Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Các giải pháp nhằm ngăn ngừa, khắc phục hậu quả của bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.28 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan
tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trực
tiếp và gián tiếp liên quan như: Hiến pháp năm 1992; Luật hôn nhân và gia
đình; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh về người cao tuổi; Pháp lệnh về người tàn
tật... và đặc biệt là Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Những văn bản này đã
tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì các quy
phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết
về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa
có nhiều thay đổi. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu những quy định của pháp
luật hiện hành và những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng những quy định
này trên thực tế, từ đó tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều chỉnh
của pháp luật với vấn đề bạo lực gia đình hiện nay là rất cần thiết.
Từ những lí do trên, bài viết dưới đây xin đi vào phân tích vấn đề “Các
giải pháp nhằm ngăn ngừa, khắc phục hậu quả của bạo lực gia đình”, nhằm
tìm hiểu sâu hơn vấn đề này.

1


NỘI DUNG
I.

KHÁI QUÁT CHUNG HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng để cưỡng bức,

trấn áp hoặc lật đổ". Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt
động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức
hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất


đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành
nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và
bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Ở Việt Nam, khái niệm “bạo lực gia đình” được hiểu là tất cả các loại
bạo lực mà một thành viên gia đình gây ra cho một hay nhiều thành viên gia
đình khác bất kể giới tính của nạn nhân. Bạo lực gia đình là một dạng thức
của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1,
Luật phòng, chống bạo lực gia đình). Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc
“các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia
đình”. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo
lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất
nhiều dạng thức khác nhau.
Từ các định nghĩa trên về bạo lực nói chung và bạo lực gia đình nói
riêng, chúng ta có thể rút ra được khái niệm về hậu quả của bạo lực gia đình
như sau:
“Hậu quả của bạo lực gia đình” là những thiệt hại về sức khỏe, tinh
thần, vật chất do người thực hiện hành vi bạo lực gây ra cho các nạn nhân bạo
lực gia đình.

2


II. HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VÀ
XÃ HỘI
Tình hình bạo lực gia đình đang xảy ra khá phổ biến tại khắp các vùng
miền trên cả nước. Hành vi bạo lực dưới nhiều dạng thức khác nhau đều để lại
những hậu quả nặng nề về thể chất, sức khỏe, tinh thần, kinh tế… đối với nạn
nhân. Đặc biệt, với trẻ em thì những hành vi này sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong
tâm hồn trẻ, chi phối đến sự hình thành nhân cách sau này. Những trẻ em là

nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinh
thần lớn lao, rất dễ có những phản ứng tiêu cực. Còn với những em phải
chứng kiến nạn bạo lực giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bạo lực
giữa bố mẹ chúng thì thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, có thể gây nên
những chấn thương tâm thần. đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Những đứa trẻ
này thường lo lắng, bất an, khó hòa nhập cuộc sống, từ đó nảy sinh tư tưởng
chán đời, học hành sa sút, dễ mắc các bệnh trầm cảm… Nguy hiểm hơn, đây
chính là mảnh đất để ươm mầm những hành vi bạo lực gia đình trong tương
lai, khi mà những đứa trẻ trưởng thành cũng có xu hướng sử dụng bạo lực để
giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình.
Bạo lực gia đình cũng làm phát sinh nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự
bền vững của gia đình. Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao cho biết: trong 5
năm (2000-2005), toà án các địa phương giải quyết 352.047 vụ việc về hôn
nhân, gia đình, trong đó gần 200.000 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi
đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Còn
theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ 2-3 ngày lại có 1 người bị
chết có liên quan đến bạo lực gia đình. [26]. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi
hành vi bạo lực đã xâm phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ giữa vợ với
chồng, hủy hoại tình cảm yêu thương gắn bó giữa vợ và chồng. Thậm chí hôn
nhân chỉ còn là cái cớ, là vỏ bọc để ngụy biện cho hành vi bạo lực.
Với những tác động tiêu cực như trên đối với mỗi cá nhân, gia đình,
bạo lực gia đình cũng để lại hậu quả nặng nề cho toàn xã hội. Trước hết, nó
3


làm suy thoái đạo đức nghiêm trọng: khi mà những quan hệ thiêng liêng, bền
vững (tình cảm vợ chồng, sự hiếu thảo với cha mẹ, tình nghĩa anh em…) bị
xâm phạm một cách thô bạo thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi liệu những giá
trị nào còn có thể tồn tại? Bên cạnh đó, hành vi bạo lực còn tác động xấu đến
trật tự xã hội: những người xung quanh, những người chứng kiến hành vi sẽ

cảm thấy bất bình, thấy ức chế và không tin vào những giá trị tốt đẹp; hoặc
khi đã vô tâm, lãnh đạm thì chính họ sẽ thực hiện hành vi này, làm gia tăng xu
hướng bạo lực trong xã hội. Về kinh tế, bạo lực gia đình cũng để lại nhiều
thiệt hại: làm giảm năng suất lao động, tốn kém chi phí để chữa bệnh, phục
hồi sức khỏe cho nạn nhân, chi phí để điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc…
III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ KHẮC PHỤC
NHỮNG HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1. Giải pháp nhằm ngăn ngừa hậu quả của bạo lực gia đình
a) Giải pháp về giáo dục và tuyên truyền pháp luật
- Để ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, trước hết cần tăng cường hơn
nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật
bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các
tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình. Cần coi đây là biện pháp chủ yếu để
nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử
dụng các quy định của pháp luật để tự bảo vệ cho những nạn nhân tiềm năng,
nâng cao tính tích cực xã hội của cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia
đình. Thay đổi nhận thức của xã hội, tạo dư luận mạnh mẽ lên án, ngăn chặn
bạo lực gia đình ngay từ giai đoạn phát sinh. Do đó, cần phát huy tối đa hậu
quả của các hình thức thông tin, tuyên truyền đặc biệt là các biện pháp đơn
giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với người dân. Đặc biệt chú ý đến việc thông tin,
tuyên truyền thông qua các hoạt động nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các
loại hình văn hóa quần chúng khác thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

4


- Xây dựng thêm các tác phẩm nghệ thuật (tranh cổ động, sáng tác các
bài hát, các tác phẩm kịch, tiểu phẩm, phim ảnh..về đề tài phòng, chống bạo
lực gia đình và tiến hành các chương trình biểu diễn riêng về chủ đê này.
- Đối với các vụ án về bạo lực gia đình có mức độ đặc biệt nghiêm trọng

cần tiến hành mở các phiên tòa xét xử lưu động nhằm tuyên truyền, thông tin
rộng rãi trong nhân dân để cho họ hiểu được bạo lực gia đình thực sự là vấn
nạn cần được lên án va xử lý kịp thời, là hành vi vi phạm pháp luật.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về nội dung của Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình, giáo dục về truyền thống, đạo lý tốt đẹp của gia đình,
con người Việt. Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trò của họ
hàng, dòng họ. Bởi đây là truyền thống văn hoá của dân tộc sẽ có ảnh hưởng
không nhỏ đến việc duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong đời sống gia
đình; Cần trang bị cho nạn nhân vũ khí để tự bảo vệ như: nghề nghiệp để độc
lập về tài chính, trình độ học vấn; Giúp phụ nữ giải quyết bạo lực trong cuộc
sống thông qua hoạt động đào tạo kỹ năng, các nhóm tự lực, giáo dục, dạy
nghề, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh
phúc gia đình, nuôi dạy con cái…Giáo dục bình đẳng giới phải được thực
hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội để định hình nhận thức.
Phải nâng cao nhận thức của cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong
mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Lồng ghép tìm hiểu Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa của sinh
viên các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các lớp bồi
dưỡng chính trị tại các huyện, thị...
b) Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm bạo lực gia đình
Cần xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy
định của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình. Cần có một chương riêng hoặc
một số Điều luật cụ thể quy định ró những hành vi bạo lực gia đình phải bị xử

5


lý bằng hình sự, các dấu hiệu cơ bản của các tội về bạo lực gia đình cũng cần
cụ thể, không nhất thiết phải có những dấu hiệu như "đã bị xử lý hành chính".

Tại các Điều 93 tội giết người, Điều 104 tội cố ý gây thương tích Cần bổ sung
thêm các tình tiết định khung như "phạm tội đối vợ, chồng, con cái" và "gây
tổn hại sức khỏe cho các thành viên trong gia đình". Khung hình phạt hiện
nay đối với một số tội quy định trong Bộ luật hình sự liên quan đến những
hành vi bạo lực trong gia đình như nêu trên thì đối với tội bức tử (Điều 100)
cao nhất là bảy năm tù còn các tội khác mức hình phạt cao nhất cũng chỉ tới
ba năm, tuy nhiên hình phạt đó chưa nghiêm, chưa đủ để mang tính răn đe,
cần nâng mức hình phạt đối với các hành vi bạo lực gia đình nghiêm khắc hơn
mới có tác dụng ngăn chặn tình trạng bạo lực trong gia đình hiện nay ở Việt
Nam. Để xử lý những đối tượng này cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở
cơ sở nhất là Hội phụ nữ để động viên, phân tích để nạn nhân mạnh dạn khai
báo, giám định thương tích, nhất là tổn hại tinh thần để có căn cứ xử lý hình
sự vì nạn nhân thường bao che cho tội phạm, từ chối khai báo, giám định. Tổ
chức xét xử lưu động, nhất là đối với vụ án xảy ra ở vùng sâu, vùng xa nhằm
tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật nói chung và pháp luật về phòng
chống bạo lực gia đình cho nhân dân. Nên có lực lượng chuyên nghiệp về
phòng chống bạo lực gia đình, trong đó xem xét việc nên có đội ngũ cảnh sát
nữ cho phòng chống bạo lực gia đình, hoặc nên thành lập đội cảnh sát phản
ứng nhanh và đường dây nóng cho nạn nhân bị bạo hành gia đình bởi với tình
trạng bạo hành gia đình như hiện nay, nó không còn là câu chuyện trong các
gia đình mà nó đã trở thành vấn đề mà xã hội phải quan tâm, nó đã trở thành
hành vi vi phạm pháp luật đáng lên án và phải được xử lý nghiêm.
c) Bạo lực gia đình phải được phát hiện và can thiệp an toàn, kịp
thời, chính xác
- Bạo lực gia đình phải được phát hiện và can thiệp an toàn, kịp thời,
chính xác đảm bảo theo đúng nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đinh được
quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Phát huy vai trò của
6



các tổ chức, cộng đồng xã hội trong tổ chức các hoạt động truyền thông nâng
cao nhận thức để mọi người hiểu biết tác hại của bạo lực gia đình để phát hiện
và can thiệp kịp thời tránh để xảy ra những hậu quả xấu nhất từ đó để huy
động cộng đồng tích cực tham gia phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình,
thông qua mối quan hệ làng xóm láng giềng, tổ hòa giải, hội phụ nữ và các tổ
chức xã hội khác để giải quyết…
- Thiết lập đường dây tư vấn và hỗ trợ, đường dây nóng miễn phí với
quy mô rộng ở nhiều địa phương. Tăng cường hơn nữa sự quan tâm chia sẽ
tạo điều kiện của các nhà lãnh đạo, quản lý, của cộng đồng và xã hội nhằm
góp phần làm cho đường dây nóng, đường dây tư vấn được thực hiện tốt.
2. Các giải pháp khắc phục hậu quả của bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội, là biểu hiện của
lối sống thiếu ý thức, thiếu tình thương và ở một khía cạnh nào đó là yếu tố
ngăn cản trong việc đánh giá sự tiế bộ của một xã hội văn minh, tiến bộ.
Chính vì vậy, công tác ngăn ngừa và khắc phục hậu quả của bạo lực gia đình
luôn được đặt lên hàng đầu. Trong đó, khắc phục hậu quả của bạo lực gia
đình là giải pháp hết sức quan trọng, nhằm giảm bớt gánh nặng và nỗi đau do
hậu quả của bạo lực gia đình để lại. Cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả
của bạo lực gia đình bao gồm:
a) Can thiệp kịp thời đối với nạn nhân bạo lực
Biện pháp này sẽ phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời khi hậu
quả đã xảy ra đối với nạn nhân bạo lực. Tính chất kịp thời sẽ góp phần ngăn
ngừa những hậu quả khác của bạo lực có thể tiếp diễn. Việc can thiệp này có
thể triển khai trên các mặt như trợ giúp về mặt pháp lý, tư vấn pháp luật, các
chính sách đối với nạn nhân bạo lực. Triển khai các biện pháp này một mặt
giúp các nạn nhân biết được cách để bảo vệ các quyền của mình trước hành vi
bạo lực cũng như giúp các nạn nhân biết được các địa chỉ tin cậy để được tư

7



vấn về pháp luật và trợ giúp các biện pháp nhất định để bảo vệ các quyền của
mình khi bị xâm phạm.
b) Chăm sóc y tế đối với nạn nhân bạo lực và thực hiện cách ly nạn
nhân khi cần thiết
Việc thực hiện biện pháp này là hết sức quan trọng, bởi phần lớn các
nạn nhân bạo lực thường phải chịu những tổn thương hết sức nặng nề về thể
chất và tinh thần. Về thể chất, họ có thể bị xây xước ngoài da, bầm tím chân
tay, mặt mày hoặc có thể bị đánh đập dã man, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Vì thế việc chăm sóc y tế có thể ngăn ngừa những tổn thương có thể gây nguy
hiểm đến tính mạng của nạn nhân bạo lực. Không những vậy, nạn nhân bạo
lực còn có thể bị chấn động tâm lý mạnh, họ luôn trong trạng thái lo sợ, thâm
chí là hoảng loạn về tinh thần. Do đó, bên cạnh việc chăm sóc y tế còn cần có
các biện pháp trị liệu về tâm lý, giúp họ ổn định và cân bằng về tinh thần.
Trong những lúc như thế này cũng cần thực hiện biện pháp cách ly nạn nhân
khi thấy cần thiết. Điều này vừa tránh cho nạn nhân gặp những nguy hiểm
tiếp theo cũng như để cho họ có đủ thời gian để điều trị về thương tích và ổn
định về tinh thần. Biên pháp tránh tiếp xúc này có thể do Chủ tịch UBND xã
hoặc do Tòa án áp dụng.
c) Hỗ trợ nạn nhân những nhu cầu thiết yếu
Biện pháp này được áp dụng khi nạn nhân không dám trở về ngôi nhà
mình trong một thời gian nhất định. Lúc này ở chỗ lánh nạn họ rất cần được
hỗ trợ về nhu yếu phẩm như quần áo, thức ăn, nước uống để đảm bảo cuộc
sống của mình. Việc hỗ trợ biện pháp này để nạn nhân thấy được mình không
lẻ loi, không bị bỏ rơi trong cuộc đấu tranh với hành vi bạo lực gia đình. Để
họ thấy ược mình luôn được quan tâm, sẻ chia và yêu thương từ cộng đồng xã
hội. Từ đó, giúp họ lấy lại được niềm tin trong cuộc sống, niềm tin vào tình
yêu thương giữa người với người. Việc trợ giúp nạn nhân bạo lực các nhu cầu

8



có thể thực hiện bằng cách trích quỹ xã hội hoặc huy động sự đóng góp, giúp
đỡ của những người xung quanh.
d) Thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng quyền cho nạn nhân
Biện pháp này là việc thực hiện đồng bộ các giải pháp từ chính sách
pháp luật đến công tác xã hội khác để nạn nhân bạol ực có thể tự mình bảo vệ
mình trước những hậu quả bạo lực. Việc nâng quyền cho nạn nhân bạo lực
vừa giúp họ ý thức được quyền mà mình có như quyền được tự vệ trước hành
vi bạo lực, quyền được trợ giúp pháp lý cũng như quyền khiếu nại, tố cáo
hành vi bạo lực. Nâng quyền cho nạn nhân cũng là biện pháp tác động đến
chính người thực hiện hành vi, bởi vì qua đó người thực hiện hành vi có thể
biết được mình phải gánh chịu những hậu quả gì nếu gây ra hậu quả bạo lực
cho người khác. Nâng quyền cũng là nâng ý thức cho nạn nhân bạo lực để họ
không âm thầm nhẫn nhục, chịu đựng một cách đau đớn từ hành vi bạo lực,
nâng quyền là khơi dậy bản năng đấu tranh từ phía nạn nhân theo hướng “có
áp bức có đấu tranh” hoặc kiểu như “tức nước vỡ bờ”, “con giun xéo lắm
cũng quằn”…
Tình hình bạo lực gia đình đang xảy ra khá phổ biến tại khắp các vùng
miền trên cả nước. Hành vi bạo lực dưới nhiều dạng thức khác nhau đều để lại
những hậu quả nặng nề về thể chất, sức khỏe, tinh thần, kinh tế… đối với nạn
nhân. Đặc biệt, với trẻ em thì những hành vi này sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong
tâm hồn trẻ, chi phối đến sự hình thành nhân cách sau này. Những trẻ em là
nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinh
thần lớn lao, rất dễ có những phản ứng tiêu cực. Còn với những em phải
chứng kiến nạn bạo lực giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bạo lực
giữa bố mẹ chúng thì thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, có thể gây nên
những chấn thương tâm thần. đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Những đứa trẻ
này thường lo lắng, bất an, khó hòa nhập cuộc sống, từ đó nảy sinh tư tưởng
chán đời, học hành sa sút, dễ mắc các bệnh trầm cảm… Nguy hiểm hơn, đây


9


chính là mảnh đất để ươm mầm những hành vi bạo lực gia đình trong tương
lai, khi mà những đứa trẻ trưởng thành cũng có xu hướng sử dụng bạo lực để
giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình.
Bạo lực gia đình cũng làm phát sinh nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự
bền vững của gia đình. Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao cho biết: trong 5
năm (2000-2005), toà án các địa phương giải quyết 352.047 vụ việc về hôn
nhân, gia đình, trong đó gần 200.000 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi
đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Còn
theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ 2-3 ngày lại có 1 người bị
chết có liên quan đến bạo lực gia đình. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi hành
vi bạo lực đã xâm phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ giữa vợ với chồng,
hủy hoại tình cảm yêu thương gắn bó giữa vợ và chồng. Thậm chí hôn nhân
chỉ còn là cái cớ, là vỏ bọc để ngụy biện cho hành vi bạo lực.
Với những tác động tiêu cực như trên đối với mỗi cá nhân, gia đình,
bạo lực gia đình cũng để lại hậu quả nặng nề cho toàn xã hội. Trước hết, nó
làm suy thoái đạo đức nghiêm trọng: khi mà những quan hệ thiêng liêng, bền
vững (tình cảm vợ chồng, sự hiếu thảo với cha mẹ, tình nghĩa anh em…) bị
xâm phạm một cách thô bạo thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi liệu những giá
trị nào còn có thể tồn tại? Bên cạnh đó, hành vi bạo lực còn tác động xấu đến
trật tự xã hội: những người xung quanh, những người chứng kiến hành vi sẽ
cảm thấy bất bình, thấy ức chế và không tin vào những giá trị tốt đẹp; hoặc
khi đã vô tâm, lãnh đạm thì chính họ sẽ thực hiện hành vi này, làm gia tăng xu
hướng bạo lực trong xã hội. Về kinh tế, bạo lực gia đình cũng để lại nhiều
thiệt hại: làm giảm năng suất lao động, tốn kém chi phí để chữa bệnh, phục
hồi sức khỏe cho nạn nhân, chi phí để điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc…
IV. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Với những hậu quả nêu trên, việc phòng, chống bạo lực gia đình có ý
nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người, tính mạng, sức khỏe,

10


danh dự, nhân phẩm của các thành viên gia đình; đảm bảo sự phát triển lành
mạnh của trẻ em; đảm bảo cho hạnh phúc, bình yên trong mỗi gia đình cũng
như đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Việc phòng, chống bạo lực gia đình trước hết là nhằm ngăn chặn kịp
thời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịp
thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạn nhân của
bạo lực gia đình. Không chỉ đem lại sự an toàn tạm thời cho họ mà việc hiểu
biết những quy định về vấn đề này, nhận thức được tác động xấu của hành vi
này tới những người xung quanh, đặc biệt là với trẻ em còn giúp họ nâng cao
khả năng tự bảo vệ bản thân và gia đình. Với trẻ em là nạn nhân của bạo lực
gia đình, là thành viên của gia đình có hành vi bạo lực gia đình thì việc
phòng, chống bạo lực gia đình là một cách để đảm bảo quyền trẻ em, bảo đảm
cho các em có một môi trường tốt cho sự phát triển nhân cách. Với những
chủ thể gây ra bạo lực gia đình, việc được thông tin về hậu quả của bạo lực
gia đình, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, về những trách
nhiệm phải gánh chịu vì hành vi bạo lực của mình… có tác động rất lớn trong
giáo dục, răn đe thậm chí là cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ.
Việc phòng, chống bạo lực gia đình sẽ nâng cao ý thức bảo vệ gia đình
cho các thành viên, góp phần đảm bảo cho một gia đình dân chủ, hòa thuận,
hạnh phúc, bền vững. Bắt đầu bằng việc nhận ra hậu quả của hành vi bạo lực,
những quyền và nghĩa vụ của mình với hành vi bạo lực trong gia đình, mỗi
thành viên gia đình sẽ có ý thức sâu sắc hơn việc cần phải tôn trọng lẫn nhau,
cần có những sự quan tâm đúng cách tới nhau, cần có những ứng xử hợp lý
khi nảy sinh tranh chấp... Từ đó, họ cũng sẽ hiểu và trân trọng hơn gia đình và

những người thân của mình.
Phòng, chống bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai
mà là trách nhiệm của toàn xã hội: các cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội
và nhà nước. Việc thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình sẽ
góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng, góp phần xóa
11


bỏ quan niệm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự thiếu quan tâm tới hành vi bạo
lực gia đình cũng như thái độ thờ ơ với nạn nhân của bạo lực gia đình. Từ đó,
nhận thức của mỗi người về gia đình, về vai trò của từng thành viên trong gia
đình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ được nâng lên. Đây là yếu tố quan
trọng góp phần đảm bảo bình đẳng giới thực chất trong gia đình và xã hội
cũng như đảm bảo một xã hội dân chủ, văn minh.

12


KẾT LUẬN
Gia đình là tế bào của xã hội, bạo lực gia đình có tác động tiêu cực tới
sự phát triển của xã hội. Mặc dù vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ và để lại
nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan
tâm thích đáng của cộng đồng xã hội. Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến trật tự,
an toàn xã hội, làm cản trở sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước.
Chính vì thế cần có những giải pháp hạn chế bạo lực gia đình xảy ra giúp cho
và gia đình và toàn xã hội có cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó không chỉ là việc
làm của từng cá nhân, gia đình mà là của toàn thể xã hội. Có như vậy, bạo lực
gia đình mới không có cơ hội gia tăng trong giai đoạn hiện nay.

13



TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007
- Nghị định của Chính phủ số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm
2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng,
chống bạo lực gia đình.
- Đinh Thị Hồng Minh, Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt
Nam hiện nay: Luận văn thạc sỹ luật học; Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị
Lan Hà Nội, 2011
- Dương Thị Loan, “Hậu quả tâm lí đối với nạn nhân bạo lực gia đình” và
Bùi Thị Mừng “Hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội
thảo khoa học Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em - Pháp
luật và thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 10 năm 2008.
- Luật phòng chống bạo lực gia đình (Điều 2, 3, 19, 20, 21, 22).
- Nghị định của Chính phủ số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm
2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng
chống bạo lực gia đình (Điều 4, Điều 5, Điều 10 và Điều 11).
- Nghị định của Chính phủ số 110 /2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm
2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vùc phòng, chống
bạo lực gia đình (từ Điều 9 đến Điều 22).

14


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
V. KHÁI QUÁT CHUNG HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH
VI.

HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI GIA
ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
VII. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ KHẮC PHỤC
NHỮNG HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH
3. Giải pháp nhằm ngăn ngừa hậu quả của bạo lực gia đình
a) Giải pháp về giáo dục và tuyên truyền pháp luật
b) Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm bạo lực gia đình
c) Bạo lực gia đình phải được phát hiện và can thiệp an toàn, kịp
thời, chính xác
4. Các giải pháp khắc phục hậu quả của bạo lực gia đình
e) Can thiệp kịp thời đối với nạn nhân bạo lực
f) Chăm sóc y tế đối với nạn nhân bạo lực và thực hiện cách ly nạn

1
2
3
3
3
4
5
6
6

nhân khi cần thiết
g) Hỗ trợ nạn nhân những nhu cầu thiết yếu
h) Thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng quyền cho nạn nhân
VIII. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA

7
7

8

ĐÌNH
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

9

15



×