Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.81 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Trang
A/ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1, Khái niệm dư luận xã hội
2, Các bước hình thành nên dư luận xã hội và các ví dụ cụ thể
3, Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội và
các ví dụ cụ thể
4,Tác dụng của dư luận xã hội học đối với lĩnh vực pháp luật
C/KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ.
Xã hội học ra đời để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và nhu cầu nhận thức các biến
đổi xã hội nhằm hướng tới giải quyết những vấn đề cụ thể đang được đặt ra trong đời
sống xã hội. Dư luận xã hội là một thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến,
nó là hiện tượng đặc biệt thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, dư luận xã hội
biểu thị những mối quan tâm, tình cảm, nguyện vọng, được thể hiện dưới dạng ý kiến
phán xét, đánh giá của nhiều người về sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội
nào đó xảy ra trong xã hội. Với tư cách là một hiện tượng đặc biệt đã và đang tồn tại
trong xã hội thì dư luận xã hội cũng có những tính chất cơ bản riêng làm cho nó được
phân biệt với tin đồn. Sau đây là bài phân tích của em về các bước hình thành và các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội kèm theo đó là các ví dụ, đồng thời nhận
xét tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1, Khái niệm dư luận xã hội.
Các nhà nghiên cứu về dư luận xã hội luôn bắt đầu công việc nghiên cứu của
mình bằng những câu hỏi: Dư luận xã hội thực chất là gì? Công chúng có số lượng bao
nhiêu thì được coi là một dư luận xã hội? Bản chất của dư luận xã hội?... Tuy nhiên, sự
nhất trí của họ về các vấn đề này chưa cao. Dẫu rằng một khái niệm về dư luận xã hội
khó nhận được một sự chấp nhận chung, nhưng điều đó không có nghĩa rằng dư luận xã
hội không tồn tại, hay không có ý nghĩa nhất định nào đó trong các hoạt động của xã


hội. Các ngành khoa học nói chung, các nhà nghiên cứu nói riêng có thể có những cách
tiếp cận khác nhau trong quan niệm hay cách nghiên cứu về dư luận xã hội, song họ vẫn
xác định dư luận xã hội là một thực thể tồn tại ở một dạng nhất định (dưới dạng tinh
thần và thực tiễn, được thiết chế hóa hoặc có tính tự phát,...). Dư luận xã hội thực sự tồn
tại và ảnh hưởng đến xã hội cũng như từng cá nhân.
Như vậy có thể đưa ra khái niêm về dư luận xã hội như sau : “Dư luận xã hội là
tập hợp các ý kiến,thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã
hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung, thu
hút được sư quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành
động thực tiễn của họ “.
2, Các bước hình thành dư luận xã hội và các ví dụ cụ thể
Đối tượng của dư luận xã hội là những vấn đề được cộng đồng xã hội quan tâm
liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng, có tầm quan trọng và có tính cấp bách, đòi
hỏi phải có ý kiến phán xét, đánh giá hoặc cần phải đề xuất phương hướng giải quyết cụ
thể. Chủ thể của dư luận xã hội chính là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận
xã hội. Dư luận xã hội không phải là tổng cộng các ý kiến phán xét, đánh giá của các cá
nhân mà phải thông qua trao đổi, bàn bạc, có sự tác động qua lại giữa các ý kiến mới
hình thành nên sự phán xét đánh giá chung của số đông trong cộng đồng người.
Trong điều kiện bình thường, quá trình hình thành dư luận xã hội có thể chia
thành các bước (giai đoạn) sau:
2
2.1 Giai đoạn hình thành thuộc ý thức cá nhân.
Các cá nhân trong cộng đồng xã hội được tiếp xúc, làm quen, được trực tiếp
chứng kiến hoặc nghe kể lại về các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong xã hội. Họ
tìm kiếm, sưu tập thêm các thông tin, trao đổi với nhau về nó, từ đó nảy sinh các suy
nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu về nội dung, tính chất của các sự việc, sự kiện. Nhưng
lúc này, các suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu đó là thuộc về mỗi người, thuộc lĩnh
vực ý thức cá nhân.
2.2 Giai đoạn trao đổi thông tin giữa mọi người
Các ý kiến cá nhân được chia sẻ, trao đổi, bàn luận với nhau trong nhóm xã hội.

Cơ sở cho quá trình thảo luận trong nhóm xã hội là lợi ích chung của cả nhóm và hệ
thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang chi phối các khuôn mẫu tư duy và khuôn mẫu
hành vi của các thành viên trong nhóm. Thông qua quá trình trao đổi, bàn luận các suy
nghĩ, các ý kiến xung quanh đối tượng của dư luận mà ý kiến đã được trao đổi chuyển
dần từ lĩnh vực ý thức cá nhân sang lĩnh vực ý thức xã hội.
2.3. Giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan trọng.
Ở giai đoạn này, các thông tin, vấn đề không quan trọng. không phù hợp hoặc
những thông tin nhiễu về đối tượng sẽ bị loại bỏ. Các nhóm trao đổi, tranh luận với nhau
về những nội dung quan trọng, đưa ra các loại ý kiến khác nhau và thống nhất lại xung
quanh các quan điểm cơ bản, cùng tìm đến những điểm chung trong quan điểm và ý
kiến. Từ đó mà hình thành cách phán xét, đánh giá chung thỏa mãn được ý chí của đại
đa số các thành viên trong cộng đồng người. Cơ sở cho quá trình tranh luận này vẫn là
lợi ích chung và hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội chung cùng được các nhóm xã
hội chia sẻ và thừa nhận.
2.4 Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễn
Nếu như luồng dư luận xã hội chỉ hình thành một cách thuần túy rồi để đấy,
chẳng có vai trò, tác dụng gì đối với cộng đồng thì có lẽ nó chỉ là hiện tượng vô nghĩa.
Trên thực tế, vấn đề không phải chỉ dừng lại ở đấy. Từ sự phán xét đánh giá chung, các
nhóm xã hội và cộng đồng xã hội đi tới hành động thống nhất, nêu lên những kiến nghị,
những biện pháp về hoạt động thực tiễn của họ trước thực tiễn của họ trước thực tế cuộc
sống nhất định.
Như vậy, dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Không có sự
trao đổi, bàn bạc, thảo luận, thậm chí va đập các ý kiến với nhau thì không thể có ý kiến
phán xét, đánh giá chung được đông đảo mọi người chia sẻ, tán thành và ủng hộ.
Ví dụ: Vụ án nữ sinh đánh hội đồng bạn ở một trường cấp 3, Quảng Ninh cuối
năm 2010 đã gây chấn động dư luận.
- Giai đoạn trao đổi thông tin giữa mọi người: Khi vụ việc diễn ra đã có một
nhóm học sinh quay phim lén rồi tung lên mạng. Đoạn phim đã được đưa lên các trang
web, Facebook, Twitter…Những người biết về vụ việc này tiếp tục tìm kiếm thông tin
3

rồi lan truyền cho những người khác, họ tự tìm kiếm thông tin, tự đánh giá, từ đó nảy
sinh suy nghĩ của mỗi người về hành vi đánh bạn dã man của nhóm nữ sinh, song đó chỉ
là những ý kiến của riêng mỗi người, ở trong ý thức của mỗi người.
- Giai đoạn trao đổi thông tin giữa mọi người: Khi nắm bắt được đầy đủ thông
tin về vụ việc nữ sinh đánh bạn và có những ý kiến của riêng mình thì mọi người bắt đầu
trao đổi, bàn luận với nhau. Đi ra đường đâu đâu người ta cũng nhắc đến sự việc này. Ở
trường học, các học sinh truyền tay nhau clip ấy rồi bàn tán xem nguyên nhân, diễn biến
và hậu quả của vụ việc đến đâu, các giáo viên thì cùng nhau nhận xét đánh giá hành vi
của nhóm nữ sinh ấy, ở các sạp báo, quán café báo mọi người đọc rồi bàn tán xôn xao,
các bậc phụ huynh trao đổi, lấy sự việc ấy ra làm gương để răn dạy con cái,…Câu
chuyện nữ sinh đánh bạn dã man đã được thảo luận sôi nổi và nhanh chóng trở thành
chủ đề nóng trong xã hội đặc biệt là ở các trường học. Thậm chí các bạn học sinh còn
thêm thắt nhiều yếu tố mới vào câu chuyện như: nguyên nhân bị đánh là cướp người yêu
của bạn, hay chỉ vì một cái lườm nguýt, hay đây là hai nhóm nữ sinh vốn đã gườm mặt
nhau từ lâu…
- Giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan trọng: sau khi câu
chuyện về nữ sinh đánh hội đồng bạn được trao đổi, bàn tán khá rộng rãi thì các nhóm đi
đến tranh luận với nhau về hành vi này. Trên các trang báo mạng, bình luận (comment)
của độc giả tràn ngập. Một số người tỏ ra khá thản nhiên với sự việc này vì họ cho rằng
đây là “chuyện bình thường ở huyện” hay “trường tớ cứ mấy ngày lại có một vụ như thế
ở cổng trường, có gì đâu”, một số khác (đặc biệt là các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo)
vô cùng bất ngờ, phẫn nộ và bày tỏ sự thất vọng với tư cách của học sinh ngày nay…
Mặc dù thái độ với sự việc trên của mọi người là khác nhau song đại đa số mọi người
đều nhận ra sự xuống cấp nghiêm trọng của ý thức của nữ sinh bây giờ, họ cho rằng
trách nhiệm này thuộc về bản thân các em, gia đình, nhà trường và cả xã hội..
- Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễn: Sau khi nhận ra sư suy
đồi đạo đức trong một bộ phận học sinh, họ mong muốn các cơ quan có trách nhiệm
phải vào cuộc để hạn chế những hành vi bạo lực học đường đang xảy ra như thế này và
quan tâm giáo dục các em hơn nữa...Trước sức ép của dư luận xã hội, công an tỉnh
Quảng Ninh đã vào cuộc điều tra, các bậc phụ huynh của nhóm nữ sinh này đã trao đổi

với nhau để tìm ra giải pháp hòa giải, nhà trưởng lên tiếng hứa sẽ quản lý chặt chẽ và
quan tâm đến học sinh hơn nữa không chỉ ở trong trường mà còn cả các hành vi của các
em ngoài xã hội, các học sinh cũng coi đó là tấm gương để rút ra bài học cho bản thân…
Tuy nhiên, khi nghiên cứu sự hình thành dư luận xã hội cần phải chú ý tới hai
khía cạnh sau đây:
Một là không phải trong bất kỳ trường hợp nào sự hình thành dư luận xã hội
cũng phải trải qua bốn giai đoạn hình thành như trình bày trên. Thông thường sự tuân
thủ cả bốn giai đoạn nêu trên chỉ diễn ra khi đối tượng của dư luận xã hội là các sự kiện,
hiện tượng xã hội mới và phức tạp. Khi đa số người dân chưa có hoặc chưa xác định
được thái độ, cách ứng xử phù hợp với thực tế cuộc sống thì khi đó, sự hình thành dư
luận xã hội có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, thậm chí lâu hơn. Cũng có nhiều
4
trường hợp dư luận xã hội hình thành một cách tức thời, nhanh chóng, phổ biến, lan
truyền mạnh mẽ trước những biến cố đặc biệt như thiên tai, chiến tranh, các vụ giết
người dã man…
Hai là việc duy trì sự quan tâm của người dân đối với các vấn đề đang diễn ra
trong xã hội là một trong những điều kiện tiên quyết cho việc hình thành dư luận xã hội.
Không phải sự việc, sự kiện nào cũng thu hút được sự quan tâm, chú ý hay gây tranh
luận cho tất cả các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội. Sở dĩ, như vậy là do thiếu các
thông tin về sự việc, sự kiện. Các cá nhân hay nhóm xã hội, nếu không được tiếp nhận
thông tin thì không thể có bất cứ ý kiến chủ động nào. Hoặc có những cá nhân hay nhóm
xã hội sẽ rút ra khỏi các cuộc thảo luận khi phát hiện ra rằng lợi ích của họ không có
quan hệ gì với vấn đề đang diễn ra. Do đó, cần có cách nhìn nhận và hoạt động thực tế
nghiêm túc để đảm bảo cung cấp thông tin một cách rộng rãi tới đông đảo các tầng lớp
nhân dân.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau,
cả chủ quan và khách quan về kinh tế, chính trị, xã hội, trình độ nhận thức…Dưới đây là
những yếu tố chính tác động đến sự hình thành dư luận xã hội:
3.1 Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang

diễn ra trong xã hội.
Dư luận xã hội là hiện tượng tinh thần phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ánh đó
trước hết phụ thuộc vào qui mô, cường độ và tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện
tượng xã hội mà nó phản ánh; đồng thời phụ thuộc vào ý nghĩa của các sự việc, sự kiện
đó đối với các nhu cầu, lợi ích về vật chất hay tinh thần của cộng đồng người mang dư
luận. Khuynh hướng chung trong các ý kiến đánh giá và thái độ của công chúng là bày
tỏ sự tán thành, ủng hộ đối với những sự việc, sự kiện phù hợp với các nhu cầu, lợi ích
của mình và lên tiếng phê phán hay phản đối những sự việc, sự kiện đi ngược lại, xâm
hại tới lợi ích của họ.
Trong thực tế xã hội có những sự việc, sự kiện xảy ra ban đầu chỉ ảnh hưởng đến
lợi ích của nhóm xã hội nhất định, nhưng sự phát triển tiếp theo đã cho thấy sự liên quan
của chúng tới lợi ích của các nhóm xã hội khác. Trong bối cảnh đó các nhóm xã hội sẽ
bước vào cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận tại các thời điểm khác nhau.
Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc phát sinh dư luận xã hội thì phải
xuất phát từ chính bản thân các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong thực tế xã hội
vơi qui mô, cường độ và tính chất của chúng.
Ví dụ:
Trường hợp tăng giá xăng dầu trong những ngày gần đây. Xăng dầu cung cấp
nguyên liệu cho giao thông vận tải, cho gia dụng, các loại máy kỹ thuật…Tăng giá xăng
dầu kéo theo nhiều mặt hàng tăng giá, trong đó tiền lương lại không tăng đồng nhất đã
gây ra nhiều khó khăn cho người dân. Việc tăng giá xăng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
5

×