thời gian nhất định để họ
tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự có liên quan.
Điều 8 Luật Tương trợ tư pháp quy định cụ thể về triệu tập và bảo vệ
người làm chứng, người giám định. Qua đó:
+ Người làm chứng, người giám định được tạo điều kiện thuận lợi trong
nhập cảnh, xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải cam kết về việc bảo đảm
an toàn tính mạng, sức khoẻ, điều kiện ăn ở, đi lại cho người làm chứng,
người giám định; người làm chứng;
+ Người làm chứng, người giám định được triệu tập đến Việt Nam sẽ
không bị bắt, bị tam giam, tạm giữ hoặc bị điều tra, truy tố, xét xử vì những

hành vi trước khi đến Việt Nam như cung cấp lời khai làm chứng, bản kết


luận chuyên môn đối với vụ án mà người đó được triệu tập; phạm tội ở Việt
Nam; có quan hệ với đối tượng đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hình sự của
Việt Nam; có liên quan đến một vụ việc dân sự hoặc hành chính khác ở Việt
Nam.
- Thu thập, cung cấp chứng cứ:
Khi giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh việc
phải có thu thập chứng cứ ở nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam không có thẩm quyền thu thập trực tiếp chứng cứ ở nước ngoài mà phải
gửi yêu cầu về thu thập và cung cấp chứng cứ tới cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài. Dựa trên yêu cầu tương trợ này của phía Việt Nam, cơ quan có
thẩm quyền của nước ngoài sẽ xem xét việc có hay không thực hiện yêu cầu
tương trợ.
Các trường hợp cần tương trợ tư pháp về dân sự của nước ngoài như đã
nêu ở trên phải được thực hiện thông qua cơ quan đầu mối về tương trợ tư
pháp về dân sự. Điều 62 Luật Tương trợ tư pháp quy định “Bộ Tư pháp là cơ
quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư
pháp; tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các uỷ thác tư
pháp về dân sự”. Do vậy, Bộ Tư pháp chính là cơ quan đầu mối của Việt Nam
trong việc giải quyết các yêu cầu về tương trợ tư pháp về dân sự đối với nước
ngoài. Qua đó, khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ
tư pháp về dân sự, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải gửi yêu cầu
tương trợ tới Bộ Tư pháp. Thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về
dân sự được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật Tương trợ tư pháp.
- Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự .
2.3Trình tự thủ tục thực hiện và pháp luật áp dụng.
Hiện nay, theo các quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật Việt
Nam, trình tự thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp giữa Việt Nam và các nước

được thực hiện qua hệ thống các cơ quan trung ương (Bộ tư pháp hoặc Bộ
Ngoại giao) của hai nước hữu quan. Tuy nhiên, quy trình này được đánh giá


là phức tạp, qua nhiều cơ quan, tốn thời gian…ảnh hưởng đặc biệt đến quá
trình xét xử và quyền lợi của đương sự. Cụ thể, quy trình được thực hiện như
sau:
a)Đối với các ủy thác tư pháp do Tòa án Việt Nam yêu cầu tòa án nước ngoài
thực hiện.
Đầu tiên, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải
chuyển hồ sơ ủy thác cho Bộ Tư pháp (là cơ quan trung ương); Bộ Tư pháp
Việt Nam sẽ chuyển sang cho Bộ tư pháp nước ngoài (hoặc cho Bộ ngoại
giao) nước được yêu cầu thực hiện.
Tiếp đến Bộ Tư pháp nước ngoài (hoặc Bộ Ngoại giao) chuyển đến các
cơ quan tư pháp nước bạn để nhờ thu thập, xác minh chứng cứ…Nếu có kết
quả trả lời thì quy trình lại qua các cơ quan trên gửi ngược trở lại cho Tòa án
Việt Nam; nhiều trường hợp, không có kết quả, hoặc không thể thực hiện
được việc ủy thác tư pháp do không tìm thấy đương sự ở nước ngoài, có thể
dẫn đến bế tắc, tòa có thể phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ việc.
b)Đối với các ủy thác tư pháp do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài yêu cầu
Việt Nam thực hiện.
Bộ Tư pháp Việt Nam nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của cơ quan có
thẩm quyền của nước yêu cầu, vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ
của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện.
trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ tư pháp tra lại cho cơ quan có thẩm
quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sau khi thực hiện phải thông báo
kết quả thực hiện ủy thác tư pháp cho Bộ tư pháp; Bộ tư pháp sẽ chuyển văn
văn bản dó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của
điều ước quốc tế mà Việt Nam và nươc yêu cầu là thành viên hoặc thông qua

con đường ngoiaj giao.
Trường hợp ủy thác tư pháp không thực hiện được hoặc quá thời hạn
mà nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu lien quan, cơ quan


có thẩm quyền cua Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp phải thông báo bằng
văn bản cho Bộ tư pháp và nêu rõ lý do để Bộ tư pháp thông báo cho cơ quan
có thẩm quyền của nước yêu cầu.
Hiện nay, đối với dương sự là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì hồ sơ ủy
thác tư pháp được gửi cho tòa án có thẩm quyền của nước tiếp nhận thông qua
Bộ Tư pháp Việt Nam; đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam thì hồ sơ ủy thác
gửi cho Đại sứ quán Việt Nam ở nước tiếp nhận ủy thác thông quan Bộ Tư
pháp Việt Nam.
c)Về pháp luật áp dụng thực hiện ủy thác tư pháp.
Hâu hết các Hiệp định đều quy đinh rằng: khi thực hiện yêu cầu tương
trợ tư pháp, cơ quan được yêu cầu áp dụng pháp luạt nước mình. theo đề nghị
của cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu có thể áp dụng các quy phạm tố
tụng của bên ký kết yêu cầu, nếu các quy phạm đó không trái với pháp luật
của bên ký kết được yêu cầu.
Mỗi bên ký kết chịu các chi phí thực hiện tương trợ tư pháp phát sịnh
trên lãnh thổ nước mình. trong trường hợp chi phí thực hiện quá cao, các cơ
quant rung ương của hai nươc sẽ thỏa thuận với nhau để giải quyết.
3. Thực tiễn thực hiện hoạt động ủy thác TPQT giữa Việt Nam với
các nước không ký kết điều ước.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế hoạt động tương trợ tư pháp chủ yếu
được thực hiện thông qua các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương.
Trường hợp không có điều ước quốc tế, hoạt động tương trợ tư pháp được
thực hiện theo pháp luật của nước được yêu cầu trên cơ sở nguyên tắc có đi có
lại. hiện nay, các hoạt động tương trợ tư pháp mới chỉ được quy định trong
các Hiệp định Tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và một số nước.

Nội dung chính của các hiệp định chủ yếu đề cập đến các vấn đề cách
thức lien hệ với tòa án, trợ giúp pháp lý, chuyển giao giấy tờ, thu thập chứng
cứ…giữa các cơ quan tư pháp hai nước trong việc giải quyết các tranh chấp
dân sự, lao động, hôn nhân gia đình. Đặc biệt, các hiệp định đã xây dựng một


cơ chế thực hiện các hoạt động ủy thác tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho tòa án cũng như cho các bên trong việc giải quyết các vụ việc dân sự,
thương mại, hôn nhân gia đình và lĩnh vực hình sự giữa các nước hữu quan.
Tuy nhiên, do số lượng các Hiệp định TTTP còn hạn chế vơi một số
quốc gia( khoảng 15 hiệp định) trong khi công dân Việt Nam cư trú sinh sống
ở nhiều nước như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Australia,…lại là những nước
chưa ký hiệp định TTTP dẫn đến việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài lien quan đến các quốc gia này gặp rất nhiều khó khăn cho các cơ
quan tư pháp do không thể thực hiện được ủy thác tư pháp.
Trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết hoặc cùng
gia nhập điều ước quốc tế có quy định ủy thác trong tố tụng dân sự quốc tế thì
việc tương trợ tư pháp vẫn có thể được tòa án Việt Nam chấp nhận trên
nguyên tắc có đi có lại, nhưng không được trái với pháp luật Việt Nam, phù
hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế. 2 Xuất phát từ nguyên tắc chủ
quyền quốc gia, Việt Nam có quyền từ chối thực hiện các hoạt động ủy thác
tư pháp theo yêu cấu của quốc gia khác nếu như giữa Việt Nam và quốc gia
đó không có sự giàng buộc bởi pháp luật quốc tế về vấn đề này (không có các
điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương).
Dù có quyền từ chối như vậy song trên thực tế chúng ta vẫn thực hiện
các hoạt động ủy thác TPQT trong trường hợp không có Điều ước quốc tế.
Điều này xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Để bảo vệ lợi ích chính đáng của cá nhân và pháp nhân các quốc gia
khác nhau.
- Để thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực phát triển;

- Để đảm bảo cho việc yêu cầu ủy thác quốc tế của mình được thực
hiện ở nước ngoài.

2

Điều 414 Bộ luật TTDS 2004; điều 4 Luật TTTP 2008.


Khi nhận được ủy thác TPQT của các nước chưa ký hiệp định TTTP,
trong thực tế theo thống kế tại Vụ hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp, chúng ta
thường thực hiện như sau:
Các bước:
+ Gửi hồ sơ tương trợ tư pháp: Sau khi nhận được hồ sơ của các nước
chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam gửi đến, Bộ Ngoại giao
gửi hồ sơ đó cho Bộ Tư pháp;
+ Giải quyết yêu cầu tương trợ tư pháp: - Bộ Tư pháp kiểm tra tính hợp
lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho cơ
quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do bằng văn bản;
- Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để thực
hiện; Sau khi nhận được kết quả thực hiện của các cơ quan nói trên, Bộ Tư
pháp gửi kết quả cho cơ quan gửi đề nghị tương trợ tư pháp.
Thành phần hồ sơ
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương
trợ tư pháp về dân sự;
2.

Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự ;
Các giấy tờ khác: Tuỳ từng trường hợp có thể là: Bản

3.


án, Thông báo thụ lý án, Quyết định đưa vụ án ra xét
xử, Quyết định đình chỉ/tạm đình chỉ giải quyết vụ án...

Số bộ hồ sơ: 03 bộ
Mặc dù trong thực tế chúng ta vẫn thực hiện hoạt động ủy thác TPQT
với cả các nước chưa ký hiệp định TTTP nhưng hiệu quả còn chưa cao bởi cả
hai bên không có gì rang buộc để “nhắc nhở” nhau thực hiện việc ủy thác
TPQT, việc thực hiện đó hoàn toàn dựa trên mối quan hệ ngoại giao. Chính vì
thế trong những năm qua, số án còn tồn đọng khi có lien quan đến ủy thác Tư
pháp với các nước chưa ky kết hiệp định TTTP với Việt nam đã tăng lên đáng
kể: số các hồ sơ ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân Hoa Kỳ tồn


đọng mà Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gửi tới Bộ Tư pháp có
khoảng 200 hồ sơ. Không chỉ vậy, thời gian giải quyết một vụ án khi có vấn
đề ủy thác tư pháp với các nước không ký kết điều ước là khá dài. Có những
vụ phải hoãn không thời hạn.
Ví dụ: Trước đây, TAND quận Tân Phú đang giải quyết vụ vợ chồng
ông A. kiện tranh chấp nhà với người khác thì vợ ông A. đột ngột qua đời.
Theo luật, tòa phải đưa sáu người con của vợ chồng ông A. vào tham gia tố
tụng (thừa kế di sản của mẹ).
Ngặt một nỗi trong số sáu người con này thì hai đang sinh sống ở Mỹ,
một ở Úc, một ở Pháp. Năm 2008, vụ án được tòa quận chuyển lên TAND TP
vì có yếu tố nước ngoài. Qua điện thoại, bốn người con đang cư trú ở nước
ngoài đều đồng ý để ông A. đại diện họ tham gia tố tụng. Vấn đề là không thể
nói miệng mà phải có văn bản ủy quyền hợp lệ. Để có được những văn bản
này, TAND TP phải tiến hành ủy thác tư pháp với… bốn nước. mà cả bốn
nước này đều chưa ký hiệp định TTTP với Việt Nam, vì thế nên chúng ta
không có cách nào để “thúc ép” họ làm nhanh. Đến năm 2009, việc ủy thác

vẫn chưa có kết quả dù đã gần một năm trôi qua. Hồ sơ ủy thác vẫn còn nằm
ở đâu đó trong khi TAND TP cũng chỉ biết chờ và chờ vì có muốn đình chỉ vụ
án cũng phải biết là việc ủy thác có thất bại hay không.3
KẾT LUẬN
Tóm lại, để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, Việt Nam cần tham gia
vào một số công ước đa phương về vấn đề này. Việc tham gia công ước đa
phương sẽ tạo thuận lợi, để có thể cùng một lúc hợp tác tương trợ tư pháp với
nhiều nước là thành viên của công ước, mở rộng phạm vi hợp tác mà không
cần phải trực tiếp đàm phán với từng nước một như điều ước song phương
như Công ước La Haye ngày 15/11/1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài
tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thương mại ra nước ngoài; Công ước La Haye
18/3/1970 về thu thập chứng cứ cho các vụ kiện dân sự và thương mại; Công
3

Theo tin từ:


ước Cộng đồng châu Âu 27/9/1968 về trách nhiệm quốc tế và thi hành quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài…Đây là những công ước hiện có nhiều
nước tham gia, có phạm vi điều chỉnh lien quan các vụ việc ủy thác tư pháp
về tống đạt giấy tờ cũng như: lấy lời khai; thu thập chứng cứ trong các vụ án
dân sự- một loại ủy thác hiên jđang chiếm đa số trong hoạt động tương trợ tư
pháp của các tòa án nước ta hiện nay.



×