Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tác động của dư luận xã hội đối với pháp luật nói chung và ý thức pháp luật nói riêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.99 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
A.Đặt vấn đề

………………………………………

3

…………………………………….

4

………………………………………..

4

B.Giải quyết vấn đề
I.Định nghĩa dư luận xã hội

II.Tính chất của dư luận xã hội

……………………………………….

5

………………………………………………

5

……………………………………………………

6



……………………………………………..

7

1.Tính khuyh hướng
2.Tính lợi ích
3.Tính lan truyền

4.Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi

……………………….

5.Tính tương đối trong phản ánh thực tế của dư luận xã hội

………….

7
10

III.Tác động của dư luận xã hội đối với pháp luật nói chung
và ý thức pháp luật nói riêng

………………………………………

11

1.Trong lĩnh vực lập pháp

……………………………………….


11

2.Trong lĩnh vực hành pháp

………………………………………

12

3.Trong lĩnh vực tư pháp

……………………………………….

13

…………………………………..

14

4.Trong giáo dục ý thức pháp luật

C.Kết luận vấn đề

……………………………………..14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1



A, Đặt vấn đề
Từ xưa đến nay, dư luận xã hội luôn là một vấn đề chiếm vị trí quan trọng
trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nó đã xuất hiện từ lâu trong lịch
sử, hình thành, tồn tại và phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển của
bản thân xã hội loài người. Thực trạng xã hội chúng ta có nhiều vấn đề đáng
quan tâm, những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng, có liên quan đến lợi ích
của cộng động xã hội sẽ là tâm điểm chú ý cho cộng đồng từ một sự kiện được
đưa ra đó cộng đồng sẽ bày tỏ những nhận xét, đánh giá, thái độ của mỗi người,
hay cái đó còn gọi là dư luận xã hội. Dư luận xã hội có vai trò và ý nghĩa vô
cùng lớn,là đòn bẩy cho sự phát triển của cả văn hóa và các lĩnh vực kinh tế
chính trị khác. Dư luận xã hội có chức năng điều hòa các mối quan hệ xã hội,
chức năng giáo dục, chức năng giám sát và tư vấn.Ba chức năng nói trên của dư
luận xã hội có tác động rất lớn tới sự hình thành nhận thức của cộng đồng, sự ổn
định các yếu tố nền tảng của một đất nước. Dư luận xã hội có sự tác động đối
với lĩnh vực pháp luật, nhưng đồng thời pháp luật cũng có sự tác động trở lại với
dư luận xã hội, đặc biệt là đối với ý thức pháp luật. Nhất là trong tình hình hiện
nay, tính dân chủ, bình đẳng của con người ngày càng được nâng cao và coi
trọng, nên các vấn đề dư luận xã hội cũng ngày càng trở nên phức tạp. Việc
nghiên cứu về vấn đề này đã trở nên hết sức cần thiết để có thể hiểu và hoàn
thiện hơn kiến thức về dư luận xã hội. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Phân tích các
tính chất cơ bản của dư luận xã hội, cho ví dụ minh hoạ ở tùng tính chất? Tác
động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật” làm đề tài tìm hiểu. Chỉ khi
nào người ta biết và hiểu được về bản chất, những tính chất của nó người ta mới
có thể từng bước lật giở những trang tiếp theo.

2


B, Giải quyết vấn đề:
I, Định nghĩa dư luận xã hội.

Có thể nói dư luận xã hội là trạng thái, ý thức xã hội bao gồm thái độ của
con người đối với các sự kiện và sự việc hiện thực của xã hội, đối với hoạt động
của các nhóm, các tổ chức xã hội khác nhau. Đó chính là kết quả của quá trình
thảo luận xã hội. Quá trình thảo luận dài hay ngắn và theo hình thức nào tùy
theo bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội – văn hóa và tính thuần nhất của mỗi
quốc gia.
Đây là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, nó đã
xuất hiện từ khi có loài người,nó tồn tại cho đến bây giờ và với cấp độ ngày càng
cao thông qua ngôn ngữ là chủ yếu. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ
thì sự phát triển của dư luận xã hội đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm
trong xã hội.
Thuật ngữ dư luận xã hội gắn liền với tên tuổi của người đầu tiên sử dụng
nó là nhà xã hội học: J.Solsbery (người Anh), lần đầu tiên ông dùng thuật ngữ
public opinion. Thuật ngữ dư luận xã hội có rất nhiều định nghĩa, trong số tất cả
các định nghĩa đó đều nói đến nội dung chính của khái niệm này, bao gồm: dư
luận xã hội là tập hợp những ý kiến, quan điểm, thái độ mang tính phán xét của
nhiều người trước một thực tế nhất định; sự phán xét đó chỉ nảy sinh khi trong
xã hội nổi lên những vấn đề thời sự, liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng
xã hội; vấn đề thời sự đó phải thu hút được sự quan tâm chú ý của đông đảo dư
luận xã hội. Tựu chung lại của tất cả những ý kiến trên, người ta đưa ra một định

3


nghĩa mang tính tương đối cho khái niệm này là: Dư luận xã hội là tập hợp các ý
kiến, thái độ có tính chất pháp xét, đánh giá của các nhóm xã hội, của xã hội
trước những vấn đề mang tính thời sự có liên quan đến lợi ích chung của cộng
đồng xã hội, thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người và được thể hiện trong
nhận định hay hành động thực tiễn của họ. Dư luận xã hội lúc đầu có thể bao
gồm nhiều luồn ý kiến khác nhau nhưng khi lan càng rộng thì càng thống nhất về

một quan điểm hoặc theo một vài hướng cơ bản.

II. Tính chất của dư luận xã hội
Tính chất của dư luận xã hội có quyết định rất nhiều đến xã hội. Nói đến tính
chất, dư luận xã hội có 5 tính chất. Sau đây em xin đi sâu vào từng tính chất và
lấy ví minh họa để làm rõ những tính chất đó.

1. Tính khuynh hướng
Trong xã hội. thái độ của dư luận đều có thể khái quát theo một khuynh
hướng nhất định. Tính khuynh hướng biểu thị sự thống nhất hay xung đột của xã
hội. Đồ thị phân bố dư luận xã hội theo kiểu hình chữ U là trong xã hội có hai
loại quan điểm đối lạp, mâu thuẫn với nhau, hình chữ J biểu thị sự thống nhất.
Khi thể hiện qua đồ thị hình chữ J sẽ thể hiện sự thống nhất của những loại quan
điểm tán thành hoặc phản đối, tán thành khi sự việc đó phù hợp với lợi ích cộng
đồng xã hội còn khi những quan điểm phản đối là khi dư luận xã hội thấy vấn đề
đó trái với lợi ích của cộng đồng xã hội.
Chẳng hạn như khi bộ giáo giục trình quốc hội về dự án tăng học phí cho sinh
viên đại học thì có rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía dư luận xã hội, có cả ý kiến
tham gia của các bậc phụ huynh có sự góp ý của đông đảo sinh viên. Có ý kiến
cho rằng nên tăng học phí là đúng để nâng cao trách nhiệm của sinh viên đối với
số tiền mà mình phải bỏ ra, nhưng cũng có những ý kiến phản đối gay gát vấn

4


đề này họ cho rằng việc tăng học phí là tạo thêm khoảng cách phân hóa giàu
nghèo và là mất cơ hội của nhũng người tài nhưng không có điều kiện đi học.

2. Tính lợi ích.
Tính lợi ích của dư luận xã hội chỉ xảy ra khi sự việc, hiện tượng đó liên

quan trực tiếp đến lợi ích của xã hội hay của một nhóm xã hội. Tính lợi ích của
nó được nhìn nhận trên hai phương diện là lợi ích vật chất và lợi ích về tinh
thần. Lợi ích vật chất được biểu hiện rõ khi nó quan hệ với các hoạt động kinh tế
và sự ổn định cuộc sống của người dân. Chẳng hạn chính sách tăng mức thưởng
cho sinh viên đạt học bổng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên các
trường đại học và chuyên nghiệp, đồng thời với sự lớn lên của dư luận về vấn đề
này cũng là một tác động không nhỏ cho quá trình phấn đấu của sinh viên.
Lợi ích tinh thần được đề cập khi các vấn đề, các sự kiện đang diễn ra đụng
chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, các phong tục tập quán, khuân
mẫu hành vi ứng xử văn hóa của cộng đồng. Gần đây nổi lên nhiều vụ án giết
người dã man mà chủ thể gay án lại thường là người yêu của nạn nhân vì những
lí do ghen tuông mù quáng mà dẫn đến những hành động vô nhân đạo. Những
cái tên như Lê Văn Luyện hay Nguyễn Đức Nghĩa đã làm cho cả dư luận xôn
xao về những giá trị đạo đức truyền thống đã và đang bị tha hóa nhất là trong
giới trẻ, những cái tên đó làm cho chúng ta liên tưởng thấy những con người bị
lòng ích kỉ,tiền bạc và những vật chất làm mờ mắt, làm biến thái. Có rất nhiều
luồng ý kiến về những vấn đề này và đang ngày càng thu hút sự quan tâm của
toàn xã hội trong việc tích cực lên án và có biện pháp giáo dục những đối tượng
trong lứa tuổi vị thành niên. Từ đó có thể thấy những giá trị lợi ích về mặt tinh
thần là vấn đề rất quan trọng và thu hút được rất lớn sự quan tâm của dư luận xã
hội.

5


Lợi ích sẽ chỉ là điều kiện cần cho việc hình thành của dư luận xã hội, để dư
luận xã hội phát triển thì nó còn cần có điều kiện đủ là sự nhận thức của các
nhóm xã hội về lợi ích của mình và mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện hiện
tượng đang diễn ra
3. Tính lan truyền

Có thể coi dư luận xã hội là một hành vi tập thể mà cơ sở của bất kì một
hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng, theo đó mà xuất phát
điểm sẽ là từ một cá nhân hay một nhóm xã hội sẽ nhanh chóng tạo thành một
chuỗi kích thích của các thành viên trong xã hội. Để chuỗi kích thích này được
duy trì cần có sự tác động của các nhân tố như các thông tin bằng hình ảnh, âm
thanh sống động và có tính thời sự. Từ đó, các nhóm xã hội khác nhau sẽ tham
gia thảo luận, bàn bạc và bày tỏ tâm tư, trạng thái cảm xúc của mình. Với
những sự kiện, hiện tượng mang tính thời sự càng cao thì sự phản hồi ý kiến củ
dư luận càng mạnh mẽ và rõ nét. Tóm lại, tính lan truyền của dư luận xã hội tồn
tại là nhờ các kênh giao tiếp.
Chẳng hạn như khi thông tin Lê Văn Luyện sát hại ba mạng người ở tiệm vàng
tỉnh Bắc Giang, do tính chất của vụ việc là đặc biệt nghiêm trọng nên đã gây
luồng sóng xôn xao trong cộng đồng dư luận xã hội.Xem thông tin trên các
phương tiện thông tin, một vài người theo dõi rồi nói lại cho người khác biết vụ
việc đó. Cho nên thông tin nhanh chóng lan rộngì sẽ truyền thông tin tới những
đối tượng xã hội khác và thông tin sẽ được lan truyền rộng rãi. Hiện tượng này
đã trở thành một chuỗi kích thích của các cá nhân, họ lần lượt bày tỏ quan điểm,
tình cảm của mình về sự việc hiện tượng đó.

4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi
Dư luận xã hội có cả tính bền vững tương đối và tính dễ biến đối, tưởng
chừng như đây là hai mặt đối lập nhau nhưng chúng lại hoàn toàn logic và thống

6


nhất với nhau. Tính bền vững tương đối phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Đối với những sự kiện quen thuộc có giá trị cao thì thường có dư luận rất bền
vững, chẳng hạn như dư luận về cuộc dời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh – một vĩ nhân – người đã làm thay đổi vận mệnh dân tộc Việt Nam, tầm

quan trọng của những quyết sách làm thay đổi cả vận mệnh dân tộc… Những
đánh giá mơí của dư luận thường thì lúc đầu có ít người đồng ý nên nó sẽ bị đa
số phản đối nhưng rồi những đánh giá mới đó nếu khẳng định được mình trong
xã hội thì sẽ thay thế cho ý kiến của phía đa số.
Tính biến đổi của dư luận xã hội thường được xem xét trên hai phương diện
là biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa và thứ hai là biến đổi theo
thời gian.
- Thứ nhất là biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa: mọi sự đánh
giá của dư luận xã hội đều phụ thuộc vào hệ thống các chuẩn mực xa hội tồn tại
trong cộng đồng người đó, cùng một sự vật hiện tượng nhưng dư luận ở mỗi
cộng đồng sẽ có những quan điểm ủng hộ hay phản đối khác nhau. Ví dụ như
việc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân là vấn đề được coi là bình thường ở các
nước phương Tây nhưng ở phương đông, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á thì
lại coi đó là hành vi loạn luân, băng hoại đạo đức và lên án kịch liệt. Hay ngay ở
trong cùng một đất nước thì quan điểm ấy đã khác: vẫn là vấn đề nêu trên nhưng
những người sống ở những thành phố thì quan điểm lại cởi mở hơn, họ có thể
tán thành hoặc phản đối nhưng sự phản đối đó không gay gắt, còn ở những vùng
nông thôn lại lên án và tỏ rõ định kiến. Hay một ví dụ thực tế khác cho một dự
án mở rộng mặt đường và đền bù: nếu như mở đều sang 2 bên ven đường thì sẽ
tránh được sự mất công bằng nhưng lại gây tốn ngân sách, do vậy mà cơ quan
thi hành đưa ra đề nghị là giải tỏa một bên còn bên kia giữ nguyên. Kết quả là
bên bị giải tỏa phản đối kịch liệt bằng nhiều hình thức còn bên kia đường vì

7


không phải giải tỏa, đường mở rộng đem lại nhiều lợi ích cho họ do vậy mà họ
đồng ý. Như vậy cùng một vấn đề là mở rộng đường, đền bù mà cũng có hai
luồng ý kiến đối lập nhau.
- Thứ hai là biến đổi theo thời gian: cùng với sự phát triển của xã hội, những

giá trị văn hóa và đạo đức hay phong tục tập quán có thể bị biến đổi ngay trong
cùng một nền văn hóa làm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã
hội. Ví như: nói đến lối sống của giới trẻ hiện nay, bên cạnh những tấm gương
tích cực cho lối sống lành mạnh thì cũng có không ít những minh chứng điển
hình cho lối sống tha hóa của giới trẻ. Đặc biệt là hiện nay nổi lên với tình trạng
sống thử, trước đây chỉ khoảng 3,4 năm thì đó còn là thuật ngữ tương đối xa lạ
với cộng đồng và dư luận xã hội, những hiện tượng như thế lúc bấy giờ bị dư
luận xã hội lên án gay gắt, người ta còn có thể sẵn sàng tỏ thái độ coi khinh hay
mỉa mai những người sống thử, những người vi phạm quy tắc đaọ đức và truyền
thống văn hóa dân tộc. Nhưng hiện nay, ở Việt Nam, tình trạng sống thử dường
như đang dần trở thành trào lưu xã hội trong giới trẻ. Dư luận đã dần thay đổi
cách nhìn nhận về vấn đề này có thể là do những luồng văn hóa phương tây du
nhập vào tác động đến quan điểm sống của họ theo thời gian. Mặc dù vẫn là đại
bộ phận không tán thành lối sống theo kiểu liên minh tự do này nhưng có không
ít quan điểm tán thành với cách sống đó bởi lẽ việc sống đó là có sự bảo đảm
giữa hai người với nhau, nhằm đáp ứng những nhu cầu, vật chất, tinh thần cũng
như nhu cầu sinh lý của nhau khi mà họ không có đủ điều kiện lập gia đình và
cũng vì xã hội xung quanh họ đã thay đổi cách nhìn nhận và làm như họ không
ít. Từ đấy ta có thể thấy quan điểm của xã hội về vấn đề này đã khác, tuy nhiên
đó cũng chỉ là quan điểm của một bộ phận dư luận xã hội còn phần đông vẫn là
những quan điểm muốn giới trẻ phải giữ gìn đạo đức, lối sống của ông cha để

8


lại. Điều này đồng nghĩa với việc lên án gay gắt của dư luận xã hội thông qua
nhiều hình thức khác nhau.
Ngoài ra, phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi theo
đối tượng của các phán xét khi công chúng phát hiện thêm các mối liên quan
giữa đối tượng ban đầu với các sự kiện quá trình diễn ra kèm theo nó. Mặt khác,

từ các nhận xét đánh giá đó dư luận xã hội có thể chuyển hóa thành hành động tự
phát hoặc có tổ chức để ttheer hiện thái độ của mình.
5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội.
Sự phản ánh của dư luận xã hội về thực tế có thể là đúng mà cũng có thể sai.
Tuy nhiên, dù đúng hay sai thì cũng không nên tuyệt đối hóa hay coi thường ý
kiến của dư luận xã hội, không nên đánh đồng mọi ý kiến của dư luận và không
phải lúc nào trong dư luận đa số luôn thắng thiểu số.
Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp mà sự phản ánh của dư luận xã hội
không chính xác, bởi lẽ trình độ của mỗi người khác nhau, mỗi người am hiểu
về một lĩnh vực riêng do đó mà khi một sự việc hiện tượng xảy ra người ta có
thể không hiểu biết về lĩnh vực đó nhưng khi nghe những ý kiến bình luận đánh
giá của những người xung quanh hợp lý họ cũng thống nhất ý kiến đó. Họ không
hề biết là ý kiến đó lại hoàn toàn sai. Chính vì vậy mà nhiều ý kiến như thế gộp
lại sẽ thành một luồng ý kiến mang tính chất đánh giá sai lệch về sự việc hiện
tượng . Từ đó sẽ làm cho dư luận dần dần đồng nhất những quan điểm đó, vậy
nên, nếu trong trường hợp này, không có sự đánh giá xem xét kỹ lưỡng của cơ
quan chức năng thì sẽ làm cho tính chất của vụ việc hoàn toàn sai lệch so với
thực tế. Như vậy là dư luận cũng chỉ phản ánh được tương đối chính xác về thực
tế khách quan do đó mà khi đánh giá về một sự việc hiện tượng chỉ nên lấy dư
luận xã hội làm một ý kiến tham khảo còn việc đưa ra ý kiến sau cùng cần có sự
kiểm tra, xem xét thực tế kĩ lưỡng.

9


III, Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật nói
chung và ý thức pháp luật nói riêng.
Thông qua dư luận xã hội, nhân dân có điều kiện bày tỏ quan điểm, ý kiến
của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, đạo đức...
Việc hiểu được vai trò của dư luận xã hội sẽ giúp những người làm công tác

lãnh đạo và quản lý có được cái nhìn đa chiều. Lắng nghe dư luận cũng có nghĩa
là lắng nghe lòng dân để từ đó có những biện pháp xây dựng pháp luật phù hợp,
xác đáng với mọi công dân đồng thời cũng có những chính sách khắc phục
những quyết định, những ý chí biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng.

1, Trong lĩnh vực lập pháp (xây dựng và hoàn thiện pháp luật).
“Pháp luật không phải là công cụ quản lý vạn năng” do vậy trong pháp luật
sẽ có những lỗ hổng thiếu sót nhất định. Và bằng thực tiễn, dư luận xã hội có thể
tìm ra được những lỗ hổng đó, góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện pháp
luật, có thể đưa ra những giải pháp sửa chữa các sai lầm mà pháp luật mắc phải.
Dư luận xã hội có thể hoan nghênh, chào đón, ủng hộ một văn bản pháp
luật nào đó, ngược lại cũng có thể phản đối việc ban hành quy định pháp luật cụ
thể nào đó.Vì vậy, các cơ quan nhà nước khi ban hành bất kỳ một quy định pháp
luật cụ thể nào đó, mang tính nhạy cảm thì nên tiến hành thăm dò dư luận xã hội
về vấn đề đó, nắm bắt được phản ứng của xã hội ủng hộ hay phản đối, có những
băn khoăn gì, các chủ thể có liên quan sẽ “mách nước”, khuyên nhủ nên xử lý
vấn đề đó như thế nào.

10


Từ đó cho thấy các cơ quan có thẩm quyền khi ban hành hay bãi bỏ các
vấn đề xã hội nhạy cảm thì không thể không tính đến dư luận xã hội.

2, Trong lĩnh vực hành pháp (việc thực hiện pháp luật).
Việc thực hiện pháp luật là một họat động mang ý nghĩa thực tiễn, nó
được phản ánh thông qua dư luận xã hội. Nếu dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ
họat động đó thì sẽ có thể thực hiện một cách dễ dàng. Nhưng ngược lại, nếu dư
luận không ủng hộ thì sẽ gây rất nhiều trở ngại, khó khăn. Việc cần thiết khi tổ
chức thực hiện pháp luật đó là cần phải chú ý đến dư luận xã hội, tùy theo tình

hình phản ứng mà có những động thái cho phù hợp.
Khi có ý thức chấp hành pháp luật tốt khi đó họ sẽ ý thức được việc họ
tham gia vào cộng đồng dư luận xã hội với cương vị, ý nghĩa, vai trò, trách
nhiệm như thế nào. Như vậy khi dư luận xã hội được nâng cao về mặt ý thức
pháp luật sẽ có chất lượng đánh giá chính xác và mang tính chất thi hành pháp
luật hơn.
Tuỳ theo tính chất, tầm quan trọng của vấn đề, tuỳ theo phản ứng của dư
luận và kết quả nó mang lại hay hậu quả mà nó có thể gây ra, sẽ làm thay đổi
cách ứng xử trong việc thực hiện pháp luật khác nhau. Nếu dư luận đi sai vấn đề,
truyền bá tư tưởng, hoạt động sai trái thì việc thực hiện pháp luật cũng không
còn nữa. Thay vào đó là những vi phạm pháp luật, và ngược lại. Chính lẽ đó mà
việc thấy được, hiểu được dư luận trong tư tưởng của mỗi người luôn phải được
chú trọng, quan tâm một cách đầy đủ về cả thông tin lẫn sự hiểu biết.

3, Trong lĩnh vực tư pháp (việc bảo vệ pháp luật).
Trong lĩnh vực tư pháp, nhiệm vụ chính thuộc về cơ quan tòa án nhân dân
và viện kiểm soát nhân dân, đây là hai cơ quan có chức năng xét xử và công tố.

11


Đối với những mối quan hệ pháp luật quan trọng, mang tính chất quốc gia như
nền kinh tế, chính trị, chủ quyền lãnh thổ… nếu bị xâm phạm thì ngay lập tức,
dư luận xã hội sẽ lên tiếng mạnh mẽ nhằm bảo vệ các mối quan hệ pháp luật một
cách chính đáng, thể hiện ý chí, quyền tự chủ của một dân tộc.
Trong hoạt động xét xử của toà án hay hoạt động truy cứu trách nhiệm
pháp lý của các cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền luôn gây được sự chú ý
của dư luận xã hội, nhất là các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, rồi những vụ
tham nhũng…. Dư luận (quần chúng) thường quan tâm xem việc xử lý của các
cơ quan có thẩm quyền có nghiêm minh, công bằng, hay còn có sự bao che

nương nhẹ...
Ví dụ điển hình nhất là tình hình tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam và Trung Quốc. Khi tình hình giữa hai nước trong việc tranh
chấp trở nên căng thẳng, dư luận Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng trong
việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Điều này đã
có tác động không nhỏ tới những quyết sách đối ngoại của nhà nước ta. Do đó,
có thể thấy vai trò của dư luận xã hội trong lĩnh vực tư pháp mà cụ thể là trong
nhiệm vụ bảo vệ pháp luật.

4, Trong việc giáo dục ý thức pháp luật
Dư luận xã hội luôn hỗ trợ cùng pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của
con người, duy trì trật tự trong toàn xã hội cũng như trong mỗi cộng đồng. Dư
luận có tác động mãnh mẽ tới ý thức, tư tưởng của con người. Nó góp phần giáo
dục nhận thức đúng đắn về điều tốt, cái xấu, điều gì đúng pháp luật, điều nào sai
pháp luật…để từ đó, nó có cả tác dụng răn đe con người cần tránh xa những cái
xấu xa trong xã hội.

12


Đồng thời, dư luận xã hội cũng góp phần nâng cao sự hiểu biết pháp luật
của người dân, và cũng là phương tiện để các cơ quan nhà nước có thể đánh giá
được khả năng nhận thức, việc sử dụng pháp luật và phản ứng của nhân dân đối
với các vấn đề pháp luật đề từ đó tiến hành các hoạt động thực hiện pháp luật
như thế nào cho phù hợp với khả năng nhận thức và thực hiện pháp luật ở đại số
quần chúng nhân dân.
Ngoài ra còn có thể thấy tác động của dư luận tới ý thức pháp luật thông
qua việc phân tích tâm lí và niềm tin của dư luận xã hội. Đôi khi những quan
điểm, tư tưởng đạo đức có tác động rất lớn đến việc lên án của dư luận xã hội từ
đó nó điều chỉnh ý thức pháp luật của cộng đồng và tác động đến việc điều chỉnh

các quy phạm pháp luật của Nhà nước

C. Kết thúc vấn đề
Như vậy, thông qua tính chất cơ bản và những tác dụng của dư luận xã
hội, ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của nó đối với các lĩnh vực pháp luật nói
chung đặc biệt là ý thức pháp luật và việc xây dựng, hoàn thiện các mối quan hệ
khác nói riêng. Việc nghiên cứu, tìm hiểu thêm về dư luận xã hội có ý nghĩa rất
lớn đối với cả về mặt vật chất và tinh thần của con người. Dư luận xã hội càng
phát triển đồng nghĩa với việc tính dân chủ càng được nâng cao, con người có
thể thoải mái bày tỏ những quan điểm, nguyện vọng của mình. Vì vậy, việc cần
thiết là phải hoàn thiện ngày càng tốt hơn hệ thống dư luận xã hội, để nâng cao
lợi ích của nó đối với xã hội ngày nay đặc biệt là trong việc liên hệ giữa dư luận
xã hội với ý thức pháp luật.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trường đại học luật Hà Nội , Tập bài giảng xã hội học, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội-2010
2 .Ts.Nguyễn văn Nhân, Xã hội học pháp luật,nxb.Tư pháp,2010

14



×