Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

cơ sở lýluận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.43 KB, 11 trang )

Bài tập học kỳ môn pháp luật giải phóng mặt bằng

LỜI MỞ ĐẦU
Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất đang là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều mặt
của đời sống kinh tế – xã hội. Thực tế công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng và tái định cư vẫn còn nhiều vướng mắc và tồn tại gây nhiều bức xúc trong
nhân dân. Tuy nhiên trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng
trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư. Để nhìn nhận sâu hơn về chính sách này bài viết của em sẽ đi tìm hiểu: cơ sở lý
luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta.

NỘI DUNG
I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện cho
người có đất bị thu hồi ổn định đời sống sản xuất, vượt qua khó khăn khi bị Nhà
nước thu hồi đất. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: Hỗ trợ di
chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở; hỗ trợ ổn định đời sống
và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu
hồi đất nông nghiệp; hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất
vườn, ao không được công nhận là đất ở; hỗ trợ khác.
(Điều 17 Nghị định 69/2009/NĐ – CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy
hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư).


Bài tập học kỳ môn pháp luật giải phóng mặt bằng

Tái định cư là việc bố trí chỗ ở mới, ổn định cho người bị thu hồi đất mà phải di


chuyển chỗ ở. Theo quy định của pháp luật thì khu tái định cư phải được xây dựng
cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo đủ điều kiện bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC
QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1/ Đường lối, chính sách của Đảng về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất.
Trong Luận cương Chính trị năm 1930 Đảng đã xác định nhiệm vụ làm cách
mạng ruộng đất, làm cho người cày có ruộng. như vậy ngay từ khi mới ra đời và
chưa có chính quyền Đảng ta luôn coi trọng và bảo vệ quyền lợi đất đai cho mọi
người nói chung và nông dân nói riêng. Quan điểm này ngày càng được thể hiện
qua các kỳ đại hội sau này.
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX và các hội nghị Trung ương
lần thứ IV (Khóa VIII); hội nghị Trung ương VII (lần 2); Hội nghị Trung ương lần
thứ IX (khóa IX) đã khẳng định quan điểm của Đảng về vấn đề duy trì, củng cố
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đi đôi với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng đất, trong đó trú trọng thực hiện việc bồi thường, tái định cư
cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Đặc biệt, Nghị quyết số 26 ngày 12/3/2003 của hội nghị lần thứ VII Ban chấp
hành trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đề ra chính sách
quan trọng về bồi thường thiệt hại, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.


Bài tập học kỳ môn pháp luật giải phóng mặt bằng

2/ Cơ sở lý luận của việc bồi thường, hộ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất.
Tìm hiểu vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất khi bị
Nhà nước thu hồi đất, nhận thấy chế định này được xây dựng và hình thành trên

những cơ sở lý luận chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, về bản chất Nhà nước ta là Nhà nước do nhân dân lao động thiết lập
lên, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Nhà nước theo đuổi
sứ mạng cao cả và mang đầy tính nhân văn là phục vụ và chăm lo cho lợi ích, sự
phồn vinh của người dân. Đặt trong bối cảnh đó, thì khi Nhà nước thu hồi đất của
người dân để sử dụng vào bất kỳ mục đích gì (cho dù là sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế) mà
họ phải di chuyển chỗ ở thì Nhà nước phải có bổn phận và nghĩa vụ phải bồi
thường và thực hiện việc tái định cư nhằm làm cho người sử dụng đất sớm ổn định
cuộc sống, để đi vào sản xuất.
Thứ hai, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được
đặt ra dựa trên cơ sở quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ.
Hiến Pháp 1946 đã ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về tài sản: “Quyền sở
hữu về tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm” (Điều 12). Quyền này tiếp
tục được khẳng định trong bản Hiến pháp năm 1992: “Công dân có quyền sở hữu
về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất,
vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp…Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp
và quyền thừa kế của công dân” (Điều 58). Hơn nữa, Hiến pháp năm 1992 còn
long trọng tuyên bố: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu
hóa. Trong trường hợp thật cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích


Bài tập học kỳ môn pháp luật giải phóng mặt bằng

quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân
hoặc tổ chức theo thời giá thị trường…”. (Điều 23).
Như vậy, quyền sở hữu về tài sản hợp pháp của mọi cá nhân và tổ chức đã được
Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì toàn bội tài sản hợp
pháp găn liền với đất bị thu hồi của người đang sử dụng đất đều phải được bồi

thường theo giá thị trường. Đối với trường hợp người sử dụng đất bị thu hồi đất ở
phải di chuyển chỗ ở, Nhà nước phải thực hiện chính sách tái định cư cho các đối
tượng này.
Thứ ba, nhìn từ về phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của người sử dụng
đất (trong đó có lợi ích về nhà ở) là hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi
đất của Nhà nước gây ra. Mà đặc biệt hơn, trong điều kiện Nhà nước và pháp
quyền, mọi chủ thể trong xã hội bao gồm Nhà nước, công dân, các tổ chức kinh tế,
tổ chức chính trị - xã hội…đều bình đẳng với nhau trước pháp luật. Nước ta đang
từng bước xây dựng tiến tới một xã hội dân sự văn minh và hiện đại nơi mà ở đó
quyền lợi hợp pháp của mọi thành viên trong xã hội phải được luật pháp tôn trọng
và bảo vệ (Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa). Như vậy, khi Nhà nước thu hồi
đất ở mà làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thì Nhà nước
không những có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mà còn phải thực hiện tái định
cư cho những trường hợp đó.
Thứ tư, Nhà nước ta đã và đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” Trong điều kiện
chịu rất nhiều thách thức do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Để tranh
thủ thời cơ, vượt qua thách thức của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, chúng ta phải


Bài tập học kỳ môn pháp luật giải phóng mặt bằng

biết phát huy nội lực, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc và khơi dậy lòng yêu nước,
tính năng động, sáng tạo của mỗi người dân đóng góp vào sự nghiếp chấn hưng đất
nước. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi Nhà nước biết tôn trọng và bảo hộ
những quyền lợi chính đáng của người dân. Đây cũng là một lí do dẫn đến việc ra
đời các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thứ năm, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được
xây dựng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước giao đất cho tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài.
Nhìn lại thành tựu 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước có thể nhận
thấy rằng những thành tựu này là kết quả của quá trình đổi mới tư duy mà hạt nhân
cơ bản là đổi mới tư duy về sở hữu tài sản. Giải phóng mọ năng lực sản xuất của
người lao động, tạo ra một động lực mới cho sản xuất nông nghiệp, Đảng ta đã rất
sáng suốt khi lựa chọn và thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông
nghiệp làm khâu đột phá cho toàn bộ quá trình cải cách kinh tế với việc từng bước
xác lập địa vị làm chủ của hộ gia đình, cá nhân đối với đất đai thông qua giao đất
cho họ sử dụng ổn định, lâu dài và mở rộng các quyền năng cho người sử dụng đât.
Như vậy, “Kể từ đây quyền sử dụng đất đã tách khỏi quyền sở hữu đất đai được
chủ sở hữu đất đai chuyển giao cho người sử dụng đất”, hay nói cách khác, “quyền
sở hữu đất đai thuộc về toàn dân do Nhà nước đại diện; còn quyền sử dụng đất
thuộc sở hữu của người sử dụng đất”. Chính nhờ việc tìm ra cách thức giao quyền
sử dụng đất cho người lao động trên cơ sở vẫn giữ nguyên chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai nhằm duy trì sự ổn định về chính trị - xã hội tạo tiền đề cho việc phát
triển kinh tế mà Việt Nam và Trung Quốc “gặp nhau” ở điểm chung này và hai
nước đã thực hiện thành công cuộc cải cách kinh tế mà không gặp phải thất bại như
Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây. Đánh giá về này,
PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa cho rằng: “sáng tạo ra khái niệm “quyền sử dụng đất”


Bài tập học kỳ môn pháp luật giải phóng mặt bằng

cả người Việt Nam và người Trung Quốc dường như đã tạo ra một khái niệm sở
hữu kép, một khái niệm sở hữu đa tầng: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, song quyền
sử dụng đất lại thuộc về cá nhân hoặc tổ chức”. Cùng chung quan điểm này, GS.TS
khoa học. Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường nhận
xét: “chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước ta chỉ mang tính thuật ngữ…
quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất ở nước ta không khác so với quyền
lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai ở các nước”.

Như vậy, bằng việc pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền của người sử dụng đất
thì dường như người sử dụng đất ở nước ta là người “sở hữu” một loại quyền về tài
sản đó là “quyền sử dụng đất”. Bởi lẽ, người sử dụng đất được pháp luật trao cho
các quyền năng liên quan đến quyền sử dụng đất: quyền chuyển nhượng, chuyển
đổi, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho,thừa kế quyền sử dụng đất; quyền thế chấp,
bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Như vậy một khi pháp luật đã thừa
nhân quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản của người sử dung đất, thì khi
Nhà nước thu hồi đất nói chung (có nghĩa là người sử dụng đất bị mát quyền sử
dụng đất do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra) và thu hồi đất ở nói riêng,
Nhà nước phải bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người sử dung đất.
3/ Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất..
Thứ nhất, Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất nói chung và thu hồi đất ở
nói riêng, người sử dụng đất là người bị ảnh hưởng nhiều nhất, hộ không chỉ mất
quyền sử dụng đất mà còn buộc phải di chuyển chỗ ở, hậu quả là cuộc sống yên
bình của gia đình hộ bị đảo lộn. Với quan niệm truyền thống của người Việt Nam
“có an cư mới lập nghiệp” thì việc bị mất nhà cử phải di chuyển chỗ ở là một thảm
họa đối với người bị thu hồi đất, vì vậy xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái


Bài tập học kỳ môn pháp luật giải phóng mặt bằng

định cư nhằm bù đắp những tổn thất mà người sử dụng đất phải gánh chịu, bảo
đảm cho người có đất bị thu hồi nhanh chóng có chỗ ở mới để đảm bảo cuộc sống.
Thứ hai, khi Nhà nước thu hồi đất, người có đất bị thu hồi họ không có chỗ để
làm ăn hoặc không có chỗ để ở sinh hoạt cho cuộc sống, nên phần lớn dẫn đến tình
trạng đời sống khó khăn, đói nghèo, không nơi nương tựa, vì thế các tệ nạn xã hội
sẽ nảy sinh làm cho tình hình xã hội bất ổn, cùng với đó vấn đề kinh tế sẽ bị kìm
nén, khó phát triển. Chính vì vậy Nhà nước cần phải xây dựng chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ ba, Nhà nước phải là cơ quan đại diện đứng ra giải quyết hài hòa các vấn
đề quyền và lợi ích giữa các chủ thể có liên quan, như quyền và lợi ích hợp pháp
của Nhà nước, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất. Cho nên việc phải xây dựng
chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là rất cần
thiết nhằm ổn định quyền, lợi ích kinh tế cho người dân và các chủ đâu tư yên tâm,
cũng như tăng tính hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Thứ tư, cần phải củng cố lòng tin của người bị thu hồi đất vào đường lối chủ
trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Thứ năm, Vấn đề nhằm ổn định tình hình chính trị cũng là một trong những cơ
sở không thể thiếu cho việc xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất. Để loại trừ, phòng tránh và đối phó các thế lực có âm mưu
xấu đang lăm le, soi mói những kẽ hở của chính sách Nhà nước ta, để lôi kéo tuyên
truyền dân ta đi theo con đường xấu, chống lại chính quyền…nhằm gây mất ổn
định trật tự chính trị xã hội.
III/ KẾT QUẢ CỦA VIỆC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT.
1 . Kết quả của việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.


Bài tập học kỳ môn pháp luật giải phóng mặt bằng

Ở nước ta, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng
phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế. Quan
tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khá khả quan thể hiện trên một số khía
cạnh chủ yếu sau.
Thứ nhất, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác
định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác
quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận đền bù cũng thấy thỏa đáng.
Thứ hai, mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu

hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung
và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm
giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.
Thứ ba, việc bổ sung quy định về quyền tự thỏa thuận của các nhà đầu tư cần đất
với người sử dụng đất đã góp phần giảm sức ép cho các cơ quan hành chính trong
việc thu hồi đất.
Thứ tư, trình tự thủ tục tiến hành bồi thường hỗ trợ tái định cư đã giải quyết được
nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thực hiện công tác bồi thường, tái định cư đạt hiệu quả.
Thứ năm, các địa phương bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật đất đai năm
2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng chính sách của
Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp
luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn như: Quyết định 143/QĐUB sửa đổi bổ sung một số vấn đề về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của UBND
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/08/2007; Quyết định số 80/2005/QĐ-UB của
UBND thành phố Hà Nội…Do đã vận dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư thỏa đáng nên việc thu hồi đất tiến hành bình thường, mặc dù vẫn còn những


Bài tập học kỳ môn pháp luật giải phóng mặt bằng

khiếu nại nhưng con số này ít và không gây trở ngại đáng kể trong quá trình thực
hiện.
Thứ sáu, nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như tính chất phức
tạp của vấn đề thu hồi đất, tái định cư của các nhà quản lý, hoạch định chính sách,
của chính quyền địa phương được nâng lên. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo điều
kiện vật chất và kỹ thuật trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có năng lực và có
nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày

càng được mở rộng và có hiệu quả.
Nhờ những cải thiện về quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, về năng lực
cán bộ thực thi giải phóng mặt bằng, tiến độ giải phóng mặt bằng trong các dự án đầu
tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác động tiêu
cực đối với người dân cũng như đối với dự án. Việc thực hiện chính sách bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư đã giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu
hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các dự án trọng
điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời
sống sản xuất cho người có đất bị thu hồi.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó chúng ta cũng còn những tồn tại, vướng
mắc khi tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trong đó đặc biệt là vấn đề giá đền
bù, gây những tác động tiêu cực đối với thị trường bất động sản.
2. Một số kiến nghị
Một là, đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi thường, hỗ trợ tái
định cư, tránh tình trạng mỗi địa phương, mỗi dự án, mỗi công trình có mức bồi
thường và hỗ trợ khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh quyền lợi từ phía
người dân. Khẩn trương hoàn thiện các quy định của pháp luật, theo hướng dựa trên
cơ sở thị trường để giải quyết vấn đề bồi thường cho người bị thu hồi đất.


Bài tập học kỳ môn pháp luật giải phóng mặt bằng

Hai là, nâng cao chất lượng công trình quy hoạch tái định cư; chú ý đến yếu tố
văn hóa, tập quán, thói quen của đồng bào các dân tộc khi xây các khu tái định cư.
Ba là, nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các ban,
ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn, cũng như tinh thần trách nhiệm, sự tuân thủ
trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, của cán bộ thực thi việc kiểm kê, kiểm
đếm, lập phương án đền bù.
Bốn là, có một kế hoạch dài hạn với nguồn tài chính đảm bảo trong nhiều năm để
thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khống chế một cách nghiêm chỉnh về quy

mô thu hồi đất; xác định tiêu chuẩn bồi thường một cách hợp lý và hoàn thiện hơn
nữa quy trình thu hồi đất.
Năm là, khắc phục những khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất dẫn đến sự
khó khăn trong việc xác định điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho
người dân.

KẾT LUẬN
Tóm lại, Nhà nước đã dựa trên những cơ sở lý luận và thực tế để xây dựng
chính sách bồi thường, hộ trợ và tái định cư cho phù hợp với chủ trương của Đảng
và sự phát triển của xã hội, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người có đất bị thu hồi
và Nhà nước. Song những vấn đề nảy sinh trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư là không thể tránh khỏi đối với bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển. Khắc phục những tồn tại đó sẽ đảm bảo sự ổn định, nâng cao điều
kiện sống cho người dân ở những khu vực có đất bị thu hồi, góp phần vào sự vận
hành và phát triển của thị trường bất động sản ở Việt Nam.

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………….……………….1
NỘI DUNG………………………………………………………………………...1


Bài tập học kỳ môn pháp luật giải phóng mặt bằng

I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN…………………………….

II.

……1



SỞ

THỰC

TIỄN





LUẬN………………………………………….2
1. Đường lối, chính sách của Đảng…………………………………………….2
2. Cở sở lý luận……………………………………………………………..….3
3. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………...….6
III. KẾT
QUẢ
CỦA
VIỆC
BỒI
THƯỜNG………………………………………7
1. Kết quả của việc bồi thường…………………………………………….......8
2. Một số kiến nghị…………………………………………………………….9
KẾT LUẬN………………………………………………………………………10
DANH MỤC TẠI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.
5.

Giáo trình Luật Đất Đai Việt Nam.
Khóa luận tốt nghiệp.
Tạp chí cộng sản.
Hiến pháp 1992.
Webiste: tailieu.vn.



×